[Level 1] Economics

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 2: The firm and market structures

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 2 môn ECON của chương trình CFA level I

Tổng quan đặc điểm các thị trường

Đặc điểm

Cạnh tranh hoàn hảo

(Perfect competition)

Cạnh tranh độc quyền

(Monopolistic competition)

Độc quyền nhóm

(Oligopoly)

Độc quyền

(Monopoly)

Số lượng
người bán

Nhiều công ty

Nhiều công ty

Một vài công ty

Chỉ một công ty

Rào cản
gia nhập

Rất thấp

Thấp

Tương đối cao

Rất cao

Đặc tính
sản phẩm

Rất dễ bị thay thế

Có thể bị thay thế nhưng có sự khác nhau giữa các sản phẩm

Rất dễ bị thay thế hoặc phân biệt

Khó bị thay thế

Tính
cạnh tranh

Chỉ cạnh tranh về giá

Cạnh tranh nhờ giá, marketing, các tính chất khác của sản phẩm

Cạnh tranh nhờ giá, marketing, các đặc tính khác của sản phẩm (phụ thuộc vào chiến lược của đối thủ)

Rất ít cạnh tranh

Vị thế định giá sản phẩm

Không có

Hạn chế

Tương đối đáng kể

Đáng kể

Ví dụ

Gạo, đường

Kem đánh răng, đồ uống

Xi măng, thép

Điện

1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

1.1. Đặc điểm

Đặc điểm

Mô tả

Số lượng người bán

Nhiều công ty

Rào cản gia nhập

Rất thấp

Đặc tính sản phẩm

Giống nhau và rất dễ bị thay thế

Tính cạnh tranh

Chỉ cạnh tranh về giá

Vị thế định giá sản phẩm

Không có

Đường cầu của công ty

Nằm ngang

Đường cung của công ty

Chính là đường MC (phân đoạn từ AVC trở lên)

 

1.2. Đường cầu của thị trường và đường cầu của công ty riêng lẻ

Đường cầu của thị trường dốc xuống do hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế (hình trái).

Các công ty không có vị thế định giá sản phẩm và giá thị trường được xác định bởi mức cung cầu của thị trường → Họ chấp nhận bán sản phẩm theo giá thị trường tại bất kỳ mức sản lượng đầu ra nào → Đường cầu của công ty riêng lẻ có tính chất co giãn hoàn toàn (E = ∞) và nằm ngang (hình phải).

Giá sản phẩm là giá thị trường và cũng chính bằng giá trị doanh thu cận biên.

 

1.3. Giá và sản lượng đầu ra tối ưu

Các công ty tối đa hóa được lợi nhuận tại mức sản lượng đầu ra Q* mà tại đó P = MR = MC = ATC min.

Trong ngắn hạn, lợi nhuận của các công ty rơi vào ba trường hợp sau:

  • Thu được lợi nhuận kinh tế (TR > TC) khi P = AR = MR = MC > ATC.

  • Thu được lợi nhuận thông thường (TR = TC) khi P = AR = MR = MC = ATC.

  • Nhận lỗ kinh tế (TR < TC) khi P = MR = MC < ATC.

Trong dài hạn, lợi nhuận của công ty sẽ luôn là lợi nhuận thông thường và công ty không thu được lợi nhuận kinh tế. Mỗi công ty sẽ sản xuất tại mức tổng chi phía bình quân thấp nhất (min ATC) (hình dưới).

 

1.4. Đường cung của công ty riêng lẻ

Đường cung ngắn hạn của công ty riêng lẻ chính là một phần đường MC, đoạn từ AVC trở lên (hình phải). Điều này là do các công ty cố gắng tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất theo đường MC để đạt được P = MR = MC.

Đường cung ngắn hạn của thị trường là tổng hợp của tất cả các đường cung (hay cũng chính là đường MC) của các công ty riêng lẻ trong thị trường.

eco lms 2

 

1.5. Thay đổi cân bằng cung cầu

1.5.1. Điều chỉnh khi cầu tăng tạm thời

(1) Cầu thị trường tăng (đường cầu của thị trường dịch từ D1 → D2), khi đó:

Mức giá thị trường cân bằng tăng từ P1 → P2.

Mức sản lượng thị trường cân bằng tăng từ Q1 → Q2.

Lợi nhuận kinh tế > 0.

(2) Cầu của công ty riêng lẻ tăng theo (đường cầu của công ty dịch từ D1 → D2), khi đó:

Mỗi công ty tăng quy mô sản xuất nhằm tăng sản lượng đầu ra (Q1 → Q2) do nhu cầu thị trường tăng.

Thu hút thêm công ty mới gia nhập thị trường do thu được lợi nhuận kinh tế → Nguồn cung thị trường tăng → Giá thị trường giảm → Mỗi công ty giảm sản lượng đầu ra trong dài hạn.

eco lms 3

1.5.2. Điều chỉnh khi cầu tăng lâu dài

(1) Cầu thị trường tăng (đường cầu của thị trường dịch từ D1 → D2), khi đó:

Mức giá thị trường cân bằng tăng từ P1 → P2.

Mức sản lượng thị trường cân bằng tăng từ Q1 → Q2.

(2) Cầu của công ty riêng lẻ tăng, khi đó:

Mỗi công ty tăng quy mô sản xuất nhằm tăng sản lượng đầu ra (Q1 → Q2) do nhu cầu thị trường tăng.

Lợi nhuận kinh tế dương, thu hút nhiều công ty gia nhập thị trường, làm tăng tổng nguồn cung thị trường tăng. 

(3) Cung thị trường dịch chuyển từ S1 → S2, khi đó:

Mức sản lượng thị trường cân bằng tăng từ Q2 → Q3.

Mức giá thị trường cân bằng giảm từ P2 → P1 do sản lượng tăng → P=MR=ATC → lợi nhuận kinh tế không còn → Nền kinh tế quay lại điểm cân bằng trong dài hạn 

eco lms6