[Level 1] Portfolio Management

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 7: Technical Analysis

Các vấn đề cơ bản cần chú ý khi học Module 7 trong chương trình CFA level 1

 

1.1. Giải thích nguyên lý và các giả định của phân tích kỹ thuật.

Nguyên tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật bao gồm:

  • Giá cả là kết quả của sự tương quan cung cầu trong thời gian thực.

  • Biến động giá trong quá khứ có thể được dùng để dự đoán giá trong tương lai với biểu đồ và các công cụ kỹ thuật khác.

Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là một phương pháp phân tích chứng khoán sử dụng giá và khối lượng giao dịch, thường được minh họa trên biểu đồ, để đưa ra các quyết định đầu tư.

3 nguyên tắc chính của phân tích kỹ thuật:

  • Giá cả thị trường phản ánh tất cả thông tin đã được biết đến (bao gồm các yếu tố kinh tế, nội tại doanh nghiệp, và tâm lý nhà đầu tư).

  • Giá cả thị trường thể hiện các xu hướng (trends) và xu hướng ngược (countertrends) trong một thời gian dài.

  • Các mô hình giá (patterns) và chu kỳ giá (cycles) có xu hướng lặp đi lặp lại theo cách có thể dự đoán trước.

1.2. Mối quan hệ giữa phân tích kỹ thuật và tài chính hành vi.

Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng nhà đầu tư thường cư xử phi lý và theo cảm tính, họ có xu hướng hành xử giống nhau trong những hoàn cảnh tương tự. Điều này được phản ánh trong các mô hình giá (patterns) và xu hướng giá cả (trends), khiến chúng lặp đi lặp lại theo các chu kỳ nhất định. Vì thế thông qua tài chính hành vi, chúng ta có thể dùng các xu hướng (trends) và mô hình giá (patterns) để dự đoán chuyển động giá trong tương lai.

 

1.3. So sánh nguyên lý giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.

Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là 2 phương pháp phân tích chứng khoán đối lập nhau. Cụ thể:

Phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản

Phân tích kỹ thuật tập trung chủ yếu vào phân tích dữ liệu giá cả và khối lượng giao dịch.

 

 

Giá trị mục tiêu

của chứng khoán

 

 

Dùng phân tích kỹ thuật để xác định điểm vào lệnh và thoát lệnh.

Phân tích cơ bản tập trung chủ yếu vào phân tích các yếu tố tài chính và kinh tế ( như phân tích các xu hướng xã hội và chính trị)

 

 

Giá trị cơ sở dài hạn (giá trị nội tại) của chứng khoán

 

 

Dùng phân tích cơ bản để xác định các cổ phiếu bị định giá quá cao hoặc quá thấp

Kết hợp hiệu quả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đã mang lại thành công cho nhiều nhà đầu tư giàu kinh nghiệm trên thị trường.

 

1.4. Mô tả và giải thích các loại biểu đồ phân tích kỹ thuật.

Biểu đồ dạng đường (Line charts) là dạng biểu đồ đơn giản nhất, biểu diễn giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định bằng một đường liên tục.

Ứng dụng: Biểu đồ dạng đường có thể là công cụ hiệu quả nhất trong việc phân tích hành động giá vì nó phản ánh quyết định cuối cùng của các giao dịch trong thời gian đó.

Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart) thể hiện 4 mức giá trên mỗi điểm dữ liệu, bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất trong một khoảng thời gian nhất định.

Ứng dụng:

  • Nhà phân tích sẽ ngay lập tức nắm bắt được bản chất của các giao dịch ngày hôm đó.

  • Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart) và biểu đồ hình nến (candlestick) có thể được dùng để phân tích dữ liệu giá trong khoản thời gian giao dịch ngắn hơn.

Biểu đồ hình nến (Candlestick chart) biểu diễn bốn giá như biểu đồ dạng then chắn, bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Giá mở cửa và giá đóng cửa được giới hạn bởi một hình chữ nhật được ví như thân nến. 

