Tóm tắt các kiến thức quan trọng liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp số VI và số VII
I. Chuẩn mức số VI: Xung đột lợi ích
CHUẨN MỰC VI: XUNG ĐỘT LỢI ÍCH - Chuẩn mực VI(A): Công bố các xung đột lợi ích.
Trích dẫn gốc: Các thành viên và ứng viên cần phải:
-
Thực hiện công bố thông tin đầy đủ và hợp lý về tất cả các vấn đề có thể làm giảm mức độ độc lập và khách quan của các thành viên hoặc ứng viên hoặc cản trở các thành viên và ứng viên thực hiện trách nhiệm với khách hàng, khách hàng tiềm năng và công ty chủ quản.
-
Phải đảm bảo rằng các thông tin công bố là dễ tiếp cận, được trình bày bằng ngôn ngữ đơn giản và được truyền đạt một cách hiệu quả.
1. Hướng dẫn chung
Các thành viên và ứng viên cần phải:
-
Tránh các xung đột thực tế hoặc sự xuất hiện của các xung đột lợi ích khi có thể.
-
Khi không thể tránh được xung đột một cách hợp lý, việc công bố rõ ràng và đầy đủ về sự tồn tại của chúng là cần thiết.
-
Cần thận trọng để đảm bảo rằng các xung đột được truyền đạt một cách hiệu quả và cập nhật các công bố về xung đột lợi ích.
2. Hướng dẫn chi tiết trong một số trường hợp chính
2.1. Công bố các xung đột cho công ty chủ quản
✓ Khi công bố các xung đột lợi ích cho công ty chủ quản, các thành viên và ứng viên phải cung cấp cho công ty chủ quản đủ thông tin để đánh giá tác động của xung đột.
✓ Phải thực hiện các bước hợp lý để tránh xung đột và nếu vô tình xảy ra thì phải báo cáo ngay để công ty chủ quản và thành viên và ứng viên có thể giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể.
✓ Bất kỳ tình huống xung đột tiềm ẩn nào có thể ngăn cản phán quyết rõ ràng hoặc các cam kết thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của thành viên và ứng viên đối với công ty chủ quản phải được báo cáo cho người sử dụng lao động của M&C và được giải quyết kịp thời.
2.2. Công bố các xung đột cho khách hàng
✓ Để được khách hàng xem xét là khách quan, các thành viên và ứng viên nên công bố:
-
Các mối quan hệ giữa bên phát hành và thành viên, ứng viên, hoặc doanh nghiệp của thành viên đó.
-
Các cơ cấu phí, các thỏa thuận tư vấn phụ, hoặc các tình huống khác liên quan đến cấu trúc phí phi tiêu chuẩn.
-
Các thỏa thuận trong đó công ty được hưởng lợi trực tiếp từ các khuyến nghị đầu tư.
2.3. Xung đột giữa các phòng ban
✓ Các thành viên và ứng viên và công ty của họ nên cố gắng giải quyết các tình huống có xung đột lợi ích tiềm ẩn hoặc công bố chúng theo quy định.
Các trường hợp khác có thể làm phát sinh xung đột lợi ích thực tế hoặc tiềm ẩn.
Ví dụ:
-
Nhà phân tích bên bán có thể được khuyến khích, không chỉ bởi các thành viên trong công ty của cô ấy hoặc công ty của anh ấy mà còn bởi chính các công ty phát hành, viết báo cáo nghiên cứu về các công ty đó.
-
Nhà phân tích bên mua có khả năng phải đối mặt với những xung đột tương tự khi các ngân hàng thực hiện quyền bảo lãnh phát hành và xử lý chứng khoán của mình.
-
Bộ phận marketing có thể yêu cầu chuyên viên phân tích giới thiệu cổ phiếu của một công ty nào đó để bán được dịch vụ cho công ty đó.
2.4. Xung đột với quyền sở hữu cổ phiếu
Xung đột quyền sở hữu cổ phiếu: Xung đột xảy ra khi thành viên và ứng viên sở hữu cổ phiếu trong các công ty mà họ khuyến nghị cho khách hàng.
Yêu cầu tuân thủ:
✓ Đối với các thành viên và ứng viên bên bán: Công bố bất kỳ khoản lợi ích sở hữu cổ phiếu trọng yếu nào đối với chứng khoán hoặc khoản đầu tư khác mà thành viên hoặc ứng cử viên đang khuyến nghị.
