Các vấn đề cơ bản cần chú ý khi học Module 2 trong chương trình CFA level 1
1. Quỹ đầu tư tư nhân
1.1. Giải thích các đặc điểm của quỹ đầu tư tư nhân
1.1.1. Tổng quan về quỹ đầu tư tư nhân
Cách vận hành: Quỹ tư nhân thường đầu tư vào các công ty chưa niêm yết, chưa ổn định về tài chính và các định chế tài chính phi truyền thống.
Hình thức đầu tư: vốn cổ phần và vốn vay.
1.1.2. Các hình thức đầu tư
1.1.2.1. Đầu tư vào vốn cổ phần
Quỹ tư nhân đầu tư vào vốn cổ phần của doanh nghiệp tư nhân hoặc vào công ty đại chúng với mục tiêu chuyển thành công ty tư nhân. Các công ty được quỹ tư nhân đầu tư vào thường được gọi là công ty danh mục (portfolio company).
Các hình thức đầu tư vốn cổ phần bao gồm:
-
Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital): đầu tư vào các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu phát triển.
-
Quỹ đầu tư tăng trưởng (Growth capital): đầu tư vào các doanh nghiệp đang phát triển mạnh.
-
Mua lại bằng đòn bẩy (Leverage buyouts): đầu tư vào các doanh nghiệp đã phát triển tới một mức độ nhất định.
1.1.2.1.1. Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital)
Quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư hoặc cung cấp vốn cho các công ty tư nhân có tiềm năng tăng trưởng cao.
Các khoản đầu tư thường là dạng vốn chủ sở hữu nhưng cũng có thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi hoặc cho vay.
Các giai đoạn đầu tư mạo hiểm: Quỹ đầu tư mạo hiểm có thể đầu tư vào nhiều giai đoạn khác nhau, từ lúc công ty bắt đầu ý tưởng cho đến khi công ty chuẩn bị chào bán ra công chúng (IPO) hoặc được mua lại.
a. Giai đoạn hình thành (Formative stage): Trong giai đoạn này, việc rót vốn đầu tư mạo hiểm vào doanh nghiệp được chia thành 3 giai đoạn nhỏ
-
Giai đoạn đầu tư thiên thần (Angel investing): công ty được đầu tư mới chỉ phát triển được ý tưởng. Lượng vốn được đầu tư lúc này chủ yếu đến từ các nhà đầu tư thiên thần, nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp được đầu tư mạo hiểm xác định tiềm năng của thị trường, lên kế hoạch kinh doanh và bước đầu hoạt động.
-
Giai đoạn ươm mầm (Seed stage): trong giai đoạn này lượng vốn được rót nhằm giúp doanh nghiệp được đầu tư phát triển sản phẩm, thực hiện marketing và nghiên cứu thị trường. Quỹ đầu tư mạo hiểm thường bắt đầu đầu tư vào giai đoạn này.
-
Giai đoạn mở đầu (Early stage): trong giai đoạn này lượng vốn được rót nhằm giúp doanh nghiệp được đầu tư phục vụ bước đầu sản xuất và kinh doanh.
b. Giai đoạn sau (Later-stage financing)
Trong giai đoạn này, vốn đầu tư vào doanh nghiệp được đầu tư mạo hiểm chủ yếu dùng để mở rộng sản xuất, gia tăng doanh số trước khi doanh nghiệp phát hành ra công chúng.
c. Giai đoạn tài trợ hạng hai (Mezzanine-stage financing)
Trong giai đoạn này, vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhằm phục vụ cho phát hành ra công chúng.
Chiến lược quỹ đầu tư mạo hiểm trong giai đoạn này: Nhà quản lý của quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia đóng góp tích cực trong việc phát triển của công ty danh mục, thường họ sẽ là người trong hội đồng quản trị hoặc có chức vụ quản lý quan trọng.