  • Thân nến màu xanh (hoặc được tô màu): giá đóng cửa > giá mở cửa

  • Thân nến màu đỏ (hoặc không tô màu): giá đóng cửa < giá mở cửa

Ứng dụng: Tương tự như ứng dụng của biểu đồ dạng then chắn.

Biểu đồ nến Doji (Doji) là một mô hình dạng nến được áp dụng rộng rãi trong giao dịch và phân tích. Giá đóng cửa và giá mở cửa gần như bằng nhau trong khoảng thời gian nhất định. Điều đó thường báo hiệu một mô hình đảo chiều ở cuối một xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm dài.

Biểu đồ khối lượng giao dịch (Volume chart) thường được đặt dưới cùng những biểu đồ khác, thể hiện khối lượng giao dịch từng giai đoạn dưới dạng một đường thẳng đứng.

Ứng dụng: Khối lượng giao dịch được dùng để đánh giá sức mua/bán hoặc lòng tin của các bên mua và bên bán trong việc xác định giá của một chứng khoán.

Trong phân tích sức mạnh tương đối (relative strength analysis), nhà phân tích sẽ tính tỷ lệ giá đóng cửa của một tài sản với một giá trị tiêu chuẩn, thường là một chỉ số chứng khoán hoặc một tài sản tương đương, và biểu diễn tỷ lệ này trên một biểu đồ dạng đường.

Xu hướng tăng: Tài sản (chứng khoán vốn của Amazon.com) khả quan hơn tài sản tiêu chuẩn (S&P 500)
(Sức mạnh tương đối dương)

Xu hướng giảm: Tài sản (chứng khoán vốn của Walmart) kém khả quan hơn tài sản tiêu chuẩn (S&P 500)
(Sức mạnh tương đối âm)

 

1.5. Giải thích các ứng dụng của đường xu hướng, ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự.

1.5.1. Xu hướng

Xu hướng là một mô hình chuyển động dài hạn theo một hướng cụ thể. Xu hướng có thể đi lên, đi ngang, hoặc đi xuống.

Xu hướng tăng

Xu hướng đi ngang

Xu hướng giảm

Xảy ra khi giá chứng khoán tăng đến đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.

Xảy ra khi giá chứng khoán đi đến đỉnh sau bằng đỉnh trước, đáy sau bằng đáy trước.

Xảy ra khi giá chứng khoán giảm đến đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.

Thể hiện cầu tăng so với cung.

Thể hiện cầu cân bằng cung.

Thể hiện cung tăng so với cầu.

 Đường biểu diễn xu hướng (Trendline) xác định:

  • Xác định xu hướng đang tiếp tục hay đảo chiều.

  • Nối các điểm giá thấp nhất (các đáy) tăng dần khi biểu diễn xu hướng tăng.

  • Nối các điểm giá cao nhất (các đỉnh) giảm dần khi biểu diễn xu hướng giảm.

  • Tình trạng phá ngưỡng (Breakout) xảy ra khi đường biểu diễn giá cắt ngang đường biểu diễn xu hướng một khoảng đáng kể.

Minh họa: Xu hướng tăng, xu hướng giảm, xu hướng đi ngang

Ngưỡng hỗ trợ (Support) là một khoảng giá thấp mà trong khoảng đó,  hoạt động mua vào sẽ ngăn giá giảm thêm.

Ngưỡng kháng cự (Resistance) là một khoảng giá cao mà trong khoảng đó, hoạt động bán ra sẽ ngăn giá tăng thêm.

Theo nguyên lý đảo cực (change in polarity principle), ngưỡng hỗ trợ một khi bị phá vỡ sẽ trở thành ngưỡng kháng cự và ngược lại.

 

2. Các mẫu biểu đồ phổ biến

2.1. Giải thích các mô hình giá phổ biến.

2.1.1. Mô hình giá đảo chiều

Mô hình vai - đầu - vai thuận (Head and shoulders) thể hiện rằng các nhu cầu thúc đẩy xu hướng tăng đang giảm dần, đặc biệt khi các đỉnh giá trong mô hình đi kèm với khối lượng giao dịch giảm.

