[Level 1] Derivatives

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 1: Derivative markets and instruments

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 1 môn DER của chương trình CFA level I

[LOS 45.a] Định nghĩa chứng khoán phái sinh và phân biệt chứng khoán phái sinh giao dịch trên sàn và giao dịch OTC

1. Định nghĩa chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh (derivative) là một công cụ tài chính mà giá trị của nó bắt nguồn (derive) từ giá trị hoặc lợi suất của một loại tài sản hoặc chứng khoán khác, gọi là tài sản cơ sở (underlying asset).

 Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là:

  • Tài sản

    Ví dụ: Cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa, v.v.

  • Chỉ số

    Ví dụ: Chỉ số S&P 500

  • Tài sản khác

    Ví dụ: Lãi suất

Trên thị trường phái sinh có hai vị thế bao gồm vị thế mua công cụ phái sinh (long position) và vị thế bán công cụ phái sinh (short position). Các công cụ phái sinh được trình bày theo hình thức hợp đồng, trong đó ghi rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Một số đặc điểm chính của một hợp đồng phái sinh được trình bày trong bảng dưới đây.

Đặc điểm

Mô tả

Loại hợp đồng

(Contract type)

Cam kết kỳ hạn hoặc cam kết tùy chọn (thảo luận chi tiết hơn ở LOS 45.b)

Đáo hạn

(Maturity)

Ngày diễn ra thanh toán chênh lệch giá trị vị thế hoặc chuyển giao tài sản cơ sở

Đối tác

(Counterparties)

Các pháp nhân tham gia hợp đồng phái sinh

Tài sản cơ sở

(Underlying asset)

Tài sản được sử dụng để xác định giá trị cho hợp đồng phái sinh

Quy mô hợp đồng

(Contract size)

Khối lượng tài sản cơ sở được sử dụng để tính toán giá trị vị thế và giá của hợp đồng phái sinh

Giá thực hiện

(Exercise price)

Giá thỏa thuận trước được sử dụng để thực hiện thanh toán chênh lệch giá trị vị thế hoặc chuyển giao tài sản cơ sở

 

2. Phân loại thị trường phái sinh

Thị trường giao dịch phái sinh trên sàn (exchange-traded derivatives markets) có phương thức giao dịch như sau: Các công cụ phái sinh được giao dịch tập trung (centralized) và có kiểm soát trên sàn giao dịch (exchange). Quy trình giao dịch và hợp đồng phái sinh đều được tiêu chuẩn hóa (standardization) và tất cả các giao dịch đều được thực hiện qua trung tâm thanh toán bù trừ (clearinghouse).

Thị trường giao dịch phái sinh phi tập trung (over-the-counter derivatives markets) có phương thức giao dịch như sau: Các công cụ phái sinh được giao dịch phi tập trung và dựa trên thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên mà không thông qua sàn giao dịch hay một trung gian nào khác. Vì vậy, mỗi hợp đồng sẽ có mức độ riêng biệt (customization) và linh hoạt (flexibility) hơn so với các hợp đồng giao dịch trên sàn.

Bảng dưới đây tổng kết lại các đặc điểm khác biệt chính giữa hai loại hình thị trường.

 

Giao dịch trên sàn

Giao dịch OTC

Sản phẩm giao dịch

Hợp đồng tương lai

Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng hoán đổi

Thị trường

Tập trung

Phi tập trung

Mức độ chuẩn hóa

Có tính chuẩn hóa cao

Không có tính chuẩn hóa

Linh hoạt hơn

Tính thanh khoản

Cao hơn

Thấp hơn

Quy định

Chặt hơn

Nới lỏng hơn

Rủi ro đối tác

Gần như không có

Tính minh bạch

Khá cao

Thấp

Giờ giao dịch

Giờ giao dịch của sàn

Thời điểm bất kỳ

Các bên tham gia

Nhà tạo lập thị trường

Nhà đầu cơ

Nhà tạo lập thị trường

 

[LOS 45.b] So sánh cam kết kỳ hạn và cam kết tùy chọn

Các công cụ phái sinh có thể phân loại theo hai dạng chính bao gồm cam kết kỳ hạn và cam kết tùy chọn. 

Cam kết kỳ hạn

(Forward commitments)

Cam kết tùy chọn

(Contingent claims)

Thỏa thuận pháp lý giữa hai bên trong đó một bên cam kết mua và một bên cam kết bán một tài sản tại một thời điểm xác định trong tương lai ở một mức giá định trước.

Ví dụ: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi.

