[TX/F6] Taxation - Thuế Việt Nam

[TX/F6: Technical Articles] Thuế giá trị gia tăng (VAT) - Part 1

1. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng hay nói cách khác là thuế gián thu tính lên người sử dụng dịch vụ, hàng hóa cuối cùng.

Ví dụ:

  • Công ty A sản xuất sản phẩm B cần 1 triệu đồng/sản phẩm và bán cho công C với giá 3 triệu đồng. Khi đó, công ty đã có phần giá trị tăng thêm là 2 triệu đồng/sản phẩm. Do đó, công ty A phải nộp thuế trên phần giá trị 2 triệu tăng thêm.
  • Công ty C sau khi mua về thì bán cho người tiêu dùng với giá 4 triệu đồng/sản phẩm. Như vậy, công ty C cũng phải nộp thuế trên phần giá trị 1 triệu tăng thêm.

Như đã nói ở trên, thuế GTGT là thuế tính lên người sử dụng cuối cùng. Do đó, người thực sự chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm là người tiêu dùng, còn công ty A và C chỉ là người thu hộ thuế.

2. Đối tượng chịu thuế GTGT là những ai?

Theo quy định tại điều 2 Thông tư 219/2013 của Bộ Tài chính:

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanhtiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT

3. Đối tượng không chịu thuế GTGT

Theo quy định tại điều 4 -  Thông tư 219/2013 và điều 1 -  Thông tư 26/2015 thì đối tượng không chịu thuế GTGT gồm 26 mục và sau đây là một số đối tượng không chịu thuế hay gặp:

  • Nhóm hàng hóa thuộc ngành nông - lâm - ngư nghiệp
    Note:
    Các sản phẩm thuộc đối tượng này chưa qua chế biến (not processed) hoặc chỉ qua sơ chế thông thường (preprocessed or semi-processed) là đối tượng không chịu thuế. Sơ chế thông thường là các công tác vật lý như làm sạch, phơi khô… mà chưa làm thay đổi tính chất sản phẩm.
    Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với công ty B theo hình thức nhận tiền công từ công ty B hoặc bán lại sản phẩm cho công ty B thì tiền công nuôi heo nhận từ công ty B và sản phẩm heo bán cho công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế. Còn trường hợp công ty B bán ra hoặc đưa vào chế biến để bán ra thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định.
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Dịch vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm
  • Một vài dịch vụ tài chính, ngân hàng và kinh doanh chứng khoán
  • Dịch vụ giáo dục
  • Quà, biếu, tặng theo quy định của Pháp luật
  • Chuyển giao công nghệ
  • Hàng hoá dịch vụ được cung cấp bởi các đơn vị kinh doanh có doanh thu < 100 triệu VND/ năm
  • Hàng hoá không sản xuất được tại Việt Nam và phải nhập khẩu;
  • Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam: hàng tạm nhập khẩu-tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu-tái nhập khẩu; 

4. Các trường hợp không phải kê khai và tính nộp thuế GTGT

a) Các tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu bằng tiền, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác 

Notes:

  • Nếu bồi thường bằng hàng hóa thì phải lập hóa đơn và kê khai, khấu trừ theo quy định.
  • Nếu doanh nghiệp nhận tiền hỗ trợ nhưng để thực hiện dịch vụ cho doanh nghiệp như sửa chữa, bảo hành, khuyến mãi thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Ví dụ: Doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp Z, tổng giá thanh toán là 440 triệu đồng. Theo hợp đồng, doanh nghiệp Z thanh toán trả chậm trong vòng 3 tháng, lãi suất trả chậm là 1%/tháng/tổng giá thanh toán của hợp đồng. Sau 3 tháng, doanh nghiệp X nhận được từ doanh nghiệp Z tổng giá trị thanh toán của hợp đồng là 440 triệu đồng và số tiền lãi chậm trả là 13,2 triệu đồng (440 triệu đồng x 1% x 3 tháng).

(b) Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam nhưng mua dịch vụ của nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam hay cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam.

(c) Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

Ví dụ: Bạn A không phải là cá nhân kinh doanh, bạn A bán 1 cái áo cho bạn B. Khi đó, bạn A không phải kê khai, nộp thuế từ hoạt động bán áo.

(d) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã

Ví dụ: Công ty cổ phần P thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp. Đến tháng 3/2014, dự án đầu tư đã hoàn thành được 90% so với đề án thiết kế và giá trị đầu tư là 26 tỷ đồng. Do gặp khó khăn về tài chính, Công ty cổ phần P quyết định chuyển nhượng toàn bộ dự án đang đầu tư cho Công ty cổ phần X với giá chuyển nhượng là 28 tỷ đồng. Công ty cổ phần X nhận chuyển nhượng dự án đầu tư trên để tiếp tục sản xuất cồn công nghiệp.

(e) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm thuộc sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thuỷ hải sản, lương thực thực phẩm chưa chế biến thành các sản phẩm khác cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc khâu kinh doanh thương mại.

Notes

  • Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm thuộc sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thuỷ hải sản, lương thực thực phẩm chưa chế biến thành các sản phẩm khác cho cá nhân, tổ chức khác thuộc khâu kinh doanh thương mại thì phải kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất 5%.
  • Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

Ví dụ: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 

  • Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty XNK C. 
  • Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D. 
  • Trên hóa đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
  • Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT là 5%

(f) Tài sản cố định đang sử dụng, đã trích khấu hao khi điều chuyển tài sản theo giá trị sổ sách giữa các đơn vị thành viên.

(g) Các trường hợp khác:

  • Các khoản thu hộ chi hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.
  • Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp (kèm theo tài sản gốc)
  • Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc

 

Author: Khanh Linh

Reviewed by: Duy Anh Nguyen