1. Chương trình thực hiện hành vi nghề nghiệp (Professional Conduct Program –
PCP)
Cơ cấu tổ chức và các thành phần tham gia PCP bao gồm:
- Ủy ban giám sát của Viện CFA chịu trách nhiệm chung về chương trình thực hiện hành vi nghề nghiệp.
- Làm việc dưới Ủy ban Giám sát có các nhân viên giám sát, kết hợp cùng với Hội đồng xét duyệt kỉ luật, bao gồm các Thành viên CFA được chọn lựa về phẩm chất và trình độ.
- Bộ phận này góp phần giám sát Chương trình thực hiện hành vi nghề nghiệp thông qua một quy trình xét duyệt kỉ luật bao gồm các bước sau:
Điều tra
Việc điều tra có thể được thực hiện bằng vài cách khác nhau.
- Bản tự đánh giá hành vi nghề nghiệp được thực hiện hàng năm bởi thành viên của CFA
- Thư khiếu nại về việc thực hiện hành vi nghề nghiệp
- Báo cáo về hành vi không đúng mực
- Báo cáo vi phạm từ Giám thị trong kỳ thi CFA
Điều tra hành vi vi phạm
Sau khi nhận được các cáo buộc về hành vi vi phạm, các Nhân viên giám sát sẽ tiến hành điều tra sâu hơn dựa trên việc thẩm vấn các Thành viên/Ứng viên, phỏng vấn người đã khiếu nại và bên thứ ba, sau đó thu thập các bằng chứng, ghi chép liên quan để đưa đến kết luận.
Xác định, đề xuất phương án kỷ luật
Sau khi đã thu thập các bằng chứng về hành vi vi phạm, các Nhân viên giám sát có thể đi đến kết luật. Nhân viên giám sát có thể gửi thư cảnh cáo trong trường hợp hành vi không quá nghiêm trọng, hoặc phê chuẩn mức phạt dành cho Thành viên hoặc Ứng viên. Ngược lại, các Thành viên và Ứng viên cũng có quyền gửi đơn kháng án lên Hội đồng xét duyệt kỉ luật.
Thực hiện kỷ luật
2. 6 Các quy tắc đạo đức (The Code of Ethics)
- Luôn hành động với sự chính trực, cẩn trọng, tôn trọng và luôn giữ sự chuẩn mực trong đạo đức đối với công chúng, khách hàng, khách hàng tiềm năng, công ty chủ quản, các nhân viên và đồng nghiệp khác trong ngành tài chính cũng như các thành phần khác trong thị trường vốn toàn cầu
- Luôn đặt sự minh bạch của thị trường tài chính và lợi ích khách hàng lên trên lợi ích của bản thân.
- Luôn dành sự quan tâm đúng mực và đưa ra các xét đoán, đánh giá khách quan khi thực hiện các phân tích, khuyến nghị, thực hiện các hoạt động đầu tư cũng như các hoạt động khác trong lĩnh vực đầu tư.
- Luôn hành động cũng như yêu cầu người khác hành động một cách chuyên nghiệp và chuẩn mực để giữ gìn sự uy tín cho bản thân cũng như cả ngành tư vấn tài chính
- Luôn đề cao sự minh bạch của thị trường vốn nhằm tạo ra giá trị cho toàn xã hội
- Duy trì và nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân cũng như góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của các cộng sự.
3. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (The Standards of Professional Conduct)
Nếu như các quy tắc chỉ ra các nguyên lý cơ bản cần tuân thủ cũng như không đi quá sâu vào chi tiết và bắt buộc sự tuân thủ, thì các các Chuẩn mực đạo đức là các hướng dẫn chi tiết và bắt buộc nhằm đảm bảo hành vi đạo đức của các Thành viên và Ứng viên được thực hiện một cách chuẩn mực.
Nội dung chi tiết của các chuẩn mực sẽ được trình bày ở Reading III, về cơ bản Chuẩn mực đạo đức của CFA bao gồm 7 phần:
Reviewed: Cam Tu Vu