Mỗi dịch vụ tư vấn thuế đều có các phần hành riêng đặc thù. Trong bài viết này, SAPP sẽ giới thiệu các giai đoạn và công việc của một cuộc tư vấn thuế - đối với dịch vụ hỗ trợ tuân thủ quy định xác định giá giao dịch liên kết (“Transfer Pricing”).
Mục lục:
I. Giới thiệu các thuật ngữ chuyên ngành
II. Các giai đoạn của một dịch vụ tư vấn về giá giao dịch liên kết
Lời kết
I. Giới thiệu các thuật ngữ chuyên ngành
Khi cung cấp dịch vụ tư vấn thuế tại Việt Nam, chúng ta dịch thuật ngữ “transfer price” là “giá giao dịch liên kết” hoặc “giá chuyển giao”. Các bạn lưu ý không dùng “chuyển giá” vì từ này mang nghĩa tiêu cực và không đúng với ý nghĩa tư vấn tuân thủ mà công ty đang cung cấp.
II. Các giai đoạn của một dịch vụ tư vấn về giá giao dịch liên kết
Như các cuộc tư vấn thuế khác nói chung, dịch vụ Transfer Pricing (“TP”) cũng trải qua giai đoạn 1 – Lập kế hoạch với bốn công việc lớn, bạn đọc có thể tham khảo tại: [Các giai đoạn của một cuộc tư vấn thuế (Phần 1)]
Trong phần này, SAPP sẽ tập trung giới thiệu đến bạn đọc giai đoạn quan trọng của một cuộc tư vấn thuế về giá giao dịch liên kết. (từ giai đoạn 2 – giai đoạn 4). Có một lưu ý, là mỗi nhóm tư vấn thông thường sẽ bao gồm 1 Giám đốc, 1 Trưởng phòng, 1 Trưởng nhóm tư vấn, 1 Tư vấn viên và 1 Trợ lý. Các cấp từ Trưởng nhóm tư vấn (Senior) trở lên, sẽ chịu trách nhiệm chính về chuyên môn, nên nếu các bạn sinh viên / các bạn trợ lý chưa nắm được hết các quy định về GDLK được trình bày trong bài viết thì cũng đừng quá lo lắng nhé.
Dưới đây là sơ đồ thể hiện những bước chính khi cung cấp dịch vụ Transfer pricing cho khách hàng:
1. Xác định các giao dịch liên kết
Để xác định được giao dịch liên kết, trước hết nhiệm vụ của nhóm tư vấn là cùng khách hàng xác định bên liên kết theo các quan hệ liên kết được quy định tại Điều 5, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Sau khi xác định được bên liên kết, tư vấn viên sẽ xác định các giao dịch phát sinh giữa khách hàng và bên liên kết của họ trong giai đoạn được đánh giá.
Thường trong giai đoạn này, tư vấn viên cũng sẽ xác định rằng liệu khách hàng có phát sinh cùng giao dịch đó với cả bên liên kết và bên độc lập hay không. Đây là một trong những thông tin quan trọng bậc nhất cần xác minh. Tại sao phải làm vậy? Câu hỏi sẽ được giải đáp tại mục 3.
2. Phân tích chức năng
Bước này cũng thường được thực hiện trong “Fieldwork”, với mục đích thu thập thông tin, tìm hiểu rõ chức năng, rủi ro của khách hàng.
Thông thường, các tư vấn viên sẽ phân tích và tìm hiểu các chức năng như sau:
Tiếp đó, các nhóm tư vấn sẽ tìm hiểu về những rủi ro chính mà doanh nghiệp thường phải gánh chịu, đó là: rủi ro thị trường, rủi ro nghiên cứu và phát triển, rủi ro hàng tồn kho, rủi ro về chất lượng sản phẩm và chi phí bảo hành, rủi ro thanh toán, rủi ro tỷ giá,...
3. Lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết
Sau khi xác định được những GDLK cũng như phân tích và tìm hiểu chức năng của doanh nghiệp, tư vấn viên sẽ phải dựa vào bản chất của giao dịch và việc giao dịch đó có phát sinh với cả bên liên kết và bên độc lập hay không để tư vấn doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết phù hợp nhất cho giao dịch đó.
