Big 4 - Các tiêu chí tuyển dụng

[Tips] - Review các vòng thi tại kỳ Internship 2023 - 2024 từ cô bạn FSO Assurance Services Intern tại EY

Nguyễn Châu Giang - Sinh viên năm cuối ngành Tài chính quốc tế tại FTU, học viên CFA vừa qua đã nhận được offer với vị trí FSO Assurance Services Intern. Với xuất phát điểm trái ngành, cô bạn này đã làm gì để "ghi điểm"? Cùng SAPP khám phá nhé!

Review các vòng thi line FSO Assurance Services Intern tại EY kỳ Intern 2023 2024 (1)

1. Cơ duyên biết đến BIG4 của cô sinh viên trái ngành

Được biết, Châu Giang nghe đến thuật ngữ BIG4 ngay từ khi còn là sinh viên năm nhất. Thời điểm đó, BIG4 là một mục tiêu rất danh giá của sinh viên khối ngành Kinh tế mà chỉ những sinh viên cực kì ưu tú mới có thể đạt được. 

Châu Giang chia sẻ: “Đánh giá năng lực của bản thân không quá xuất sắc nên BIG4 là một ước mơ xa xôi, vì thế mình đã trì hoãn theo đuổi suốt 3 năm đầu đại học. Chỉ khi trở thành sinh viên năm cuối, mình bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc hơn và có định hướng rõ ràng cho sự nghiệp sau này thì mục tiêu chinh phục BIG4 mới bắt đầu nhen nhóm.”

2. Trải nghiệm đáng nhớ tại các vòng tuyển dụng của BIG4

2.1 Bí quyết phân bổ thông tin phù hợp trong CV

Hồi tưởng lại về vòng CV, Châu Giang cũng cho biết thêm về quá trình viết CV. Cô nàng FSO Assurance Service Audit Intern đã lưu lại tất cả các hoạt động, danh hiệu, thành tích, điểm số, chứng chỉ, kỹ năng mình đã tích lũy được trong 3 năm đại học thành một danh sách. Sau đó lọc ra những mục nổi bật, phù hợp với vị trí mình đang ứng tuyển để tổng hợp thành chiếc CV hoàn chỉnh.

Châu Giang chia sẻ: “Trong quá trình hoàn thiện CV, mình phân vân rất nhiều về cách trình bày CV như thế nào cho tối ưu nhất. Sau đó, mình tìm thấy thông tin và nhờ đến sự hỗ trợ từ dịch vụ sửa CV của SAPP. Chị Huyền phản hồi mình rất nhanh và đưa ra một template rất rõ ràng cho mình làm theo. Lần đầu nghe chị hướng dẫn mình vẫn còn cảm thấy thắc mắc nên đặt câu hỏi khá nhiều, nhưng chị vẫn rất kiên nhẫn giải đáp cho mình và còn dặn mình sau khi chỉnh sửa nhớ gửi lại cho chị kiểm tra. Nhờ template của chị mà mình cảm thấy những nội dung được trình bày trong CV của mình trở nên rõ ràng và thống nhất với nhau hơn.”

“Trong quá trình điền Application Form, những thắc mắc của mình về cách nộp file cũng được chị giải đáp rất tận tình dù là trong hay ngoài giờ hành chính. Nhờ có sự hỗ trợ của chị mà mình mới có thể suôn sẻ vượt qua được vòng CV đầu tiên.”

Châu Giang cũng cho biết thêm: “CV của mình không thực sự mạnh mảng học thuật hay hoạt động ngoại khóa. Mình chỉ có điểm số ở mức vừa giỏi chứ không phải sinh viên xuất sắc, hoạt động ngoại khóa của mình chỉ tập trung vào 1 - 2 hoạt động, thành tích trong các cuộc thi của mình cũng không thuộc top nổi bật. Xuất thân từ background trái ngành nên mình quyết tâm theo đuổi chứng chỉ CFA chứ không phải ACCA. Vậy nên, mình nghĩ rằng CV của mình có thể may mắn vượt qua vòng Application Form là nhờ sự đa dạng trong hoạt động và cách mình thể hiện tinh thần cầu tiến trong nhiều mảng khác nhau chứ học thuật không phải là yếu tố đánh giá duy nhất.”