 

Do các bên không có quyền nhưng có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện mua bán theo hợp đồng nên các sản phẩm phái sinh thuộc phân loại này được xem là có lợi nhuận cân xứng (symmetric payoff profile) và được gọi là sản phẩm phái sinh tuyến tính (linear derivatives).

 

DER - M1 - 1

Thỏa thuận giữa hai bên trong đó một bên có quyền nhưng không có nghĩa vụ bắt buộc phải mua hay bán một tài sản tại một thời điểm xác định trong tương lai ở một mức giá định trước.

Ví dụ: Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng phái sinh tín dụng.

Do các bên có quyền nhưng không có nghĩa vụ bắt buộc thực hiện mua bán theo hợp đồng nên các sản phẩm phái sinh thuộc phân loại này được xem là có lợi nhuận bất cân xứng (asymmetric payoff profile) và được gọi là sản phẩm phái sinh phi tuyến tính (non-linear derivatives).

 

DER - M1 - 2

 

[LOS 45.c] Định nghĩa và so sánh các đặc điểm cơ bản giữa hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng phái sinh tín dụng

1. Hợp đồng kỳ hạn

1.1. Định nghĩa

Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là một hợp đồng giữa bên mua và bên bán về việc giao dịch một loại tài sản vào một thời điểm nhất định trong tương lai tại một mức giá xác định trước.

Giá hợp đồng kỳ hạn (forward price) hay DER - M1 - 3 là giá thực hiện của hợp đồng kỳ hạn có hiệu lực từ thời điểm t = 0 và đáo hạn tại thời điểm t = T.

Giá hợp đồng giao ngay (spot price) hay DER - M1 - 4 là giá giá giao ngay của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.

1.2. Thanh toán hợp đồng

Tùy vào đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn, nhà đầu tư có thể đóng vị thế bằng một trong các cách sau:

  • Tham gia hợp đồng kỳ hạn ở vị thế ngược lại đối với cùng loại tài sản, cùng thời điểm đáo hạn.

  • Giao/nhận tài sản và thanh toán theo giá đã thỏa thuận trước DER - M1 - 5 vào

     thời điểm đáo hạn (physical settlement).

  • Một trong hai bên hợp đồng thanh toán khoản chênh lệch giá trị vị thế DER - M1 - 6 cho

     bên còn lại tại thời điểm đáo hạn (cash settlement).

1.3. Vị thế lãi lỗ

Bên tham gia vị thế mua hợp đồng kỳ hạn (long forward contract) có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở và thanh toán ở mức giá DER - M1 - 3 cho người bán. Bên tham gia vị thế bán hợp đồng kỳ hạn (short forward contract) có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở cho người mua và nhận về khoản tiền bán DER - M1 - 3.

DER - M1 - 7

Bảng dưới đây tổng hợp lại vị thế lãi lỗ của mỗi bên trong các trường hợp giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn của tài sản cơ sở lớn hơn và nhỏ hơn so với giá thực hiện của hợp đồng kỳ hạn.

 

DER - M1 - 8

DER - M1 - 11

Vị thế mua

(Long position)

Phát sinh lãi do mua được tài sản ở mức thấp hơn giá thị trường giao ngay

DER - M1 - 9

Phát sinh lỗ do phải mua tài sản ở mức cao hơn giá thị trường giao ngay

DER - M1 - 12

Vị thế bán

(Short position)

Phát sinh lỗ do phải bán tài sản ở mức thấp hơn giá thị trường giao ngay

DER - M1 - 10

Phát sinh lãi do bán được tài sản ở mức cao hơn giá thị trường giao ngay

DER - M1 - 13

DER - M1 - 14

 

2. Hợp đồng tương lai

2.1. Định nghĩa

Hợp đồng tương lai (futures contract) là một hợp đồng chuẩn hóa được giao dịch trên sàn (exchange) giữa bên mua và bên bán về việc giao dịch một loại tài sản vào một thời điểm nhất định trong tương lai tại một mức giá xác định trước. 

Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thanh toán lãi lỗ hàng ngày (mark-to-market) và được đảm bảo về rủi ro đối tác do tất cả các giao dịch đều được thực hiện th qua trung tâm thanh toán bù trừ (clearinghouse). Số lượng hợp đồng tương lai đang ở vị thế mở trên thị trường được gọi là open interest.

Giá hợp đồng tương lai (futures price) hay DER - M1 - 17 là giá thực hiện của hợp đồng tương lai có hiệu lực từ thời điểm t = 0 và đáo hạn tại thời điểm t = T.

