[Level 1] Ethical & Professional Standards

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] của Module 2: Code of Ethics and Standards of Professional Conduct

1. Chương trình thực hiện hành vi nghề nghiệp (Professional Conduct Program – PCP)

Chương trình Chuẩn mực Đạo đức Nghề nghiệp (Professional Conduct Program) là chương trình quản lý quy trình kỷ luật của viện CFA, dựa trên bộ Nội quy và Quy trình Tố tụng để tiến hành xác định vi phạm, điều tra các cáo buộc, tiến hành các thủ tục kỷ luật vi phạm, áp đặt trừng phạt. Chương trình sẽ do CFA Institute Board of Governors giám sát và chịu trách nhiệm.

Cơ cấu tổ chức và các thành phần tham gia PCP bao gồm:

  • Ủy ban giám sát của Viện CFA chịu trách nhiệm chung về chương trình thực hiện hành vi nghề nghiệp.
  • Làm việc dưới Ủy ban Giám sát có các nhân viên giám sát, kết hợp cùng với Hội đồng xét duyệt kỉ luật, bao gồm các Thành viên CFA được chọn lựa về phẩm chất và trình độ.
  • Bộ phận này góp phần giám sát Chương trình thực hiện hành vi nghề nghiệp thông qua một quy trình xét duyệt kỉ luật bao gồm các bước sau: 

    Điều tra

    Cuộc điều tra về Chuẩn mực Đạo đức của viện CFA đến từ các tình huống sau:

    • Các bản tự báo cáo hằng năm của các thành viên/ứng viên của Viện.

    • Nhân viên ban Chuẩn mực Đạo đức nhận được tố cáo về hành vi của một thành viên/ứng viên của Viện.

    • Chứng cứ hành vi vi phạm Chuẩn mực xuất hiện trên các nguồn thông tin đại chúng.

    • Giám thị báo cáo hành vi nghi vấn vi phạm trong kỳ thi CFA.

    • Trường hợp viện CFA tiến hành phân tích tài liệu thi và theo dõi trực tuyến và mạng xã hội để phát hiện việc tiết lộ thông tin bí mật về kỳ thi.

    Điều tra hành vi vi phạm

    Quy trình thực thi sau cuộc điều tra sẽ theo trình tự sau:

    • Yêu cầu thành viên/ứng viên đưa ra lời giải thích.

    • Thẩm vấn thành viên/ứng viên, bên thứ 3, bên tố cáo.

    • Thu thập các bằng chứng và thông tin liên quan.

    Xác định, đề xuất phương án kỷ luật

    Kết quả sau khi thực thi điều tra, nhân viên thẩm định có thể đưa ra quyết định:

    • Thừa nhận không có hành vi vi phạm, hoặc

    • Gửi thư cảnh báo, hoặc

    • Kỷ luật thành viên/ứng viên của viện

    Thành viên/ứng viên có quyền chối bỏ hoặc chấp thuận hình phạt. Nếu thành viên/ứng viên không chấp nhận hình phạt, vấn đề được chuyển đến hội đồng của Uỷ ban Kỷ luật DRC để giải quyết.

    Thực hiện kỷ luật

 

2. Các quy tắc đạo đức (The Code of Ethics)

Thành viên và ứng viên (Member & Candidate) cần:

  • Trung thực, tận tuỵ, tôn trọng và hành xử có chuẩn mực đạo đức với công chúng, khách hàng, khách hàng tiềm năng, nhà tuyển dụng, nhân viên, đồng nghiệp trong ngành và những chủ thể khác trên thị trường vốn toàn cầu.
  • Đặt tính minh bạch của nghề đầu tư và lợi ích của khách hàng trên lợi ích cá nhân.
  • Quan tâm đúng mức và thực hiện đánh giá chuyên môn độc lập khi tiến hành phân tích đầu tư, đưa ra các khuyến nghị đầu tư, đầu tư và tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp khác.
  • Tuân thủ và khuyến khích các thành viên ứng xử chuyên nghiệp và đạo đức để từ đó xây dựng được sự tín nhiệm cho bản thân và ngành nghề.
  • Thúc đẩy tính minh bạch và tính bền vững của thị trường vốn toàn cầu để phục vụ lợi ích tối ưu của xã hội.
  • Duy trì và nâng cao năng lực chuyên môn; nỗ lực duy trì và nâng cao năng lực của các thành viên trong hiệp hội.

 

3. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (The Standards of Professional Conduct)

Nếu như các quy tắc chỉ ra các nguyên lý cơ bản cần tuân thủ cũng như không đi quá sâu vào chi tiết và bắt buộc sự tuân thủ, thì các các Chuẩn mực đạo đức là các hướng dẫn chi tiết và bắt buộc nhằm đảm bảo hành vi đạo đức của các Thành viên và Ứng viên được thực hiện một cách chuẩn mực.

Nội dung chi tiết của các chuẩn mực sẽ được trình bày ở Reading III, về cơ bản Chuẩn mực đạo đức của CFA bao gồm 7 phần:

I) Chuyên nghiệp

A. Kiến thức về Luật pháp

B. Độc lập và khách quan

C. Sai lệch trong trình bày

D. Phi đạo đức

II) Sự liêm chính của thị trường vốn

A. Thông tin quan trọng chưa công bố

B. Thao túng thị trường

III) Trách nhiệm đối với khách hàng

A. Trung thành, thận trọng và quan tâm

B. Đối xử công bằng

C. Phù hợp

D. Trình bày về hiệu quả đầu tư

E. Bảo mật thông tin

IV) Trách nhiệm đối với công ty chủ quản

A. Trung thành

B. Các thỏa thuận thù lao khác

C. Trách nhiệm của người giám sát

V) Phân tích, khuyến nghị và hoạt động đầu tư

A. Cơ sở thận trọng và hợp lý

B. Giao tiếp với khách hàng và khách hàng tiềm năng

C. Lưu trữ hồ sơ

VI) Xung đột lợi ích

A. Công bố xung đột

B. Thứ tự ưu tiên giao dịch

C. Phí giới thiệu

VII) Trách nhiệm với tư cách là thành viên/ứng viên của viện CFA

A. Ứng xử với vai trò là người tham gia các chương trình của viện CFA

B. Dẫn chiếu đến viện CFA, chứng chỉ CFA và chương trình CFA