1.1.2.1.2. Quỹ đầu tư tăng trưởng (Growth capital):
Quỹ đầu tư tăng trưởng đầu tư chủ yếu vào các các doanh nghiệp đang phát triển mạnh và thường dưới dạng cổ đông thiểu số. Trong trường hợp đầu tư vào công ty đại chúng, việc đầu tư này được gọi là private investments in public equities (PIPEs).
Chiến lược quỹ đầu tư tăng trưởng trong giai đoạn này: Hiện thực hóa lợi nhuận từ việc bán một phần cổ phần trước khi công ty có thể phát hành ra công chúng, nhưng quỹ vẫn tìm cách duy trì quyền kiểm soát và tham gia vào sự phát triển của công ty.
1.1.2.1.3. Mua lại bằng đòn bẩy (Leveraged buyouts - LBOs)
Mua lại bằng đòn bẩy xuất hiện khi các quỹ tư nhân thành lập quỹ LBO để mua lại các công ty đại chúng hoặc đang chuyển thành công ty tư nhân bằng tiền huy động bằng vốn vay (tiền đi vay chiếm tỷ lệ nhiều hơn vốn chủ sở hữu) để mua. Việc quỹ mua lại công ty đại chúng và biến chúng thành công ty tư nhân còn được gọi là “going-private”.
Có hai loại LBO:
-
Management buyouts (MBOs): Đội ngũ quản trị nằm trong quỹ LBO là những người của công ty được đầu tư (công ty danh mục).
-
Management buy-ins (MBIs): Đội ngũ quản trị nằm trong quỹ LBO là những người của quỹ tư nhân.
1.1.2.1.4. Chiến lược thoái vốn của quỹ đầu tư tư nhân
Khoảng thời gian đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân của quỹ đầu tư tư nhân thường kéo dài trung bình khoảng 5 năm. Sau đó, quỹ đầu tư tư nhân sẽ thoái vốn khỏi công ty được đầu tư từ 6 tháng đến 10 năm để kiếm lợi nhuận bằng các hình thức chủ yếu sau:
Bán cùng ngành (Trade sale) |
Quỹ đầu tư bán cổ phần tại công ty cho tổ chức cạnh tranh chung ngành hoặc nhà đầu tư chiến lược khác. |
Bán thứ cấp (Secondary sale) |
Quỹ đầu tư bán công ty cho một quỹ khác hoặc cho một nhóm nhà đầu tư. |
Phát hành ra công chúng (IPO) |
Quỹ đầu tư bán cổ phiếu tại công ty (tất cả hoặc một số) ra công chúng trong lần chào bán cổ phiếu đầu tiên của công ty. |
Tái vốn hóa (Recapitalization) |
Công ty vay nợ để trả cổ tức cho quỹ đầu tư, quỹ đầu tư vẫn kiểm soát công ty nhưng bước đầu có dấu hiệu chuẩn bị thoái vốn. |
Bán thanh lý (Write off/Liquidation) |
Hình thức thoái vốn này thường diễn ra khi khoản đầu tư của quỹ đầu tư diễn ra không thuận lợi (công ty danh mục bị giảm giá trị). |
Công ty mua lại mục đích đặc biệt (Special purpose acquisition company – SPAC) |
|
Quỹ tư nhân cho các công ty tư nhân vay dưới nhiều dạng vốn nợ khác nhau.
