Bài viết nhắc lại một số lý thuyết và hướng dẫn phương pháp giải bài tập đối với các dạng bài tập liên quan đến xác định thuế TNCN phải nộp từ phần hỗ trợ tiền nhà và các khoản thu nhập khác
1. Dạng bài tập về tính thuế TNCN đối với phần trợ cấp tiền nhà
Về lý thuyết, các bạn cần phân biệt phần thu nhập chịu thuế và không chịu thuế đối với thu nhập từ trợ cấp tiền nhà như bảng dưới đây:
Thông thường, trong đề thi ACCA sẽ không có các bài tập riêng biệt về tính toán khoản hỗ trợ nhà ở này. Tuy nhiên, các tính toán liên quan đến phần thu nhập từ hỗ trợ tiền nhà sẽ được sử dụng nhiều trong quá trình để tính toán thuế TNCN.
Việc xác định thuế TNCN phải nộp ở các bài tập có xuất hiện hỗ trợ tiền nhà được xác định theo các bước sau:
Trường hợp 1: Đề bài cho thu nhập dạng trước thuế
Dựa theo công thức chung khi tính thuế TNCN:
Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất tương ứng
= (thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ) x thuế suất tương ứng
Ta thực hiện các bước như sơ đồ trên để xác định từng thành phần trong công thức. Cụ thể:
Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế
Từ các nguồn thu nhập ở đề bài, xác định các khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
Lưu ý:
Tổng thu nhập chịu thuế cần tính ở bước 1 này không bao gồm thu nhập chịu thuế từ hỗ trợ tiền nhà. Nếu thu nhập từ tiền lương mà đề bài cho đã bao gồm phần hỗ trợ tiền nhà bằng tiền mặt thì phải trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế.
Bước 2: Xác định các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Giảm trừ gia cảnh
- Giảm trừ đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc
- Giảm trừ đóng quỹ bảo hiểm, hữu trí tự nguyện
- Giảm trừ đóng các quỹ từ thiện
Bước 3: Xác định thu nhập tính thuế (không bao gồm hỗ trợ tiền nhà)
Thu nhập tính thuế (không bao gồm hỗ trợ tiền nhà)
= thu nhập chịu thuế (tính ở bước 1) – các khoản giảm trừ (tính ở bước 2)
Bước 4: Xác định thu nhập tính thuế (bao gồm hỗ trợ tiền nhà)
Đầu tiên, ta xác định thu nhập tính thuế đối với phần hỗ trợ tiền nhà bằng tiền mặt bằng cách so sánh 2 cơ sở:
- 15% thu nhập chịu thuế (thu nhập chịu thuế này đã tính ở bước 1)
- Phần hỗ trợ tiền nhà (đề bài cho)
Khi đó:
Thu nhập tính thuế (bao gồm hỗ trợ tiền nhà) = Thu nhập tính thuế (không bao gồm hỗ trợ tiền nhà) + Hỗ trợ tiền nhà
Bước 5: Xác định thuế TNCN phải nộp
Thuế TNCN = thu nhập tính thuế (tính ở bước 4) x thuế suất tương ứng
Trường hợp 2: Đề bài cho thu nhập dạng sau thuế
Nhìn chung, trường hợp nào thì quy trình thực hiện giải dạng bài tập này vẫn là tìm các yếu tố trong công thức chung tính thuế TNCN.
Tuy nhiên trong trường hợp này các bạn không thể áp dạng ngay công thức được bởi thu nhập trong công thức là thu nhập ở dạng trước thuế còn thu nhập ở đề bài là ở dạng sau thuế.
Các bạn có thể chuyển từ thu nhập tính thuế (sau thuế) thành thu nhập tính thuế (trước thuế) theo công thức gross-up cho ở bảng dưới đây (đề thi ACCA sẽ cho bảng này)
Trong đó:
- C là thu nhập tính thuế thuần (triệu VND)
- Thu nhập tính thuế thuần (net assessable income)
Thu nhập tính thuế thuần = Thu nhập sau thuế (net income) – các khoản giảm trừ (tax deduction)
Cụ thể các bước trong trường hợp 2 được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh (việc xác định tương tự như ở trường hợp 1)
Các thu nhập chịu thuế này là thu nhập sau thuế và không bao gồm hỗ trợ tiền nhà.
