[Level 1] Corporate Issuers

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 2: Introduction to corporate governance and other ESG considerations

Các vấn đề cơ bản cần chú ý khi học Module 2 trong chương trình CFA level 1

1. Quản trị doanh nghiệp và các xung đột có thể xảy ra giữa các bên.

1.1. Mô tả các bên liên quan của một doanh nghiệp và so sánh các lợi ích của họ.

1.1.1.  Các bên liên quan chính của một doanh nghiệp

Các bên liên quan là bất kỳ một cá nhân hoặc nhóm có quyền lợi nhất định trong một doanh nghiệp.

Theo Lý thuyết cổ đông

Theo Lý thuyết các bên liên quan

Mối quan tâm chính của quản trị doanh nghiệp là quyền lợi của các cổ đông.

→ Tối đa hóa giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

 

Quản lý xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý và cổ đông của doanh nghiệp.

Trọng tâm của việc quản trị doanh nghiệp là rộng hơn, bao gồm cả các bên liên quan (stakeholders).

 

Quản lý xung đột lợi ích giữa các nhóm có quyền lợi nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: cổ đông, nhân viên, nhà cung cấp, nhà điều hành.

Các bên liên quan bao gồm:

  • Bên trong (nội bộ) doanh nghiệp: Ban quản trị, ban quản lý, nhân viên.

  • Các bên liên quan khác: Cổ đông, chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng.

  • Bên ngoài doanh nghiệp: Các nhà điều hành.

1.1.2.  Các lợi ích và sức ảnh hưởng của các bên liên quan

 

Mối quan tâm

Lợi ích/Ảnh hưởng

Ban quản trị

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

  • Lợi ích nằm ở thù lao, các khoản thưởng dựa trên kết quả vận hành doanh nghiệp.

  • Có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cổ đông và định hướng chiến lược kinh doanh.

  • Quyết định tuyển dụng, sa thải và mức thù lao của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp

  • Giám sát kết quả tài chính và quản lý doanh nghiệp.

Quản lý cấp cao

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Quan tâm đến việc tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp và tối đa hóa lương thưởng dựa trên kết quả kinh doanh.

Nhân viên

Thu nhập và an toàn lao động

Quan tâm đến mức thù lao, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, được đào tạo và điều kiện làm việc

→ Quan tâm đến sự phát triển bền vững và thành công của doanh nghiệp.

Cổ đông

Lợi nhuận tài chính

  • Có lợi ích trong phần còn lại của tài sản doanh nghiệp sau khi các khoản nợ đã được thanh toán hết → quan tâm đến khả năng sinh lời và tăng trưởng liên tục của doanh nghiệp.

  • Có quyền biểu quyết → kiểm soát và quản lý doanh nghiệp hiệu quả.

Chủ nợ

Sức khỏe tài chính và khả năng trả nợ

Nhận về lãi vay và gốc vay, với mối quan tâm chính là khả năng trả nợ của doanh nghiệp từ dòng tiền sản xuất kinh doanh → quan tâm đến sự ổn định của doanh nghiệp, ngược lại với cổ đông.

Nhà cung cấp

Sức khỏe tài chính và khả năng trả nợ

  • Nhận về các khoản thanh toán hàng hóa và dịch vụ đã cung cấp cho doanh nghiệp.

  • Có lợi ích từ việc duy trì mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp, khả năng tạo ra lợi nhuận, và từ sự tăng trưởng và ổn định của doanh nghiệp.

Khách hàng

Hàng hóa và dịch vụ

Quan tâm đến mức giá đã chi cho hàng hóa dịch vụ và các tiêu chuẩn về an toàn → mong muốn được hỗ trợ một cách liên tục, đảo bảo chất lượng sản phẩm, và các dịch vụ hậu mãi → quan tâm đến sự ổn định.

Nhà điều hành

Doanh thu thuế và GDP tạo ra

Quan tâm đến việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và các quy định

→ bảo vệ nền kinh tế và quyền lợi chung của cộng đồng.

