[TX/F6] Taxation - Thuế Việt Nam

[TX/F6: Dạng bài tập điển hình] Chapter 4: PIT - Dạng bài tập tổng hợp

Bài viết nhắc lại một số lý thuyết cần nhớ và hướng giải bài tập đối với các dạng bài tập tổng hợp về thuế TNCN

Về lý thuyết, ở các dạng bài trước đã nhắc lại một vài điểm cần nhớ đối với từng nội dung lý thuyết nhỏ. Bài viết này sẽ trình bày hướng giải tổng quan theo các bước cho các dạng bài tập tính thuế TNCN.

Việc xác định hướng giải dạng bài tập tính thuế TNCN nhìn chung được thực hiện theo các bước sau:

Capture-Oct-30-2020-03-42-02-65-AM

Trong cả 2 trường hợp trên, quy trình giải dạng bài tập này nhìn chung được đi từ công thức:

Thuế TNCN phải nộp

= thu nhập tính thuế (trước thuế) x thuế suất tương ứng

= (thu nhập chịu thuế (trước thuế) – các khoản giảm trừ) x thuế suất tương ứng

Trường hợp 1: Đề bài cho thu nhập trước thuế (gross income)

Lúc này các bạn hoàn toàn có thể áp dụng trực tiếp công thức tính thuế TNCN nêu trên. Việc đi tính toán từng thành phần trong công thức được thực hiện theo quy trình như ở sơ đồ (1):

Bước 1: Từ các nguồn thu nhập phát sinh trong đề bài, các bạn cần xác định được các thu nhập phát sinh chịu thuế trong năm tính thuế

Bước 2: Xác định các khoản giảm trừ gồm:
Giảm trừ gia cảnh cho bản thân, giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc; giảm trừ đóng góp các bảo hiểm bắt buộc; giảm trừ đóng các quỹ từ thiện, khuyến học; giảm trừ đóng bảo hiểm, hưu trí tự nguyện

Bước 3: xác định thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ

Bước 4: xác định thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất tương ứng

Thuế suất được cho ở bảng dưới đây (biểu thuế TNCN sẽ được đề bài ACCA cho sẵn)
Capture-Oct-30-2020-09-45-45-44-AM

Trường hợp 2: Đề bài cho thu nhập sau thuế (Net income)

Lúc này các bạn không thể áp dụng công thức tính thuế TNCN nêu trên được bởi các thu nhập trong công thức đều là thu nhập trước thuế. Tuy nhiên chúng ta có thể chuyển thu nhập tính thuế (sau thuế) thành thu nhập tính thuế (trước thuế) theo công thức “gross-up” được cho ở bảng dưới đây:

Capture-Oct-30-2020-03-44-28-51-AM

Trong đó C là thu nhập tính thuế (sau thuế) = thu nhập chịu thuế (sau thuế) – các khoản giảm trừ

Sơ đồ 2 nhìn chung tương tự sơ đồ 1. Cụ thể quy trình thực hiện sơ đồ 2 như sau:

Bước 1: Xác định các thu nhập chịu thuế TNCN (điểm khác biệt so với bước 1 ở sơ đồ 1 đó là các thu nhập chịu thuế TNCN này là thu nhập sau thuế)

Bước 2: Xác định các khoản giảm trừ (tương tự sơ đồ 1)

Bước 3: Xác định thu nhập tính thuế (sau thuế) = thu nhập chịu thuế (sau thuế) – các khoản giảm trừ

Bước 4: Xác định thu nhập tính thuế (trước thuế) = “gross-up” thu nhập tính thuế (sau thuế)(bảng công thức “gross-up” này cũng được đề bài ACCA cho sẵn)

Bước 5:Xác định thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế (trước thuế) x thuế suất tương ứng

BÀI TẬP VÍ DỤ: (Nguồn: Past exam Tax VNM ACCA )

Kỳ thi June 2017

Ms Lan Tam is 40 years old, and a Vietnamese citizen. She is divorced and is bringing up her two children who were born in 2001 and 2005, respectively. In 2016, she has been working two jobs at the same time as follows:

– Full-time at JWM Co, for a net salary of VND120 million per month plus a bonus equal to two months’ salary. She is responsible for her own compulsory insurance in respect of this employment.