1.1.2.2.1. Cho vay trực tiếp (Direct lending) |
Khoản nợ thường dưới dạng nợ cấp cao (Senior debt), có bảo đảm và có các giao ước nhằm bảo vệ quỹ tư nhân. Dạng đặc biệt của cho vay trực tiếp là nợ đòn bẩy (leverage loan). Trong đó, quỹ tư nhân thành lập quỹ với 2 nguồn là huy động vốn từ nội bộ và vay từ bên ngoài, sau đó quỹ này được sử dụng để cho vay. |
1.1.2.2.2. Nợ lửng (mezzanine debt) |
Khoản nợ thường dưới dạng nợ thứ cấp (subordinated debt), dẫn đến quỹ yêu cầu lợi suất cao và có thể có thêm những điều khoản bảo đảm để đền bù cho rủi ro cao. |
1.1.2.2.3. Cho vay mạo hiểm (venture debt) |
Khoản nợ dành cho các công ty start-up hoặc doanh nghiệp chưa ổn định về tài chính. Tương tự với nợ lửng, quỹ cũng yêu cầu lợi suất cao và có thể có thêm những điều khoản đảm bảo. |
1.1.2.2.4. Nợ thoái vốn (Distressed debt) |
Khoản nợ dành cho các công ty trưởng thành đang gặp khó khăn trong tài chính, nhằm giúp họ tái cơ cấu và hồi sinh bằng việc lên kế hoạch tham gia đóng góp vào bộ máy quản lý. |
1.1.2.2.5. Các chiến lược cho vay khác (Other private debt strategies) |
|
1.1.3. Rủi ro và lợi nhuận của quỹ đầu tư tư nhân
|
Vốn cố phần |
Vốn vay |
Rủi ro |
→ Rủi ro cao hơn công cụ vốn cổ phần truyền thống. |
|
Lợi nhuận |
|
2. Đầu tư bất động sản và cơ sở hạ tầng
2.1. Giải thích các đặc điểm của đầu tư bất động sản
2.1.1. Tổng quan về đầu tư bất động sản
Đầu tư bất động sản: Đầu tư trực tiếp/gián tiếp vào bất động sản như đất đai, tòa nhà dưới hình thức là chủ sở hữu (equity investing) hoặc cho vay (debt investing).
Phân loại các công cụ bất động sản:
Bất động sản nhà ở (Residential property) |
|
Bất động sản thương mại (Commercial property) |
|
Chứng chỉ quỹ tín thác đầu tư bất động sản (Real estate investment trusts) |
Là công cụ đầu tư phổ biến để sở hữu BĐS tạo thu nhập cho cả nhà đầu tư tư nhân và đại chúng. |
Trái phiếu đảm bảo bằng các khoản thế chấp bất động sản (Mortgage-backed securities) |
Là công cụ tương tự trái phiếu, trong đó trái phiếu được phát hành với tài sản tài chính được dùng làm tài sản đảm bảo là các khoản vay thế chấp BĐS. |
2.1.2. Các hình thức đầu tư
2.1.2.1. Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Hình thức |
Cơ chế đầu tư |
Phương thức đầu tư |
Đầu tư trực tiếp |
Mua trực tiếp BĐS |
|
Đầu tư gián tiếp |
Đầu tư gián tiếp qua các quỹ. |
Quỹ đầu tư đại chúng hoặc tư nhân Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Quỹ phòng vệ, chứng chỉ REITs… |
2.1.2.2. Thế chấp (Mortgages)
Thế chấp là khoản nợ với tài sản đảm bảo là bất động sản. Nếu người vay không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ, người cho vay có quyền bán giải chấp tài sản để bù đắp cho nghĩa vụ nợ.