 

1.2. Mô tả mối quan hệ giữa người ủy thác - người thừa hành và các xung đột có thể xảy ra giữa các nhóm bên liên quan.

1.2.1.  Xung đột lợi ích giữa người ủy thác - người thừa hành

Khi người thừa hành được thuê để hành động vì lợi ích của người ủy thác, sẽ xuất hiện mối quan hệ giữa người ủy thác - người thừa hành (principal - agent relationship). Tuy nhiên, lợi ích của người ủy thác không phải lúc nào cũng song hành với lợi ích của người thừa hành, dẫn đến xung đột lợi ích giữa người ủy thác - người thừa hành (principal - agent conflict).

Minh họa tổng quát về các mối xung đột lợi ích giữa các nhóm bên liên quan như sau:

1.2.2.   Xung đột lợi ích giữa các Cổ đông và Ban quản lý cấp cao hoặc Ban quản trị.

Xung đột có thể xảy ra từ:

Rủi ro kinh doanh

Bất cân xứng thông tin

Lạm quyền: Khi thù lao Ban quản trị/Ban quản lý rất cao và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

→ Lựa chọn mức rủi ro thấp hơn các cổ đông - là các nhà đầu tư đang nắm giữ danh mục cổ phiếu đã được đa dạng hóa.

 

Chấp nhận rủi ro quá mức và xây dựng đế chế (empire building): Khi mức thù lao được xác định dựa trên cổ phiếu thưởng hoặc quy mô doanh nghiệp → thúc đẩy hành vi chấp nhận rủi ro cao hoặc thực hiện việc mua bán sáp nhập (M&A) mà có thể không làm tăng giá trị cho cổ đông doanh nghiệp.

Ban quản lý và ban quản trị có nhiều thông tin hơn các cổ đông về hoạt động và định hướng chiến lược của doanh nghiệp → Ban quản lý cấp cao có thể đưa ra các quyết định chiến lược không nhất thiết vì lợi ích tốt nhất của cổ đông → làm suy yếu khả năng kiểm soát của cổ đông.

                                                                      ↓

Phát sinh chi phí đại diện (Agency costs) là các chi phí tăng thêm phát sinh từ những xung đột lợi ích khi người thừa hành đưa ra quyết định cho người ủy thác, ví dụ như: chi phí tăng thêm cho ban quản lý để họ thực hiện tốt nghĩa vụ của  mình.

1.2.3. Xung đột lợi ích giữa ban quản lý cấp cao và ban quản trị.

● Xung đột giữa ban quản lý cấp cao và ban quản trị có thể xảy ra khi thông tin cung cấp cho ban quản trị bị hạn chế. → Làm suy giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ giám sát của ban quản trị.

●   Dạng xung đột này đặc biệt rõ rệt đối với các thành viên ban quản trị không điều hành - vì họ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.

1.2.4.   Xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đông.

1.2.4.1 Xung đột lợi ích giữa cổ đông kiểm soát với các cơ cấu biểu quyết khác nhau

1.2.4.1.1 Cơ cấu biểu quyết đơn lớp theo luật định (single-class structure with straight voting)

Một cổ phiếu tương ứng với một quyền biểu quyết. Vì thế, cổ đông kiểm soát thường là những cổ đông nắm giữ số cổ phiếu nhiều hơn.

1.2.4.1.2 Cơ cấu biểu quyết đa lớp (Multiple - class structure)

Một nhóm cổ đông có thể có một hoặc ít hơn một quyền biểu quyết cho mỗi cổ phiếu nắm giữ, trong khi một nhóm cổ đông khác (người sáng lập, người nội bộ doanh nghiệp,...) có thể có nhiều quyền biểu quyết cho mỗi cổ phiếu → cổ đông kiểm soát là những người có quyền biểu quyết vượt trội hơn, không phải cổ đông có nhiều cổ phiếu hơn.

