[Level 1] Ethical & Professional Standards

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] của Reading 58: Phần 4 - Chuẩn mực số IV: Duties to employer (Trách nhiệm với công ty chủ quản)

Tóm tắt các kiến thức quan trọng liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp số IV: Trách nhiệm với công ty chủ quản

1. Nội dung chuẩn mực

1.1. Standard IV(A) – Loyalty (Trung thành)

Trong các vấn đề liên quan đến công việc của mình tại công ty chủ quản, các Hội viên và Ứng viên phải hành động vì lợi ích của công ty chủ quản và không được làm ảnh hưởng đến việc công ty chủ quản sử dụng lợi thế về kỹ năng và năng lực của các Hội viên và Ứng viên, tiết lộ thông tin mật, hoặc gây ra thiệt hại khác cho công ty chủ quản.

1.2. Standard IV(B) - Additional Compensation Arrangements (Các thỏa thuận thù lao khác)

Các Hội viên và Ứng viên không được nhận quà tặng, trợ cấp, thù lao, hoặc tiền công làm ảnh hưởng đến hoặc có thể tạo ra xung đột lợi ích với công ty chủ quản, trừ khi có văn bản đồng ý của tất cả các bên liên quan.

1.3. Standard IV(C) - Responsibilities of Supervisors (Trách nhiệm của Giám sát viên)

Các Hội viên và Ứng viên phải nỗ lực hợp lý để đảm bảo rằng bất kỳ đối tượng nào chịu sự giám sát hoặc thuộc thẩm quyền quản lý của các Hội viên và Ứng viên phải tuân thủ các luật, quy tắc, quy định và Bộ quy tắc và Chuẩn mực này.

2. Hệ thống kiến thức

 

 

 

3. Phân tích chuẩn mực

3.1. Standard IV(A) – Loyalty (Trung thành)

  • “Công việc của mình tại công ty chủ quản”: Chuẩn mực này chỉ áp dụng nếu như bạn là nhà tư vấn tài chính trực thuộc một công ty tư vấn. Nếu bạn là nhà tư vấn độc lập, hoặc là như tư vấn làm việc dưới dạng hợp đồng, bạn không nhất thiết phải tuân theo các quy định của Chuẩn mực IV(A) mà chỉ cần đảm bảo nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký.
  • Như trong Chuẩn mực III(A) – Sự trung thành với khách hàng đã có đề cập đến, nếu trong trường hợp có sự xung đột về mặt lợi ích giữa khách hàng và công ty chủ quản, lợi ích của khách hàng luôn được ưu tiên. Nếu như để bảo vệ sự minh bạch của thị trường, hoặc quyền lợi của khách hàng, bạn có làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty chủ quản, điều này cũng sẽ không bị coi là hành vi vi phạm Chuẩn mực IV(A). 
  • “Vì lợi ích của công ty chủ quản”: Tuy nhiên, trong trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của công ty chủ quản, lợi ích cá nhân luôn phải được đặt sau cùng.
  • Trong trường hợp nhà tư vấn tài chính có các hoạt động độc lập (independent practice), Chuẩn mực IV(A) nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh với công ty chủ quản đối với cùng một đối tượng khách hàng. Trong trường hợp không vi phạm Chuẩn mực IV(A), nhà tư vấn nên được công ty chủ quản cho phép hoạt động độc lập và cung cấp đầy đủ các thông tin về thu nhập, thời gian làm việc, nội dung công việc … 
  • Trong trường hợp nhà tư vấn tài chính muốn rời khỏi công ty chủ quản, người đó nên thông báo trước một khoảng thời gian nhất định để có thể hoàn thành đủ các nghĩa vụ còn sót lại. Ngoài ra, từ lúc thông báo cho đến lúc chính thức không còn làm việc, nhà tư vấn tài chính vẫn buộc phải tôn trọng các quy định như một nhân viên chính thức. Một số các hành vi như: chiếm đoạt bí mật kinh doanh, danh sách khách hàng, sử dụng trái phép các thông tin mật, lôi kéo khách hàng, … hoàn toàn bị cấm.
  • “Lợi thế về kỹ năng và năng lực”: khi rời khỏi công ty chủ quản, nhà tư vấn tài chính không được phép sao chép, sử dụng các tài liệu từ công ty cũ, do tất cả các sản phẩm được tạo ra trong thời gian làm việc đều được tính là tài sản của công ty cũ. Tuy nhiên, nhà tư vấn tài chính được phép sử dụng các kĩ năng, hiểu biết tích lũy được trong thời gian làm việc tại công ty cũ để áp dụng vào quá trình làm việc tại công ty mới. 

3.2. Standard IV(B) - Additional Compensation Arrangements (Các thỏa thuận thù lao khác)

  • Trong một số trường hợp cụ thể, khách hàng có thể cho nhà tư vấn tài chính thêm phần thưởng để dựa trên hiệu quả đầu tư trong tương lai, và đây có thể là động lực để tạo ra sự xung đột về mặt lợi ích giữa cá nhân và công ty chủ quản. Chuẩn mực IV(B) yếu cầu rằng tất cả các khoản thưởng, quà tặng … cần phải được thông báo và nhận được sự đồng ý từ các bên liên quan.

3.3. Standard IV(C) - Responsibilities of Supervisors (Trách nhiệm của các Giám sát viên)

  • “Nỗ lực hợp lý”: một nhà quản lý sẽ luôn chịu những sự đánh giá khắt khe nhất. Do vậy, một kinh nghiệm khi làm bài thi CFA đó là đối với các câu hỏi dành cho các nhà quản lý/giám sát viên, luôn luôn áp dụng các chuẩn mực khắt khe nhất. 
  • Kể cả trong trường hợp bạn là nhà quản lý của nhiều cấp dưới, thì đó cũng không được tính là cái cớ cho các sai sót. Trong những trường hợp như thế, bạn nên phân quyền trách nhiệm quản lý, giám sát cho các cấp dưới trực tiếp, và đảm bảo việc họ tuân thủ theo các chuẩn mực, quy định đã đề ra. 
  • “Tuân thủ các luật, quy tắc, quy định và Bộ quy tắc và Chuẩn mực này”: Trên cương vị quản lý, Giám sát viên cần đảm bảo cấp dưới không chỉ tuân thủ các luật, quy tắc và quy định, mà còn cần tuân thủ Bộ Quy tắc và Chuẩn mực của Viện CFA, bất kể đó có phải là Thành viên hay Ứng viên của Viện CFA hay không.
  • Ngoài ra Giám sát viên cũng nên góp ý nhằm xây dựng hệ thống tuân thủ cho công ty chủ quản. Một hệ thống tuân thủ hiệu quả không chỉ có thể ngăn chặn sai phạm, mà còn có thể phát hiện và xử lý các sai phạm:

Reviewed: Cam Tu Vu