[Level 1] Equity Investments

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 2: Security market indexes

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 2 môn EQUITY của chương trình CFA level I

1. Định nghĩa chỉ số và cách tính giá trị và hiệu suất đầu tư

1.1. Mô tả chỉ số thị trường chứng khoán

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

Chỉ số thị trường chứng khoán (security market index) đại diện cho tình hình của một thị trường chứng khoán, một phân khúc thị trường hay một nhóm tài sản.

Ví dụ: VN-Index, S&P 500, DJ Commodity Energy,…

Chứng khoán thành phần (constituent securities) (CKTP) là các chứng khoán đơn lẻ cấu thành nên chỉ số và được sử dụng để tính giá trị của chỉ số thị trường chứng khoán.

Chỉ số giá/Chỉ số tỷ suất lợi tức giá (price index/ price return index) chỉ phản ánh sự biến động về giá của các CKTP trong một chỉ số.

Chỉ số tổng lợi tức/Chỉ số tỷ suất tổng lợi tức (return index/ total return index) phản ánh đồng thời giá và thu nhập (cổ tức, trái tức,...) từ CKTP của chỉ số đó.

 

1.2. Tính toán và diễn giải giá trị chỉ số, lợi tức giá và lợi tức tổng của một chỉ số

1.2.1. Cách tính tỷ suất lợi tức của chỉ số giá trong một chu kỳ

1.2.1.1. Cách tính 1

Bước 1: Tính giá trị của chỉ số giá (Value of the price return index)

EQUITY - M2 - 1

Bước 2: Tính tỷ suất lợi tức của chỉ số giá (Price return index)

EQUITY - M2 - 2

1.2.1.2. Cách tính 2

Bước 1: Tính tỷ suất lợi tức theo chỉ số giá của từng chứng khoán thành phần

EQUITY - M2 - 3

Bước 2: Tính tỷ suất lợi tức của chỉ số giá (Price return index)

EQUITY - M2 - 4

1.2.2. Cách tính tỷ suất lợi tức của chỉ số tổng lợi tức trong một chu kỳ

1.2.2.1. Cách tính 1:

Bước 1: Tính giá trị của chỉ số giá

EQUITY - M2 - 5

Bước 2: Tính tỷ suất lợi tức của chỉ số tổng lợi tức (Total return index)

EQUITY - M2 - 6

1.2.2.2. Cách tính 2:

Bước 1: Tính tỷ suất lợi tức theo chỉ số tổng lợi tức của từng CKTP

EQUITY - M2 - 7

Bước 2: Tính tỷ suất lợi tức của chỉ số tổng lợi tức (Total return)

EQUITY - M2 - 8

 

1.3. Cách tính tỷ suất lợi tức qua nhiều chu kỳ

1.3.1. Cách tính tỷ suất lợi tức của chỉ số giá qua nhiều chu kỳ

EQUITY - M2 - 9

1.3.2. Cách tính tỷ suất lợi tức của chỉ số tổng lợi tức qua nhiều chu kỳ

EQUITY - M2 - 10

2. Xây dựng một chỉ số và các phương pháp đo lường trọng số của các cấu phần nằm trong chỉ số

2.1. Mô tả những lựa chọn và vấn đề liên quan tới việc tạo lập và quản lý chỉ số

Để xây dựng và quản lý chỉ số, cần lần lượt đưa ra quyết định về các vấn đề sau:

  • Chỉ số này nên đại diện cho thị trường mục tiêu nào?

  • Những chứng khoán nào nên được chọn từ thị trường mục tiêu đó?

  • Mỗi chứng khoán trong chỉ số nên có trọng số là bao nhiêu?

  • Khi nào nên tái cân bằng chỉ số?

  • Khi nào nên kiểm tra lại các chứng khoán được chọn và trọng số?

