[TX/F6] Taxation - Thuế Việt Nam

[TX/F6: Tài liệu ôn thi] Session 1: VAT + FCT (Phần 2)

Session 1: VAT + FCT (Phần 2) sẽ ôn lại dạng bài tập quan trọng môn Taxation (F6) với chủ đề "VAT".

I. Tổng quan

Topic

Question types

Question index

 

 

MCQ

Case

VAT

VAT

1,2,3

4

Reference: BPP ACCA F6 Textbook 2019-2020

II. Dạng bài tập chi tiết

Mức độ: Quan trọng

1. Trắc nghiệm

Câu 1: (Trung bình)

Learning outcome: Tính toán và xác định thuế VAT đầu vào được khấu trừ

Question:

In 2018, PRM Co, a Vietnamese company, allocated goods for promotional purposes. The goods had associated input value-added tax (VAT) of VND2,000 million and, 60% of them were purchased whilst 40% were produced using materials procured by PRM Co during 2018. All promotion programs were duly registered with the authorities. According to PRM Co’s 2018 accounting records, 65% of PRM Co’s revenue was taxable for VAT purposes, whilst the other 35% was VAT exempt. The company cannot separately account for the input VAT relating to the goods used for promotion.

What is the final amount of creditable input VAT that PRM Co should declare in 2018?

A.  VND1,300 million
B.  VND780 million
C.  VND520 million
D.  VND2,000 million

Guidance:

Yêu cầu: Xác định số thuế VAT đầu vào mà Công ty PRM được khấu trừ năm 2018

Định hướng:

Để xác định được số thuế đầu vào cần được khấu trừ, trước hết ta sẽ tóm tắt đề bài:

  • Trong năm 2018, công ty PRM có sử dụng hàng hóa cho mục đích khuyến mại. Các chương trình khuyến mại của công ty đã được đăng ký với chính quyền địa phương
  • Số thuế VAT đầu vào của công ty = VND2,000 million. Trong đó:
    -   60% phát sinh từ hàng hóa mua
    -   40% phát sinh từ số nguyên vật liệu PRM mua để sản xuất hàng hóa nội bộ

(Công ty không phân tách riêng được số thuế VAT đầu vào của hàng hóa sử dụng cho chương trình khuyến mại)

→  Số thuế đầu vào này có được khấu trừ hết hay không?

  • Theo ghi nhận của công ty, số thuế đầu ra năm 2018 của PRM:
    -   65% doanh thu chịu thuế VAT đầu ra
    -   35% doanh thu không chịu thuế VAT đầu ra

→  Thuế đầu ra có ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế đầu vào hay không?

Sau khi xác định được yêu cầu của đề bài, ta thực hiện giải bài chi tiết theo sơ đồ sau:

Answer: B

Reference:

Câu 2: (Trung bình)

Learning outcome: Xác định thuế đầu vào được khấu trừ trong trường hợp đặc biệt

Question:

In 2019, CPR Co, a company incorporated in Vietnam, purchased a four-seated car for the Deputy General Director. The quoted price of the car was VND1,980 million (inclusive of value-added tax (VAT)). CPR Co obtained a 15% discount off the quoted price from the car dealer. The sales invoice from the dealer shows both the quoted price and the discount.

What is the amount creditable input VAT (rounded to the nearest VND million) which CPR Co should claim for the car in the fiscal year 2019?

A.  VND 180 million
B.  VND 153 million
C.  VND 168 million
D.  VND 160 million

Guidance

Yêu cầu: Xác định số thuế VAT đầu vào mà công ty được hưởng từ việc mua ô tô

Lưu ý: Đây là trường hợp đặc biệt do luật có quy định chi tiết về mức cap được khấu trừ cho ô tô dưới 9 chỗ ngồi

Định hướng:

Dựa vào thông tin đề bài cho, ta tóm tắt được một số thông tin chính như sau:

  • Công ty CPR mua một chiếc ô tô 4 chỗ cho Giám đốc
  • Giá bán của chiếc xe là VND1,980 million (đã bao gồm VAT). Công ty CPR được hưởng chiết khấu giảm giá 15% trên giá bán chiếc xe

→  Giá tính thuế VAT là giá nào?

