Bài học nhắc lại một số lý thuyết trọng tâm và hướng dẫn giải các dạng bài tập về điều chỉnh khi tính thuế TNDN và lãi/ lỗ thực hiện /chưa thực hiện
A. Dạng bài tập về điều chỉnh khi tính thuế TNDN (CIT adjustment)
1. Lý thuyết cần nhớ
Một số kiến thức cần lưu ý:
- Thu nhập trước thuế với mục đích kế toán (accounting purpose) có thể khác với thu nhập trước thuế với mục đích thuế (tax purpose). Sở dĩ có sự khác nhau này bởi 2 lý do sau:
- Thu nhập được ghi nhận trong kế toán có thể thuộc thu nhập chịu thuế hoặc không chịu thuế khi tính thuế TNDN
- Các chi phí được ghi nhận trong trong kế toán có thể thuộc chi phí được trừ hoặc không được trừ khi tính thuế TNDN
- Nguyên tắc thực hiện điều chỉnh thu nhập trước thuế như sau:
Từ thu nhập trước thuế với mục đích kế toán (thu nhập trước thuế mà đề bài cho):
-
- Điều chỉnh đối với chi phí:
- Thực hiện điều chỉnh tăng (+) đối với các khoản chi phí được xác định là chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN nhưng đơn vị đã hoạch toán vào chi phí
- Thực hiện điều chỉnh giảm (-) đối với các khoản chi phí được xác định là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nhưng đơn vị chưa ghi nhận khoản chi phí đó
- Điều chỉnh đối với thu nhập:
- Thực hiện điều chỉnh tăng (+) đối với các khoản thu nhập được xác định là thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN nhưng đơn vị chưa ghi nhận khoản thu nhập đó
- Thực hiện điều chỉnh giảm (-) đối với các khoản thu nhập được xác định là thu nhập không chịu thuế nhưng đơn vị đã hoạch toán vào thu nhập
- Điều chỉnh đối với chi phí:
Ngoài ra cũng cần điều chỉnh chi phí và thu nhập trong trường hợp doanh nghiệp chưa ghi nhận hoặc ghi nhận sai (dựa trên mục đích tính thuế)
2. Bài tập ví dụ
Hướng giải bài tập:
Thông thường, đối với dạng bài tập CIT adjustment đề bài sẽ cho thu nhập trước thuế, sau đó cho các “items” liên quan đến các chi phí và thu nhập phát sinh trong kỳ, và yêu cầu tính thuế TNDN. Thực hiện giải bài theo các bước sau:
Ví dụ: (Nguồn ACCA Past exam - Kỳ June 2019)
VBS Co is a company with diversified operations in various industries including farming. In June 2018, the company prepared its draft corporate income tax (CIT) return for the fiscal year ended 31 March 2018. The draft CIT return is detailed below and may contain errors:
Items |
Amount (VND million) |
Notes |
Accounting profit before tax |
26,800 |
|
Add: Gain on disposal of machine |
350 |
Please see note (1) below |
Add: Depreciation of facilities for employees |
980 |
VND200 million of this figure is attributable to the kindergarten; VND350 million relates to a sports centre for morning and afternoon exercises; VND180 million relates to a clinic; and the remaining amount relates to a library |
Add: 100% of the cost of goods for trading, destroyed in a warehouse flood in March 2018 |
1,800 |
Following inspection, an insurance company paid VBS Co compensation in April 2018 based on 60% of the cost of goods. The compensation money is not reflected in the accounting profit figure above. |
Add: expenses without supporting invoices |
2,500 |
VND1,800 million of this figure relates to the purchase of farming products directly from farmers. These were covered by Form 01/TNDN; however, the company accountant is concerned this documentation is not sufficient for tax purposes |
Add: school fees excess |
400 |
Please see note (2) below. |
Add: costs for conducting a feasibility study for a project later abandoned |
500 |
The project was abandoned immediately before its commercial launch due to technical issues. Recovery is not possible. |
Add: summer trip for employees to Da Lat in September 2017 for team building activities |
2,000 |
The trip was equally sponsored by VBS Co and a trade union. The company paid the full invoiced amount of VND2,000 million and recognised this as an expense in the accounting records. Reimbursement from the trade union of VND1,000 million was recorded as other income. |
Adjusted profits before tax |
35,330 |
|
Tax (20%) |
7,066 |
|
Detailed notes:
(1) The machine was purchased on 1 January 2016 at a cost of VND7,200 million and had an expected useful life of four years at that time. It required major repair work during the period from 1 January 2017 to 31 March 2018 and it was not used during this entire period. Following this, the machine was sold and generated an accounting gain which was added back in the CIT return. For accounting purposes, the machine was depreciated as normal during the repair period. However, the company’s accountant is not sure if the depreciation expense is deductible for tax purposes. Therefore, the gain on disposal was added back as a prudence measure.
(2) The company agreed to pay school fees for the children of four executives of the company, who are all Vietnamese individuals. According to all labour contracts, total school fees which are to be borne by the company are capped at VND350 million per year, per employee. However, the total fees paid by the company to schools during the year amounted to VND1,800 million, and the excess was recovered from the individual executives. The total expense of VND1,800 million has already been recognised in the accounting profit for the year ended 31 March 2018. However, the excess has not been recognised because it was received in May 2018. VBS Co’s accountant thinks the excess recovered from the executives should be non-deductible
Required:
Calculate (in VND millions) the corporate income tax (CIT) liability to be declared by VBS Co for the year ended 31 March 2018, based on the above information.
Note: You should start your computation with the profit before tax of VND26,800 million, and list all of the items specifically referred to in the table and the notes above, showing their correct treatment and indicating by the use of ‘0’ any item for which no adjustment is required.
Lý thuyết áp dụng:
- Item 1: “Disposal of machine” (Thanh lý tài sản cố định)
Đối với nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định, cần lưu ý rằng chỉ những khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho mục đích sản xuất của doanh nghiệp mới được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, các khoản khấu hao không liên quan đến mục đích sản xuất của doanh nghiệp sẽ không được đưa vào chi phí được trừ. (theo điểm a) khoản 2 điều 6 thông tư 78 2014/TT-BTC)
- Item 2: “Depreciation of facilities for employees” (Khấu hao cơ sở vật chất phục vụ nhân viên)
Phần chi phí khấu hao của cơ sở vật chất sử dụng cho phúc lợi nhân viên được đưa vào các khoản chi phí được trừ
- Item 3: ''Damages covered by insurer” (Tổn thất được bồi thường bởi đơn vị bảo hiểm)
Phần hàng hoá bị tổn thất do các lý do bất khả kháng (cháy, nổ, thiên tai,…) mà không được đơn vị bảo hiểm bồi thường sẽ được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (theo khoản 2.1 điều 6 thông tư 78 2014/TT-BTC)
- Item 4: “Expenses without supporting invoices” (Các khoản chi phí không có hoá đơn)
Trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng thuộc lĩnh vực nuôi trồng trực tiếp từ người bán thì được phép lập bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán thay hoá đơn để làm chứng từ chứng minh tính hợp lệ của việc đưa chi phí mua hàng này vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (theo khoản 2.4 điều 6 thông tư 78 2014/TT-BTC)
- Item 5: “School fees for executives’ children” (Học phí cho con của thành viên ban điều hành doanh nghiệp)
Chỉ có các khoản chi tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam (nếu đã quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động) mới được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (theo điềm b) khoản 2.5 điều 6 thông tư 78 2014/TT-BTC)
- Item 6: “Costs for conducting a feasibility study for a project later abandoned” (chi phí nghiên cứu tính khả thi của một dự án đã không sử dụng sau đó)
Phần chi phí không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ không được đưa vào chi được trừ khi tính thuế TNDN. Trường hợp này, phần chi phí nghiên cứu tính khả thi của dự án đã bỏ, về cơ bản phần chi này không giúp cho doanh nghiệp phát sinh doanh thu, nên sẽ không được đưa vào chi phí được trừ
- Item 7: “Sponsor for team building activities” (Tài trợ hoạt động ngoại khoá)
Phần tài trợ do doanh nghiệp chi sử dụng cho phúc lợi nhân viên (hoạt động ngoại khoá) được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Hướng dẫn giải bài tập:
Đề bài đã cho sẵn: Thu nhập trước thuế (theo mục đích kế toán) = 26,800 triệu VND
Bước 1. Thực hiện điều chỉnh:
Khi thực hiện điều chỉnh (theo dữ kiện đã cho ở bảng trong đề bài), chúng ta tập chung 2 yếu tố chính làm căn cứ để xác định điều chỉnh cần thực hiện:
- Cột “Item”: xác định lý thuyết cần áp dụng
- Cột “Note”: xác định chi tiết cách điều chỉnh
Cụ thể điều chỉnh như sau:
- Item 1: “Disposal of machine” (thanh lý tài sản cố định)
-
- Khấu hao:
Điều chỉnh tăng (+) đối với phần khấu hao không được đưa vào chi phí được trừ trong năm tính thuế 2018 nhưng doanh nghiệp đã ghi nhận (+) 1,800 triệu VND - Thu nhập thanh lý TSCĐ:
Điều chỉnh giảm (-) đối với phần thu nhập từ thanh lý TSCĐ không phát sinh (theo mục đích thuế) nhưng doanh nghiệp đã ghi nhận vào thu nhập phát sinh theo mục đích kế toán (-) 350 triệu VND - Lỗ thanh lý TSCĐ:
Điều chỉnh giảm (-) đối với lỗ từ thanh lý TSCĐ phát sinh (theo mục đích thuế) nhưng doanh nghiệp chưa ghi nhận do theo mục đích kế toán thanh lý TSCĐ phát sinh một khoản thu nhập (-) 1,900 triệu VND
- Khấu hao:
Vậy: Tổng điều chỉnh từ Item 1 là điều chỉnh giảm (-) 450 triệu VND (= 1800 - 350 - 1900)
- Thực hiện điều chỉnh tương tự với các Item khác:
Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế (thu nhập sau điều chỉnh)
Thu nhập tính thuế (theo mục đích thuế)
= thu nhập trước thuế (theo mục đích kế toán) + các khoản điều chỉnh
= 26,800 + 3,630 = 30,430 triệu VND
Bước 3: Xác định thuế TNDN phải nộp:
Thuế TNDN phải nộp = thu nhập tính thuế (theo mục đích thuế) x thuế suất
= 30,430 x 20% = 6,086 triệu VND
Vậy thuế TNDN phải nộp trong năm 2018 của VBS là 6,086 triệu VND
B. Dạng bài tập lãi/ lỗ thực hiện/ chưa thực hiện (Unrealised/ realised gain/ loss)
1. Lý thuyết cần nhớ
Một số lý thuyết cần lưu ý đối với dạng bài tập này:
- Ghi nhận các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh đối với doanh nghiệp trong giai đoạn doanh nghiệp đi vào hoạt động:
- Ghi nhận các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh đối với doanh nghiệp trong giai đoạn trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động:
2. Bài tập ví dụ
(Nguồn ACCA Past exam - Kỳ December 2017)
FXVN Ltd is a Vietnamese company established in 2014, whose functional currency is the Vietnam Dong. From 2014 to June 2016, the company was in the construction period (construction of its factory and purchase of machinery and equipment) with no operations and no revenues. During this period, FXVN Ltd had the following transactions in US dollars (USD):
Transactions |
Amount USD |
Date of transaction |
USD/VND exchange rate |
Note regarding accounting records of monetary items |
Purchase of machinery on credit |
4 million |
1 February 2015 |
21,450 |
Recorded as ‘Payables for fixed assets’ |
Receipt of first invoice from the construction contractor |
3 million |
1 December 2015 |
22,470 |
Recorded as ‘Payables for fixed assets’ |
Settlement of amounts owed for machinery and construction (as above) |
(7 million) |
31 December 2015 |
22,410 |
Recorded as a reduction in ‘Payables for fixed assets’ |
Receipt of final invoice from the construction contractor |
3 million |
15 February 2016 |
22,290 |
Recorded as ‘Payables for fixed assets’ |
Settlement of the final invoice from the construction contractor |
(3 million) |
28 June 2016 |
22,370 |
Recorded as a reduction in Payables for fixed assets’ |
Factory and machinery completed at a total cost of USD10 million and put into use |
|
1 July 2016 |
22,340 |
|
FXVN Ltd commenced business operations and started generating revenue from 1 July 2016. The company expects to amortise the foreign exchange differences incurred during the construction period over the maximum period available as allowed under the prevailing regulations in 2016.
Required:
Calculate (in VND millions) the amount of the foreign exchange differences which FXVN Ltd can capitalise during the construction period, and the deductible expense from the amortisation of the capitalised exchange differences allowable for corporate income tax (CIT) purposes, if any, in the fiscal year ended 31 December 2016.
Yêu cầu đề bài:
- Tính phần chênh lệch tỷ giá hối đoái có thể vốn hoá được trong giai đoạn xây dựng của FXVN
- Tính phần chi phí được trừ từ việc phân bổ chênh lệch trên trong năm tính thuế 2016
Hướng dẫn giải bài tập:
Đối tượng bài cho là doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động.
Theo lý thuyết đã trình bày ta có,
Các khoản lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các khoản thanh toán trong giai đoạn trước khi hoạt đô được ghi nhận và phân bổ vào giai đoạn hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày bắt đầu hoạt động.
Yêu cầu 1:
Chênh lệch tỷ giá hối đoái được vốn hoá trong thời gian trước khi hoạt động gồm:
Do đó: Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn trước khi hoạt động:
= 3.84 - 0.18 + 0.24
= 3.9 triệu VND
Phần lỗ chênh lệch này sẽ được phân bổ dần vào giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp.Lỗ phân bổ được xem là chi phí được trừ trong kỳ phân bổ.
Yêu cầu 2:
Như đã nhắc lại ở phần lý thuyết, các khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá khi thanh toán các khoản phải trả phát sinh trong giai đoạn trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động được xem là chi phí được trừ và được phân bổ dần tối đa 5 năm kể từ năm doanh nghiệp đi vào hoạt động
Theo kết quả ở yêu cầu 1, trong giai đoạn xây dựng, doanh nghiệp phát sinh khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái từ thanh toán các khoản phải trả có giá trị à 3.9 triệu VND.
=> Khoản lỗ 3.9 triệu VND này được xem là chi phí được trừ và được phân bổ dần trong tối đa 5 năm kể từ năm doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt dộng
=> Chi phí được trừ từ lỗ chênh lệch tỷ giá được phân bổ vào kỳ tính thuế 2016
= 3.9 / (5 x 12 tháng) x 6 tháng = 0.39 triệu VND
Vậy:
Phần chênh lệch tỷ giá hôi đoái phát sinh trong giai đoạn trước khi hoạt động được vốn hoá là 3.9 triệu VND (lỗ) và phần chi phí được trừ phân bổ trong năm 2016 đối với phần chênh lệch này là 0.39 triệu VND
Author: Bui Tuan
Reviewed by: Linh Tran