Thị trường mục tiêu có thể được xác định dựa trên một hoặc kết hợp một số đặc điểm sau: nhóm tài sản (VD: vốn sở hữu, thu nhập cố định, bất động sản, …); giới hạn địa lý (VD: Nhật Bản, Nam Phi, châu Âu, …); sàn giao dịch (VD: Shanghai, Toronto, Tokyo, …); ngành kinh tế; quy mô công ty, phong cách đầu tư, …

 

2.2. So sánh các phương pháp khác nhau để xác định trọng số trong chỉ số chứng khoán; tính toán và phân tích giá trị và lợi suất của chỉ số đã có phương pháp xác định trọng số

2.2.1. Xác định trọng số của chỉ số chứng khoán

2.2.1.1. Trọng số theo giá (price weighting)

Định nghĩa: Khi chỉ số chứng khoán được xác định trọng số theo cách này, giá trị của chỉ số chứng khoán được tính bằng cách lấy trung bình cộng giá của các chứng khoán cấu thành chỉ số. Khi một công ty có chứng khoán cấu thành nên chỉ số thực hiện việc chia tách cổ phiếu (stock split) thì phần mẫu số để tính ra trung bình cộng ban đầu cần phải được điều chỉnh.

Công thức:

EQUITY - M2 - 11

2.2.1.2. Trọng số bằng nhau (equal weighting)

Định nghĩa: Khi chỉ số chứng khoán được xác định trọng số theo cách này, chúng ta đang giả định rằng mỗi chứng khoán cấu thành chỉ số được mua vào với số tiền như nhau, do vậy có trọng số ngang nhau. Như vậy, tỷ lệ lợi tức của toàn bộ chỉ số chứng khoán sẽ được tính bằng trung bình cộng tỷ suất lợi tức của từng chứng khoán cấu thành.

Công thức:

EQUITY - M2 - 12

2.2.1.3. Trọng số theo vốn hóa thị trường (market-capitalization weighting)

Định nghĩa: Khi chỉ số chứng khoán được xác định trọng số theo cách này, trọng số của từng chứng khoán trong chỉ số được xác định dựa theo giá trị vốn hóa thị trường của chứng khoán ấy.

Công thức:

EQUITY - M2 - 13

2.2.1.4. Trọng số theo vốn hóa thị trường được điều chỉnh thả nổi (float-adjusted market-capitalization weighting)

Định nghĩa: Chỉ số này được xây dựng giống như chỉ số giá trị vốn hóa thị trường bình thường nhưng trọng số được dựa trên sự thả nổi của thị trường.

​​Khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng trên thị trường (market float): Số lượng cổ phiếu của chứng khoán cấu thành có sẵn cho công chúng đầu tư, không bao gồm cổ phiếu do các cổ đông, tập đoàn và chính phủ nắm giữ.

Khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng dành cho nhà đầu tư nước ngoài (free float): Số lượng cổ phiếu của chứng khoán cấu thành có sẵn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Công thức:

EQUITY - M2 - 14

2.2.1.5. Trọng số theo các thông số cơ bản (fundamental weighting)

Định nghĩa: Khi chỉ số chứng khoán được xác định trọng số theo cách này, trọng số của từng chứng khoán trong chỉ số được xác định dựa trên các yếu tố cơ bản, nội tại của chứng khoán như cổ tức, lợi nhuận, dòng tiền, ...

Công thức:

EQUITY - M2 - 15

2.2.2. Đặc điểm của từng phương pháp xác định trọng số cho chỉ số chứng khoán

2.2.2.1. Trọng số theo giá (price weighting)

Ưu điểm: Đơn giản.

Nhược điểm: Khi một cổ phiếu trong nhóm chỉ số bị chia tách (stock split), việc tính toán chỉ số cần phải điều chỉnh đáng kể.

2.2.2.2. Trọng số bằng nhau (equal weighting)

Ưu điểm: Đơn giản.

Nhược điểm: Trọng số không phản ánh đúng tỷ trọng giá trị của chứng khoán trong thị trường mục tiêu. Cần tái cân bằng thường (rebalancing) xuyên để duy trì trọng số bằng nhau.

2.2.2.3. Trọng số theo vốn hóa thị trường (market-capitalization weighting)

Ưu điểm: Trọng số phản ánh đúng tỷ trọng giá trị của chứng khoán trong thị trường mục tiêu. Không cần phải điều chỉnh lại trọng số khi có chia tách cổ phiếu (stock split).

Nhược điểm: Sự tăng/giảm giá ảnh hưởng đến trọng số, có thể dẫn đến đánh giá quá cao/quá thấp giá trị chứng khoán. Xuất hiện thiên lệch về vốn hóa lớn (large-cap bias) khi cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường lớn hơn có tác động lớn hơn.

2.2.2.4. Trọng số theo vốn hóa thị trường được điều chỉnh thả nổi (float-adjusted market-capitalization weighting)

Ưu điểm: Phản ánh chính xác hơn trọng số của các cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể giao dịch thực tế.