→  Thuế VAT đầu vào được khấu trừ là bao nhiêu?

Ta có thể thực hiện giải bài theo hướng giải sau:

Answer: B

Reference:

Câu 3: (Trung bình)

Learning outcome: Xác định thuế VAT đầu ra và VAT đầu vào trong trường hợp đặc biệt

Question:

In 2018, ISC Co, a Vietnamese company, received compensation in cash of VND1,000 million from an insurance company for the damage to goods caused by a fire. According to the insurance policy, the compensation does NOT cover any value-added tax (VAT) on the purchase of the goods. The insured goods were purchased by ISC Co for VND1,650 million (inclusive of VAT 10%).

What is the amount of output value-added tax (VAT) and creditable input VAT (in VND millions) ISC Co is required to declare in 2018 as a result of the above transactions?

 

Output VAT

Creditable input VAT

A

VND100 million

VND0 million

B

VND0 million

VND150 million

C

VND0 million

VND0 million

D

VND100 million

VND150 million

Guidance:

Yêu cầu: Xác định số thuế VAT đầu ra công ty phải nộp & xác định số thuế VAT đầu vào được khấu trừ

Lưu ý: Đây là trường hợp đặc biệt do luật có quy định chi tiết về cách kê khai tính nộp thuế đối với trường hợp hỏa hoạn và nhận bồi thường

Định hướng:

Tóm tắt nội dung đề bài, ta có:

  • Công ty ISC nhận bồi thường 1,000mil từ công ty bảo hiểm cho lô hàng hóa bị hư hại do hàng bị cháy. Khoản bồi thường không bao gồm VAT đầu vào khi mua hàng.

→  Khoản bồi thường này có chịu VAT đầu ra hay không?

  • Số hàng hóa được bồi thường, trước đó đã được công ty mua với giá 1,650mil (giá đã bao gồm VAT)

→  VAT đầu vào có được khấu trừ hay không?

Bài tập trên có thể được giải theo hướng chi tiết như sau:

Tip 1:

Nhìn chung, doanh nghiệp thường sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào và phải kê khai tính nộp VAT đầu ra khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp – hoạt động thường xuyên và mang lại thu nhập ổn định trong thời gian dài.

VD: Đối với trường hợp trên, hàng hóa công ty mua – phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nên sẽ thuộc đối tượng được khấu trừ thuế VAT đầu vào.

Hỏa hoạn nhận bồi thường là thu nhập không thường xuyên, không phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên sẽ ko cần kê khai tính nộp thuế.

Answer: B

Reference:

2. Tự luận

Câu 4: (Trung bình)

Learning outcome: Xác định VAT đầu ra/ đầu vào

Question:

SCG Co owns a chain of retail stores and supermarkets in Vietnam. The company’s transactions in December 2014 included the following:

Transaction 1: SCG Co set up a new supermarket in Binh Duong. The total construction costs collected by the contractor on 1 December 2014 were VND660 billion (inclusive of value-added tax (VAT) at 10%). The completed project was handed over to SCG Co on 1 January 2015 and SCG Co intends to depreciate the property at the rate of VND50 billion each year from 2015 onwards.

Transaction 2: On 10 December 2014, SCG Co purchased a four-seater car with a quoted price of VND1,870 million (inclusive of VAT at 10%) for its general director. The seller granted SCG Co a 6% discount off the quoted price of the car.

Transaction 3: On 20 December 2014, SCG Co received a cash incentive of VND1 billion from SG Milk to display their products in an exclusive place in SCG Co’s supermarkets and stores in January and February 2015.

Transaction 4: During December 2014, SCG Co gave a free helmet to the first 500 customers who purchased goods with an invoice value of more than VND1 million. This promotional program was registered with the Department of Industry and Trade as a promotion. The helmets were purchased by SCG Co for VND220,000 each (inclusive of VAT at 10%) on 1 December 2014. All of the helmets were given to customers during the promotion.