2.1.2.3. Các loại hình đầu tư của quỹ đầu tư tư nhân
Quỹ mở vô hạn |
Cho phép NĐT góp vốn hoặc thoái vốn trong suốt cuộc đời của quỹ. Bao gồm:
|
Quỹ đóng hữu hạn |
2 loại chiến lược:
|
2.1.3. Rủi ro và lợi nhuận của đầu tư BĐS
Lợi nhuận của đầu tư BĐS
Công cụ đo lường |
Mô tả |
Hạn chế |
Chỉ số thẩm định (Appraisal index) |
Chỉ số này đánh giá bất động sản thông qua việc ước tính giá trị định kỳ của bất động sản. |
|
Chỉ số bán hàng lặp lại (Repeat index) |
Chỉ số này đánh giá bất động sản thông qua thay đổi giá trị chênh lệch sau các lần bán lại. |
Giá trị BĐS có thể thay đổi lớn tùy từng kỳ và có thể không đại diện cho thị trường. |
Chỉ số REIT (REIT index) |
Chỉ số này đánh giá bất động sản thông qua diễn biến giá thực tế giao dịch của chứng chỉ quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT shares). |
Chỉ số có thể không đại diện cho thị trường BĐS thực tế. |
Rủi ro của đầu tư BĐS:
Giá trị của BĐS (Property values) |
Giá trị của BĐS thay đổi do:
|
Đầu tư vào BĐS chất lượng kém (Distressed property investing) |
Đầu tư vào BĐS chất lượng kém có thể phát sinh nhiều rủi ro do hoạt động không ổn định. |
Phát triển BĐS (Property development) |
Rủi ro đến từ:
|
Rủi ro tài chính (Financing risk) |
Khả năng tài trợ vốn dài hạn còn hạn chế. |
2.1.4. Lợi ích đa dạng hóa của đầu tư BĐS
Ngoài những lợi ích nói chung của công cụ đầu tư thay thế, BĐS sở hữu một vài lợi ích đặc biệt:
-
Lợi nhuận dài hạn, đến từ thu nhập và giá trị BĐS tăng.
-
Nguồn thu nhập ổn định, miễn nhiễm với các cú sốc kinh tế.
-
Phòng hộ lạm phát nếu tiền cho thuê được điều chỉnh theo lạm phát.
2.2. Giải thích các đặc điểm của đầu tư cơ sở hạ tầng
2.2.1. Tổng quan về đầu tư cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng (infrastructures) là cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động của một xã hội hoặc doanh nghiệp.
Đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm các tài sản thực, thâm dụng vốn và tồn tại lâu dài.
-
Đầu tư với mục đích sử dụng công cộng và cung cấp các dịch vụ thiết yếu (sân bay, cơ sở chăm sóc sức khỏe, nhà máy điện…).
-
Thường được tài trợ, sở hữu và điều hành bởi Chính phủ.
Đặc điểm của đầu tư cơ sở hạ tầng:
-
Là một chiến lược quan trọng
-
Là công cụ độc quyền và được pháp luật quy định
-
Mang lại dòng tiền ổn định dài hạn
-
Yêu cầu vốn đầu tư lớn
-
Thời gian hoạt động lâu dài
-
Rủi ro được xác định
-
Cấu trúc tài chính có đòn bẩy cao
Phân loại cơ sở hạ tầng:
Dựa trên tài sản cơ sở |
|
Dựa trên giai đoạn phát triển của tài sản cơ sở |
→ Ít tiềm năng phát triển. |
Dựa trên vị trí của tài sản cơ sở |
Vị trí địa lý của tài sản cơ sở cho biết các rủi ro chính trị và kinh tế vĩ mô. |
2.2.2. Các hình thức đầu tư
|
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
Đầu tư trực tiếp |
Nhà đầu tư kiểm soát và có thể sở hữu toàn bộ giá trị |
|
|
Đầu tư gián tiếp |
Chứng khoán cơ sở hạ tầng giao dịch công khai |
Có xu hướng tập trung đầu tư ở một loại tài sản nhất định. |
NĐT phải chịu thuế trên thu nhập. |
Chứng chỉ liên doanh kinh doanh (MLPs) |
Tính thanh khoản cao, phí hợp lý, quản lý minh bạch, lợi ích đa dạng hóa.