2.2. Trung tâm thanh toán bù trừ

Mỗi sàn giao dịch hợp đồng tương lai đều có một trung tâm thanh toán bù trừ (clearinghouse) đảm bảo rằng các bên tham gia trên sàn giao dịch đáp ứng các nghĩa vụ của họ. Trung tâm thanh toán bù trừ thực hiện điều này bằng cách thực hiện vị thế ngược lại của mọi giao dịch trên sàn.

Bên cạnh đó, trung tâm thanh toán bù trừ cũng tiến hành quy trình thanh toán định kỳ (mark-to-market) để loại bỏ khả năng vỡ nợ của đối tác vì quy trình này giúp ngăn chặn sự tích tụ thua lỗ trong tài khoản của nhà đầu tư và đảm bảo rằng bên kiếm được lợi nhuận từ giao dịch tương lai sẽ không phải lo lắng về việc thu hồi tiền lời.

2.3. Thanh toán hàng ngày

Vào cuối mỗi ngày giao dịch, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ tiến hành quy trình thanh toán hàng ngày (mark-to-market hay daily settlement) nhằm điều chỉnh lại số dư ký quỹ của nhà đầu tư khi phát sinh bất kỳ khoản lãi/lỗ so với giá thanh toán hàng ngày. Giá thanh toán hàng ngày (end-of-day settlement price) là trung bình giá giao dịch của các giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra trong giai đoạn cuối của phiên giao dịch.

2.4. Ký quỹ

Mức ký quỹ ban đầu (initial margin) là mức ký quỹ yêu cầu tại thời điểm ban đầu đối với các bên tham gia cho cả vị thế mua và vị thế bán để đủ điều kiện được tham gia giao dịch. Thông thường mức ký quỹ yêu cầu sẽ ở mức nhỏ hơn 10% giá hợp đồng tương lai.

Mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) là mức ký quỹ tối thiểu mà nhà đầu tư cần duy trì. Nếu số dư ký quỹ nhỏ hơn mức ký quỹ tối thiểu, nhà đầu tư sẽ bị gọi bổ sung ký quỹ (margin call) để nộp thêm ký quỹ hoặc đóng bớt vị thế để số dư ký quỹ trở về mức ký quỹ ban đầu. Khoản ký quỹ bổ sung này còn được gọi là variation margin.

 Lưu ý: Mức ký quỹ bổ sung cho thị trường phái sinh khác với mức ký quỹ bổ sung cho thị trường chứng khoán vốn. Như đã đề cập trong môn Equity, hoạt động ký quỹ bổ sung của thị trường chứng khoán vốn chỉ yêu cầu nhà đầu tư nộp ký quỹ bổ sung về lại mức ký quỹ duy trì. Trong khi đó, hoạt động ký quỹ bổ sung của thị trường phái sinh sẽ yêu cầu nhà đầu tư nộp ký quỹ bổ sung về lại mức ký quỹ ban đầu.

2.5. Biên độ dao động giá

Biên độ dao động giá được quy định bởi sàn giao dịch nhằm giới hạn mức thay đổi trong giá thanh toán giữa các ngày giao dịch. Các giao dịch hợp đồng tương lai trên sàn sẽ không được thực hiện khi giá giao dịch nằm ngoài biên độ dao động giá. Khi đó, giá giao dịch này được xem là giới hạn khóa giao dịch (locked limit).

Khi giá hợp đồng tương lai chạm trần của biên độ dao động, hợp đồng được xem là đạt giới hạn trên (limit up). Khi giá hợp đồng tương lai chạm đáy của biên độ dao động, hợp đồng tương lai được xem là đạt giới hạn dưới (limit down).

Phiên ngắt giao dịch (circuit breakers) được sàn giao dịch sử dụng để tạm dừng các phiên giao dịch trong ngày trong một khoảng thời gian ngắn sau khi giá giao dịch của hợp đồng tương lai đạt giá giao dịch giới hạn trần/sàn.

2.6. So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

 

Hợp đồng kỳ hạn

(Forward contract)

Hợp đồng tương lai

(Futures contract)

Giống nhau

Tại thời điểm ban đầu: Cả hai hợp đồng đều có giá trị bằng 0.

Tại thời điểm đáo hạn: Cả hai hợp đồng đều có thể thanh toán tài sản trực tiếp (physical settelment) hoặc thanh toán tiền mặt khoản chênh lệch giá trị vị thế (cash settlement).