1.2.4.2 Xung đột lợi ích giữa cổ đông kiểm soát và cổ đông không kiểm soát

Cổ đông kiểm soát có thể hành động trái ngược với lợi ích của các cổ đông thiểu số bằng những cách sau đây:

Các giao dịch thâu tóm

Các giao dịch với bên liên quan

Các cổ đông kiểm soát có thể đạt được những điều khoản có lợi cho bản thân họ hơn các cổ đông thiểu số.

Cổ đông kiểm soát có thể dàn xếp thỏa thuận với một bên thứ ba thuộc sở hữu của người nhà cổ đông, cung cấp hàng hóa đầu vào cho doanh nghiệp với giá cao hơn giá thị trường.

→ mang lại lợi ích cho cổ đông kiểm soát và người nhà cổ đông.

→ tổn hại đến lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích cổ đông thiểu số.

 

1.2.5.   Xung đột lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ

Xung đột lợi ích có thể đến từ sự khác biệt trong khả năng chấp nhận rủi ro liên quan đến các khoản đầu tư của doanh nghiệp, cụ thể:

● Các cổ đông thường sẽ ưu tiên các dự án rủi ro hơn với tiềm năng tạo ra lợi nhuận cao hơn.

● Các chủ nợ thường thích hoạt động kinh doanh ổn định hơn và các hoạt động ít rủi ro hơn.

Nếu việc trả cổ tức cao quá mức cho cổ đông làm suy giảm khả năng trả lãi và gốc vay → xung đột với lợi ích của các cổ đông.

 

1.3. Mô tả quản trị doanh nghiệp và các cơ chế quản lý mối quan hệ các bên liên quan để giảm thiểu rủi ro.

1.3.1.  Quản trị doanh nghiệp (Corporate governance)

Định nghĩa: Quản trị doanh nghiệp là một hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm các quy trình thủ tục dùng để quản lý, điều hành, và giám sát các doanh nghiệp.

Nhiệm vụ: Cung cấp một khuôn khổ xác định quyền, vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận trong tổ chức.

Mục tiêu: Giảm thiểu quản lý các xung đột lợi ích giữa các bên liên quan thông qua các cơ chế quản lý mối quan hệ các bên liên quan.

Quản lý các bên liên quan bao gồm xác định, ưu tiên, hiểu rõ các lợi ích của từng nhóm các bên liên quan và dựa vào đó để quản lý mối quan hệ giữa họ.

Khung quản lý các bên liên quan được xây dựng để phản ánh các cơ sở về mặt pháp lý, hợp đồng, tổ chức, và chính quyền, qua đó xác định quyền, nghĩa vụ, và chức năng của từng nhóm.

 

2. Cơ chế quản lý các bên liên quan

2.1. Cơ chế cổ đông

2.1.1. Báo cáo doanh nghiệp và tính minh bạch

Cơ chế:

Các nguồn thông tin cho cổ đông bao gồm, nhưng không hạn chế bởi, các báo cáo bắt buộc như báo cáo hàng quý và báo cáo thường niên, cũng như những thông tin trên mạng xã hội.

Yêu cầu báo cáo bất kỳ tình huống tiềm năng hoặc thực tế nào liên quan đến việc xử lý giao dịch bên liên quan tiềm tàng các rủi ro.

Ứng dụng:

  • Giảm tình trạng bất cân xứng thông tin cho các cổ đông.

  • Giảm các vấn đề liên quan đến tính minh bạch, rủi ro, và quản lý các vấn đề tiềm tàng.

2.1.2. Đại hội cổ đông

Cơ chế:

Đại hội cổ đông thường niên (Annual general meetings - AGMs): Cho phép các cổ đông tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề lớn doanh nghiệp đang gặp phải hoặc các giao dịch mà ban quản trị không được ủy quyền ra quyết định.

Cổ đông

Ban quản trị/ Ban quản lý

  • Bầu chọn thành viên của ban quản trị

  • Phê duyệt các báo cáo tài chính, sa thải ban quản trị, bổ nhiệm kiểm toán độc lập

  • Thực hiện quyền biểu quyết (*) cho các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp

  • Trình báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho các cổ đông

  • Báo cáo tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

  • Giải đáp các thắc mắc của cổ đông

 

Biểu quyết đại diện (Proxy voting) (*)

Biểu quyết tích lũy (Cumulative voting)

>< Biểu quyết theo luật định (Straight voting)

Khi cổ đông không thể tham dự đại hội cổ đông, họ có thể ủy quyền biểu quyết của mình cho người khác.