|
Giao dịch trên sàn, phân phối dòng tiền nhiều cho NĐT. |
2.2.3. Rủi ro và lợi nhuận của đầu tư cơ sở hạ tầng
Quản lý rủi ro của đầu tư cơ sở hạ tầng:
Phân loại rủi ro |
Cơ chế quản trị rủi ro |
|
Rủi ro hiệu suất |
Rủi ro về nhu cầu/khối lượng |
Điều khoản nhận hoặc trả tiền (Take-or-pay arrangement) |
Rủi ro vận hành |
Hợp đồng khuyến khích bảo trì (Incentivized maintenance contract) |
|
Rủi ro xây dựng |
Hợp đồng giá cố định theo ngày nhất định (Fixed-price date-certain contract) |
|
Rủi ro cấu trúc |
Rủi ro tài chính/lãi suất |
Hợp đồng hoán đổi lãi suất |
Rủi ro pháp lý |
Thẩm định quy định, hành lang pháp lý |
|
Rủi ro chính trị |
Bảo hiểm rủi ro vỡ nợ |
|
Rủi ro tiền tệ |
Thỏa thuận hợp tác công tư bao gồm điều chỉnh thuế quan nếu có thay đổi về tỷ giá hối đoái/thuế. |
|
Rủi ro về thuế/lợi nhuận hồi hương |
2.2.4. Lợi ích đa dạng hóa của đầu tư cơ sở hạ tầng
Ngoài những lợi ích nói chung của công cụ đầu tư thay thế, cơ sở hạ tầng sở hữu một vài lợi ích đặc biệt:
-
Lợi nhuận dài hạn, đến từ thu nhập và giá trị tăng.
-
Nguồn thu nhập ổn định, miễn nhiễm với các cú sốc kinh tế.
-
Phòng vệ lạm phát.
3. Đầu tư tài nguyên thiên nhiên
3.1. Giải thích các đặc điểm của đầu tư tài nguyên thiên nhiên
3.1.1. Tổng quan về đầu tư tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là một dạng tài sản đặc biệt bao gồm: Hàng hóa (commodity) và Lâm nghiệp (timberland) & Nông nghiệp (farmland).
3.1.2.1. Hàng hóa
Phân loại hàng hóa:
-
“cứng”: những hàng hóa được khai thác, chẳng hạn như đồng, hoặc được chiết xuất, chẳng hạn như dầu mỏ.
-
“mềm”: những hàng hóa được nuôi trồng trong một khoảng thời gian, chẳng hạn như gia súc, ngũ cốc và hoa màu, chẳng hạn như cà phê.
Đặc điểm của hàng hóa:
-
Lợi nhuận: Lợi nhuận của đầu tư hàng hóa chủ yếu dựa trên thay đổi về giá hàng hóa.
-
Hình thức đầu tư:
-
Đầu tư trực tiếp: giao dịch hàng hóa thực.
-
Đầu tư gián tiếp: thông qua công cụ phái sinh của một hàng hóa hoặc một chỉ số hàng hóa.
-
3.1.2.1.1. Công cụ đầu tư hàng hóa
Phái sinh hàng hóa (Commodity derivatives) |
Đầu tư vào tất cả các dạng của phái sinh hàng hóa: hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. |
Quỹ hoán đổi danh mục (commodity ETFs) |
|
Cố vấn giao dịch hàng hóa (Commodity Trading Advisors – CTAs) |
|
Quỹ chuyên biệt (Specialized funds) |
|
Hàng hóa số (Digital commodities) |
Đầu tư vào tài sản kỹ thuật số (digital assets).