✓ Đối với các thành viên ứng viên bên mua: Công bố các thủ tục của họ đối với các yêu cầu báo cáo đối với các giao dịch cá nhân.
2.5. Xung đột ở vai trò Ban quản trị
Vai trò Ban quản trị có 3 loại xung đột lợi ích sau: Xung đột về trách nhiệm, Trả thù lao bằng cổ phiếu, và Truy cập thông tin nhạy cảm.
✓ Khi thành viên và ứng viên cung cấp dịch vụ đầu tư đồng thời đóng vai trò Ban quản trị, họ nên được tách bạch khỏi những người đưa ra quyết định đầu tư bằng cách sử dụng biện pháp tường lửa hoặc các phương pháp hạn chế tương tự.
3. Các thủ tục được đề xuất tuân thủ
Nên công bố cho công ty chủ quản các thỏa thuận bồi thường đặc biệt có thể gây mâu thuẫn với lợi ích của khách hàng, chẳng hạn như tiền thưởng dựa trên tiêu chí hiệu suất ngắn hạn, hoa hồng, phí khuyến khích, phí thực hiện và phí giới thiệu.
Các công ty của thành viên và ứng viên được khuyến khích đưa thông tin về các khoản thù lao vào tài liệu quảng cáo của công ty.
CHUẨN MỰC VI: XUNG ĐỘT LỢI ÍCH - Chuẩn mực VI(B): Thứ tự ưu tiên của các giao dịch.
Trích dẫn gốc: Giao dịch đầu tư của khách hàng và công ty chủ quản sẽ được ưu tiên hơn so với các giao dịch đầu tư trong đó thành viên hoặc ứng viên là chủ sở hữu hưởng lợi.
1. Hướng dẫn chung
-
Chuẩn mực này được thiết lập để ngăn ngừa mọi xung đột lợi ích liên quan đến các giao dịch cá nhân.
-
Các giao dịch của khách hàng phải được ưu tiên hơn các giao dịch cá nhân của thành viên và ứng viên hoặc các giao dịch của công ty chủ quản.
2. Hướng dẫn chi tiết trong một số trường hợp chính
2.1. Né tránh các xung đột tiềm ẩn
Thành viên và ứng viên được tự do đầu tư cá nhân (bao gồm các giao dịch đi ngược lại các khuyến nghị hiện tại), miễn là:
✓ Các khách hàng không bị thiệt thòi bởi các giao dịch đó.
✓ Thành viên và ứng viên không thu lợi cá nhân từ các giao dịch được thực hiện cho khách hàng.
✓ Thành viên và ứng viên tuân thủ các yêu cầu quy định hiện hành.
2.2. Các giao dịch cá nhân là thứ cấp so với giao dịch cho khách hàng
-
Việc thành viên và ứng viên có cùng vị thế đầu tư hoặc cùng đầu tư với khách hàng không phải lúc nào cũng tạo ra xung đột.
-
Tuy nhiên, các vị thế hoặc giao dịch đầu tư cá nhân của các thành viên hoặc ứng viên hoặc công ty của họ không bao giờ được ảnh hưởng xấu đến các khoản đầu tư của khách hàng.
2.3. Các chuẩn mực đối với thông tin chưa công bố
✗ Truyền đạt thông tin chưa công bố cho bất kỳ người nào có mối quan hệ với thành viên hoặc ứng viên khiến họ trở thành đối tượng hưởng lợi đối với khoản đầu tư chứng khoán đó.
✗ Truyền đạt thông tin chưa công bố này cho bất kỳ người nào khác, nếu thông tin đó được đánh giá là trọng yếu.
2.4. Tác động đối với tất cả các tài khoản được hưởng lợi từ việc sở hữu
✓ Thành viên và ứng viên có thể thực hiện các giao dịch trong các tài khoản mà họ là chủ sở hữu hưởng lợi chỉ sau khi khách hàng và công ty chủ quản của họ có đủ cơ hội để hành động theo khuyến nghị.
✓ Tài khoản gia đình đóng vai trò là tài khoản khách hàng nên được đối xử như bất kỳ tài khoản nào khác thuộc dịch vụ của công ty và không được đối xử đặc biệt cũng như không bị thiệt thòi vì mối quan hệ gia đình.
