Tổng quan về ACCA

Tính Tương Quan Giữa Các Môn Học ACCA Trên Bản Đồ Sự Nghiệp

Chứng chỉ ACCA từ lâu đã được xem như “hộ chiếu vàng” mở ra cánh cửa cơ hội chạm tay vào những vị trí cấp cao trong lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính.

Như một yêu cầu tất yếu của nền kinh tế hội nhập, nhân sự sở hữu chứng chỉ ACCA được đánh giá có đủ khả năng thích ứng trước những biến động kinh tế, từ đó đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

Với một hệ thống kiến thức bao quát từ kế toán tài chính, kiểm toán, quản lý tài chính đến thuế, ACCA trang bị cho người học một nền tảng vững chắc để đối mặt với những thách thức trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Nhưng tính tương quan giữa những môn học thuộc chứng chỉ ACCA với những nghề nghiệp cụ thể là gì? 

Hôm nay hãy cùng SAPP đi sâu vào bức tranh tổng thể, làm rõ tính ứng dụng của từng môn học để vạch ra một lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng nếu bạn đang theo đuổi chứng chỉ này nhé!

1. Cấp độ kiến thức nền tảng


Được ví như nền móng vững chắc, các môn học ở cấp độ kiến thức nền tảng sẽ là bàn đạp giúp người học chinh phục những môn học kỹ năng tiếp theo ở những cấp độ cao hơn.

Ở cấp độ này, người học sẽ trải qua các môn học:

  • BT (F1) Business and Technology – Kinh doanh và công nghệ
  • MA (F2) Management Accounting – Kế toán quản trị
  • FA (F3) Financial Accounting – Kế toán Tài chính

Các môn học nền tảng cung cấp kiến thức đề cập đến những ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc quản trị doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh. Môn học này tương ứng với công việc của những người quản lý trong doanh nghiệp. Giúp hình thành tư duy về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh, cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Ngoài ra 2 môn MA và FA là hai môn học nền tảng, cung cấp kiến thức phục vụ cho việc ghi nhận các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp cũng như cách ứng dụng kế toán quản trị để quản trị con người.

𝐂𝐚́𝐜 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐫𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐞̂̀ 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐮̛́𝐧𝐠 với cấp độ kiến thức này có thể kể đến bao gồm:

- Các vị trí về chi phí và sổ sách trong doanh nghiệp SME

- Kế toán Kiểm toán tập sự trong các doanh nghiệp dịch vụ Kế toán Kiểm toán

- Các vị trí hành chính trong phòng tài chính kế toán

Tuy nhiên, những nội dung kiến thức ở cấp độ này chỉ đáp ứng được phần nào các nghiệp vụ cơ bản của một vị trí thuộc khối vận hành của doanh nghiệp. Để có thể mở rộng bản đồ sự nghiệp sang các phòng ban khác cũng như thăng tiến lên các vị trí cao hơn, nhân sự cần trang bị nghiệp vụ thuộc nền tảng các môn học cấp độ kỹ năng.

2. Cấp độ kỹ năng nền tảng


Khác với cấp độ lý thuyết, cấp độ kỹ năng nền tảng thuộc chứng chỉ ACCA như cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, cung cấp cho người học những nghiệp vụ có thể ứng dụng vào môi trường làm việc thực tế. Trong đó, các môn học bao gồm:

  • LW (F4) VNM Corporate and Business Law – Luật kinh doanh và luật doanh nghiệp (Việt Nam)
  • PM (F5) Performance Management – Quản trị hiệu suất
  • TX (F6) VNM Taxation – Thuế (Việt Nam)
  • FR (F7) Financial Reporting – Báo cáo tài chính
  • AA (F8) Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo
  • FM (F9) Financial Management – Quản lý Tài chính

Sẽ giúp người học giải quyết triệt để những vấn đề cụ thể liên quan đến kế toán, tài chính của một doanh nghiệp như: quy trình kiểm toán, lập kế hoạch và đánh giá rủi ro, đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ, lập báo cáo kiểm toán; quản trị dòng tiền, gọi vốn, đảm bảo sức khỏe tài chính cho doanh nghiệp; cung cấp kiến thức và khung pháp lý về hệ thống luật pháp kinh doanh, luật Thuế Việt Nam; các công việc tương ứng của kế toán phần hành, kế toán tổng hợp.

