Tổng quan về chương trình CFA level III

Sự khác biệt của chương trình CFA level III với các cấp độ dưới

Kỳ thi CFA Level III là thử thách cuối cùng trong lộ trình trở thành Chartered Financial Analyst (CFA), danh hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Khác với hai cấp độ trước, CFA Level 3 không chỉ yêu cầu các ứng viên phải ghi nhớ, hiểu và áp dụng các kiến thức được giới thiệu, mà còn đòi hỏi ở ứng viên khả năng phân tích, phát triển kiến thức để xử lý các tình huống thực tiễn (case study) phức tạp hơn. Ngoài ra, năm 2025 còn là năm đầu tiên chương trình CFA Level III được chia thành các pathways - mở ra các cơ hội mới để ứng viên có cơ hội lựa chọn phát triển sự nghiệp theo hướng mong muốn.

So với 2 cấp độ đầu tiên, chương trình CFA Level III lược bỏ đi kiến thức của 3 môn học: Quantitative Methods, Financial Reporting and Analysis và Corporate Issuers (Corporate Finance). Vào năm 2025, các môn học còn lại được chia vào 5 môn học mới, với mỗi môn học mới có thể bao gồm kiến thức của một hoặc nhiều môn học cũ.

CFA Level III 2024 - Topics CFA Level III 2025 - Topics
Quantitative Methods Asset Allocation
Economics Portfolio Construction
Financial Statement Analysis Performance Measurement
Corporate Issuers Derivatives and Risk Management
Fixed Income Ethical and Professional Standards
Equity Investments Pathways
Alternative Investments  
Derivatives  
Portfolio Management  
Ethical and Professional Standards  

5 môn học mới sẽ là phần kiến thức lõi (core) của tất cả các pathways. Nhìn chung, phạm vi kiến thức được sắp xếp lại theo các môn học mới, gồm có:

  • Asset allocation - Phân bổ tài sản: xây dựng kỳ vọng hợp lý về thị trường vốn, đưa ra các dự phóng kinh tế vĩ mô cũng như cách xử lý khi gặp trở ngại đầu tư trên thực tế.
  • Portfolio construction - Xây dựng danh mục đầu tư: tập trung vào đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư tài sản thay thế và sự khác biệt giữa danh mục đầu tư của cá nhân - tổ chức.
  • Performance measurement - Đo lường hiệu quả đầu tư: bao gồm ghi nhận, đánh giá kết quả đầu tư, lựa chọn nhà quản lý, Chuẩn mực đo lường hiệu suất đầu tư toàn cầu (GIPS).
  • Derivatives and risk management - Công cụ phái sinh và Quản trị rủi ro: giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền chọn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và các chiến lược phòng hộ tiền tệ.
  • Ethical and professional standards - Đạo đức nghề nghiệp: ngoài việc nghiên cứu các tiêu chuẩn đạo đức đã được giới thiệu từ 2 cấp học trước dựa trên các ví dụ thực tiễn sâu hơn và phức tạp hơn, môn học này cũng giới thiệu thêm Asset Manager Code - Bộ quy tắc của nhà quản lý tài sản.