3. Các thủ tục được đề xuất tuân thủ
Các điều khoản cụ thể trong các quy tắc của mỗi công ty nên áp dụng một số thủ tục cơ bản nhất định để giải quyết các lĩnh vực xung đột do đầu tư cá nhân tạo ra, có thể bao gồm:
-
Hạn chế tham gia IPO cổ phần
-
Hạn chế đối với phát hành riêng lẻ
-
Thiết lập thời gian hạn chế giao dịch
-
Yêu cầu báo cáo, bao gồm:
-
Tiết lộ các khoản đầu tư mà nhân viên có lợi ích.
-
Cung cấp xác nhận của các giao dịch.
-
Thủ tục cần thực hiện trước khi giao dịch
-
Công bố chính sách cho nhà đầu tư.
CHUẨN MỰC VI: XUNG ĐỘT LỢI ÍCH - Chuẩn mực VI(C): Phí giới thiệu.
Trích dẫn gốc: Các thành viên và ứng viên phải công bố cho công ty chủ quản, khách hàng và khách hàng tiềm năng, khi thích hợp, về bất kỳ khoản thù lao, tiền công hoặc lợi ích nào nhận được từ hoặc thanh toán cho các đối tượng giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ.
1. Hướng dẫn chung
Các thành viên và ứng viên phải:
-
Thông báo cho công ty chủ quản, khách hàng và khách hàng tiềm năng của họ về bất kỳ lợi ích nào nhận được khi giới thiệu khách hàng.
-
Công bố thời điểm mà thành viên và ứng viên đã trả phí hoặc thù lao cho những người đã giới thiệu khách hàng tiềm năng đến họ.
-
Phải thông báo cho khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, trước khi ký kết bất kỳ thỏa thuận chính thức nào về dịch vụ, về các khoản lợi ích được đưa ra hoặc nhận được đối với các khuyến nghị hoặc bất kỳ dịch vụ nào do thành viên và ứng viên cung cấp.
-
Phải công bố bản chất của các khoản thù lao đó.
2. Các thủ tục được đề xuất tuân thủ
-
M&C nên khuyến khích công ty chủ quản thiết lập các thủ tục liên quan đến phí giới thiệu.
-
Công ty có thể hạn chế hoàn toàn phí giới thiệu. Nếu công ty không áp dụng quy định nghiêm cấm các khoản phí như vậy, thì các thủ tục phải chỉ ra các bước thích hợp để yêu cầu được phê duyệt.
-
Công ty chủ quản nên yêu cầu các chuyên gia đầu tư cung cấp cho khách hàng các thông báo về chương trình phí giới thiệu đã được phê duyệt; cung cấp cho công ty chủ quản các thông tin cập nhật thường xuyên (ít nhất là hàng quý) về số tiền và tính chất của khoản thù lao nhận được.
II. Chuẩn mực số VII: Trách nhiệm với tư cách là Hội viên/ứng viên CFA
CHUẨN MỰC VII: TRÁCH NHIỆM VỚI TƯ CÁCH LÀ THÀNH VIÊN HOẶC ỨNG VIÊN CFA - Chuẩn mực VII(A): Ứng xử với tư cách là những người tham gia các Chương trình của CFA Institute.
Trích dẫn gốc: Thành viên và ứng viên không được tham gia vào bất kỳ hành vi nào làm tổn hại đến danh tiếng hoặc tính liêm chính của Viện CFA hoặc chứng chỉ CFA hoặc tính liêm chính, tính hợp lệ hoặc tính bảo mật của các chương trình của Viện CFA.
1. Hướng dẫn chung
-
Chương trình CFA cấm mọi hành vi làm suy yếu niềm tin của công chúng về chứng chỉ CFA thể hiện mức độ thành tích dựa trên khả năng chuyên môn và hành vi đạo đức.
-
Tiêu chuẩn được tạo ra nhằm yêu cầu những thành viên và ứng viên tuân thủ những chuẩn mực cao về đạo đức khi tham gia hoặc liên quan tới bất kỳ chương trình nào của Viện CFA.
2. Hướng dẫn chi tiết trong một số trường hợp chính
2.1. Thông tin bảo mật về chương trình
✓ Các thí sinh tham dự kỳ thi không được tiết lộ tất cả các khía cạnh của kỳ thi dù được kiểm tra hoặc không, bao gồm các câu hỏi, các lĩnh vực chủ đề tổng quát và các công thức.
2.2. Các hạn chế khác của chương trình CFA
✗ Vi phạm bất kỳ chính sách kiểm tra nào, chẳng hạn như chính sách máy tính, chính sách đồ dùng cá nhân hoặc Cam kết Ứng viên.