|
3.1.2.1.2. Định giá hàng hóa
Future price ≈ Spot price × (1 + Risk-free rate) + Storage costs – Convenience yield
Trong đó:
-
Future price: Giá của hàng hóa trong hợp đồng tương lai
-
Spot price: Giá hàng hóa giao ngay (thường được quyết định bởi tương quan cung cầu hiện tại)
-
Risk - free rate: Lãi suất phi rủi ro (thường là lợi suất trái phiếu chính phủ)
-
Storage cost: Chi phí lưu kho hàng hóa
-
Convenience yield: Lợi tức tiện ích mà người có hàng hóa được hưởng khi nắm giữ hàng hóa
Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
Futures prices > Spot prices |
Futures prices < Spot prices |
Xảy ra khi convenience yield rất nhỏ hoặc bằng 0 và/hoặc storage cost cao → Trạng thái của thị trường lúc này được gọi là Bù hoãn mua (Contango). |
Xảy ra khi convenience yield rất lớn và/hoặc storage cost rất nhỏ hoặc bằng 0 → Trạng thái của thị trường lúc này được gọi là Bù hoãn bán (Backwardation). |
3.1.2.2. Lâm nghiệp và nông nghiệp
|
Lâm nghiệp (Timberland) |
Nông nghiệp (Farmland) |
Nguồn lợi nhuận |
Tăng trưởng sinh học của cây trồng, thay đổi của giá của gỗ trong hợp đồng tương lai và hợp đồng giao ngay, thay đổi về giá của đất nền. |
Thay đổi về giá đất trồng, thay đổi về giá sản phẩm nông sản, chất lượng và số lượng của các loại cây trồng được sản xuất. |
Linh hoạt trong sản xuất |
Khá linh hoạt: có thể hạn chế thu hoạch gỗ khi giá giảm để không tốn kho lưu trữ. |
Ít linh hoạt: nông sản cần phải thu hoạch khi đến vụ. |
Hình thức đầu tư |
|
3.1.3. Rủi ro và lợi nhuận của đầu tư tài nguyên thiên nhiên
|
Hàng hóa |
Nông nghiệp và lâm nghiệp |
Rủi ro |
Rủi ro cao do bất cân xứng cung cầu và vị thế đòn bẩy, dẫn đến biến động về giá. |
Rủi ro cao do thanh khoản kém, chi phí sản xuất cố định cao, dòng tiền biến thiên phụ thuộc vào thời tiết, có thể có tổn thất khi có thảm họa thiên nhiên. |
Lợi nhuận |
|
Trong quá khứ, nông nghiệp có lợi nhuận cao hơn lâm nghiệp, tuy nhiên rủi ro cũng cao hơn. |
3.1.4. Lợi ích đa dạng hóa của tài nguyên thiên nhiên
Ngoài những lợi ích nói chung của công cụ đầu tư thay thế, tài nguyên thiên nhiên sở hữu một vài lợi ích đặc biệt:
-
Phòng vệ lạm phát.
-
Lợi ích đa dạng hóa đến từ tiêu chuẩn ESG ngày càng phổ biến trong kinh tế.
4. Quỹ phòng vệ
4.1. Giải thích các đặc điểm của quỹ phòng vệ
4.1.1. Tổng quan về quỹ phòng vệ
Quỹ phòng vệ là một khoản đầu tư thay thế được thiết kế với đa dạng chiến lược và đầu tư vào các sản phẩm phức tạp.
Các đặc điểm của quỹ phòng vệ:
Mục tiêu |
Tạo ra lợi nhuận cao, có thể là mục tiêu lợi nhuận tuyệt đối hoặc mục tiêu tương đối so với một mục tiêu cụ thể trên thị trường. |
Chiến lược |
|
Cấu trúc |
Theo quan hệ đối tác đầu tư tư nhân hoặc quỹ nước ngoài theo những quy định pháp lý nhất định. → Khách hàng của quỹ khá hạn chế. |
Lợi ích |
Lợi ích đa dạng hóa |
Thiên lệch kẻ sống sót (Survivorship bias) |
Chỉ bao gồm thông tin về các quỹ đầu tư hiện tại trên thị trường |
Hạn chế trong việc thu hồi khoản đầu tư |
Lockup period: Nhà đầu tư có thể được yêu cầu giữ tiền của họ trong quỹ với một khoảng thời hạn phong tỏa nhất định (Lockup period) rồi mới được bắt đầu rút tiền. Notice period: Khi muốn thoái vốn (bán lại chứng chỉ quỹ phòng vệ lại cho quỹ (redemption)), các nhà đầu tư cần phải thông báo trước. |
Quỹ của quỹ phòng vệ (Fund-of-funds) là các quỹ đầu tư vào các quỹ phòng vệ khác.
Các đặc điểm của Quỹ của quỹ phòng vệ:
-
Lợi ích đa dạng hóa cao hơn quỹ phòng vệ thông thường, do họ tạo ra một danh mục đầu tư đa dạng nhiều quỹ phòng vệ, giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể dễ dàng tiếp cận.