Bước 2: Xác định các khoản giảm trừ
Bước 3: Xác định thu nhập tính thuế (sau thuế, không gồm hỗ trợ tiền nhà)
Thu nhập tính thuế sau thuế = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ
(tính ở bước 1) (tính ở bước 2)
Bước 4: Xác định thu nhập tính thuế (trước thuế, không gồm hỗ trợ tiền nhà)
Thu nhập tính thuế trước thuế = gross-up thu nhập tính thuế (sau thuế, không gồm hỗ trợ tiền nhà, tính ở bước 3)
Bước 5: Xác định thu nhập tính thuế (trước thuế, gồm hỗ trợ tiền nhà)
Đầu tiên chúng ta xác định thu nhập tính thuế từ hỗ trợ tiền nhà. Việc xác định tương tự như ở sơ đồ 1.
Lưu ý:
Thu nhập chịu thuế đối với phần hỗ trợ tiền nhà vừa tính trên cũng là thu nhập dạng sau thuế. Do đó cần tiếp tục thực hiện bước “gross-up” để xác định thu nhập trước thuế.
Tổng thu nhập tính thuế (sau thuế, đã bao gồm hỗ trợ tiền nhà)
Thu nhập tính thuế = Thu nhập tính thuế + thu nhập tính thuế (sau thuế, chưa gồm hỗ trợ tiên nhà) phần hỗ trợ tiền nhà
=> Tổng thu nhập tính thuế = gross-up tổng thu nhập tính thuế
(trước thuế, đã gồm hỗ trợ tiền nhà) (sau thuế, đã gồm hỗ trợ tiền nhà)
Bước 6: Xác định thuế TNCN phải nộp tương tự như trường hợp 1
BÀI TẬP VÍ DỤ: (Nguồn: Past exam Tax VNM ACCA )
Kỳ thi June 2019
Mr Minh Phu, a 38-year-old Vietnamese, was appointed the chief executive officer (CEO) of MNP Co from 1 January 2015.
To take up his appointment with MNP Co, Mr Phu and his family had to relocate from Hanoi to Ho Chi Minh City. Mr Phu’s remuneration package with MNP Co is as follows:
- Monthly salary: VND250 million
- Monthly responsibility allowance: VND50 million
- Apartment: rented by MNP Co for VND40 million per month
- Personal income tax (PIT): to be borne by MNP Co
- Compulsory insurance: the contribution on the part of the employee to be borne by himself
Mrs Phu takes care of their two children, aged 12 and 8 respectively. She had no income in 2015.
Required:
Calculate Mr Minh Phu’s total annual personal income tax (PIT) liability for 2015.
Note:
- All calculations should be made in VND millions, rounded to one decimal.
- Base salary (per month) for social insurance, health insurance, etc for the year 2015 VND 23,000,000
Yêu cầu đề bài:
Xác định thuế TNCN phải nộp trong năm 2015.
Hướng dẫn giải:
Việc đầu tiên chúng ta cần xác định đó là các thu nhập ở đề bài cho ở dạng trước thuế hay sau thuế. Ta có dữ kiện sau :"Personal income tax (PIT): to be borne by MNP Co"
Do đó: Thu nhập đề bài cho ở dạng sau thuế (thuộc trường hợp 2 ở phần lý thuyết)
Ta thực hiện giải bài tập này theo các bước sau:
Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế (sau thuế, không gồm trợ cấp tiền nhà)
Các khoản thu nhập chịu thuế trong bài này gồm tiền lương và các khoản phụ cấp
Thu nhập chịu thuế = 250 + 50 = 300 triệu VND/ tháng
Bước 2: Xác định các khoản giảm trừ
- Giảm trừ gia cảnh:
- Giảm trừ cho bản thân: 9 triệu VND/ tháng
- Giảm trừ cho người phụ thuộc: 3.6 x 2 người = 7.2 triệu VND/ tháng
(2 con dưới 18 tuổi)
- Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc: 23 x 10.5% = 2.4 triệu VND/ tháng
=> Tổng các khoản giảm trừ = 9 + 7.2 + 2.4 = 18.6 triệu VND/ tháng
Bước 3: Xác định thu nhập tính thuế (sau thuế, không gồm trợ cấp tiền nhà)
Thu nhập tính thuế (sau thuế) = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ
= 300 – 18.6 = 281.4 triệu VND/ tháng
Bước 4: Xác định thu nhập tính thuế (trước thuế, không gồm trợ cấp tiền nhà)
Thông qua bước gross-up, ta xác định thu nhập tính thuế như sau
Thu nhập tính thuế (trước thuế) = (thu nhập tính thuế sau thuế - 9.85)/0.65
= (281.4 – 9.85)/0.65 = 417.8 triệu VND/ tháng
