Các vấn đề cơ bản cần chú ý khi học Module 8 trong chương trình CFA level 1
1. Xác định và giải thích đòn bẩy, rủi ro kinh doanh, rủi ro bán hàng, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính và phân loại rủi ro
1.1. Đòn bẩy
Đòn bẩy đề cập đến việc công ty sử dụng chi phí cố định trong hoạt động kinh doanh. Có 2 loại đòn bẩy điển hình là đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính.
-
Đòn bẩy hoạt động: Là việc công ty sử dụng những chi phí hoạt động cố định (Khấu hao hay thuê) để phóng đại ảnh hưởng của thay đổi trong doanh thu đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sử dụng nhiều đòn bẩy hoạt động sẽ gia tăng rủi ro hoạt động của công ty.
-
Đòn bẩy tài chính: Là việc công ty sử dụng những chi phí tài chính cố định (Chi phí lãi vay) để phóng đại ảnh hưởng của thay đổi trong thu nhập hoạt động đối với thu nhập ròng của công ty. Tuy nhiên, sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính sẽ gia tăng rủi ro tài chính của công ty.
Công ty sử dụng đòn bẩy có thể làm tăng tính không ổn định của thu nhập và dòng tiền của công ty → tăng rủi ro cho các nhà đầu tư trong công ty → tăng tỷ lệ chiết khấu phải được sử dụng để định giá công ty. Bên cạnh đó, sử dụng đòn bẩy cao có thể khiến doanh nghiệp thua lỗ đáng kể nếu nền kinh tế đang suy thoái.
1.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng đòn bẩy đối với giá trị của công ty
Cấu trúc của chi phí có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng đòn bẩy của công ty. Từ đó, ảnh hưởng đến biến động của Thu nhập ròng. Cụ thể như sau:
-
Nếu cấu trúc vốn của công ty có tỷ trọng chi phí cố định cao hơn đồng nghĩa là công ty đang sử dụng mức đòn bẩy cao hơn, dẫn đến những sự biến động của Net income.
-
Mức đòn bẩy càng cao, thu nhập của công ty càng biến động → đòn bẩy có thể làm cho lợi nhuận tiềm năng lớn hơn, nhưng nó cũng có thể làm tăng tổn thất → phát sinh nhiều rủi ro hơn.
1.3. Rủi ro phát sinh từ việc sử dụng đòn bẩy
1.3.1. Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh đề cập đến rủi ro liên quan đến thu nhập hoạt động kinh doanh của công ty. Rủi ro kinh doanh được xuất phát từ rủi ro bán hàng và rủi ro hoạt động.
-
Rủi ro bán hàng (Sales risk): Do ảnh hưởng của những tác nhân dẫn đến doanh thu của công ty không chắc chắn và ổn định.
-
Rủi ro hoạt động (Operating risk): Chi phí cố định càng lớn so với chi phí biến đổi → khó điều chỉnh chi phí hoạt động theo những thay đổi về doanh thu → rủi ro hoạt động càng lớn. Có thể đo lường rủi ro hoạt động bằng mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động (DOL)
1.3.2. Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính đề cập đến rủi ro liên quan đến việc công ty sử dụng các nguồn vốn có chi phí cố định. Xuất phát từ cấu trúc vốn tài trợ của công ty, tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của công ty càng lớn → tỷ lệ chi phí tài trợ cố định càng cao → rủi ro tài chính của công ty càng lớn. Có thể đo lường rủi ro tài chính bằng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (DFL)
1.4. Tính toán và lý giải mức độ đòn bẩy hoạt động, mức độ đòn bẩy tài chính và mức độ tổng đòn bẩy
1.4.1. Mức độ đòn bẩy hoạt động
Mức độ đòn bẩy hoạt động (DOL) là thước đo định lượng về mức độ nhạy cảm của những thay đổi trong thu nhập hoạt động của công ty (EBIT) đối với những thay đổi về nhu cầu (gọi là đơn vị bán hàng).
