Tóm tắt các kiến thức quan trọng liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp số V: Phân tích, khuyến nghị, hoạt động đầu tư
1. Nội dung chuẩn mực
1.1. Standard V(A) - Diligence and Reasonable Basis (Cơ sở Thận trọng và Hợp lý)
Các Hội viên và Ứng viên có trách nhiệm:
-
- Thận trọng, độc lập, và tận tâm trong hoạt động phân tích đầu tư, đề xuất kiến nghị đầu tư và tiến hành hoạt động đầu tư.
- Có cơ sở hợp lý và đầy đủ cho hoạt động phân tích, kiến nghị đầu tư hoặc thực hiện đầu tư dựa vào các kết quả nghiên cứu và điều tra phù hợp.
Các Hội viên và Ứng viên có .trách nhiệm:
- Công bố cho khách hàng và khách hàng tiềm năng hình thức cơ bản và các nguyên tắc chung của quy trình đầu tư mà các Thành viên và Ứng viên sử dụng để phân tích đầu tư, lựa chọn chứng khoán và xây dựng danh mục đầu tư và phải kịp thời công bố các thay đổi có thể ảnh hưởng trọng yếu đến các quy trình này.
- Công bố cho khách hàng và khách hàng tiềm năng về các hạn chế và rủi ro quan trọng liên quan đến quy trình đầu tư.
- Sử dụng óc phán đoán hợp lý khi xác định các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích đầu tư, đưa ra khuyến nghị hoặc thực hiện đầu tư và thông báo cho khách hàng và khách hàng tiềm năng về các yếu tố này.
- Phân biệt rõ giữa thông tin thực tế và nhận định khi trình bày kết quả phân tích và kiến nghị đầu tư.
Các Hội viên và Ứng viên có trách nhiệm thiết lập và duy trì hồ sơ lưu trữ để hỗ trợ hoạt động phân tích đầu tư, khuyến nghị và thực hiện đầu tư và các tài liệu liên quan đến đầu tư khác và các thông tin liên quan đến đầu tư khác cung cấp cho khách hàng và khách hàng tiềm năng.
2. Phân tích chuẩn mực
2.1. Standard V(A) - Diligence and Reasonable Basis (Cơ sở Thận trọng và Hợp lý)
-
- Ví dụ: Sử dụng các mô hình định lượng có thể là cơ sở tốt hỗ trợ nhà tư vấn trong việc đưa quyết định. Trách nhiệm của nhà tư vấn tài chính khi sử dụng đến các mô hình định lượng, đó là xác nhận việc sử dụng loại mô hình định lượng được sử dụng là hợp lý, thử nghiệm mô hình trong nhiều bối cảnh thị trường.“Cơ sở hợp lý và đầy đủ”: Trong quá trình tư vấn, sẽ có một số các trường hợp nhà tư vấn tài chính phải sử dụng đến đến các nguồn dữ liệu, tư vấn từ bên thứ ba để hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên khi sử dụng những cơ sở này, nhà tư vấn tài chính cũng cần xem xét một cách “thận trọng, độc lập và tận tâm” để quyết định được đưa ra một cách chính xác nhất.
- Trong trường hợp nhà tư vấn tài chính sử dụng các nghiên cứu của các bên thứ hai (chuyên gia trong công ty) hoặc bên thứ ba (các công ty bên ngoài), hoặc xin ý kiến, đánh giá của một nhà tư vấn độc lập khác, nhà tư vấn tài chính không nên dựa hoàn toàn vào những nghiên cứu này mà nên tự mình kiểm chứng mức độ chính xác của các nghiên cứu trên. Các yếu tố cần phải xem xét có thể là: sự hợp lý trong việc sử dụng các giả định, phương pháp luận, mức độ độc lập và khách quan của người nghiên cứu …
- Group report (nghiên cứu nhóm): trong trường hợp tham gia nghiên cứu nhóm, nếu nhà tư vấn tài chính tin rằng kết quả của nghiên cứu không dựa trên các cơ sở đáng tin cậy, hoặc kết quả đưa ra là không xác đáng, nhà tư vấn tài chính có thể từ chối tham gia hoặc ký tên xác nhận lên nghiên cứu đó.