Đây là phần rất quan trọng về việc áp dụng nghiệp vụ chuyên môn vào trong một cuộc tư vấn xác định giá GDLK. Doanh nghiệp và nhóm tư vấn có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau:
4. Phân tích so sánh
Sau khi lựa chọn phương pháp phù hợp và đưa ra lý do loại bỏ những phương pháp còn lại, tư vấn viên sẽ tiến hành phân tích so sánh.
Tựu chung lại, ở bước này các tư vấn viên phải đi tìm những đối tượng độc lập (giá giao dịch độc lập, công ty so sánh độc lập) để xác định được khoảng giá trị giao dịch độc lập.
Ở mỗi phương pháp, tư vấn viên đều phải loại trừ những khác biệt trọng yếu. Phần này dựa trên phân tích chức năng và rủi ro đã thực hiện.
Với CPM, phương pháp phổ biến nhất được các công ty kiểm toán tư vấn sử dụng, việc tìm kiếm các công ty so sánh trên các sàn chứng khoán Việt Nam được ưu tiên hàng đầu.
Bên cạnh đó, các tư vấn viên sẽ tìm kiếm công ty so sánh trên một cơ sở dữ liệu hợp pháp. Quá trình này bao gồm các bước tìm kiếm và sàng lọc như sau:
- Tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu điện tử;
- Tiến hành sàng lọc thủ công danh sách các công ty tìm kiếm được ở bước trên thông qua việc đánh giá các thông tin được cung cấp bởi cơ sở dữ liệu; và
- Đánh giá lại các công ty có khả năng so sánh bằng các nghiên cứu thêm bên ngoài (ví dụ như thông qua website hay báo cáo thường niên của công ty).
Sau khi tìm được đối trượng so sánh, tư vấn viên sẽ tiến hành lập khoảng giá trị giao dịch độc lập. Trường hợp khách hàng lỗ ba năm liên tiếp, các tư vấn viên phải tìm hiểu và giải trình nguyên nhân lỗ trong báo cáo, giải thích tại sao giá giao dịch, tỷ suất so sánh của khách hàng không nằm dưới khoảng giá trị giao dịch độc lập.
5. Hoàn thiện báo cáo
Cuối cùng là giai đoạn hoàn thiện báo cáo với các bước được thể hiện qua sơ đồ sau:
Một bộ báo cáo tiêu chuẩn gồm Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và Mẫu kê khai giao dịch liên kết. Bộ báo cáo này là kết quả của các bước từ xác định GDLK, phân tích chức năng, chọn phương pháp, phân tích so sánh ở trên.
Đây là giai đoạn cuối cùng trong một cuộc tư vấn hỗ trợ tuân thủ quy định xác định giá GDLK, sau khi chốt với khách hàng, báo cáo sẽ được phát hành kèm theo các thư quản lý để cập nhật tình hình và cảnh báo các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong vấn đề giá GDLK. Đồng thời các đề xuất về mức lợi nhuận hoặc giá cả cũng được đưa ra nhằm hỗ trợ khách hàng tuân thủ tốt về khía cạnh này.
Lời kết
Trên đây SAPP đã gửi tới bạn đọc cái nhìn tổng quát của việc cung cấp dịch vụ “Transfer Pricing” của các công ty kiểm toán. Có khá nhiều thuật ngữ mới, cũng như những phần hành bạn có thể chưa từng nghe đến. Do đó, có thể thấy phòng thuế Transfer Pricing cần bạn phải học hỏi và trưởng thành rất nhanh để có thể hiểu được quy trình và hỗ trợ được cho nhóm.
“Transfer Pricing” không còn là đề tài mới mẻ, nhưng là một đề tài chưa bao giờ hết “hot” tại Việt Nam. Vậy nên đây cũng là một bộ phận đã, đang và sẽ thu hút nhân lực lao động trong các phòng ban thuế của các công ty kiểm toán.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)
- Email: support@sapp.edu.vn
- Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp
- Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/