2.3. Thể hiện ý kiến
✓ Thành viên và ứng viên được phép thể hiện các ý kiến về Viện CFA, chương trình CFA, hoặc các chương trình khác của Viện CFA.
✗ Tiết lộ thông tin về nội dung cụ thể, bao gồm bất kỳ câu hỏi thi thực tế nào và các thông tin về chủ đề có hoặc không có trong bài thi.
CHUẨN MỰC VII: TRÁCH NHIỆM VỚI TƯ CÁCH LÀ THÀNH VIÊN HOẶC ỨNG VIÊN CFA - Chuẩn mực VII(B): Dẫn chiếu đến viện CFA, chứng chỉ CFA và chương trình CFA.
Trích dẫn gốc: Khi dẫn chiếu đến Viện CFA, thành viên Viện CFA hoặc vị trí ứng viên chương trình CFA, các thành viên và ứng viên không được đưa ra tuyên bố sai hoặc phóng đại ý nghĩa hoặc hàm nghĩa của tư cách thành viên Viện CFA, có chứng chỉ CFA hoặc là ứng viên chương trình CFA.
1. Hướng dẫn chung
-
Không được phóng đại ý nghĩa hoặc hàm nghĩa của tư cách thành viên Viện CFA, có chứng chỉ CFA hoặc là ứng viên chương trình CFA.
-
CFA không cấm các tuyên bố thực tế liên quan đến lợi ích của việc đạt được chứng chỉ CFA. Tuy nhiên, những tuyên bố phóng đại năng lực của một cá nhân có hiệu suất vượt trội nhờ vào chứng chỉ CFA được xem là vi phạm chuẩn mực này.
-
Có thể đưa ra tuyên bố về giá trị tương đối của Viện CFA, chương trình CFA hoặc Bộ Quy tắc và Chuẩn mực, miễn là những tuyên bố đó được nêu rõ ràng hoặc ngầm được hiểu là ý kiến riêng của người nói.
-
Các tuyên bố nhấn mạnh cam kết của các thành viên Viện CFA, người có chứng chỉ CFA và ứng viên CFA đối với hành vi đạo đức và nghề nghiệp hoặc đề cập đến tính kỹ lưỡng và nghiêm ngặt của Chương trình CFA được xem là phù hợp với chuẩn mực này.
-
Chuẩn mực này áp dụng cho bất kỳ hình thức giao tiếp nào, bao gồm nhưng không giới hạn ở giao tiếp dưới dạng điện tử hoặc bằng văn bản và các tuyên bố bằng lời nói với công chúng, khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng.
2. Hướng dẫn chi tiết trong một số trường hợp chính
2.1. Thành viên Viện CFA
Thành viên Viện CFA đề cập đến các thành viên “chính quy” và “liên kết” của Viện CFA đã đáp ứng các yêu cầu về tư cách thành viên được định nghĩa trong Nội quy của Viện CFA.
Sau khi được chấp nhận là thành viên của Viện CFA, thành viên phải đáp ứng các yêu cầu sau để duy trì tư cách thành viên của mình:
✓ Gửi cho Viện CFA hằng năm một Tuyên bố về Ứng xử Chuyên nghiệp, gia hạn các cam kết tuân thủ các yêu cầu của Bộ Quy tắc và Chuẩn mực cũng như Chương trình Ứng xử Chuyên nghiệp của Viện CFA.
✓ Hàng năm thanh toán phí thành viên hiện hành Viện CFA.
Nếu một thành viên của Viện CFA không đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào trong số này, cá nhân đó sẽ không được xem là thành viên hoạt động nữa. Cho đến khi tư cách thành viên được kích hoạt lại, các cá nhân cần phải:
✗ Không được thể hiện bản thân với những người khác với tư cách thành viên hoạt động.
✓ Có thể thể hiện rằng họ từng là thành viên Viện CFA trong quá khứ hoặc đề cập đến những năm khi tư cách thành viên của họ còn hiệu lực.
2.2. Sử dụng chứng chỉ CFA
“Người có chứng chỉ CFA” (CFA charterholders) là những cá nhân đã đạt được quyền sử dụng chứng chỉ CFA do Viện CFA cấp. Những người này đã đáp ứng một số yêu cầu nhất định, bao gồm việc hoàn thành Chương trình CFA và yêu cầu về nhiều năm kinh nghiệm làm việc.
Các thành viên và ứng viên:
✓ Đáp ứng các yêu cầu thành viên để duy trì quyền sử dụng chứng chỉ của họ.
