Chia sẻ từ các chuyên gia

[Business Professional Outfit] - Trang phục chuyên nghiệp cho vòng phỏng vấn

Yếu tố đầu tiên đập vào mắt nhà tuyển dụng là trang phục mà bạn mặc khi đi phỏng vấn. Ăn mặc phù hợp sẽ giúp ứng viên dễ tạo cảm tình đối với người khác. Sau đây, hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu bí quyết chọn trang phục phỏng vấn phù hợp nhất nhé!

Trang phục mặc đi phỏng vấn - Business Professional Outfit (1)

1. Những nguyên tắc cần lưu ý khi lựa chọn trang phục cho vòng phỏng vấn

1.1 Nên mặc gì đi phỏng vấn

Trang phục mặc đi phỏng vấn - Business Professional Outfit (2)

Mục đích cuối cùng của việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp là thể hiện sự gọn gàng, đáng tin và chuyên nghiệp khi bước vào phòng phỏng vấn. Do đó, ứng viên nên lưu ý một số nguyên tắc như sau:

  • Quần áo sạch sẽ và phẳng phiu: Quần áo phẳng phiu, sạch sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự chuẩn bị cẩn thận của bạn về mặt ngoại hình. Ứng viên sẽ trở nên kém gọn gàng và tùy tiện khi xuất hiện trong bộ trang phục nhăn nhúm. Và điều này có thể sẽ khiến nhà tuyển dụng có giảm thiện cảm ban đầu về bạn.
  • Quần áo vừa người: Lựa chọn một bộ chiếc áo sơ mi vừa vặn với tỉ lệ cơ thể của mình sẽ giúp ứng viên thoải mái và tự tin hơn. Tuy nhiên, không nên mặc quần áo quá bó sát hoặc quá ngắn khiến cho việc di chuyển thiếu tự nhiên.
  • Sơ vin: Sơ vin hay đóng thùng đem lại cảm giác về sự chỉn chu, gọn gàng và thể hiện sự nghiêm túc của ứng viên đối với trang phục mà mình đang sử dụng. 
  • Giày dép giữ gìn sạch sẽ và đánh bóng: Cũng giống như quần áo, giày dép cũng là một yếu tố rất quan trọng. Bạn nên lau sạch sẽ bề mặt của giày dép, khử mùi hôi. Nên lựa chọn loại giày dép bạn quen thuộc, để đảm bảo sự tiện nghi và linh hoạt trong di chuyển.

1.2 Không nên mặc gì đi phỏng vấn

  • Không nên chọn trang phục sai lệch với môi trường làm việc: Ứng viên sẽ gây ấn tượng không tốt đối với mỗi nhà tuyển dụng nếu như mặc áo phông không cổ, quần bò rách đến buổi phỏng vấn tại ngân hàng hay mặc một bộ comple cho vị trí sửa chữa ô tô. Những điều này sẽ vô tình gửi đi thông điệp rằng bạn không thực sự hiểu những gì liên quan đến vai trò này. Tất nhiên sự chỉnh tề nhất là yếu tố cần thiết, tuy nhiên bạn nên cân nhắc sao cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và vị trí mà mình đang ứng tuyển. 
  • Quần áo không phai màu hay rách: Đi phỏng vấn không yêu cầu bạn phải mặc quần áo mới hay chạy theo cơn sốt thời trang hiện hành. Tuy nhiên, những chiếc áo sơ mi trắng đã ngả vàng hay những chiếc quần âu có dầu hiệu sờn màu là điều nên hạn chế. Những bộ đồ này vô tình khiến bạn trở nên “cũ kỹ” và không có sự chăm chút, làm mới cho bản thân. Bên cạnh đó, trang phục với xu hướng phá cách không thật sự phù hợp với môi trường công sở. Bởi vậy, bạn nên hạn chế các trang phục này trong quá trình phỏng vấn.
  • Trang phục không nên quá sặc sỡ: Môi trường làm việc chuyên nghiệp không thực sự phù hợp cho những bộ trang phục quá sặc sỡ, cầu kỳ. Những gam màu nhẹ nhàng, trung tính như trắng, đen, xám, ghi… sẽ dễ dàng tạo thiện cảm đối với nhà tuyển dụng hơn. 
  • Phụ kiện không nên quá nổi bật: Việc sử dụng những trang sức, đồng hồ đắt tiền cũng là điều hạn chế trong buổi phỏng vấn. Hãy thử tưởng tượng ra viễn cảnh người phỏng vấn mất tập trung hay bị thu hút bởi phụ kiện thay vì kinh nghiệm của bạn thì thật không nên đúng không nào. 