Khác nhau

Mức độ chuẩn hóa

Không có tính chuẩn hóa về chất lượng, khối lượng của tài sản cơ sở, quy trình chuyển giao tài sản cơ sở

Có tính chuẩn hóa

Thị trường giao dịch

Giao dịch phi tập trung trên

thị trường OTC

Giao dịch tập trung trên

sàn giao dịch

Thời điểm thanh toán lãi/lỗ

Thanh toán lãi/lỗ khi

đáo hạn hợp đồng

Thanh toán lãi/lỗ hàng ngày

(mark-to-market)

Tính thanh khoản

Thấp hơn

Cao hơn

Ký quỹ

Không yêu cầu ký quỹ khi tham gia hợp đồng

Yêu cầu ký quỹ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và đủ điều kiện tham gia giao dịch

Quy định quản lý

Nới lỏng hơn

Chặt hơn

Rủi ro

Cao hơn

Thấp hơn do rủi ro thanh khoản thấp và rủi ro đối tác được giảm thiểu nhờ có trung tâm thanh toán bù trừ

 

3. Hợp đồng hoán đổi

3.1. Định nghĩa

Hợp đồng hoán đổi (swaps) là một hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên đối tác mà tại đó các bên đồng ý trao đổi các dòng tiền trong tương lai và thực hiện các khoản thanh toán định kỳ cho nhau tại các thời điểm xác định trước.

Một bên sẽ thanh toán dòng tiền thả nổi được quyết định bởi lãi suất tham chiếu thị trường (market reference rate – MRR) thay đổi qua các kỳ và được gọi là floating-rate payer. Bên còn lại sẽ (1) thanh toán dòng tiền cố định được xác định bởi mức lãi suất cố định thỏa thuận trước hoặc (2) thanh toán dòng tiền thả nổi được quyết định bởi một mức lãi suất tham chiếu khác. Trường hợp bên còn lại thanh toán dòng tiền cố định được gọi là fixed-rate payer. 

Tương tự như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi không xuất hiện trao đổi dòng tiền tại thời điểm ban đầu và vì vậy giá trị của hợp đồng hoán đổi tại thời điểm ban đầu có giá trị bằng 0 (không xét yếu tố chi phí giao dịch). Kỳ hạn của hợp đồng hoán đổi được gọi là tenor of the swap. Hợp đồng hoán đổi sẽ kết thúc tại ngày chấm dứt hợp đồng (termination date) nếu phát sinh vỡ nợ từ phía đối tác. Bên cạnh đó, khái niệm vốn danh nghĩa (notional pricipal) là khoản vốn cơ sở để phát hành hợp đồng hoán đổi, được sử dụng cho mục đích tính toán khoản thanh toán giữa các bên chứ các bên không thực sự trao đổi cho nhau số vốn này. 

Ghi chú: Trước đây, lãi suất tham chiếu phổ biến được sử dụng ở thị trường Mỹ là lãi suất liên ngân hàng LIBOR. Tuy nhiên kể từ sau năm 2021 trở đi, LIBOR sẽ dần dần không được sử dụng làm lãi suất tham chiếu đối với hợp đồng hoán đổi nữa do nhóm ngân hàng thành viên hội đồng (the panel of banks) sẽ không bị yêu cầu phải công bố niêm yết lãi suất liên ngân hàng. Để chuẩn bị cho tình huống này, các bên tham gia thị trường và nhà quản lý thị trường đang trong quá trình phát triển một lãi suất tham chiếu thay thế khác. Đây cũng là lý do vì sao mà khái niệm lãi suất tham chiếu thị trường MRR sẽ được sử dụng thay thế cho khái niệm lãi suất liên ngân hàng LIBOR đối với nội dung kiến thức trong chương trình học CFA từ năm 2023 trở đi.

3.2. Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Hợp đồng hoán đổi phổ biến nhất là hợp đồng hoán đổi lãi suất (interest rate swaps) mà tại đó lãi suất cố định (fixed rate hay swap rate) được trao đổi với lãi suất thả nổi (floating rate hay market reference rate).

DER - M1 - 42

Tại mỗi kỳ thanh toán (settlement date), mức thanh toán của hai bên sẽ được trừ đi nhau để ra một mức chênh lệch thanh toán duy nhất (net payment) và bên có mức thanh toán cao hơn sẽ thanh toán phần chênh lệch này cho bên còn lại. Mức thanh toán sẽ được tính dựa trên vốn danh nghĩa (notional principal) của hợp đồng hoán đổi lãi suất. Công thức tính toán cho số tiền thanh toán định kỳ ứng với mỗi bên được trình bày dưới đây:

Fixed-rate payment = Fixed rate × Notional × Period

Floating-rate payment = Floating rate × Notional × Period

Trong đó:

  • Fixed rate: Lãi suất cố định.