→ Biểu quyết đại diện (Proxy voting)

Cổ đông có quyền tích lũy và biểu quyết tất cả số cổ phiếu nắm giữ cho một ứng cử viên duy nhất trong một cuộc bầu cử có nhiều thành viên ứng cử.

Đại hội cổ đông bất thường (Extraordinary general meetings - EGMs): Được tổ chức để các cổ đông có thể đưa ra các nghị quyết đặc biệt (special resolutions) thông qua các biểu quyết có biên độ bỏ phiếu lớn hơn, thông thường bao gồm các sửa đổi điều lệ doanh nghiệp, sáp nhập,...

Ứng dụng:

  • Cổ đông có thể giám sát doanh nghiệp tốt hơn thông qua việc trực tiếp trao đổi thông tin.

  • Giảm thiểu các vấn đề giữa người ủy thác - người thừa hành và các rủi ro đi kèm.

2.1.3. Hoạt động của cổ đông

Cơ chế:

Hoạt động của cổ đông (Shareholder activism) đề cập đến các chiến lược được sử dụng bởi các cổ đông để buộc doanh nghiệp hành động theo cách mong muốn.

Các cuộc chiến đại diện (proxy fights), đề xuất các nghị quyết cổ đông để biểu quyết và nâng cao nhận thức công chúng về các vấn đề tranh chấp.

Ứng dụng:

  • Động lực chính là gia tăng giá trị cổ đông.

  • Trực tiếp tác động vào hoạt động quản lý của doanh nghiệp để thúc đẩy các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp.

2.1.4.  Thâu tóm doanh nghiệp

Cơ chế:

Cuộc chiến đại diện (Proxy fight): Các cổ đông được thuyết phục bỏ phiếu cho một nhóm người đang mong muốn chiếm vị trí kiểm soát trong Hội đồng quản trị của doanh nghiệp.

Chào mua công khai (Tender offer): Cổ đông bán cổ phần trực tiếp cho bên muốn nắm quyền.

Thâu tóm thù địch (Hostile takeover): Nỗ lực thâu tóm một doanh nghiệp mà không thông qua lãnh đạo của doanh nghiệp đó.

Ứng dụng:

  • Các nhà quản lý cấp cao và ban quản trị có động cơ tập trung tối đa hóa giá trị cổ đông để đảm bảo duy trì vị trí của mình.

  • Hệ lụy tiêu cực đối với thông lệ quản trị doanh nghiệp nếu doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp chống thâu tóm: quy định bầu cử hội đồng quản trị so le (staggered board), một quyền lợi đặc biệt cho cổ đông (còn được biết đến như chiến thuật thuốc độc - poison pill).

2.2. Cơ chế chủ nợ

Cơ chế:

Khế ước (Indenture): Một hợp đồng pháp lý mô tả cấu trúc của trái phiếu, nghĩa vụ của tổ chức phát hành, và quyền của người sở hữu trái phiếu.

Giao ước (Covenants): Là các điều khoản và điều kiện thỏa thuận cho vay có bao gồm trong khế ước, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện hoặc không được thực hiện một số hành động.

Tài sản đảm bảo (Collaterals): Giao tài sản hoặc các đảm bảo tài chính mà theo đó trái chủ được quyền thu hồi nếu doanh nghiệp phá sản.

Ủy ban các nhà tín dụng (Creditor committees): Được thành lập bởi các trái chủ để bảo vệ quyền lợi của họ khi doanh nghiệp phá sản.

Ứng dụng: Bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ.