– Part-time at CNL Co, for a net salary of VND15 million per month. No insurance is covered by CNL Co in respect of this employment.

Ms Lan Tam also maintains a portfolio of investments, which earned her the following amounts in 2016:

– VND100 million cash from bond interest.

– VND120 million cash from dividends distributed by TCL Co, a non-public joint stock company (representing a yield of 10% over face value).

– 20,000 shares of PDL JSC, a listed company, as a scrip dividend in respect of the 120,000 shares she held in March 2016. At the time of this distribution, the market price of PDL JSC shares was VND18,000 per share.

On 1 September 2016, Ms Lan Tam decided to quit the job at CNL Co to have more time for her children. She also sold all of her shares in PDL JSC and TCL Co at the price of VND20,000 and VND16,000 per share, respectively. The face value of both companies’ shares is VND10,000 per share.

Required:

(a) Calculate Ms Lan Tam’s taxable income and personal income tax (PIT) liability in respect of her employment income for the year 2016.

(b) Calculate the PIT liability of Ms Lan Tam for the year 2016 in respect of the following investment activities:

– the receipt of the interest and cash dividend;

– the receipt of the scrip dividend; and

– the sale of the PDL JSC and TCL Co shares).

Note:

  1. All calculations in both parts of this question should be made in VND millions, rounded to one decimal.
  2. Base salary (per month) for social insurance, health insurance, etc for the year 2016. For simplicity, you should assume that this rate is applicable for the whole of the year 2016. VND 24,200,000.

Yêu cầu đề bài:

  • Xác định thu nhập chịu thuế và thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương tiền công năm 2016 của Ms Lan Tam.
  • Xác định thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ các hoạt động đầu tư bao gồm: tiễn lãi trái phiếu, cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu, bán cổ phiếu PDL và TCL.

Hướng dẫn giải:

Yêu cầu 1: Xác định thu nhập chịu thuế và thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương tiền công

Dựa theo các bước đã nêu trong quy trình xác định thuế TNCN phải nộp như đã nêu ở phần lý thuyết, có thể thấy việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là xác định xem các khoản thu nhập cá nhân nhận được ở trong đề bài ở dạng “trước thuế” (gross income) hay “sau thuế”(net income).

Đối với bài tập này, đề bài cho “net salary”, tức là những con số về thu nhập được cho trong bài đang ở “thu nhập sau thuế”. Theo các bước như phần lý thuyết, ta thực hiện giải bài tập này như sau:

Capture-Oct-30-2020-03-47-10-47-AM

Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế (dạng sau thuế)

Lưu ý:

  • Thông thường, đề bài ACCA sẽ giả định rằng các khoản giảm trừ được tính trên thu nhập tại 1 công ty nhất định (ví dụ bài tập này: các khoản giảm trừ được xác định dựa trên thu nhập tại JWM). Do đó, chúng ta nên thực hiện tính riêng thu nhập chịu thuế của cá nhân ở các công ty khác nhau.
  • Theo hướng dẫn giải của ACCA, các bạn cần tính tổng thu nhập chịu thuế trong cả năm, sau đó chia đều cho 12 tháng để tính thu nhập chịu thuế bình quân 1 tháng. Thu nhập chịu thuế bình quân này là cơ sở để áp dụng các công thức “gross-up”, các khoản giảm trừ, thuế TNCN.
  • Đối với thu nhập nhận được từ JWM trong năm 2016 (đủ 12 tháng)
    • Thu nhập từ tiền lương = 120 x 12 tháng = 1,440 triệu VND
    • Thu nhập từ thưởng (2 tháng lương) = 120 x 2 tháng = 240 triệu VND

