Big 4 - Các tiêu chí tuyển dụng

Tiêu chí tuyển dụng của PwC Việt Nam

Là 1 trong 4 “ông lớn” Kiểm toán, Thuế và Tư vấn, PwC mở ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển bản thân. Do đó, các bạn trẻ đã lựa chọn bắt đầu với vị trí Intern/Associate tại đây. Vậy tiêu chí tuyển dụng của PwC Việt Nam là gì? Cùng khám phá nhé!

Thumb ACCA-1

1. Sinh viên trái ngành có thể ứng tuyển vào PwC không?

Mỗi bộ phận tại PwC sẽ có yêu cầu khác nhau về ngành học của ứng viên. Với bộ phận Kiểm toán và Thuế, PwC Việt Nam khuyến khích ứng viên thuộc các nhóm ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính…

Thumb ACCA (1)-1

Những ngành học khác vẫn có thể được chấp nhận nếu như theo học các nhóm ngành định lượng, phân tích tài chính, toán tài chính, kinh tế, luật,.. Vì vậy, nếu là sinh viên trái ngành và muốn làm việc tại “ông lớn” này thì bạn đừng ngần ngại thử sức nhé!

2. Tiêu chí tuyển dụng của PwC Việt Nam

Tiêu chí tuyển dụng của PwC (3)2.1 Kiến thức chuyên môn ở mức tốt

Kiến thức chuyên môn là yếu tố đảm bảo nhân sự có thể thực hiện công việc. Sở dĩ PwC và các doanh nghiệp Kiểm toán, Thuế và Tư vấn khác mong muốn ứng viên đúng các chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán và Tài chính vì khi theo học các chuyên ngành này, các bạn đã được đào tạo và có sự hiểu biết nhất định về kiến thức chuyên môn về nghề nghiệp như: các chuẩn mực báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS); các nguyên tắc Kế toán được chấp nhận chung (GAAP);..

Kiến thức chuyên môn này có thể được ứng viên tích lũy thông qua các hình thức khác nhau như: 

  • Thời gian học tập, tích lũy kiến thức tại chuyên ngành ở trường Đại học.
  • Tham gia các khóa học chứng chỉ quốc tế như ACCA, ACA, CPA Úc…
  • Quá trình làm việc tại các tổ chức liên quan đến Kế - Kiểm - Tài chính trước đó.

2.2 Yêu cầu về tin học văn phòng

Tin học văn phòng là những yếu tố cơ bản cần có của nhân viên trong quá trình làm việc. Trong lĩnh vực Kế - Kiểm - Thuế, việc sử dụng các phần mềm như Excel, PowerPoint, Word, Access, Outlook... để thực hiện các tác vụ liên quan đến phân tích dữ liệu, vẽ biểu đồ, lập báo cáo, thuyết trình, trao đổi và quản lý dữ liệu khách hàng là điều cần thiết. 

Đặc biệt, Excel là công cụ chính mà Kiểm toán viên sử dụng khi làm việc, xử lý hàng ngàn file dữ liệu của công ty khách hàng. Quá trình lọc dữ liệu, lấy dữ liệu, trình bày, xây dựng biểu đồ sẽ cần đến khả năng sử dụng Excel thuần thục.  Và nền tảng kiến thức tin học văn phòng tốt sẽ đẩy cao hiệu quả làm việc của Kiểm toán viên. Theo học các lớp đào tạo Excel, tin học văn phòng như MOS,... sẽ là điểm cộng cho CV của bạn đấy. 

2.3 Khả năng ngoại ngữ

Ngoại ngữ là yếu tố cần thiết trong quá trình làm việc sau này. Với vị thế là một trong bốn “ông lớn” trong mảng Dịch vụ Kiểm toán, Thuế và Tư vấn, khách hàng và đối tác của PwC thường là các doanh nghiệp chuyên nghiệp nước ngoài. Do đó, thành thạo ngoại ngữ sẽ thúc đẩy quá trình giao tiếp và xử lý công việc nhanh hơn. Các trường hợp điển hình cần sử dụng ngoại ngữ gồm:

  • Gửi email, tài liệu cho lãnh đạo là người ngoại quốc;
  • Trao đổi, làm việc với khách hàng nước ngoài;
  • Đàm phán trực tiếp với đối tác;
  • Tìm hiểu các dữ liệu thông tin quốc tế, các tài liệu bằng tiếng Anh;

Nền tảng ngoại ngữ tốt sẽ hỗ trợ bạn cạnh tranh tốt hơn đối với các ứng viên khác. Đã xuất hiện nhiều trường hợp ứng viên nhận được thư mời nhận việc (offer) khi có kiến thức chuyên môn ở mức ổn nhưng có khả năng giao tiếp xuất sắc.

Và nếu không sở hữu các chứng chỉ ngoại ngữ, bạn hoàn toàn có thể chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình trong các vòng phỏng vấn nhóm (Group Interview) và phỏng vấn cá nhân (Final Interview). Khả năng giao tiếp ngoại ngữ sẽ được đánh giá là đạt chuẩn khi bạn có thể trình bày lưu loát, chính xác và tự tin. Vì vậy, hãy dành thời gian để luyện tập giao tiếp bằng tiếng Anh tại nhà hoặc đăng ký các lớp đào tạo giao tiếp tiếng Anh để có sự thể hiện tốt nhất trong các vòng tuyển dụng tại PwC nhé.