 

3. Hội đồng quản trị

3.1. Mô tả quản trị doanh nghiệp và các cơ chế quản lý mối quan hệ các bên liên quan để giảm thiểu rủi ro.

3.1.2. Cơ chế quản lý các bên liên quan

3.1.2.3 Cơ chế ban quản trị và ban quản lý

3.1.2.3.1 Tổng quan về cấu trúc ban quản trị

Cấu trúc hội đồng một tầng (One-tier board)

Bao gồm một hội đồng với hai nhóm thành viên, thành viên nội bộ (internal directors) và thành viên bên ngoài (external/non-executive directors).

Cấu trúc hội đồng hai tầng (Two-tier board)

Thành lập ban kiểm soát (supervisory board) riêng biệt không bao gồm thành viên điều hành (executive directors).

Ban kiểm soát và ban quản lý (management board) (được tạo thành bởi các thành viên điều hành) hoạt động độc lập với nhau.

Cấu trúc hội đồng so le (Staggered board)

Ban quản trị được chia thành 3 lớp, mỗi lớp được bầu cử riêng biệt cho từng năm liên tiếp nhau:

  • Khía cạnh tiêu cực: cần một vài năm để thay thế được toàn bộ ban quản trị → hạn chế khả năng thực hiện một thay đổi lớn tại doanh nghiệp.

  • Khía cạnh tích cực: liên tục thực hiện chiến lược và giám sát doanh nghiệp mà không bị đánh giá lại bởi các thành viên quản trị mới.

 

3.1.2.3.2 Cơ chế của ban quản trị và ban quản lý

Các thành viên ban quản trị do các cổ đông bầu ra có nghĩa vụ hành động vì lợi ích của cổ đông, bao gồm:

  • Tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp đã được giao cho ban quản lý.

  • Đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống kiểm toán và kiểm soát của doanh nghiệp.

  • Đảm bảo doanh nghiệp có hệ thống quản lý rủi ro phù hợp.

Cơ chế:

Ủy ban kiểm toán

(Audit Committee)

  • Giám sát quy trình lập báo cáo tài chính

  • Giám sát chức năng kiểm toán nội bộ và lên kế hoạch kiểm toán thường niên

  • Bổ nhiệm và tương tác với kiểm toán độc lập

Ủy ban quản trị
(Governance Committee)

  • Phát triển và giám sát các quy tắc và chính sách quản trị doanh nghiệp

  • Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ tất cả các luật lệ, quy định được áp dụng

  • Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý với các nguyên lý quản trị

Ủy ban đề cử
(Nominations Committee)

  • Giám sát quá trình đề cử ban quản trị

  • Xác định ứng viên lãnh đạo cấp cao

  • Duy trì thành phần của ban quản trị và tính độc lập của nó

Ủy ban thù lao
(Remuneration Committee)

  • Xây dựng chính sách đãi ngộ ban quản trị và ban quản lý

  • Giám sát và đánh giá hiệu suất của chính sách quản lý

  • Thiết lập chính sách nhân sự (human resources - HR) liên quan đến thù lao cho nhân viên

Ủy ban rủi ro
(Risk Committee)

  • Xác định hồ sơ rủi ro của doanh nghiệp

  • Đảm bảo rằng quản trị rủi ro doanh nghiệp phù hợp

  • Điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với khẩu vị rủi ro

Ủy ban đầu tư
(Investment Committee)

  • Đánh giá các cơ hội đầu tư lớn

  • Đánh giá các khuyến nghị đầu tư của ban quản trị

Ứng dụng:

  • Bảo đảm quản trị doanh nghiệp hiệu quả → hành động cho lợi ích tốt nhất của cổ đông.

  • Giảm thiểu các vấn đề xung đột lợi ích giữa người ủy thác - người thừa hành và các rủi ro đi kèm:

Ví dụ: Chủ nghĩa ngắn hạn (Short-termism) là vấn đề có tiềm năng xảy ra nhất khi các giám đốc điều hành hành động vì lợi ích thù lao tăng lên trong ngắn hạn của họ hoặc chấp nhận các rủi ro cao quá mức thay vì hành động vì lợi ích của cổ đông.