Khi giá giảm qua khỏi đường viền cổ (neckline), xu hướng được dự đoán sẽ tiếp tục từ mức phá vỡ đó giảm xuống một khoảng bằng với kích thước của mô hình vai đầu vai.

Ứng dụng: Các nhà phân tích kỹ thuật thường sử dụng kích thước của mô hình vai-đầu-vai để dự đoán giá mục tiêu cho xu hướng giá giảm sau đó.

Giá mục tiêu = Đường viền cổ - (Đầu - Đường viền cổ)

Mô hình vai - đầu - vai nghịch (Inverse head and shoulders) dự đoán điểm kết thúc của một xu hướng giảm. Khi giá phá vỡ đường viền cổ, xu hướng giảm được dự đoán sẽ kết thúc và mô hình này báo hiệu thị trường tăng trưởng (bull market).

Ứng dụng: Các nhà phân tích kỹ thuật thường sử dụng mô hình vai - đầu - vai nghịch để tính toán mức giá tăng dự kiến.

Giá mục tiêu = Đường viền cổ + (Đường viền cổ - Đầu)

Mô hình hai đỉnh và ba đỉnh cho thấy các áp lực mua thúc đẩy xu hướng tăng đang giảm dần. Khi giá chạm đến ngưỡng kháng cự, xu hướng giảm được dự đoán sẽ diễn ra, khiến giá không thể tăng hơn được nữa.

Ứng dụng: Các nhà phân tích kỹ thuật thường sẽ sử dụng kích thước của mô hình hai đỉnh hoặc ba đỉnh để dự đoán giá mục tiêu của xu hướng giảm tiếp theo.

Mô hình hai đáy và ba đáy dự đoán điểm kết thúc của một xu hướng giảm. Khi giá phá vỡ đường viền cổ, điều này báo hiệu một thị trường tăng trưởng (bull market) và xu hướng giá giảm được kỳ vọng sẽ kết thúc.

Ứng dụng: Các nhà phân tích kỹ thuật thường sử dụng mô hình hai đáy và ba đáy để tính toán mức giá tăng dự kiến.

2.1.2. Mô hình giá tiếp tục

Mô hình tam giác (Triangle) được tạo thành khi giá chạm đến các đỉnh thấp hơn và các đáy cao hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Có 3 dạng mô hình:

Mô hình tam giác tăng (Ascending triangles) được tạo thành bởi các đáy cao hơn và một ngưỡng kháng cự.

Mô hình tam giác cân (Symmetrical triangles) được tạo thành bởi các đáy cao hơn và các đỉnh thấp hơn.

Mô hình tam giác giảm (Descending triangles) được tạo thành bởi các đỉnh thấp hơn và một ngưỡng hỗ trợ.

Mô hình tam giác cho biết các áp lực mua và bán đang tạm thời gần bằng nhau, nhưng chúng không thể hiện sự thay đổi trong xu hướng.

Giả định rằng khi giá phá vỡ mô hình tam giác và xu hướng liền trước vẫn tiếp tục diễn ra → Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng khoảng cách giữa hai đường biểu diễn xu hướng tại thời điểm hình thành mô hình để xác định giá mục tiêu.

 

Mô hình chữ nhật (Rectangle pattern) được tạo thành bởi ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ, báo hiệu xu hướng đang tạm dừng. Giá sẽ di chuyển ra khỏi mô hình chữ nhật nếu phá ngưỡng.

Mô hình cờ và cờ đuôi nheo (Flags and Pennants) được tạo thành bởi các đường biểu diễn xu hướng song song nhau.

  • Mô hình cờ và cờ đuôi nheo đưa ra kỳ vọng rằng xu hướng liền trước mô hình sẽ tiếp tục theo hướng đó khi mô hình kết thúc.

  • Giá dự kiến sẽ thay đổi ít nhất bằng khoảng cách giá đã di chuyển từ khi bắt đầu xu hướng đến khi hình thành lá cờ hoặc cờ đuôi nheo.