2.4 Khả năng làm việc nhóm, giao tiếp

Tại PwC, công việc chủ yếu sẽ làm việc theo nhóm và các dự án nên khả năng làm việc nhóm, phối hợp giữa các nhân sự sẽ là yêu cầu cần thiết để làm việc. Các tình huống yêu cầu năng lực làm việc nhóm sẽ bao gồm:

  • Trao đổi với kế toán và các bộ phận của công ty khách hàng để lấy dữ liệu;
  • Đề bạt các vấn đề, khúc mắc với người quản lý của mình;
  • Giao tiếp với đồng nghiệp để phân chia nhiệm vụ đến từng người;

Một nhân sự sẽ được đánh giá sở hữu khả năng làm việc nhóm tốt khi đảm bảo được 05 yếu tố sau:

  • Tính cộng tác: Được thể hiện ở khả năng lắng nghe ý kiến của thành viên khác, chia sẻ thông tin và kiến thức, cùng nhau đặt mục tiêu và phân công nhiệm vụ một cách công bằng.
  • Tổ chức và phối hợp cùng thực hiện công việc: Khả năng xác định thứ tự ưu tiên, phân công công việc, theo dõi tiến độ và sử dụng các công cụ và quy trình hiệu quả để tăng cường hiệu suất làm việc nhóm.
  • Tính sáng tạo và có thể đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự đổi mới: Điều này bao gồm khả năng tư duy linh hoạt, tìm kiếm giải pháp mới.
  • Tính đáng tin cậy: Tính đáng tin cậy bao gồm sự cam kết thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ, tuân thủ các cam kết và đảm bảo rằng thành viên nhóm có thể tin tưởng lẫn nhau.
  • Khả năng giao tiếp tốt: Làm việc nhóm sẽ luôn đi cùng với năng lực giao tiếp. Ứng viên sẽ được đánh giá là đạt chuẩn về năng lực giao tiếp khi đảm bảo lựa chọn đúng kênh giao tiếp; ngôn từ biểu đạt và thái độ, biểu cảm phù hợp trong quá trình giao tiếp.

2.5 Những tiêu chí tuyển dụng khác

2.5.1 Tư duy logic và giải quyết vấn đề

Tư duy logic là một kỹ năng thiết yếu khi làm việc tại BIG4 nói chung và PwC Việt Nam nói riêng: 

  • Đối với dịch vụ Kiểm toán: Tư duy logic sẽ giúp Kiểm toán viên xây dựng quy tình kiểm toán hợp lý, rà soát và tìm ra được các điểm chưa phù hợp trên báo cáo tài chính và đưa ra các ý kiến về báo cáo kiểm toán…
  • Đối với dịch vụ Tư vấn Thuế: Tư duy logic giúp các chuyên gia tư vấn Thuế có khả năng phân tích các quy định về Thuế và áp dụng vào trường hợp thực tế của khách hàng. Từ đó, họ có thể đưa ra các giải pháp cho khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định và điều luật liên quan đến thuế. 

Lối tư duy logic sẽ làm bạn hiểu rõ gốc rễ vấn đề từ đó đưa ra được những giải pháp tối ưu khi phát sinh các tình huống bất ngờ. 2 tiêu chí này chủ yếu sẽ được PwC đánh giá trong quá trình làm bài test năng lực và tham gia 2 vòng phỏng vấn. Ứng viên được đánh giá “đạt chuẩn” khi đáp ứng được những điểm sau:

  • Tư duy logic: Ứng viên cần thể hiện được khả năng suy luận, phân tích và giải quyết các vấn đề một cách có cơ sở. Dựa vào những thông tin được đề cập ở đề bài và tìm ra các liên kết để đưa ra những quyết định đúng đắn. 
  • Xử lý tình huống: Với tình huống mà đề bài đưa ra, ứng viên cần tìm ra hướng đi phù hợp nhất trong khoảng thời gian ngắn sao cho logic, sáng tạo và có tính hiệu quả nhất. 

2.5.2 Khả năng làm việc dưới áp lực, cường độ cao

Môi trường làm việc tại PwC nói riêng và 4 “ông lớn” đều đòi hỏi nhân sự phải làm việc dưới cường độ cao. Vào mùa bận của công ty này, nhân viên có thể sẽ phải làm việc thêm giờ, đồng thời chịu áp lực từ quản lý, khách hàng và thậm chí là từ những người bạn đồng nghiệp của mình.

Tiêu chí này sẽ được bộ phận nhân sự đánh giá trong quá trình sàng lọc ứng viên. Ứng viên nên bổ sung vào CV nếu bạn thuộc nhóm tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi học thuật,... nhưng vẫn đảm bảo về GPA. Nếu hồ sơ nhân sự có nhiều kinh nghiệm tham gia hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm các công việc làm thêm nhưng vẫn đảm bảo về GPA thì sẽ được nhà tuyển dụng khá ưa thích. 

Lời kết

Các tiêu chí tuyển dụng của PwC được xây dựng nhằm tìm kiếm ứng viên với sự hoàn thiện từ tính cách, thái độ, kỹ năng và kiến thức chuyên ngành. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn định hướng những năng lực mình cần thể hiện để có thể “hạ gục” nhà tuyển dụng. Hãy đón chờ những chủ đề tiếp theo của SAPP nhé!

 

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969