Với vòng CV, ứng viên nên kiểm tra thật kỹ các file được yêu cầu và tránh nộp thiếu để không bị thiệt thòi trong quá trình lọc hồ sơ. Ngoài ra, bạn không niên điền đơn quá muộn để có thời gian khắc phục các lỗi kỹ thuật (nếu có).

2.2 Review đề test năng lực tại EY và quá trình “bổ túc” kiến thức cấp tốc

2.2.1 Phạm vi kiến thức và các câu hỏi trong đề test năng lực của EY line FSO kỳ Internship 2023 - 2024

Với bộ phận FSO, bài thi sẽ kéo dài trong 90 phút và hoàn toàn bằng Tiếng Anh, gồm 2 phần chính là Trắc nghiệm và Tự luận. Các câu hỏi trong phần trắc nghiệm sẽ tương đối ngắn gọn và hỏi trực tiếp kiến thức chứ không cần phải đọc quá nhiều. Phần Trắc nghiệm sẽ chia làm nhiều nội dung nhỏ như Accounting, Auditing, Financial Services, Economic, Law, Tax và IQ, cụ thể như sau:

Phần

Kiến thức

Chùm chủ đề và mẹo ôn tập

Trắc nghiệm

Chuyên môn (Technical)

- Kiến thức Kế - Kiểm (Accounting, Auditting): Các  kiến thức xoay quanh các môn FA/F3, TX/F6 và AA/F8 ACCA như chiết khấu dòng tiền, cách hạch toán tài sản khấu hao, ý kiến kiểm toán (Audit Opinion), rủi ro tiềm ẩn (Inherent Risk).

- Kiến thức Dịch vụ Tài chính (Financial Services): Đề thi thường sẽ hỏi về khoản vay (Loan) và các khoản tiền gửi (Deposits). Ứng viên nên làm quen trước các báo cáo tài chính của tổ chức bằng tiếng Anh để khi đọc đề có thể xác định được đề đang hỏi về tài khoản nào.

Kiến thức khác

- Kiến thức về Economic, Law và Tax: Thông thường, kiến thức này sẽ khá lạ. Các câu hỏi sẽ khai thác thông tin liên đến cuộc sống hằng ngày nên khá khó khoanh vùng câu hỏi. Để chuẩn bị tốt nhất cho phần này, ứng viên nên chăm nghe thời sự về các điều chỉnh, cập nhật mới đối với kinh tế Việt Nam và thế giới để có thông tin bao quát nhất và suy luận được câu trả lời. 

- Kiến thức về IQ: Câu hỏi phần này hầu như không chứa các câu về IQ mà chủ yếu tập trung hỏi về các kiến thức xã hội. Châu Giang cho biết, bài thi của cô bạn chỉ có 1 câu là chọn số tiếp theo ứng với quy luật của dãy số, còn lại sẽ hỏi về kiến thức xã hội bằng tiếng Anh.  Ví dụ: 

  • Thủ tướng nước Việt Nam hiện tại là ai? 
  • Mẫu xe điện của Vinfast tên gì?....

Tự luận

- Phần Tự luận sẽ có hình thức giống như đề thi IELTS, đưa ra một vấn đề và yêu cầu viết ý kiến của mình về vấn đề đó. 

- Ví dụ: Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tại Việt Nam. Để chuẩn bị tốt cho phần này các bạn có thể xem lại bài Writing Task 2 của IELTS hoặc đọc báo và xem tin tức thường xuyên để thu thập nhiều dẫn chứng, ví dụ hỗ trợ cho luận điểm được đưa ra trong bài.

2.2.2 Bí quyết “vượt vũ môn” đề test năng lực tại EY từ cô bạn sinh viên trái ngành

Châu Giang cho biết, xuất phát từ chuyên ngành tài chính nên quá trình học cấp tốc kiến thức Kiểm toán để làm bài test khá là khủng hoảng vì khối lượng siêu nhiều. “Nhưng may mắn là mình đã kịp thời có “phao cứu sinh” là trang Knowledge Base của SAPP. Đây là trang tóm tắt kiến thức bằng tiếng Việt dễ hiểu và tập trung vào những mục trọng tâm nhất mình cần nắm bắt để đi thi”, Châu Giang chia sẻ. 