3. Các chỉ báo kỹ thuật, phân tích liên thị trường

3.1. Giải thích các chỉ báo kỹ thuật phổ biến.

3.1.1. Chỉ báo dựa trên giá

Trung bình động (Moving average - MA) là đường biểu diễn trung bình giá đóng cửa của một chứng khoán trong khoảng thời gian nhất định.

  • Trong xu hướng tăng, giá sẽ cao hơn đường trung bình động, và trong xu hướng giảm, giá sẽ thấp hơn đường trung bình động.

  • Đường trung bình động thường được xem là ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Ứng dụng: Giúp các nhà phân tích dễ dàng xác định sự thay đổi trong xu hướng hơn vì các biến động trong ngắn hạn đã được loại bỏ khỏi đường biểu diễn.

Dải Bollinger (Bollinger bands) bao gồm một dải giữa (middle band), thường là một đường trung bình động, một dải trên (upper band), biểu thị đường trung bình động cộng một số độ lệch chuẩn và một dải dưới (lower band), là đường trung bình cộng trừ cho cùng số độ lệch chuẩn từ giá trung bình.

  • Khi dải Bollinger mở rộng: khi biến động giá tăng.

  • Khi dải Bollinger hẹp lại: khi biến động giá giảm.

 

3.1.2. Chỉ báo động lượng

Chỉ báo động lượng (Momentum Oscillators) là một nhóm các công cụ giúp nhà phân tích nhận biết khi thị trường có tình trạng dư mua (overbought) hoặc dư bán (oversold). Các chỉ báo này được xây dựng trên giá thị trường và được chuẩn hóa để chỉ “dao động” xung quanh một giá trị cho trước, thường là 0, hoặc giữa hai giá trị từ 0 đến 100.

Giá trị cao

Giá trị thấp

Chỉ báo động lượng cao quá mức thể hiện thị trường đang trong tình trạng dư mua.

 

Chỉ báo động lượng thấp quá mức thể hiện thị trường đang trong tình trạng dư bán.

 

Xu hướng tăng (Uptrend) có thể sẽ kết thúc.

 

Xu hướng giảm (Downtrend) có thể sẽ kết thúc.

Tín hiệu bán

Tín hiệu mua

 

Biểu đồ chỉ báo động lượng có thể được dùng để xác định tính hội tụ (convergence) hay tính phân kỳ (divergence) của chỉ báo với giá thị trường.

Tính hội tụ

Tính phân kỳ

Khi giá thị trường và chỉ báo cùng xu hướng (cùng tăng hoặc cùng giảm)

 

Khi giá thị trường và chỉ báo có xu hướng khác nhau (chỉ số tăng nhưng giá giảm và ngược lại)

 

Báo hiệu xu hướng giá tăng sẽ tiếp tục

Báo hiệu xu hướng giá có tiềm năng sẽ thay đổi

Các chỉ báo động lượng bao gồm:

 

Định nghĩa

Công thức

Giải thích

Tín hiệu mua/bán

Chỉ báo mức độ biến động (Rate of change oscillator - ROC)

Được tính toán bằng 100 lần khoảng cách giữa giá đóng cửa gần nhất và giá đóng cửa n kỳ trước đó.

M = (V - Vx) x 100

  • M = chỉ báo mức độ biến động

  • V = giá đóng cửa gần nhất

  • Vx = giá đóng cửa x ngày trước

  • Tín hiệu mua: khi ROC thay đổi từ giá trị âm thành dương trong xu hướng giá tăng.

  • Tín hiệu bán: khi ROC thay đổi từ giá trị dương thành âm trong xu hướng giá giảm.

Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative strength index - RSI)

Được dựa trên tỷ số tổng mức tăng giá trên tổng mức giảm giá trong một giai đoạn nhất định.

 

RS = Tổng giá trị tăng giá chia tổng giá trị giảm giá trong giai đoạn xem xét.

  • Tín hiệu mua: khi RSI ≤ 30 (trong thị trường quá bán).

  • Tín hiệu bán: khi RSI ≥ 70 (trong thị trường quá mua).

Trung bình hội tụ/phân kỳ (Moving average convergence/divergence - MACD)

Được tính toán bằng khoảng cách giữa đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn của giá chứng khoán.

MACD = EMA(12) - EMA(26) (thường được sử dụng)

EMA(12) và EMA(26) là hai đường trung bình động tính theo lũy thừa tương ứng 12 ngày và 26 ngày.

  • Tín hiệu mua: khi đường MACD cắt phía trên đường tín hiệu.

  • Tín hiệu bán: khi đường MACD cắt phía dưới đường tín hiệu.

* Đường tín hiệu là đường trung bình động tính của đường MACD.

Chỉ báo Stochastic (Stochastic oscillator)

Là chỉ số so sánh giá đóng cửa cụ thể của một chứng khoán với phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian.

  • C = giá đóng cửa  gần nhất

  • L14 = giá thấp nhất trong 14 ngày qua

  • H14 = giá cao nhất trong 14 ngày qua

  • %D = trung bình cộng của ba giá trị %K được tính toán hằng ngày

  • Tín hiệu mua: mỗi khi chỉ báo đảo chiều từ mức 80.

  • Tín hiệu bán: mỗi khi chỉ báo đảo chiều từ mức 20.

3.1.3.   Chỉ báo không dựa vào giá

 

Định nghĩa

Tín hiệu mua/bán

Tỷ lệ quyền chọn bán/quyền chọn mua (Put/call ratio)

Là tỷ lệ giữa khối lượng giao dịch các quyền chọn bán chia khối lượng giao dịch các quyền chọn mua cho một công cụ tài chính nhất định

  • Tín hiệu mua: tỷ lệ cao báo hiệu thị trường tăng trưởng.

  • Tính hiệu bán: tỷ lệ thấp báo hiệu thị trường giảm giá.

Chỉ số biến động thị trường (Volatility Index - VIX)

Là công cụ đo lường biến động thị trường ngắn hạn được tính toán bởi Sàn Giao Dịch Quyền Chọn Chicago.

  • Tín hiệu mua: chỉ số VIX cao.

  • Tín hiệu bán: chỉ số VIX thấp.

Nợ ký quỹ (Margin debt)

Thường được xem như là chỉ báo thị trường trong trung hạn đến dài hạn.

  • Tín hiệu mua: nợ ký quỹ tăng.

  • Tín hiệu bán: nợ ký quỹ giảm.

 

3.2. Mô tả nguyên lý của phân tích liên thị trường.

Phân tích liên thị trường (Intermarket analysis) là phân tích mối quan hệ tương giao giữa các giá trị thị trường của các loại tài sản chính, như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, và tiền tệ.

Bằng việc phân tích liên thị trường, nhà đầu tư có thể:

  • Áp dụng phân tích sức mạnh tương đối (relative strength analysis) để xác định tài sản nào trong các lớp tài sản đang vượt trội hơn.

  • So sánh hiệu suất tương đối của các lĩnh vực thị trường chứng khoán, hoặc các ngành công nghiệp, và của nhiều thị trường quốc tế khác.

Phân tích sức mạnh tương đối của Trái phiếu chính phủ 10 năm và
chỉ số S&P 500, giai đoạn 1999-2010

 

3.3. Giải thích cách áp dụng phân tích kỹ thuật vào quản lý danh mục đầu tư.

Phân tích kỹ thuật có thể được dùng để bổ trợ phân tích cơ bản bằng những cách sau:

  • Cách tiếp cận từ trên xuống: Dùng phân tích kỹ thuật để xác định thị trường và những ngành vượt trội hơn so với thị trường và ngành khác.

  • Cách tiếp cận từ dưới lên: Dùng phân tích kỹ thuật để lựa chọn những công cụ đầu tư theo bộ tiêu chí đã được xác định trước.