3.1.2.4 Cơ chế nhân viên

Cơ chế:

Luật lao động: Khuôn khổ quy định các quyền lợi của người lao động như giờ làm việc, tuyển dụng và sa thải, lương hưu, và các lợi ích nhân viên khác.

Hợp đồng lao động được soạn thảo cho từng cá nhân của doanh nghiệp và nêu ra các quyền và nghĩa vụ của nhân viên; Tuy nhiên, chúng không quy định toàn bộ các khía cạnh của mối quan hệ.

Các mục khác như là quy tắc đạo đức hoặc các tài liệu nhân sự được sử dụng nhằm quản lý mối quan hệ và giảm thiểu bất kỳ rủi ro pháp lý hoặc danh tiếng nào.

Ứng dụng:

Doanh nghiệp và nhân viên có thể xác định rõ ràng các quyền lợi và trách nhiệm của cả hai:

  • Doanh nghiệp nỗ lực tìm cách đáp ứng các quyền lợi của nhân viên và giảm thiểu rủi ro pháp lý hoặc danh tiếng nếu vi phạm các quyền lợi đó.

  • Đảm bảo rằng nhân viên hoàn thành trách nhiệm đối với doanh nghiệp, có đầy đủ tiêu chí và động lực để hành động vì lợi ích tốt nhất của doanh nghiệp

3.1.2.5 Cơ chế khách hàng và nhà cung cấp

Cơ chế:

Các khách hàng và nhà cung cấp có các thỏa thuận hợp đồng rằng:

  • Xác định rõ các sản phẩm và dịch vụ làm cơ sở cho mối quan hệ này, giá cả, biểu phí và các điều khoản thanh toán, các quyền và nghĩa vụ của từng bên, mối quan hệ hậu mãi, và bất kỳ đảm bảo nào khác.

  • Chỉ định các hành động và khả năng truy đòi nếu một trong hai bên vi phạm các điều khoản hợp đồng.

Ứng dụng:

  • Giảm thiểu rủi ro pháp lý và danh tiếng nếu vi phạm các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận.

  • Đảm bảo rằng khách hàng và nhà cung cấp tuân thủ các trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp.

3.1.2.6 Cơ chế chính quyền

Cơ chế:

Chính phủ và các cơ quan quản lý nỗ lực bảo vệ quyền lợi công chúng bằng cách xây dựng khuôn khổ luật pháp và giám sát sự tuân thủ. Các quy định thay đổi theo ngành và mức độ chặt chẽ tăng theo mức độ rủi ro mà công chúng phải đối mặt.

Hệ thống Thông luật (Common-law system): Luật thành văn do cơ quan lập pháp ban hành và ý kiến pháp lý của thẩm phán trong vài trường hợp → quyền lợi của các cổ đông và chủ nợ được bảo vệ tốt hơn.

Hệ thống Luật dân sự (Civil law system): Luật và các quy định thành văn dựa trên luật do cơ quan lập pháp ban hành → quyền lợi của chủ nợ được xác định rõ ràng hơn → các chủ nợ được bảo vệ tốt hơn so với cổ đông.

Ứng dụng:

Doanh nghiệp nỗ lực áp dụng khung quản trị nội bộ, các thủ tục tuân thủ, lập báo cáo tài chính theo quy định minh bạch bởi các cơ quan pháp lý.

 

4. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với các bên liên quan

4.1. Mô tả các rủi ro tiềm ẩn từ việc quản trị doanh nghiệp và các bên liên quan yếu kém, cũng như các lợi ích đến từ việc quản trị hiệu quả.

4.1.1.  Rủi ro và lợi ích về hoạt động

Rủi ro của hệ thống quản trị yếu kém:

  • Dẫn đến hệ thống lưu trữ và kiểm soát thông tin nhiều lỗ hổng và kém hiệu quả, gặp khó khăn trong huy động vốn, dẫn đến sụt giảm trong giá trị doanh nghiệp

  • Gia tăng xung đột lợi ích, bất cân xứng thông tin, quyết định chiến lược kém hiệu quả, ban quản trị chỉ theo đuổi lợi ích cá nhân.

