Đối với kế toán thuế là một phần không thể thiếu đối với doanh nghiệp bởi vì sẽ ảnh hưởng đến báo cáo thuế và sự phát triển của doanh nghiệp. Quyết toán thuế chính là một trong những vấn đề mà kế toán viên cần quan tâm đến. Vậy thì bạn đã biết khái niệm về quyết toán thuế là gì hay chưa? Sau đây, chúng mình cùng nhau tìm hiểu nhé!
I. Quyết toán thuế là gì?
Đầu tiên, để hiểu rõ về quyết toán thuế thì bạn cần biết về khái niệm quyết toán.
Quyết toán được hiểu là quá trình kiểm tra, thống kê, tập hợp lại tất cả những dữ liệu về khối lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lệ của toàn bộ công việc đã làm tại một đơn vị cơ quan đối với một đơn vị, cá nhân khác.
Vậy trong lĩnh vực kế toán, quyết toán là gì? Là kiểm kê số liệu tài chính, số liệu kế toán của một đơn vị kinh doanh, công ty hay doanh nghiệp nào đó trong một kỳ hoặc giai đoạn nhất định.
Quyết toán thuế là công việc bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp nhằm hoàn tất nghĩa vụ thuế trong khoảng thời gian cụ thể của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số đặc điểm của quyết toán thuế:
- Quy định về quyết toán thuế là gì? Theo quy định quản lý thuế hiện hành thì doanh nghiệp phải tự tính toán, kê khai và nộp đủ số tiền thuế đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác về các số liệu đã kê khai.
- Mục đích của việc quyết toán thuế là nhằm phát hiện các hành vi trốn, lậu thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế tiêu thụ đặc biệt… để truy thu lại cho ngân sách Nhà nước đồng thời xử phạt đối với các hành vi đó.
- Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện quyết toán thuế? Vào thời điểm kết thúc năm tài chính hay giải thể doanh nghiệp, kế toán thuế phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế
II. Các loại quyết toán thuế
Việc quyết toán thuế là cách mà nhà nước kiểm tra những khoản đóng thuế của doanh nghiệp hoặc cá nhân nhằm tránh sự gian lận trong việc nộp các khoản thuế này. Vì vậy nên Việt Nam có 2 loại đối tượng cần quyết toán thuế đó là cá nhân và doanh nghiệp.
1. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, những cá nhân có mức lương hàng tháng từ 9 triệu đồng trở lên sẽ cần phải nộp thuế. Cách tính thuế sẽ là:
Số tiền cần nộp thuế = (Tổng lương – 9 triệu – 3,6 triệu x Số người phụ thuộc) * Thuế suất = phần thu nhập tính thuế/tháng * thuế suất
Trong đó có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Cá nhân có thu nhập từ 9 triệu đồng trở lên nhưng không có người phụ thuộc nghĩa là không phải nuôi thêm ai thì sẽ phải nộp thuế đối với khoản tiền vượt quá 9 triệu đồng.
Ví dụ bạn có thu nhập 10 triệu/tháng, không phải nuôi ai, thuế suất là 5% thì số tiền cần nộp thuế là: (10 – 9 – 3,6 x 0) x 5% = 0,05 triệu = 50.000 VNĐ - Trường hợp 2: Cá nhân có thu nhập từ 9 triệu đồng trở lên nhưng lại phải nuôi người khác thì tiền được giảm thuế thêm là 3,6 triệu/người được nuôi khi áp dụng công thức tính thuế như trường hợp 1
Ví dụ bạn có thu nhập 15 triệu/tháng, phải nuôi một người, thuế suất là 5% thì số tiền cần nộp thuế là: (15 – 9 – 3,6 x 1) x 5% = 0,12 triệu = 120.000 VNĐ- Giả sử số tiền sau khi tính thuế bị âm thì cá nhân đó sẽ không phải đóng.
Ví dụ bạn có thu nhập 10 triệu/tháng, phải nuôi một người, thuế suất là 5% thì số tiền cần nộp thuế là: (10 – 9 – 3,6 x 1) x 5% = - 0,13 triệu < 0 => Không phải nộp thuế
- Giả sử số tiền sau khi tính thuế bị âm thì cá nhân đó sẽ không phải đóng.