✗ Không được xuyên tạc hoặc phóng đại ý nghĩa hoặc hàm ý của chứng chỉ.
-
Nếu một người CFA charterholder không đáp ứng bất kỳ yêu cầu thành viên nào, người đó sẽ mất quyền sử dụng chứng chỉ CFA. Tuy nhiên, họ có thể tuyên bố rằng trước đây họ từng là CFA charterholder.
-
Các bút danh hoặc tên trên mạng xã hội được tạo để che giấu danh tính của thành viên không nên được gắn liền với chứng chỉ CFA.
2.3. Đề cập đến tư cách ứng cử viên trong Chương trình CFA
Các ứng cử viên trong Chương trình CFA có thể đề cập đến việc họ tham gia Chương trình CFA. Một cá nhân được xem là ứng cử viên trong Chương trình CFA nếu:
-
Yêu cầu đăng ký tham gia Chương trình CFA của người đó đã được Viện CFA chấp nhận
-
Cá nhân đã đăng ký dự thi theo quy định nhưng chưa nhận được kết quả thi.
Nếu một cá nhân đã đăng ký Chương trình CFA nhưng từ chối tham dự kỳ thi, thì cá nhân đó không còn được coi là một ứng cử viên còn hoạt động. Sau khi cá nhân đó được ghi danh để tham gia kỳ thi trong tương lai, tư cách ứng cử viên CFA của người đó sẽ được tiếp tục.
✓ Tuyên bố rằng họ là một ứng cử viên và không được ngụ ý rằng họ đã đạt được bất kỳ thành tích riêng lẻ nào của chứng chỉ.
✗ Tuyên bố hoặc ngụ ý rằng họ có một phần của chứng chỉ vì đã đậu một hoặc nhiều cấp độ của CFA, hoặc tuyên bố ngày hoàn thành dự kiến của bất kỳ cấp độ nào của Chương trình CFA.
Cá nhân có thể tuyên bố rằng họ đã đậu các cấp độ của chương trình CFA liên tiếp mỗi năm, nhưng họ không thể nói rằng điều đó mang lại cho họ một khả năng vượt trội.
2.4. Cách đề cập Chứng chỉ CFA đúng và không đúng
✓ Cách đề cập đúng |
✗ Cách đề cập không đúng |
Việc hoàn thành Chương trình CFA đã nâng cao kỹ năng quản lý danh mục đầu tư cho các CFA charterholder |
CFA charterholder đạt được kết quả đầu tư tốt hơn |
“John Smith đã vượt qua cả ba kỳ thi của Chương trình CFA trong ba năm liên tiếp.” |
“John Smith là một trong những người ưu tú, đã vượt qua cả ba kỳ thi CFA trong ba lần liên tiếp.” |
“Chứng chỉ CFA đã được công nhận trên toàn cầu và là bằng chứng cho sự thành công của CFA charterholder trong việc theo đuổi một chương trình nghiên cứu nghiêm ngặt và toàn diện trong lĩnh vực quản lý đầu tư và phân tích nghiên cứu.” |
“Là một CFA charterholder, tôi là người có đủ điều kiện nhất để quản lý các khoản đầu tư của khách hàng.” |
“Tôi đã đậu Cấp độ I của Chương trình CFA.” |
“CFA, Level II” |
“Sự tín nhiệm mà chứng chỉ CFA mang lại và các kỹ năng mà Chương trình CFA trau dồi là khối tài sản chính cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai của tôi.” |
“Là một CFA charterholder, Jane White mang lại giá trị tốt nhất trong việc thực hiện giao dịch.” |
“Tôi đã đăng ký Chương trình CFA để có được chứng chỉ cao nhất trong ngành quản lý đầu tư toàn cầu.” |
“Đăng ký làm ứng viên trong Chương trình CFA đảm bảo việc định giá chứng khoán nợ được tốt hơn.” |
“Tôi là ứng cử viên Cấp độ III năm 2010 trong Chương trình CFA.” |
“CFA, dự kiến hoàn thành năm 2011” “Ứng viên Level III CFA” |
“Tôi đã đậu cả ba cấp độ của Chương trình CFA và sẽ đủ điều kiện tham gia điều lệ CFA sau khi hoàn thành đủ số năm kinh nghiệm làm việc cần thiết.” |
“CFA, dự kiến hoàn thành năm 2011” “John Smith, đang chờ chứng chỉ CFA” |