[TX/F6] Taxation - Thuế Việt Nam

[TX/F6: Technical Articles] Thuế giá trị gia tăng (VAT) - Part 2

I. Thời điểm xác định thuế VAT 

Theo quy định tại điều 8 - thông tư 219/2013

a) Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu tiền hay chưa.

b) Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa.

  • Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.

c) Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạchngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.

d) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.

e) Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu tiền hay chưa.

f) Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

II. Phương pháp tính thuế VAT

1. Phương pháp trực tiếp (Direct method)

a) Đối tượng có thể áp dụng phương pháp trực tiếp

  • Doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh đang hoạt động có doanh thu dưới 1 tỷ đồng
  • Tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài không được thành lập theo luật Việt Nam hoặc không tuân thủ theo hệ thống sổ sách kế toán và hóa đơn Việt Nam

b) Công thức tính thuế: VAT payable = Revenue * VAT rate

Trong đó, VAT rate:

  • Phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%
  • Dịch vụ, xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu: 3%
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa hay xây dựng có bao gồm nguyên vật liệu: 5%
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%

Ví dụ: X là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Trong tháng 8/2020, X có doanh thu phát sinh từ hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp là 2 tỷ đồng.

Yêu cầu: Tính số thuế GTGT mà X phải nộp trong tháng 8/2020

Giải:

  • Doanh thu của X phát sinh từ hoạt động dịch vụ (tư vấn thành lập doanh nghiệp) nên tax rate = 5%
    → Thuế GTGT phải nộp = 5% * 2 tỷ = 0.1 tỷ hay 100 triệu đồng

    2. Phương pháp khấu trừ (Credit method)

    a) Đối tượng áp dụng

    • Doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh đang hoạt động có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên
    • Tổ chức hoặc cá nhân được thành lập theo luật Việt Nam và tuân thủ theo hệ thống sổ sách kế toán và hóa đơn Việt Nam
    • Các tổ chức, cá nhân tự nguyện đăng kí theo phương pháp khấu trừ 

    b) Công thức tính thuế

    VAT payable = Output VAT - Creditable input VAT 

    VAT rate:

      • Thuế suất 0%
        • Thuế suất giá trị gia tăng là 0% là thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.
        • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
        • Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài đều có mức thuế GTGT là 0% mà cần phải đáp ứng một số điều kiện luật định.
      • Thuế suất 5%
        • Mức thuế suất 5% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
        • Ví dụ: các dịch vụ cung cấp nước sạch sinh hoạt; Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế; Thực phẩm tươi sống; Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế
      • Thuế suất 10%
        • Trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh, nếu các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, thuế GTGT 0% hoặc thuế GTGT 5% thì thuộc đối tượng chịu thuế suất 10%.
        • Mức thuế suất 10% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

        Chi tiết các mức thuế suất được viết tại Điều 9, Điều 10 Thông tư 219/2013

        c) Cách tính thuế GTGT đầu ra (Output VAT)

        Thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ được bán ra = Giá tính thuế * Thuế suất thuế GTGT

        d) Cách tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Creditable input VAT)

        Thuế GTGT đầu vào = Giá tính thuế * Thuế suất thuế GTGT

        Thuế GTGT đầu vào bằng

        • Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; 
        • Hoặc số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT (của phần thuế nhà thầu) thay cho phía nước ngoài

        III. Căn cứ về giá tính thuế VAT

        • Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ragiá bán chưa có thuế GTGT
          • Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã chịu các loai thuế trên nhưng chưa có thuế GTGT
          • Đối với hàng hóa nhập khẩugiá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
            • Trường hợp hàng hóa được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế sau khi được miễn, giảm
          • Đối với hàng hóa dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương là giá tính thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này
          • Đối với hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại:
            • Nếu chương trình khuyến mại được thực hiện theo pháp luật thương mại thì giá tính thuế = 0
            • Còn ngược lại thì phải kê khai, nộp thuế theo hàng hóa được biếu, tặng, cho
          • Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để luân chuyển nội bộ hoặc tiêu dùng nội bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải kê khai tính nộp thuế GTGT
          • Đối với hoạt động cho thuê tài sản: Giá tính thuế là giá thuê chưa có thuế GTGT
            • Nếu doanh nghiệp thuê theo hình thức trả tiền thuê theo từng kỳ hay trả trước tiền thuê theo thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền thuê trả theo từng kỳ chưa có thuế GTGT
          • Đối với hàng hóa trả theo phương thức trả chậm, trả góp thì giá tính thuế là giá bán trả một lần của hàng hóa đó, không bao gồm lãi trả chậm, trả góp
          • Đối với xây dựng, lắp đặt thì giá tính thuế là giá công trình, hạng mục công trình hay phần công việc được bàn giao chưa có thuế GTGT
            • Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên liệu thì giá tính thuế là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT
            • Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thì giá tính thuế là giá xây dựng, lắp đặt, không bao gồm giá trị nguyên vật liệu máy móc chưa có thuế GTGT
            • Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao thì giá tính thuế là giá của hạng mục công trình hoặc giá trị khối  lượng công trình hoàn thành chưa có thuế GTGT
          • Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất để tính thuế GTGT

          Ví dụ 1: Công ty A sản xuất nước để bán cho các đại lý với giá là 4,500 đồng/chai. Trong tháng 1/2020, công ty A sử dụng 4,000 chai nước cho nội bộ. Trong đó, 60% là cho các cuộc họp và 40% cho kỳ nghỉ hàng năm của công ty và thuế suất GTGT = 10%.

          Yêu cầu: Tính thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ?

          Giải

          • Nước được sử dụng cho các cuộc họp được coi như là sử dụng cho hoạt động nội bộ trong kinh doanh nên không phải kê khai, nộp thuế GTGT
          • Nước sử dụng cho kỳ nghỉ hàng năm không được coi là hoạt động cho sản xuất kinh doanh nên cần phải kê khai, nộp thuế GTGT
            → Giá tính thuế chưa bao gồm thuế GTGT = 4,000 * 40% * 4,500 = 7,200,000 đồng
            → Thuế GTGT đầu ra = 10% * 7,200,000 = 720,000 đồng

          Ví dụ 2: Công ty B là công ty xây dựng công trình và B nhận xây dựng nhà máy sản xuất cho công ty A. Trong đó, giá trị nhà máy mà B xây dựng là 50 tỷ đồng (không bao gồm nguyên vật liệu) và giá trị thiết bị nội thất là 70 tỷ. Nhà máy (trang bị thiết bị nội thất chưa hoàn thành) được hoàn thành vào tháng 9/2020 và đã được công ty A nghiệm thu. Thuế suất GTGT là 10%

          Yêu cầu: Tính thuế GTGT đầu ra của công ty B trong tháng 9/2020?

          Giải

          Do trong tháng 9/2020, công ty A mới nghiệm thu phần nhà máy xây dựng mà chưa nghiệm thu phần nội thất nên công B chỉ tính thuế GTGT với phần mà công ty A đã nghiệm thu

          → Giá tính thuế chưa bao gồm thuế GTGT = 50 tỷ đồng

          → Thuế GTGT đầu ra = 50 tỷ đồng * 10% = 5 tỷ đồng

           

          Author: Khanh Linh

          Reviewed by: Duy Anh Nguyen