Thu nhập chịu thuế (trước thuế, không bao gồm tiền nhà)
= thu nhập tính thuế (trước thuế, không bao gồm tiền nhà) + các khoản giảm trừ = 417.8 + 18.6 = 436.4 triệu VND
Bước 5: Xác định thu nhập tính thuế (trước thuế, bao gồm trợ cấp tiền nhà)
Thu nhập chịu thuế đối với phần hỗ trợ tiền nhà bằng tiền mặt là phần không vượt quá 15% thu nhập tính thuế (trước thuế, không bao gồm trợ cấp tiền nhà)
- 15% thu nhập chịu thuế (trước thuế, không bao gồm trợ cấp tiền nhà) = 15% x 436.4 = 65.5 triệu VND
- Trợ cấp tiền nhà bằng tiền mặt thực nhận = 40 triệu VND
=> Thu nhập chịu thuế đối với phần hỗ trợ tiền nhà bằng tiền mặt = min (65.6; 40) = 40 triệu VND
Tổng thu nhập tính thuế (sau thuế, đã bao gồm trợ cấp tiền nhà)
= Thu nhập tính thuế (sau thuế, chưa gồm trợ cấp tiền nhà) + thu nhập tính thuế phần trợ cấp tiền nhà
= 281.4 + 40 = 321.4 triệu VND
=> Tổng thu nhập tính thuế (trước thuế, đã bao gồm hỗ trợ tiền nhà) (thực hiện gross-up)
= (321.4 – 9.85)/0.65 = 479.3 triệu VND/ tháng
Bước 6: Xác định thuế TNCN phải nộp
Thuế TNCN phải nộp
= thu nhập tính thuế (trước thuế, đã bao gồm hỗ trợ tiền nhà) x thuế suất tương ứng
= (479.3 x 35%) – 9.85 = 157.9 triệu VND/ tháng
Thuế TNCN phải nộp trong năm 2016 = 157.9 x 12 tháng = 1,894.8 triệu VND
Vậy thuế TNCN phải nộp trong năm 2015 là 1,894.8 triệu VND
2. Dạng bài tập về các khoản thu nhập khác
Một số lý thuyết cần nhớ đối với dạng bài tập này như sau:
BÀI TẬP VÍ DỤ: (Nguồn: Past exam Tax VNM ACCA )
Kỳ thi June 2020
Mr Ha Nguyen is a Vienamese citizen and is the CFO of TBC JSC, a company listed on the Vietnamese stock market. In 2019, his gross income was VND 100 million per month, comprising salary, allowances and compulsory insurance. Ha is 45 years old, and is single with no dependants.
On 31 December 2018, given his exceptional performance in the fiscal year 2018, Ha was awarded the following:
- Actual share award: 100,000 ordinary shares in TBC JSC, free of charge
- Cashing share award: A nominal award of 500,000 special shares in TBC JSC, with no right to a dividend or votes, nor any other right given to holders of ordinary shares. On 31 December 2019, TBC JSC paid Ha cash equal to the difference between the share price at 31 December 2019 and the price at 31 December 2018.
- Share options: Options to purchase 500,000 ordinary shares at nominal value. The options are exercisable wholly or partly at any time from 1 January 2019.
Ha held no shares in TBC before these awards were made. The norminal value of one ordinary share is VND 10,000.
In February 2019, Ha decided to sell 50,000 shares when the share price was VND 30,000 per share, and used the entire proceeds (after personal income tax (PIT) on transfer of securities) to exercise a part of the share options. These were the only shares sold by Ha during the fiscal year 2019.
In March 2019, TBC JSC paid a dividend of VND 5,000 per share in cash to all investors who held shares on 1 March 2019, and offered all existing investors a bonus of one share for every four shares held.
On 31 December 2018, the price of one share in TBC JSC was VND 25,000. On 31 December 2019, the price of one share in TBC JSC was VND 28,000.
The local tax authorities instructed TBC JSC that, for PIT purposes, the taxable employment income of the actual share award (upon any sales of the company’s shares by the receiving employee after the award) would be the market value of the shares on the date of the award, on the basis that this would be the amount the recipient would earn from employment if they were to sell the shares immediately upon the shares being awarded.