Với nhóm môn thuộc cấp độ kỹ năng này, nhân sự có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp sang các công ty cung cấp dịch vụ (Service Firm) như BIG4; các bộ phận thuộc khối tài chính đầu tư trong một doanh nghiệp thậm chí thăng tiến lên các vị trí ở cấp độ quản lý.

𝐂𝐚́𝐜 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐫𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐞̂̀ 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐮̛́𝐧𝐠 bao gồm: Tư vấn thuế; Kế toán viên; Kiểm toán viên độc lập; Kiểm toán viên nội bộ; Tư vấn các giao dịch tài chính;... hoặc các nghiệp vụ thuộc khối tài chính doanh nghiệp như: Management accountant; Coopate Finance, Fundraiser; Investment; FP&A;...

Ngoài ra, sau khi hoàn thành đầy đủ 9 môn F (3 môn cấp độ lý thuyết và 6 môn thuộc cấp độ kỹ năng), nhân sự sẽ có đủ cơ sở và nền tảng trong 1 năm đầu đi làm. Không chỉ là yếu tố giúp ứng viên dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm ngay khi ra trường, chinh phục thành công các môn học thuộc cấp độ kỹ năng còn giúp ứng viên bớt “bỡ ngỡ” với những “bài toán” cần giải quyết trong môi trường thực tế. Chính vì vậy việc hoàn thành sớm các môn học ở cấp độ này sẽ giúp nhân sự sở hữu lợi thế cạnh tranh vượt trội.

Tuy nhiên, để có thể dễ dàng thăng tiến lên những vị trí cấp cao đồng thời gia tăng cơ hội “chuyển làn” sang lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, nhân sự cần trang bị những kiến thực thuộc cấp độ quản trị chiến lược.

3. Cấp độ quản trị chiến lược


Khác với những môn học thuộc cấp độ F, các môn học thuộc cấp độ Professional sẽ giúp bạn nâng cao năng lực tư duy trong các tình huống thực tiễn. Hay nói cách khác, việc hoàn thiện hết 9F cũng giống như bạn hoàn thành chương trình đại học, để bạn có đủ NỀN TẢNG chuyên môn phục vụ ở mức cơ bản cho công việc. Còn các môn P sẽ liên quan đến áp dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể ở các doanh nghiệp khác nhau với những cương vị khác nhau.

Việc giải quyết bài toán từng tế ở nhiều mô hình doanh nghiệp sẽ giúp bạn có thể mở rộng cơ hội thăng tiến tại những vị trí tài chính “năng động”. Từ đó tìm ra những giải pháp giúp biến tài chính trở thành chiến lược của một tổ chức.

Các môn học thuộc cấp độ này sẽ bao gồm:

𝟐 𝐦𝐨̂𝐧 𝐛𝐚̆́𝐭 𝐛𝐮𝐨̣̂𝐜:

  • SBL (Strategic Business Leader) - Lãnh đạo chiến lược doanh nghiệp (Gộp P1 và P3)
  • SBR (Strategic Business Reporting) - Báo cáo chiến lược doanh nghiệp (Như P2)

𝐕𝐚̀ 𝟐 𝐦𝐨̂𝐧 𝐭𝐮̛̣ 𝐜𝐡𝐨̣𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟒 𝐦𝐨̂𝐧:

  • AFM – P4: Advanced Financial Management – Quản trị tài chính nâng cao
  • APM – P5: Advanced Performance Management – Quản trị hoạt động kinh doanh hiệu quả nâng cao
  • ATX – P6: Advanced Taxation – Thuế nâng cao
  • AAA – P7: Advanced Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo nâng cao

Các môn học cấp độ P sẽ tập trung vào phát triển kỹ năng lãnh đạo chiến lược và quản lý chiến lược tổ chức. Đồng thời chú trọng vào việc phát triển chuyên sâu và kỹ năng đặc thù cho các lĩnh vực chuyên biệt như: quản trị tài chính nâng cao, quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả, thuế nâng cao và kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao.

𝐂𝐚́𝐜 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐫𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐞̂̀ 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐮̛́𝐧𝐠 thuộc cấp độ quản lý cấp cao bao gồm: cấp bậc Senior tại các vị trí thuộc Service Firm; Tax Manager, Finance Manager, Portfolio manager, Advisory Manager, Advisory Partner, Performance Manager, Treasury Manager, CFO, CEO,...

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (phân nhánh 2)