Để nhanh chóng “bổ túc” các kiến thức cốt lõi, Châu Giang đã đọc lướt qua các kiến thức trên website vài ba lần và tự tổng hợp lại các chủ điểm kiến thức quan trọng. “Nội dung trên trang Knowledge Base đã được tóm gọn và hệ thống lại rất tuần tự nên dù xuất phát điểm trái ngành hay chưa có thời gian tiếp xúc với các môn này cũng có thể nắm bắt tương đối dù chỉ trong thời gian ngắn. Và mình highly recommend các bạn tham khảo trang này của SAPP”, Châu Giang cho biết thêm.

2.3 Vòng phỏng vấn cá nhân đáng nhớ với EY

Với vòng này, ứng viên sẽ được phỏng vấn trong một hội trường lớn có nhiều bàn riêng, mỗi bàn là 2 anh/chị Senior tại EY. Ứng viên ban đầu sẽ được yêu cầu trả lời câu hỏi bằng Tiếng Anh để đánh giá khả năng giao tiếp và sẽ được sử dụng tiếng Việt ở phần sau. Với vòng thi này, hãy tự tin sử dụng đa dạng vốn từ bản thân có để dễ dàng để lại ấn tượng tốt trong mắt hội đồng phỏng vấn. 

Nhìn chung, mỗi hội đồng phỏng vấn có thể sẽ khai thác về kiến thức chuyên môn (technical) của ứng viên hoặc không. Châu Giang cho biết: “ Mặc dù trước đó mình đã cố gắng tìm hiểu các kiến thức về Báo Cáo Tài Chính của ngân hàng và một số tổ chức tài chính khách hàng của EY hết mức có thể. Tuy nhiên mình không được hỏi nhiều về technical mà chỉ được hỏi những nội dung xoay quanh CV thôi”. 

Các câu hỏi đã xuất hiện trong vòng phỏng vấn cá nhân của Châu Giang:

  • Giới thiệu về bản thân;
  • Tại sao muốn ứng tuyển vào line FSO của EY?
  • Bạn đã học được những kiến thức về ngành kiểm toán qua những môn học nào tại trường Đại học?
  • Chia sẻ về những trải nghiệm của mình tại các cuộc thi/hoạt động ngoại khóa mình đề cập trong CV, mô hình nghiên cứu trong bài NCKH
  • Tại sao lại lựa chọn bổ sung thêm những kỹ năng khác (ngoài Microsoft Office),... 

Châu Giang chia sẻ: “Các câu hỏi không quá khó nhưng do mình bị bất ngờ nên có đôi chỗ chưa trả lời lưu loát lắm mà cần phải dành chút thời gian suy nghĩ. Bài học của mình là các bạn phải dành thời gian đọc thật kỹ CV của bản thân và sẵn sàng cho mọi câu hỏi về từng mục nhỏ dù không liên quan đến vị trí ứng tuyển để có thể ứng biến thật tốt trong phần phỏng vấn nhé.”

3. Lời khuyên dành cho các bạn ứng tuyển vào BIG4

“Mình thực sự tin rằng khi bạn khao khát một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lực lại để giúp bạn, chỉ là bạn phải tự tiến bước đầu tiên. Do đó, nếu bạn cũng có mong muốn chinh phục BIG4 như mình thì cứ mạnh dạn thử sức một lần nhé! Nếu bản thân có sự chuẩn bị hợp lý, cùng với đủ nỗ lực và kiên trì, chắc chắn kết quả tốt sẽ đến với bạn!”

Lời kết

Hi vọng qua chia sẻ của Châu Giang, các bạn có thể định hướng được về độ khó, hình thức của các vòng tuyển dụng trong kỳ Internship 2023 - 2024 của EY. SAPP chúc các bạn sẽ thành công trên hành trình “chạm ngõ BIG4”.

>> Xem thêm:

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969