Lợi ích của hệ thống quản trị tốt:

Hiệu quả hoạt động: Một khung quản trị tốt, cân bằng với các cơ chế kiểm soát nội bộ vừa đủ → đảm bảo các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp được giám sát chặt chẽ và giảm thiểu rủi ro → cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Cải thiện kiểm soát:

  • Kiểm soát hiệu quả → xác định và quản lý rủi ro từ giai đoạn rất sớm.

  • Áp dụng các thủ tục giám sát việc tuân thủ các chính sách nội bộ và các quy định bên ngoài và báo cáo bất kỳ vi phạm nào → giảm thiểu các rủi ro pháp lý hoặc quy định và các chi phí liên quan.

  • Áp dụng các thủ tục liên quan đến xung đột lợi ích và các giao dịch với bên liên quan → đảm bảo tính công bằng trong những mối quan hệ đó.

4.1.2.   Rủi ro và lợi ích về pháp lý, quy định, và danh tiếng

Rủi ro: Sự yếu kém trong tuân thủ pháp lý → các rủi ro pháp lý, quy định, và danh tiếng:

  • Vi phạm quyền của các bên liên quan có thể dẫn đến các vụ kiện.

  • Danh tiếng của doanh nghiệp có thể bị hủy hoại nếu không tuân thủ các quy định pháp luật.

Lợi ích của quản trị doanh nghiệp hiệu quả bao gồm:

  • Xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhân viên, chủ nợ, khách hàng, và nhà cung cấp.

  • Thu hút nhân tài, đảm bảo nguồn vốn, cải thiện doanh số, hoặc thỏa thuận được các điều khoản tốt hơn với nhà cung cấp.

  • Giảm thiểu các rủi ro nền tảng của xung đột lợi ích và các vấn đề  của mối quan hệ ủy thác để duy trì sự ổn định trong hoạt động.

4.1.3.   Rủi ro và lợi ích tài chính

Rủi ro vỡ nợ và phá sản: Quản trị doanh nghiệp yếu kém, không quản lý được quyền lợi chủ nợ → đưa ra quyết định quản lý yếu kém → ảnh hưởng tình hình tài chính của doanh nghiệp → vỡ nợ và phá sản.

Lợi ích:

Định giá cổ phiếu và hiệu suất đầu tư tốt hơn

  • Quản trị doanh nghiệp và các bên liên quan hiệu quả → cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh và giảm thiểu các chi phí từ việc quản lý yếu kém

  • Quản trị hiệu quả → cải thiện quy trình đưa quyết định và phản ứng nhanh hơn với các yếu tố thị trường → gia tăng giá trị doanh nghiệp

Rủi ro vỡ nợ và chi phí vốn vay thấp hơn

  • Quản trị doanh nghiệp hiệu quả → quản lý xung đột lợi ích giữa các chủ nợ, bảo vệ quyền lợi của chủ nợ → giảm chi phí vốn vay và rủi ro vỡ nợ.

Hệ thống kiểm toán hoạt động hiệu quả, cải thiện tính minh bạch và quản lý thông tin bất cân xứng → giảm thiểu rủi ro vỡ nợ.

 

5. Vai trò của các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong phân tích đầu tư.

5.1. Mô tả các yếu tố môi trường, xã hội, quản trị trong phân tích đầu tư.

Việc sử dụng các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong việc đưa ra quyết định đầu tư được gọi là đầu tư ESG (ESG Investing).