  • MRR: Lãi suất tham chiếu thị trường (market reference rate).

  • Period: Số ngày trong một kỳ thanh toán trên tổng số ngày trong năm (Number of days/360).

Ghi chú: Cách tính toán cụ thể lãi suất cố định (fixed rate) và lãi suất tham chiếu thị trường (MRR) sẽ được trình bày và thảo luận sâu hơn trong Module 3, Unit 2 của môn học này.

 

4. Hợp đồng quyền chọn

4.1. Định nghĩa

Hợp đồng quyền chọn (options) là hợp đồng thỏa thuận giữa bên mua hợp đồng (buyer) và bên bán hợp đồng (seller/writer). Bên mua hợp đồng sẽ thanh toán phí quyền  chọn (option premium) cho bên bán hợp đồng và nhận được quyền thực hiện giao dịch mua hoặc bán tài sản cơ sở với bên bán hợp đồng ở một mức giá định trước (giá thực hiện) tại một thời điểm đáo hạn xác định hoặc tại trước ngày đáo hạn (expiration date, ký hiệu T). Giá thực hiện (exercise price, ký hiệu X) là giá cố định được thỏa thuận từ trước và giao dịch mua/bán sẽ được thực hiện tại mức giá này.

Hợp đồng quyền chọn được chia làm hai loại, bao gồm hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Từ hai kiểu hợp đồng này, hợp đồng quyền chọn sẽ có 04 vị thế khả thi như sau:

Mua quyền chọn mua

(Long call)

Bên mua trả phí cho bên bán và nhận được quyền mua tài sản

Mua quyền chọn bán

(Long put)

Bên mua trả phí cho bên bán và nhận được quyền bán tài sản

Bán quyền chọn mua

(Short call)

Bên bán hưởng phí từ bên mua và có nghĩa vụ bán tài sản

Bán quyền chọn bán

(Short put)

Bên bán hưởng phí từ bên mua và có nghĩa vụ mua tài sản

4.2. Thanh toán hợp đồng

Dựa vào thời điểm của việc thực hiện quyền chọn mà hợp đồng quyền chọn được phân loại thành:

  • Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ: Hợp đồng quyền chọn cho phép người sở hữu hợp đồng có thể thực hiện quyền mua/bán vào bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn quy định trong hợp đồng.

  • Hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu: Hợp đồng quyền chọn chỉ cho phép người sở hữu hợp đồng thực hiện quyền chọn mua/bán vào ngày đáo hạn hợp đồng.

Tương tự như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn có thể được thanh toán tài sản trực tiếp (physical settlement) hoặc thanh toán khoản chênh lệch giá trị vị thế (cash settlement).

4.3. Vị thế lãi lỗ

Đối với hợp đồng quyền chọn, vị thế lãi lỗ sẽ được xét đối với hai kiểu lợi nhuận bao gồm lợi nhuận chưa bao gồm phí quyền chọn (payoff) và lợi nhuận sau khi đã bao gồm phí quyền chọn (profit).

4.3.1. Vị thế lãi lỗ của hợp đồng quyền chọn mua

Một hợp đồng quyền chọn mua (call option) có giá thực hiện X và đáo hạn tại thời điểm T. Phí quyền chọn được ký hiệu là DER - M1 - 18 và giá giao ngay của tài sản cơ sở tại ngày đáo hạn hợp đồng được ký hiệu là DER - M1 - 19.

 

DER - M1 - 20

DER - M1 - 21

Vị thế mua quyền chọn mua

(Long call)

 

Bên mua quyền sẽ lựa chọn việc mua tài sản trên thị trường giao ngay ở mức giá DER - M1 - 29 thay vì thực hiện quyền chọn mua ở mức giá X cao hơn. Khi đó, bên mua quyền sẽ để hợp đồng tự hết hạn.

DER - M1 - 43

Bên mua quyền sẽ thực hiện quyền chọn mua để mua tài sản cơ sở ở mức giá X thay vì mua tài sản trên thị trường giao ngay ở mức giá DER - M1 - 29 cao hơn.

DER - M1 - 22

DER - M1 - 24

Vị thế bán quyền chọn mua

(Short call)

 

Bên mua quyền lựa chọn việc mua tài sản trên thị trường giao ngay và không thực hiện quyền chọn mua. Khi đó bên bán quyền sẽ hưởng phí quyền chọn và không cần phải làm gì thêm.