-
Cung cấp khả năng về chuyên môn cao trong việc lựa chọn đầu tư.
-
Nhà đầu tư phải chịu 2 lần phí: phí đầu tư vào Quỹ phòng vệ và phí đầu tư vào Quỹ của quỹ phòng vệ → Trong một vài trường hợp có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư.
4.1.2.1. Chiến lược phòng hộ chứng khoán vốn cổ phần (Equity hedge fund strategies)
Quỹ phòng vệ vốn cổ phần chủ yếu thực hiện giao dịch đối với cổ phiếu và các loại chứng khoán phái sinh có tài sản cơ sở (underlying asset) là cổ phiếu.
Market neutral |
|
Fundamental long/short growth |
Mua cổ phiếu được kỳ vọng tăng trưởng lớn và bán cổ phiếu bị dự báo tăng trưởng kém. |
Fundamental value |
Sử dụng phương pháp cơ bản để định giá cổ phiếu: mua cổ phiếu định giá thấp và bán cổ phiếu định giá cao. |
Sector specific |
Xác định các cơ hội đầu tư trong một lĩnh vực nhất định. |
Short biased |
Chủ yếu thực hiện vị thế bán với cổ phiếu định giá cao. |
4.1.2.2. Chiến lược mua bán dựa trên sự kiện (Event-driven strategies)
Quỹ phòng vệ thường quan sát một số sự kiện biến động lớn của doanh nghiệp như M&A, tái cấu trúc để thực hiện đầu tư.
Merger arbitrage |
Mua cổ phiếu của công ty bị mua và bán cổ phiếu của công ty đi thu mua. |
Distressed/ restructuring |
Mua cổ phiếu của công ty gặp khủng hoảng với mục đích tái cơ cấu. |
Activist shareholder |
Mua số lượng lớn cổ phiếu đủ để tác động đến các chính sách của công ty, với mục tiêu tăng giá trị công ty. |
Special situations |
Mua cổ phiếu của các công ty thực hiện phát hành hoặc mua lại cổ phiếu, chia tách cổ phiếu, bán tài sản hoặc phân phối vốn. |
4.1.2.3. Chiến lược giá trị tương đối (Relative value strategies)
Quỹ phòng vệ thường quan sát sự bất thường về giá của một số chứng khoán để thực hiện giao dịch.
Convertible arbitrage fixed income |
Mua trái phiếu chuyển đổi và bán một phần cổ phiếu thường của chính doanh nghiệp phát hành đó. |
Asset-backed fixed income |
Khai thác sự khác biệt về giá của các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) hoặc chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (ABS). |
General fixed income |
Khai thác sự khác biệt về giá của các loại trái phiếu. |
Volatility |
Sử dụng quyền chọn để thực hiện vị thế mua hoặc bán trong một loại tài sản hoặc giữa các loại tài sản. |
Multi-strategy |
Sử dụng tổng hợp các chiến lược ở trên để khai thác sự khác biệt về giá. |
4.1.2.4. Chiến lược vĩ mô (Macro and CTA strategies)
Quỹ phòng vệ quan sát, phân tích các xu thế và sự kiện kinh tế vĩ mô để thực hiện giao dịch.
4.1.3. Rủi ro và lợi nhuận của quỹ phòng vệ
Rủi ro |
Lợi nhuận |
Quỹ phòng vệ thường sử dụng đòn baayry trong các chiến lược đầu tư → Phóng đại cả lợi nhuận và rủi ro |
Lợi nhuận của quỹ phòng vệ thường cao hơn lợi nhuận cổ phiếu toàn cầu trong bối cảnh thị trường đi xuống. Quỹ phòng vệ mang lại lợi ích đa dạng hóa, tuy nhiên mức độ tương quan thường tăng lên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Chỉ số lợi nhuận có thể thể hiện:
|