Required:
Calculate the PIT liability on the transfer of securities and investment income (in VND million, rounded to two decimals) of Mr Ha Nguyen in the calendar year 2019.
Yêu cầu đề bài:
Xác định thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán và từ hoạt động đầu tư.
Hướng dẫn giải:
Để xử lý các dạng bài tập về tính thuế TNCN chúng ta cần xác định rõ loại thu nhập phát sinh và công thức tính thuế TNCN tương ứng với thu nhập đó.
Từ đó chúng ta sẽ có 2 bước để giải bài tập này như sau:
Bước 1: Xác định nguồn phát sinh thu nhập
Đây là bước quan trọng, giúp các bạn không bị nhầm lẫn bởi các dữ kiện đề bài và thuận tiện hơn trong việc tư duy tính toán ở bước sau.
Cụ thể:
Yêu cầu đề bài là: “Xác định thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán và từ hoạt động đầu tư”. Vậy chúng ta cần trả lời 2 câu hỏi sau:
(1) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán phát sinh ở đâu ?
(2) Thu nhập từ hoạt động đầu tư phát sinh ở đâu ?
Trả lời câu hỏi (1): Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán phát sinh từ việc bán 50,000 cổ phiếu TBC tại tháng 2/2019. Và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán này thuộc đối tượng chịu thuế TNCN
Trả lời câu hỏi (2): Thu nhập từ hoạt động đầu tư phát sinh từ việc nhận cổ tức bằng tiền mặt do TBC trả. Thu nhập từ cổ tức bằng tiền mặt này thuộc đối tượng chịu thuế TNCN và thời điểm xác định thuế là thời điểm nhận cổ tức (trong năm 2019).
Trả lời câu hỏi (1) và (2) chính là việc xác định nguồn phát sinh thu nhập.
Đề bài còn đưa một số dữ kiện về các nguồn thu nhập khác. Các bạn chú ý các điều sau:
- Thu nhập từ “cashing share award” (phát sinh thu nhập do chênh lệch giá giữa 31/12/2019 và 31/12/2018): thu nhập này thuộc thu nhập từ tiền công, tiền lương.
- Thu nhập từ cổ tức nhận bằng cổ phiếu (bonus shares): Thời điểm xác định thuế TNCN đối với thu nhập này là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu đó => trong năm 2019 không phát sinh thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập này.
Bước 2: Xác định thuế TNCN phải nộp
Việc xác định cụ thể các nguồn phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN ở bước 1 (trả lời câu hỏi (1) và (2)) giúp chúng ta xác định được công thức và các yếu tố cần tính toán ở bước này.
Cụ thể:
Sau khi trả lời được câu hỏi (1) ta xác định ngay được công thức tính thuế TNCN phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán:
Thuế TNCN phải nộp = giá chuyển nhượng x 0,1% = số cổ phiếu x giá bán 1 cổ phiếu x 0,1%
Theo đề bài, Ms Ha đã bán tổng 50,000 cổ phiếu với giá bán là 30,000 VND/cổ phiếu
Thuế TNCN phải nộp từ chuyển nhượng chứng khoán = 30,000 x 50,000 x 0,1% = 1,500,000 VND.
Vậy thuế TNCN phải nộp từ chuyển nhượng chứng khoán là 1.5 triệu VND
- Sau khi trả lời câu hỏi (2) ta xác định ngay được công thức tính thuế TNCN phải nộp đối với hoạt động đầu tư (nhận cổ tức bằng tiền mặt)
Thuế TNCN phải nộp = cổ tức nhận được x 5%
Theo đề bài, TBC trả cổ tức cho nhà đầu từ là 5,000 VND/ cổ phiếu nắm giữ đến tháng 3/2019. Vậy ta đi xác định số cổ phiếu mà Ms Ha nắm giữ đến tháng 3/2019 như bảng dưới đây:
=> Tổng số cổ tức mà Ms Ha được nhận = 5,000 x số cố phiếu nắm giữ
= 5,000 x 199,850 = 999.25 triệu VND
=> Thuế TNCN phải nộp từ cổ tức = cổ tức nhận được x 5%
= 999.25 x 5% = 49.96 triệu VND
Vậy thuế TNCN phải nộp từ hoạt động đầu tư là 49.96 triệu VND.
Author: Bui Tuan
Reviewed by: Linh Tran