DER - M1 - 25

Bên mua quyền thực hiện quyền chọn để mua tài sản cơ sở. Khi đó bên bán quyền có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở ở mức giá X, thấp hơn mức giá  tại thị trường giao ngay.

DER - M1 - 44

DER - M1 - 27

 

4.3.2. Vị thế lãi lỗ của hợp đồng quyền chọn bán

Một hợp đồng quyền chọn bán (put option) có giá thực hiện X và đáo hạn tại thời điểm T. Phí quyền chọn được ký hiệu là DER - M1 - 28 và giá giao ngay của tài sản cơ sở tại ngày đáo hạn hợp đồng được ký hiệu là DER - M1 - 19.

 

DER - M1 - 20

DER - M1 - 21

Vị thế mua quyền chọn bán

(Long put)

 

Bên mua quyền thực hiện quyền chọn bán để bán tài sản cơ sở ở mức giá X thay vì bán tài sản trên thị trường giao ngay ở mức giá DER - M1 - 29 thấp hơn.

DER - M1 - 32

Bên mua quyền sẽ lựa chọn việc bán tài sản trên thị trường giao ngay ở mức giá DER - M1 - 29 thay vì thực hiện quyền chọn bán ở mức giá X thấp hơn. Khi đó, bên mua quyền sẽ để hợp đồng tự hết hạn.

DER - M1 - 35

ER - M1 - 36

Vị thế bán quyền chọn bán

(Short put)

 

Bên mua quyền thực hiện quyền chọn để bán tài sản cơ sở. Khi đó bên bán quyền có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở ở mức giá X, cao hơn mức giá DER - M1 - 29 tại thị trường giao ngay.

DER - M1 - 39

Bên mua quyền lựa chọn việc mua tài sản trên thị trường giao ngay và không thực hiện quyền chọn bán. Khi đó bên bán quyền sẽ hưởng phí quyền chọn và không cần phải làm gì thêm.

DER - M1 - 40

DER - M1 - 45

 

5. Hợp đồng phái sinh tín dụng

5.1. Định nghĩa

Hợp đồng phái sinh tín dụng (credit derivatives) là hợp đồng dựa trên tài sản cơ sở mang tính chất tín dụng (credit underlying) hay chính là rủi ro vỡ nợ của một nhà phát hành nợ đơn lẻ hoặc rủi ro vỡ nợ của một nhóm các nhà phát hành nợ thông qua chỉ số tín dụng.

Có nhiều loại hợp đồng phái sinh tín dụng khác nhau, bao gồm:

  • Hợp đồng hóa đổi rủi ro tín dụng

    (Credit default swaps – CDS)

  • Hợp đồng hoán đổi tổng lợi tức

    (Total return swaps)

  • Hợp đồng quyền chọn chênh lệch tín dụng

    (Credit spread options)

  • Trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng

    (Credit-linked note)

Ghi chú: Từ chương trình CFA 2022 trở về trước, cả 04 loại hình hợp đồng phái sinh tín dụng kể trên đều được giới thiệu sơ lược qua. Tuy nhiên, chương trình CFA 2023 đã giảm tải bớt phần này và chỉ tìm hiểu sâu về sản phẩm hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS).

5.2. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng

Hợp đồng phái sinh tín dụng phổ biến nhất là hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (credit default swaps – CDS). CDS là một hợp đồng bảo hiểm rủi ro tín dụng giữa hai bên mua và bên bán hợp đồng để đề phòng rủi ro vỡ nợ của một bên phát hành công cụ nợ thứ ba. Rủi ro vỡ nợ này cũng chính là tài sản cơ sở của CDS.

 Tài sản cơ sở của CDS có thể dựa trên rủi ro vỡ nợ của:

  • Nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc Chính phủ riêng lẻ.

  • Một nhóm nhà phát hành trái phiếu.

  • Một công ty phục vụ mục đích đặc biệt (SPE) có nắm giữ danh mục bao gồm các khoản cho vay nói chung, cho vay bất động sản và trái phiếu.

Trong một hợp đồng CDS, một bên mua phòng vệ rủi ro tín dụng (credit protection buyer) và một bên bán phòng vệ rủi ro tín dụng (credit protection seller). Khi đó, bên bán sẽ cung cấp sự phòng vệ cho bên mua trước các tổn thất tín dụng cụ thể.