Nhược điểm: Giống như nhược điểm của trọng số theo vốn hóa thị trường (market-capitalization weighting).

2.2.2.5. Trọng số theo các thông số cơ bản (fundamental weighting)

Ưu điểm: Trọng số phản ánh kích thước công ty qua các yếu tố cơ bản như giá trị sổ sách, dòng tiền, doanh thu, lợi nhuận, …; không phụ thuộc vào giá cổ phiếu. Khắc phục được nhược điểm thiên lệch về vốn hóa lớn (large-cap bias) của trọng số theo vốn hóa thị trường.

Nhược điểm: Yêu cầu rất nhiều dữ liệu (data-intensive). Đánh giá quá cao công ty có ưu thế về các thông số liên quan đến giá trị như hệ số giá sổ sách/giá thị trường hay tỷ suất sinh lời (value tilt, contrarian effect – hiệu ứng đảo ngược).

 

2.3. Mô tả việc tái cân bằng và tái cơ cấu chỉ số chứng khoán

2.3.1. Tái cân bằng chỉ số

Tái cân bằng (rebalancing) là quá trình điều chỉnh trọng số của các chứng khoán cấu thành (CKCT) chỉ số. Khi giá thay đổi sẽ dẫn đến trọng số của các CKCT thay đổi vì vậy việc tái cân bằng nên được thực hiện định kỳ (thường là hàng quý) để đảm bảo các trọng số tuân theo trọng số đề ra ban đầu.

Tái cân bằng thường được áp dụng nhiều nhất đối với chỉ số theo phương pháp trọng số bằng nhau (equal-weighted index). Chỉ số theo phương pháp trọng số theo giá (price-weighted index) không cần tái cân bằng do thay đổi về giá luôn được phản ánh trên trọng số. Tương tự, chỉ số theo phương pháp trọng số vốn hóa thị trường không cần tái cân bằng, trừ trường hợp mua bán, sáp nhập, giải thể, …

2.3.2. Tái cơ cấu chỉ số

Tái cơ cấu (reconstitution) là quá trình thay đổi các CKCT chỉ số và được thực hiện khi một công ty phát hành CKCT đó bị phá sản, bị buộc hủy niêm yết hoặc không còn phù hợp với các tiêu chuẩn của chỉ số. Khi đó, chứng khoán này bị đưa ra khỏi chỉ số và thay bằng chứng khoán khác phù hợp hơn. Tái cơ cấu là một phần của chu kỳ tái cân bằng, được thực hiện định kỳ để phản ánh sự thay đổi của thị trường mục tiêu.

 

3. Vai trò và các loại chỉ số 

3.1. Mô tả cách sử dụng chỉ số thị trường chứng khoán

Chỉ số thị trường chứng khoán được sử dụng cho các mục đích sau:

(1) Phản ánh tâm lý thị trường

Các chỉ số đánh giá ý kiến ​​tập thể của những người tham gia thị trường và phản ánh thái độ và hành vi của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nó có thể không phản ánh chính xác thái độ chung của các nhà đầu tư hoặc “thị trường” vì các chỉ số chỉ bao gồm số lượng cổ phiếu được giao dịch hạn chế mỗi ngày.

(2) Tiêu chuẩn đánh giá danh mục đầu tư chủ động

Các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số làm điểm chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý danh mục đầu tư chủ động. 

(3) Đại diện cho các nhóm tài sản trong mô hình phân bổ tài sản

Bởi vì các chỉ số thể hiện rủi ro và lợi nhuận của các nhóm chứng khoán được chọn do vậy chúng được coi là đại diện cho các loại tài sản trong các mô hình phân bổ tài sản.

(4) Tính toán beta và đại diện tỷ suất lợi nhuận của thị trường trong CAPM

Các nhà đầu tư thường sử dụng các chỉ số rộng như VN Index ở Việt Nam và S&P 500 ở Mỹ để thể hiện hiệu suất của danh mục thị trường trong việc đo lường và mô hình hóa rủi ro hệ thống và lợi nhuận thị trường thông qua mô hình CAPM. Các chỉ số thị trường chứng khoán cũng đóng vai trò là đại diện cho của thị trường khi đo lường hiệu suất được điều chỉnh theo rủi ro.