2. Quyết toán thuế doanh nghiệp
Tại thông tư 151/2014/TT-BTC thì mức thuế doanh nghiệp cần phải đóng sẽ dựa trên phần doanh thu mà công ty có được sau khi trừ đi các chi phí được miễn giảm. Cụ thể là doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế 20% nếu như năm thứ n-1 có mức doanh thu dưới 20 tỷ và thuế suất sẽ tăng lên 22% trong trường hợp doanh thu của năm n-1 vượt mức 20 tỷ (n là năm quyết toán thuế).
III. Quy trình, thủ tục quyết toán thuế doanh nghiệp
Bước 1: Doanh nghiệp nộp tờ khai quyết toán thuế, trong đó doanh nghiệp tự kê khai các số liệu.
Bước 2: Quyết toán thuế bước 1: cơ quan thuế sẽ thực hiện kiểm tra tại bàn (kiểm tra thủ tục và hình thức) đối với hồ sơ báo cáo quyết toán thuế. Sau đó ghi bổ sung vào sổ thuế đối với khoản chênh lệch giữa số liệu báo cáo quyết toán chính thức so với số liệu do doanh nghiệp đã tạm khai của niên độ báo cáo.
Bước 3: Quyết toán thuế bước 2: cơ quan thuế sẽ thực hiện công việc kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện các hành vi trốn, lậu thuế để truy thu lại cho ngân sách nhà nước đồng thời xử phạt đối với các hành vi này.
IV. Hồ sơ quyết toán thuế
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 16, Thông tư số 156/2013/TT-BTC, hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư này (tùy theo thực tế phát sinh của người nộp thuế).
V. Những lưu ý khi quyết toán thuế trong doanh nghiệp
Hầu hết hiện nay các doanh nghiệp đã luôn đề cao đến vấn đề quyết toán thuế trong doanh nghiệp, vì bất kỳ lúc nào các doanh nghiệp cũng có thể sẽ bị kiểm tra đột xuất bởi cơ quan chức năng. Để đảm bảo không có sai sót thì doanh nghiệp cần phải lưu ý đến các vấn đề sau:
- Thứ nhất, hóa đơn sai sót: trong quá trình quyết toán thuế, là công việc phải tiếp xúc rất nhiều con số, chính vì thế mà không thể tránh khỏi sai sót. Nếu sai sót giữa các con số xảy ra thì bạn cần phải lập kê khai bổ sung, photo những hóa đơn sai ra thành 1 bản sau đó kẹp cùng với những tờ kê khai điều chỉnh bị sai. Đối với những sai sót chỉ xê dịch vài đồng đến vài trăm nghìn thì bạn không cần hóa đơn sai sót.
- Thứ hai, hóa đơn có giá trị lớn nhưng vẫn còn treo công nợ nhiều năm mà chưa thanh toán. Đối với những hóa đơn mà có giá trị trên 20 triệu đồng, khi thanh tra kiểm tra mà doanh nghiệp vẫn chưa thanh toán thì cần phải chuẩn bị sẵn những giấy tờ như: Hợp đồng trả chậm,…để trình bày cho cơ quan chức năng.
- Thứ ba, đối với các công trình đã nghiệm thu và đã thu tiền nhưng lại không xuất hóa đơn. Đây là lỗi thường gặp của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp gặp vấn đề này thì phải thực hiện xuất hóa đơn bù và phải bổ sung lại hợp đồng cho các nguồn tạm ứng trước đó., và trên hợp đồng cần phải ghi rõ các khoản tạm ứng. Trong trường hợp này thì không cần xuất hóa đơn.
- Thứ tư, đối chiếu vật liệu dự toán so với xuất vào kho, khi lập sổ sách thì nhân viên kế toán phải đối chiếu kỹ và theo sát vật tư để tránh có sự nhầm lẫn. Nếu như có sự chênh lệch thì cần phải báo cáo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Thứ năm, đối với những chứng từ ngân hàng thì cần phải cất giữ cẩn thận vì sẽ có những lần di chuyển nên cẩn thận để tránh thất lạc.
Hy vọng với bài viết này, các bạn có thể ứng dụng thật tốt việc quyết toán thuế trong công việc kế toán của một doanh nghiệp.
Author: Khanh Linh
Reviewed by: Duy Anh Nguyen