Hợp đồng CDS có một khoản vốn danh nghĩa (notional principal) và đây là khoản vốn cơ sở để phát hành CDS, được sử dụng cho mục đích tính toán chênh lệch và khoản tiền thanh toán. Hai bên mua bán không thực sự trao đổi cho nhau số vốn này.

Hợp đồng CDS cho phép nhà đầu tư quản lý rủi ro tổn thất (do bên phát hành công cụ nợ bị vỡ nợ) riêng biệt với thị trường trái phiếu. Hợp đồng CDS được giao dịch dựa trên một mức chênh lệch tín dụng (credit spread) đại diện cho khả năng vỡ nợ của người đi vay, tương tự như trái phiếu. Mức chênh lệch tín dụng này sẽ phụ thuộc vào xác suất vỡ nợ (probability of default POD) và mức tổn thất nếu xảy ra vỡ nợ (loss given default LGD). Cách thực hoạt động của CDS sẽ được minh họa và trình bày kỹ hơn dưới đây.

DER - M1 - 41

(1) Người đi vay (hay chính là bên phát hành công cụ nợ) là một bên thứ ba mà chủ nợ sẽ mua hợp đồng CDS để phòng vệ rủi ro vỡ nợ của bên thứ ba này. Khi đó, chủ nợ sẽ trở thành người mua CDS. 

(2) Người mua CDS sẽ thực hiện các khoản thanh toán định kỳ (tương tự như khoản phí bảo hiểm định kỳ) cho người bán CDS trong giai đoạn hợp đồng có hiệu lực. 

(3) Khi một biến cố tín dụng xảy ra, người bán CDS có nghĩa vụ bồi thường khoản tổn thất tín dụng cho người mua CDS theo quy trình thanh toán được đề cập cụ thể trong hợp đồng và chấm dứt hợp đồng sau khi đã hoàn tất thanh toán bồi thường.

 Ghi chú:

Biến cố tín dụng (credit event) có thể là việc công ty phá sản (bankruptcy), không thể trả nợ theo đúng nghĩa vụ (failure to pay an obligation) hoặc tái cơ cấu nợ không tự nguyện (involutary debt restructuring).

Khoản tổn thất bồi thường sẽ mang tính chất tùy cơ (contingent) vì chúng chỉ phát sinh khi xảy ra biến cố tín dụng. Khoản tổn thất bồi thường có công thức tính như sau:

Contingent payment = Percentage of loss (LGD) × Notional principal

 

[LOS 45.d] Mô tả mục đích và các tranh cãi liên quan tới thị trường phái sinh

1. Mục đích và lợi ích của công cụ phái sinh

1.1. Phân bổ, chuyển giao và quản lý rủi ro

Các công cụ phái sinh cho phép các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro mà không cần tham gia giao dịch ở thị trường giao ngay cho tài sản cơ sở. Bên cạnh đó, các công cụ phái sinh giúp cải thiện việc phân bổ rủi ro trong các thị trường do những bên không có nhu cầu tiếp xúc với một rủi ro cụ thể có thể chuyển rủi ro đó cho những bên có nhu cầu.

1.2. Cung cấp thông tin

Một số dạng hợp đồng phái sinh cung cấp chỉ báo về hướng thay đổi giá của tài sản cơ sở.

Ví dụ: Giá hợp đồng tương lai của S&P là một chỉ báo tốt về mức giá trị chỉ số mà thị trường chứng khoán sẽ thực sự mở cửa khi phiên giao dịch mới bắt đầu.

Vì các giao dịch phái sinh yêu cầu mức vốn đầu vào ít hơn nên đôi khi thông tin có thể được phản ánh trong giá phái sinh nhanh hơn so với giá giao ngay. Hơn nữa, một số công cụ phái sinh (ví dụ: quyền chọn) có thể được sử dụng để thực hiện các chiến lược giao dịch mà không thể thực hiện được chỉ với mỗi tài sản cơ sở. Bên cạnh đó, giá thị trường quyền chọn có thể được sử dụng để suy ra sự biến động hàm ý (implied volatility), từ đó sử dụng cho mục đích đo lường rủi ro của tài sản cơ sở.

1.3. Lợi ích trong giao dịch

Các công cụ phái sinh đòi hỏi chi phí giao dịch thấp hơn so với chi phí của các giao dịch trên thị trường giao ngay. Bên cạnh đó, các thị trường phái sinh thường có tính thanh khoản cao hơn so với các thị trường giao ngay của tài sản cơ sở. 