(5) Danh mục mẫu cho các sản phẩm đầu tư thụ động

Danh mục đầu tư mẫu cho các sản phẩm đầu tư như quỹ chỉ số (index fund) hay quỹ hoán đổi danh mục (Exchange-Traded Fund – ETF).

 

3.2. Mô tả các loại chỉ số thị trường chứng khoán vốn (cổ phiếu)

Các chỉ số chứng khoán vốn (equity indexes) được phân loại như sau:

Loại chỉ số

Đặc điểm

Ví dụ

Chỉ số thị trường chung (Broad market indexes)

Đại diện cho toàn bộ thị trường mục tiêu và thường bao gồm các chứng khoán đại diện cho hơn 90% giá trị thị trường đó.

Rusell 3000

Chỉ số đa thị trường

(Multi-market indexes)

Bao gồm các chỉ số từ nhiều nước và vùng khác nhau, được thiết kế để đại diện cho nhiều thị trường chứng khoán.

Chỉ số thị trường mới nổi MSCI

Chỉ số ngành

(Sector indexes)

Đại diện cho các ngành kinh tế khác nhau.

Chỉ số ngành bán dẫn GSTI

Chỉ số theo loại

(Style indexes)

Đại diện cho các nhóm chứng khoán được phân loại theo vốn hóa thị trường, giá trị hay tăng trưởng hoặc kết hợp cả hai tiêu chí.

Chỉ số Dow Jones U.S.

 

3.3. Mô tả các loại chỉ số thị trường chứng khoán nợ (trái phiếu); so sánh các loại chỉ số thị trường

Bên cạnh các chỉ số chứng khoán thông thường, thị trường còn có một số chỉ số chứng khoán nợ (fixed-income indexes). Dưới đây là các vấn đề khi xây dựng chỉ số thu nhập cố định:

  • Số lượng chứng khoán nợ lớn, lớn hơn rất nhiều so với chứng khoán vốn do có nhiều đơn vị phát hành, nhiều loại chứng khoán (nhiều kỳ hạn khác nhau) và quay vòng thường xuyên khi đáo hạn.

  • Giao dịch chủ yếu thông qua dealer và không được giao dịch thường xuyên dẫn đến tính thanh khoản thấp và người xây dựng chỉ số phải dựa vào dealer để xác định giá giao dịch gần nhất.

 

3.4. Mô tả các loại chỉ số đại diện cho đầu tư thay thế

Thị trường còn có một số chỉ số đối với các loại hình đầu tư thay thế.

3.4.1. Chỉ số hàng hóa (commodity indexes)

Đặc điểm: Bao gồm hợp đồng tương lai của một hoặc nhiều hàng hóa.

Vấn đề khi tính toán chỉ số: Không có phương pháp xác định trọng số cố định. Lợi nhuận từ chỉ số hàng hóa và lợi nhuận thực từ hàng hóa có thể khác nhau đáng kể do sự khác nhau giữa giá trong hợp đồng tương lai và giá thực tế.

Ví dụ: Thomson Reuters/Core Commodity CRB Index, S&P GSCI

3.4.2. Chỉ số quỹ phòng hộ (hedge fund indexes)

Đặc điểm: Hầu hết các chỉ số quỹ phòng hộ đều có trọng số như nhau đối với lợi nhuận của các quỹ phòng hộ  được bao gồm trong chỉ số. Các quỹ phòng hộ phần lớn không được kiểm soát (largely unregulated) không bắt buộc phải báo cáo hiệu suất của chúng cho các nhà tạo lập chỉ số. Một quỹ sẽ báo cáo cho một chỉ số nhưng không báo cáo cho một chỉ số khác. Chỉ số quỹ phòng hộ thường có thiên lệch sống sót (survivorship-bias).

Ví dụ: HFRX Global Hedge Fund Index, HFRX Equal Weighted Strategies EUR Index

3.4.3. Chỉ số bất động sản (real estate indexes)

Đặc điểm: Đại diện cho thị trường chứng khoán bất động sản và thị trường bất động sản.

Phân loại các chỉ số bất động sản:

  • Chỉ số thẩm định (appraisal indexes)

  • Chỉ số bán lại (repeat sales indexes)

  • Chỉ số các quỹ tín thác bất động sản (Real Estate Investment Trust – REIT indexes)

Ví dụ: FTSE EPRA/NAREIT Global Real Estate Index