Transaction 5: SCG Co produces bottled water for sale in its supermarket chain with the selling price of VND4,400 per bottle (inclusive of VAT at 10%). During December 2014, SCG Co issued 2,000 bottles of the water for internal use of which 50% were used in meetings with suppliers/customers/partners, 30% for processing foods and other drinks for sale in the supermarket, and 20% were used on the annual vacation trip for SCG Co’s employees.

All the transactions were settled via a bank unless otherwise stated.

Required:

(a) For each of the transactions (1 to 5) calculate the output and/or creditable input value-added tax (VAT) for SCG Co in the month of December 2014. (7 marks)

(b) For Transaction 5, advise SCG Co on the invoice issuance requirements for each category of water issued for internal use.

Guidance (Tips/ Steps/ Cách tư duy)

(a) Yêu cầu: Xác định số thuế VAT đầu ra công ty phải nộp & xác định số thuế VAT đầu vào được khấu trừ đối với các giao dịch từ 1 đến 5 trong tháng 12 năm 2014

Định hướng:

Để có thể giải được yêu cầu này, ta cần nắm vững một số nội dung kiến thức sau:

  • VAT đầu vào:

o   VAT đầu vào được khấu trừ = Giá tính thuế (chưa có VAT) * Thuế suất

o   Giá tính thuế (Điều 7/TT219/2013)

o   Nguyên tắc khấu trừ thuế VAT đầu vào (Điều 14/TT219/2013)

o   Đối tượng không chịu thuế GTGT, chịu thuế 0%, 5% và 10% (Điều 4, Điều 9, Điều 10, Điều 11/TT219/2013)

  • VAT đầu ra:

o   Đối tượng không chịu thuế GTGT (Điều 4/TT219/2013)

o   Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT (Điều 5/TT219/2013)

  • Quy định về lập hóa đơn với hàng hóa xuất dùng nội bộ

Answer:

(a)

Giao dịch

Lý giải

(cơ sở pháp lý)

VAT đầu ra

(VND million)

VAT đầu vào

(VAT million)

(1) Công ty SCG xây dựng một siêu thị mới ở Bình Dương.

Tổng chi phí thi công mà nhà thầu thu của công ty vào ngày 1 tháng 12 năm 2014 là 660bil (bao gồm VAT 10%).

Dự án hoàn thành và được bàn giao cho SCG vào ngày 1 tháng 1 năm 2015. Công ty SCG dự định sẽ khấu hao siêu thị 50 tỷ/năm tính từ năm 2015.

  • Thời điểm xác định thuế VAT là thời điểm nhà thầu thu tiền (Khoản 4/Điều 8/TT219/2013)

→  T12/2014 – công ty được khấu trừ thuế đầu vào

→  VAT được khấu trừ = 660bil /1.1*10% = 60bil

  • Việc công ty thực hiện trích khấu hao hàng năm không ảnh hưởng nghĩa vụ thuế

 

60,000 (= 660bil /1.1*10%)

(2) Vào ngày 10 tháng 12 năm 2014, SCG mua 1 chiếc ô tô 4 chỗ với giá bán là 1,870mil (bao gồm VAT 10%) cho giám đốc công ty.

Người bán đã cho công ty SCG hưởng chiết khấu 6% trên giá bán.

  • Giá tính thuế là giá sau chiết khấu và không bao gồm VAT (Khoản 22/Điều 7/TT219/2013)

→  Giá tính thuế = 1,870mil*(1 - 6%)/1.1 = 1,598mil

  • Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ của ô tô dưới 9 chỗ không được vượt quá mức VAT trên giá tính thuế 1.6bil (Khoản 3/Điều 14/TT219/2013)

→  1,598mil < 1.6bil

→  Thuế đâu vào được khấu trừ toàn bộ

→  VAT được khấu trừ

= 1,598mil*10%

= 159.8mil (160mil)

 