Các công cụ phái sinh cho phép nhà đầu tư có thể tham gia vị thế bán (short position) trên tài sản cơ sở một cách dễ dàng tương tự như khi tham gia vị thế mua (long position). Với một số tài sản cơ sở (ví dụ: hàng hóa), việc bán khống thường khó khăn hơn nhiều để thực hiện trên thị trường giao ngay. 

Các công cụ phái sinh cho phép nhà đầu tư tham gia vào các giao dịch sử dụng đòn bẩy cao. Nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra lượng tiền đầu tư ban đầu khá nhỏ để tham gia vị thế của công cụ phái sinh so với khoản đầu tư ban đầu khá lớn khi trực tiếp nắm giữ vị thế của tài sản cơ sở.

1.4. Hiệu quả thị trường

Khi giá tài sản lệch khỏi giá trị cơ bản của chúng, thị trường phái sinh cung cấp một phương pháp ít tốn kém hơn để tận dụng việc định giá sai cho mục đích kiếm lời vì cần ít vốn hơn, chi phí giao dịch thấp hơn và việc bán khống dễ dàng hơn. Việc nhà đầu tư có khả năng phòng vệ các rủi ro khác nhau thông qua các công cụ phái sinh làm tăng sự sẵn sàng giao dịch của những người tham gia thị trường và cải thiện tính thanh khoản trên thị trường.

 

2. Chỉ trích và tranh cãi liên quan tới công cụ phái sinh

2.1. Tính thiếu ổn định và rủi ro hệ thống

Do việc tham gia vị thế trên thị trường phái sinh dễ dàng hơn, yêu cầu ít vốn đầu tưu ban đầu hơn đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu cơ xảy ra mạnh mẽ hơn trên thị trường phái sinh. Điều này khiến rủi ro của nhà đầu tư tăng cao do sử dụng đòn bẩy nhiều hơn và có thể dẫn tới tổn thất thua lỗ rất lớn cho nhà đầu tư nếu điều kiện thị trường trở nên bất lợi. Khoản thua lỗ này sẽ châm ngòi cho sự vỡ nợ dây chuyền của một loạt chủ nợ và các bên tham gia thị trường khác khiến cho sự mất ổn định lan rộng trên thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế.

2.2. Tính đầu cơ

Để cơ chế phòng vệ rủi ro (hedging) có thể thực hiện được, bên muốn phòng vệ rủi ro cần tìm được một bên chấp nhận chịu những rủi ro này, hay cũng chính là các nhà đầu cơ (speculators) bao gồm các nhà giao dịch chuyên nghiệp và quỹ phòng hộ.

2.3. Tính phức tạp

Cơ chế hoạt động của các công cụ phái sinh có tính phức tạp cao. Việc nhà đầu tư tham gia giao dịch trong khi thiếu kiến thức về các công cụ này có thể dẫn tới tổn thất thua lỗ rất cao.

 

[LOS 45.e] Giải thích khái niệm kinh doanh chênh lệch giá và vai trò của chúng trong định giá và cải thiện hiệu quả thị trường

Kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) xảy ra khi các tài sản hoặc một tổ hợp các tài sản giống nhau được bán ở mức giá khác nhau. Nói cách khác, cơ hội kinh doanh chênh lệch giá xảy ra khi giá tài sản đang bị định giá sai (mispricing). 

Các nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageur) sẽ khai thác những cơ hội này và giao dịch dựa trên việc định giá sai cho đến khi việc định giá sai bị loại bỏ và giá tài sản hội tụ về mức “đúng” của chúng (nơi không có cơ hội chênh lệch giá nào tồn tại). Kinh doanh chênh lệch giá đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu về công cụ phái sinh. Chúng là đặc điểm quan trọng của một thị trường hiệu quả vì chúng giúp định giá công cụ phái sinhcải thiện hiệu quả thị trường.

1. Vai trò của kinh doanh chênh lệch giá trong định giá công cụ phái sinh

Vai trò này được phát triển dựa trên “Quy Luật Một Giá” (The Law of One Price) cụ thể như sau:

“Nếu hai chứng khoán tạo ra dòng tiền giống hệt nhau trong tương lai, bất kể các sự kiện trong tương lai, thì chúng nên có cùng mức giá ở thời điểm hiện tại.”

2. Vai trò của kinh doanh chênh lệch giá trong cải thiện hiệu quả thị trường

Việc khai thác các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá góp phần thiết lập lại sự ngang giá của hai tài sản giống nhau. Việc loại bỏ được việc định giá sai tài sản thông qua kinh doanh chênh lệch giá đã góp phần làm tăng tính hiệu quả của thị trường.