Ví dụ các yếu tố ESG:

Yếu tố môi trường

Yếu tố xã hội

Yếu tố quản trị

  • Biến đổi khí hậu và lượng khí thải carbon

  • Ô nhiễm không khí và nước

  • Đa dạng sinh học

  • Nạn phá rừng

  • Hiệu suất năng lượng

  • Quản lý chất thải

  • Sự khan hiếm nước

  • Quyền con người

  • Tiêu chuẩn lao động

  • Bảo mật dữ liệu và riêng tư

  • Sức khỏe & an toàn nghề nghiệp

  • Sự hài lòng của khách hàng và trách nhiệm sản phẩm

  • Cách đối xử với người lao động

  • Giới tính và sự đa dạng

  • Quan hệ cộng đồng và các hoạt động từ thiện

  • Hối lộ và tham nhũng

  • Quyền lợi cổ đông

  • Thành phần ban quản trị (tính độc lập và đa dạng)

  • Cấu trúc ủy ban kiểm toán

  • Thù lao ban giám đốc

  • Vận động hành lang & đóng góp chính trị

  • Chính sách bảo vệ người lên tiếng (whistle-blower)

Các chiến lược đầu tư ESG

Đầu tư bền vững (Sustainable investing): Thuật ngữ rộng nhất được sử dụng để mô tả các chiến lược tập trung vào vấn đề bền vững trong đầu tư. Cụ thể, đầu tư bền vững tìm cách thúc đẩy các hoạt động ESG tích cực có thể nâng cao lợi nhuận.

Đầu tư trách nhiệm (Responsible investing): Thuật ngữ rộng nhất được sử dụng để mô tả các chiến lược đầu tư kết hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào phương pháp tiếp cận.

Đầu tư ESG (ESG investing)

Đầu tư có trách nhiệm xã hội (Socially responsible investing - SRI)

Đầu tư tác động (Impact investing)

Sử dụng các yếu tố ESG trọng yếu, có sức ảnh hưởng tiềm tàng đến khả năng tạo lợi nhuận bền vững dài hạn của doanh nghiệp vào phân tích đầu tư.

Quyết định không đưa các doanh nghiệp có sản phẩm trái với đạo đức của nhà đầu tư, ví dụ như vũ khí, thuốc lá vào quy trình đầu tư.

Là các khoản đầu tư đạt kỳ vọng của nhà đầu tư về các mục tiêu xã hội và môi trường với lọi nhuận tài chính xác định được.

 

5.2. Mô tả các phương pháp đầu tư môi trường, xã hội và quản trị.

Các phương pháp sau được dùng để kết hợp các yếu tố ESG vào quy trình quản lý danh mục đầu tư:

Sàng lọc tiêu cực (Negative screening approach)

Loại bỏ một số doanh nghiệp hay ngành công nghiệp cụ thể ra khỏi danh mục đầu tư dựa trên hành vi của họ đối với quyền con người, các vấn đề môi trường, hoặc tham nhũng.

Ví dụ: loại bỏ các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác và vận chuyển dầu, sản xuất thuốc lá.

Sàng lọc tích cực (Positive screening approach)

Tìm kiếm và đầu tư vào những doanh nghiệp có chính sách ESG tốt.

Tích hợp ESG/Bao phủ/Đầu tư nghiêng (ESG integration/Overlay/Portfolio tilt)

Đưa các yếu tố ESG hoặc điểm số ESG vào phân tích cơ bản truyền thống (phân bổ tài sản, lựa chọn chứng khoán và xây dựng danh mục đầu tư).

Ví dụ: ESG của một doanh nghiệp được coi là một phần của phân tích cơ bản như chi phí vốn, dòng tiền trong tương lai,...

Đầu tư theo chủ đề

(Thematic investing)

Đầu tư vào các lĩnh vực hoặc doanh nghiệp theo chủ đề nhất định, nỗ lực thúc đẩy các mục tiêu ESG cụ thể

Sở hữu tích cực

(Engagement/active ownership)

Đầu tư để lấy quyền sở hữu từ đó tác động, thúc đẩy các chính sách ESG của doanh nghiệp

Ví dụ: giảm lượng khí thải carbon của doanh nghiệp, tăng tiền lương, hoặc các mục tiêu xã hội và môi trường khác...

Tài chính xanh (Green finance)

  • Tạo ra tăng trưởng kinh tế trong một cách bền vững bằng cách giảm lượng chất thải và quản lý sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tốt hơn.

  • Trái phiếu xanh (Green bond): số tiền gây quỹ được sử dụng cho các dự án có tác động môi trường tích cực.