Tổng thu nhập tại JWM năm 2016 = 1,440 + 240 = 1,680 triệu VND/ năm

Thu nhập chịu thuế tại JWM/ tháng = 1,680 / 12 = 140 triệu VND/ tháng

  • Đối với thu nhập nhận được từ CNL trong năm 2016 (8 tháng từ tháng 1-8/2016)
    • Thu nhập từ tiền lương = 15 x 8 tháng = 120 triệu VND

Tổng thu nhập tại CNL năm 2016 = 120 triệu VND

Thu nhập chịu thuế tại CNL/ tháng = 120 / 12 tháng = 15 triệu VND/ tháng

Bước 2: Xác định các khoản giảm trừ

  • Giảm trừ gia cảnh:
    • Giảm trừ cho bản thân: 9 triệu VND
    • Giảm trừ cho người phụ thuộc: 3.6 x 2 người phụ thuộc = 7.2 triệu VND
      (2 con dưới 18 tuổi)
  • Giảm trừ đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc: 24.2 x 10.5% = 2.5 triệu VND

Tổng các khoản giảm trừ = 9 + 7.2 + 2.5 = 18.7 triệu VND/ tháng

Bước 3: Xác đinh thu nhập tính thuế (dạng sau thuế)

Sau khi xác định được các khoản giảm trừ, ta thực hiện tính toán các khoản thu nhập tính thuế là thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ. Cụ thể:

  • Đối với thu nhập tiền lương từ JWM:
    Thu nhập tính thuế/ tháng = thu nhập chịu thuế/ tháng – các khoản giảm trừ
    (sau thuế)                             (sau thuế)
                                              = 140 – 18.7
                                              = 121.3 triệu VND 
  • Đối với thu nhập tiền lương từ CNL:
    Thu nhập tính thuế/ tháng = thu nhập chịu thuế/ tháng – các khoản giảm trừ

    (sau thuế)                                (sau thuế)
                                                 = 15 – 0
                                                 = 15 triệu VND

Bước 4: Xác định thu nhập tính thuế (dạng trước thuế) (bước “gross-up”)

Để tính được phần thuế TNCN phải nộp, ta cần phải thực hiện gross-up phần thu nhập tính thuế ở dạng sau thuế về thu nhập tính thuế ở dạng trước thuế. Cụ thể:

  • Đối với thu nhập tiền lương từ JWM:
    Thu nhập tính thuế/ tháng = (thu nhập tính thuế/ tháng – 9.85)/0.65
    (trước thuế)                          (sau thuế)
                                               = (121.3 – 9.85) / 0.65
                                               = 171.5 triệu VND
  • Đối với thu nhập tiền lương từ CNL:
    Thu nhập tính thuế/ tháng = (thu nhập tính thuế/ tháng – 0.75)/ 0.85

    (trước thuế)                           (sau thuế)

                                               = (15 – 0.75)/0.85
                                               = 16.8 triệu VND

Tổng thu nhập tính thuế (trước thuế) trong năm 2016

= 171.5 x 12 tháng + 16.8 x 8 tháng = 2,192.4 triệu VND

Bước 5: Xác định thuế TNCN phải nộp

Thu nhập tính thuế = 2,192.4 triệu VND/ năm > 960 triệu VND/ năm
Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất tương ứng
                                    = (2,192.4 x 35%) – 9.85 = 757.49 triệu VND

Vậy thuế TNCN phải nộp trong năm 2016 đối với thu nhập từ tiền lương tiền công là 757.49 triệu VND

Yêu cầu 2: Xác định thuế TNCN phải nộp đối với các hoạt động đầu tư

Thực hiện yêu cầu này theo các bước sau:

Bước 1: Xác định các nguồn thu nhập phát sinh và tính chịu thuế tương ứng

Theo bài này ta có các thu nhập:

  • Thu nhập từ lãi trái phiếu (thuộc đối tượng chịu thuế TNCN)
  • Thu nhập từ nhận cổ tức bằng tiền mặt tại TCL (thuộc đối tượng chịu thuế TNCN do thời điểm xác định thuế là thời điểm nhận tiền)
  • Thu nhập từ nhận cổ tức bằng cổ phiếu tại PDL (scrip dividend) (cổ tức nhận bằng hình thức này không thuộc đối tượng chịu thuế TNCN tại thời điểm nhận cổ phiếu)
  • Thu nhập từ bán cổ phiếu của TCL và PDL (thuộc đối tượng chịu thuế TNCN), và thu nhập từ bán cổ phiếu (cổ phiếu nhận từ cổ tức) của PDL  (thuộc đối tượng chịu thuế TNCN)

Bước 2: Xác định thuế TNCN phải nộp

Đối với mỗi nguồn thu nhập phát sinh trên, công thức tính thuế TNCN sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với thu nhập từ lãi trái phiếu (thu nhập từ đầu tư vốn)
    Lãi trái phiếu đề bài cho là 100 triệu VND.
    Do đó:
    Thu nhập tính thuế đối với lãi trái phiếu = 100 triệu VND
    Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x 5%
                                         = 100 x 5% = 5 triệu VND 
  • Đối với thu nhập từ cổ tức bằng tiền mặt (thu nhập từ đầu tư vốn)
    Cổ tức bằng tiền mặt nhận được đề bài cho là 120 triệu VND
    Do đó:
    Thu nhập tính thuế đối với cổ tức bằng tiền là 120 triệu VND
    Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x 5%
                                        = 120 x 5% = 6 triệu VND
  • Đối với thu nhập từ cổ tức bằng phiếu ghi nợ (scrip dividend)
    Thuế TNCN phải nộp = 0
  • Đối với thu nhập từ bán cổ phiếu (thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán)
    Thuế TNCN phải nộp từ chuyển nhượng chứng khoán = giá chuyển nhượng x 0.1%

    Bán cổ phiếu tại TCL:

    Cổ tức tiền mặt ứng với 10% giá trị cổ phiếu nắm giữ

    Do đó: Tổng giá trị số cổ phiếu nắm giữ = 120 triệu VND / 10% = 1.2 tỷ VND

    Mệnh giá một cổ phiếu là 10,000 VND

    => Tổng số cổ phiếu nắm giữ = tổng giá trị cổ phiếu nắm giữ / mệnh giá 1 cổ phiếu

                                                    = 1.2 tỷ VND/ 10,000 VND

                                                    = 120,000 cổ phiếu

    Giá bán 1 cổ phiếu là 16,000 VND

    => Thuế TNCN phải nộp = giá chuyển nhượng x 0.1%

                                            = số cổ phiếu nắm giữ x giá bán 1 cổ phiếu x 0.1%

                                            = 120,000 cổ phiếu x 16,000/ cổ phiếu x 120 x 0.1%

                                            = 1.9 triệu VND

    Bán cổ phiếu tại PDL:

    Tổng số cổ phiếu đem bán gồm 120,000 cổ phiếu mua lúc ban đầu và 20,000 cổ phiếu sang cổ tức (dù chỉ nhận dưới dạng phiếu ghi nợ)

    Do đó: Tổng số cổ phiếu đem bán là 140,000 cổ phiếu

    => Thuế TNCN phải nộp = giá chuyển nhượng x 0.1%

                                           = 140,000 cổ phiếu x 20,000/ cổ phiếu x 0.1%

                                           = 2.8 triệu VND
  • Thu nhập từ bán phiếu ghi nợ của PDL (thu nhập từ đầu tư vốn)
    Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x 5%
                                       = mệnh giá 1 cổ phiếu x số cố phiếu nhận dưới dạng giấy nợ x 5%
                                       = 10,000/ cổ phiếu x 20,000 cổ phiếu x 5% = 10 triệu VND

Tổng thuế TNCN phải nộp từ các hoạt động đầu tư = 5 + 6 + 1.9 + 2.8 + 10 = 25.7 triệu VND

Vậy thuế TNCN phải nộp từ các hoạt động đầu tư là 25.7 triệu VND

 

Author: Bui Tuan

Reviewed by: Linh Tran