2.2. Standard V(B) - Communication with Clients and Prospective Clients (Giao tiếp với Khách hàng và Khách hàng tiềm năng)
- “Hình thức cơ bản và các nguyên tắc chung của quy trình đầu tư”: nhà tư vấn tài chính không cần phải giải thích cặn kẽ về chiến lược đầu tư được sử dụng, các mô hình được áp dụng, các dữ liệu đầu vào … cho nhà đầu tư, tuy nhiên, Chuẩn mực V(B) khuyến khích việc giải thích một cách sơ lược về các chiến lược, hình thức và nguyên lý đầu tư được sử dụng để khách hàng có thêm thông tin và nắm được tình hình. Ngoài ra, các thay đổi trọng yếu cũng phải được thông báo đến nhà đầu tư.
- “Hạn chế và rủi ro”: nhà đầu tư cũng cần phải ý thức được các hạn chế và rủi ro mà khoản đầu tư của mình đang phải chịu.
- Các rủi ro có thể có và cần phải được trình bày cho nhà đầu tư là: rủi ro đòn bẩy, rủi ro thị trường, việc sử dụng các công cụ tài chính phức tạp, rủi ro đối tác, rủi ro của ngành, rủi ro tín dụng …
- Nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ các hạn chế trong việc đưa ra ý kiến của nhà tư vấn tài chính, bao gồm: hạn chế về mặt thanh khoản, hạn chế về mặt hiệu quả, hạn chế tiềm tang của các mô hình, của các giả định được sử dụng.
- Khi hiểu rõ các rủi ro và hạn chế, nhà đầu tư có thể đánh giá một cách đúng đắn hơn về mức độ không chắc chắn trong việc sử dụng các ước tính khi đầu tư của nhà tư vấn tài chính
- Khi giao tiếp với khách hàng về phân tích, khuyến nghị và hoạt động đầu tư, nhà tư vấn tài chính cũng cần đưa ra đánh giá xem các yếu tố quan trọng là gì và trình bày để khách hàng nắm được thông tin.
- Ví dụ, một nhà tư vấn đưa ra khuyến nghị rằng nhà đầu tư nên mua thêm vàng, các yếu tố góp phần khẳng định cho khuyến nghị trên có thể bao gồm: lãi suất có xu hướng giảm dần, lạm phát trong ngắn hạn có xu hướng tăng cao, niềm tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán đang suy giảm …
- Với sự hiểu biết có thể không quá sâu trọng về thị trường tài chính, nhà đầu tư đôi khi có thể không phân biệt được trong lời khuyến nghị của nhà tư vấn tài chính đâu là thực tế (fact), đâu là quan điểm (opinion). Nhà tư vấn, do đó, cũng có trách nhiệm phải tách biệt rõ hai yếu tố này để khách hàng có thể hiểu rõ. Một điểm hay bị nhầm lẫn trong bài thi CFA, đó là những kết quả của mô hình thống kê, định lượng không phải là một fact, mà là một ước tính dựa trên các dữ liệu đầu vào.
2.3. Standard V(C) - Record Retention (Lưu hồ sơ)
- Nhà tư vấn tài chính bắt buộc phải lưu trữ các hồ sơ dưới dạng bản cứng hoặc bản mềm, ví dụ như email, tin nhắn, bài viết … và các thông tin khác nhằm hỗ trợ cho quá trình đầu tư, bao gồm các ghi chép khi phỏng vấn với khách hàng, kết quả của mô hình định lượng và các phân tích đi kèm, nghiên cứu của bên thứ ba.
Reviewed: Cam Tu Vu