2. Gợi ý trang phục phù hợp cho vòng phỏng vấn

2.1 Về quần áo

Quần áo có chỉn chu hay không là điều đập vào mắt các nhà tuyển dụng ngay khi bạn bước vào phòng. Thông thường, trang phục “business formal dress code” (trang phục công sở chuyên nghiệp) sẽ được ứng dụng trong trường hợp này. 

Trang phục mặc đi phỏng vấn - Business Professional Outfit (3)

  • Đối với Nam giới: Sự lựa chọn an toàn nhất cho buổi phỏng vấn có lẽ sẽ là áo sơ mi hoặc là vest kết hợp với một chiếc quần âu. 
  • Đối với Nữ giới: Phái nữ thường sẽ có sự lựa chọn đa dạng hơn. Bạn hoàn toàn có thể mặc một chiếc áo sơ mi hoặc một chiếc blazer ở phía trên và phối với quần tây hoặc chân váy bút chì ở phía dưới. 

2.2 Về giày dép

Giày dép cổ điển và phù hợp với quần áo sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Hãy dành thời gian tìm hiểu về tính chất và đặc thù của môi trường làm việc tại công ty mà mình ứng tuyển để chọn giày sao cho phù hợp nhất. 

Trang phục mặc đi phỏng vấn - Business Professional Outfit (4)

Ứng viên tham gia phỏng vấn các vị trí công việc thuộc lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán và Tài chính có thể tham khảo gợi ý sau:

  • Đối với Nam giới: Giày Oxford kèm tất chân cao cổ.
  • Đối với Nữ giới: Giày cao gót. 

2.3 Về phụ kiện

Phụ kiện là yếu tố góp phần tôn lên bộ trang phục mà ứng viên đang sử dụng. Tuy nhiên, một vài món là vừa đủ vì thì trung tâm của buổi phỏng vấn này chính là bạn. 

Trang phục mặc đi phỏng vấn - Business Professional Outfit (5)

Những phụ kiện phổ biến nhất cho các buổi phỏng vấn cá nhân:

  • Đối với Nam giới: Đồng hồ, thắt lưng, cặp da, cà vạt..
  • Đối với nữ giới: Đồng hồ, trang sức, thắt lưng, túi xách,...

3. Một số chú ý về diện mạo cơ thể cần lưu tâm trong vòng phỏng vấn

  • Tóc: Nhìn chung, xu hướng của cá nhân khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp thường không được nhuộm hoặc nhuộm những tông màu trầm như nâu, đỏ trầm. 
  • Râu: Thường các doanh nghiệp sẽ yêu cầu nhân viên không được để râu. Tuy nhiên nếu để râu thì nó cần được tỉa gọn trước khi tham gia phỏng vấn.
  • Trang điểm: Việc trang điểm trước khi phỏng vấn sẽ giúp người phụ nữ tự tin và trông rạng rỡ hơn. Tuy nhiên, ứng viên nên lựa chọn phong cách nhẹ nhàng để tạo nên ấn tượng về diện mạo hài hòa nhất.

Lời kết

Vừa rồi SAPP Academy đã cùng bạn tìm hiểu những nguyên tắc lựa chọn trang phục cho vòng phỏng vấn. Hy vọng những nguyên tắc này sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm ban đầu với nhà tuyển dụng. Hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo!

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.