Công thức
Trong đó:
-
Q là sản lượng
-
P là giá bán trên mỗi sản phẩm
-
F là chi phí hoạt động cố định
-
AVC là chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm
Kết luận
-
Với mỗi cấp độ doanh thu khác nhau thì DOL cũng khác nhau.
-
Độ nhạy của thu nhập hoạt động đối với những thay đổi trong đơn vị bán (DOL) giảm khi khối lượng bán (tính theo đơn vị) tăng lên.
-
Tỷ lệ chi phí cố định trong cơ cấu chi phí hoạt động của công ty càng cao thì thu nhập hoạt động của công ty đó càng nhạy cảm (DOL càng cao) đối với những thay đổi về số lượng đơn vị bán ra → rủi ro hoạt động của công ty càng cao.
1.4.2. Mức độ đòn bẩy tài chính
Mức độ đòn bẩy tài chính (DFL) là thước đo định lượng về mức độ nhạy cảm của những thay đổi trong thu nhập ròng (hoặc EPS) của công ty đối với những thay đổi trong thu nhập hoạt động.
Công thức
Trong đó:
-
C là chi phí tài chính cố định
Kết luận
Công ty sử dụng các nguồn tài trợ có thu nhập cố định càng nhiều thì độ nhạy của thu nhập ròng đối với những thay đổi trong thu nhập hoạt động càng lớn (DFL càng cao) → rủi ro tài chính của công ty càng cao. Mức độ tổng đòn bẩy (DTL) đo lường tác động kết hợp của đòn bẩy hoạt động (DOL) và đòn bẩy tài chính (DFL) đối với sự biến động của thu nhập ròng.
1.4.3. Mức độ tổng đòn bẩy
Mức độ tổng đòn bẩy (DTL) là thước đo định lượng về mức độ nhạy cảm của những thay đổi trong thu nhập ròng (hoặc EPS) của công ty đối với những thay đổi trong doanh số bán hàng (đơn vị bán ra).
Công thức
Kết luận
Kết hợp tác động của cả hai loại đòn bẩy, chi phí hoạt động và tài chính cố định cùng nhau làm tăng độ nhạy cảm của thu nhập đối với thu nhập ròng.
2. Ảnh hưởng của đòn bẩy đến ROE, điểm hòa vốn và doanh số hòa vốn hoạt động
2.1. Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đối với thu nhập ròng và chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty
Sử dụng đòn bẩy tài chính làm giảm thu nhập ròng do làm tăng chi phí cố định nhưng lại làm tăng ROE cũng như khả năng biến đổi của ROE so với khi không sử dụng đòn bẩy tài chính.
2.2. Tính toán số lượng hòa vốn và số lượng hòa vốn hoạt động; Xác định lợi nhuận ròng của công ty ở các mức bán khác nhau
2.2.1. Sản lượng hòa vốn
Điểm hòa vốn của công ty là điểm mà tại đó doanh thu của công ty bằng tổng chi phí → thu nhập ròng của công ty bằng không.
Thu nhập ròng/ Lỗ = Doanh thu – Tổng chi phí = P × Q – (AVC × Q + F + C)
Ta có, sản lượng hòa vốn () là số lượng tại đó thu nhập ròng = 0. Tương tự tại đó, doanh thu = Tổng chi phí. Tương đương với
2.2.2. Sản lượng hòa vốn hoạt động
Ta có, sản lượng hòa vốn () là số lượng tại đó thu nhập hoạt động = 0. Tương tự tại đó, doanh thu = Tổng chi phí hoạt động. Tương đương với
2.2.3. Ảnh hưởng của đòn bẩy đến điểm hòa vốn và điểm hòa vốn hoạt động
-
Một công ty chọn cơ cấu hoạt động và tài chính dẫn đến tổng chi phí cố định (mức đòn bẩy) lớn hơn sẽ có điểm hòa vốn cao hơn.
-
Đòn bẩy có thể phóng đại tác động của những thay đổi về doanh thu đối với thu nhập ròng.
-
Đơn vị sản phẩm bán ra càng xa điểm hòa vốn thì thu nhập ròng càng lớn → tác động khuếch đại của đòn bẩy lên thu nhập ròng càng lớn.