160

(3) Vào ngày 20 tháng 12 năm 2014, SCG đã nhận một khoản ưu đãi bằng tiền 1bil từ công ty sữa SG để trưng bày sản phẩm của họ riêng biệt trên kệ siêu thị và tại các cửa hàng vào Tháng 1 và tháng 2 năm 2015

 

  • Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức để thực hiện dịch vụ, quảng cáo thì phải kê khai nộp thuế theo quy định (VD15/Khoản 1/Điều 5/TT219)

→  Công ty phải nộp thuế theo quy định với khoản 1bil

→  VAT đầu ra = 1bil*10%

= 100mil

100

 

(4) Trong tháng 12 năm 2014, SCG đã tặng miễn phí 1 mũ bảo hiểu cho 500 khách hàng đầu tiên mua hàng với hóa đơn lớn hơn 1mil. Chương trình khuyến mại này đã được đăng ký với Sở Kinh doanh và Thương mại.

Mũ bảo hiển đã được SCG mua với giá 220,000/chiếc (bao gồm VAT 10%) vào ngày 1 tháng 12 năm 2014. Tất cả số mũ đã được tặng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại.

  • Đối với hàng hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế bằng 0. (Khoản 5/Điều 7/TT219/2013)

→  Giá tính thuế của mũ bảo hiểm = 0

→  VAT đầu ra = 0

  • Thuế VAT đầu vào của hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, phục cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế VAT thì được khấu trừ (Khoản 5/Điều 14/TT219/2013)

→  Thuế VAT đầu vào của mũ bảo hiểm được khấu trừ

→  VAT được khấu trừ = 0.22mil/1.1*10%*500 = 10mil

0

 

10

 

(5) Công ty SCG sản xuất nước đóng chai để bán trong hệ thống siêu thị của công ty với giá bán là 4,400/chai (đã bao gồm VAT).

Trong tháng 12 năm 2014, SCG đã sử dụng 2,000 chai nước cho tiêu dùng nội bộ.Trong đó, 50% được sử dụng trong các cuộc họp của công ty, 30% để chế biến đồ ăn và đồ uống bán tại siêu thị và 20% được sử dụng cho cuộc đi chơi hàng năm cho nhân viên công ty.

  • Khi xuất hàng hóa dịch vụ để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải tính nộp thuế VAT (VD27/Khoản 2/Điều 3/TT119/2014)

→  Nước cho các cuộc họp, và sản xuất không phải tính nộp VAT

→  VAT đầu ra = 0

  • Khi xuất hàng hóa – dịch vụ mà không phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì phải xuất hoá đơn như bán cho khách hàng, kê khai thuế bình thường (VD25/Khoản 4/Điều 7/TT219/2013)

→  Nước cho cuộc đi chơi hàng năm của nhân viên phải tính nộp VAT

→  VAT đầu ra = 20%*2000*(4,400/1.1*10%) = 0.16

0.16

 

Model answer:

Transactions

Output VAT

VND million

Input VAT

VND million

(1) Input VAT for the construction costs is deductible in full in the period of receiving invoice (allocation to the depreciation period of 12 years is not relevant)

(660,000/1.1*10%)

 

60,000

(2) Input VAT for the car is deductible in full because the invoiced amount after the discount is lower than

VND1,600 million

Invoice price (net VAT): 1,870 * (1 – 6%)/1.1 = 1,598

VAT = 1,598 * 10% = 160

 

160

(3) The cash incentive for displaying goods in the supermarkets and stores is subject to VAT at 10% (point 1, Article 5, Circular 219/2013, Example 15)

(1,000 * 10%)

100

 

(4) SCG Co can charge VAT at 10% on a taxable value of zero for the helmets given away for free as the

promotion is registered with the authorities (point 5,

Article 7 of Circular 219/2013). The input is creditable

in full (0.22 million/1.1 * 10% * 500)

0

10

(5) No VAT output arises in respect of the water issued for

customer/supplier meetings and for processing food and

drinks

A full VAT charge at 10% applies to the water used for the vacation trip (2,000 * 20% * (4,400/1.1 * 10%))

0.16

 

 

Reference: