[Level 1] Equity Investments

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 4: Overview of equity securities

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 4 môn EQUITY của chương trình CFA level I

1. Đặc điểm và phân loại chứng khoán vốn (cổ phiếu)

1.1. Mô tả đặc điểm của các loại chứng khoán vốn; mô tả sự khác biệt trong quyền biểu quyết và quyền sở hữu khác giữa các loại cổ phiếu

Một công ty có thể phát hành chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn để tài trợ cho hoạt động của mình.

Chứng khoán nợ

(Debt securities)

Chứng khoán vốn

(Equity securities)

  • Tạo ra nợ trên bảng cân đối kế toán cho công ty.

  • Các nhà đầu tư mua chứng khoán nợ chủ yếu quan tâm đến thu nhập từ lãi.

  • Không làm phát sinh nợ. 

  • Cổ đông có quyền đòi lại tài sản của công ty sau khi tất cả các khoản nợ đã được thanh toán.

  • Cổ đông thường quan tâm đến sự tăng giá vốn (capital appreciation) cũng như thu nhập từ cổ tức, đồng nghĩa với việc họ quan tâm đến kết quả kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp

1.1.1. Cổ phiếu phổ thông (common share)

1.1.1.1. Đặc điểm của cổ phiếu phổ thông

Quyền tham gia quyết định: Cổ đông phổ thông có quyền tham gia quyết định các hoạt động quan trọng của công ty như bầu ra Hội đồng Quản trị, mua bán sáp nhập, lựa chọn kiểm toán,… thông qua quyền biểu quyết (voting rights*).

Quyền đối với tài sản công ty: Cổ đông phổ thông có quyền sở hữu trong công ty và chia sẻ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đó → Nhận cổ tức linh hoạt.

Lưu ý: Việc chi trả cổ tức hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định của công ty, công ty không có nghĩa vụ phải trả cổ tức hàng năm kể cả khi có lợi nhuận.

Quyền hưởng lợi cuối cùng: Cổ đông phổ thông sẽ hưởng lợi sau chủ nợ và cổ đông ưu đãi trong trường hợp giải thế công ty.

Quyền chọn kèm theo: Cổ phiếu phổ thông có thể được mua lại (callable) hay bán lại (putable).

(*) Quyền biểu quyết (voting rights): Cho phép các cổ đông phổ thông có tiếng nói của mình trong các quyết định lớn của công ty, bao gồm cả việc bầu chọn Hội đồng quản trị và việc sáp nhập hoặc mua lại một công ty khác. Nếu họ không thể tham dự cuộc họp thường niên, các cổ đông có thể bỏ phiếu thông qua ủy quyền (proxy voting), điều này cho phép một bên được chỉ định bỏ phiếu thay mặt cho các cổ đông.

Trong các cuộc bầu cử hội đồng quản trị, công ty có thể sử dụng:

Bầu không dồn phiếu (statutory voting): 1 cổ phiếu = 1 phiếu bầu.

Bỏ phiếu tích lũy (cumulative voting): Số cổ phiếu sở hữu x Số ứng viên cần bầu = Số phiếu bầu → Có lợi cho nhóm cổ đông thiểu số.

1.1.1.2. Phân loại các quyền chọn kèm theo

1.1.1.2.1. Cổ phiếu có thể mua lại (callable share)

Định nghĩa: Công ty phát hành có quyền mua lại cổ phiếu ở mức giá mua định trước.

Ảnh hưởng của quyền chọn: Khi giá thị trường tăng:

  • Dưới góc độ của công ty phát hành: Người phát hành có thể mua lại cổ phiếu với giá cố định thấp hơn (lãi suất cao hơn) → Mang lại lợi ích cho người phát hành.

  • Dưới góc độ của nhà đầu tư: Rủi ro hơn cho các nhà đầu tư vì tiềm năng tăng giá của cổ phiếu bị hạn chế → Để bù đắp cho các nhà đầu tư, cổ phiếu có thể mua lại phải có lợi tức/ lãi cao hơn và bán với giá thấp hơn.

1.1.1.2.2. Cổ phiếu có thể bán lại (putable share)

Định nghĩa: Cổ đông có quyền bán lại cổ phiếu cho công ty phát hành ở mức giá định trước.

Ảnh hưởng của quyền chọn: Khi giá thị trường giảm:

  • Dưới góc độ của công ty phát hành: Rủi ro hơn cho công ty phát hành vì có thể bị buộc phải mua lại khi giá giảm. Vì vậy để bù đắp rủi ro này, công ty sẽ chào bán cổ phiếu này với giá cao hơn.

  • Dưới góc độ của nhà đầu tư: Nhà đầu tư có thể bán lại cổ phiếu cho công ty phát hành và tái đầu tư số tiền thu được vào các cổ phiếu khác mang lại lợi suất cao hơn → Mang lại lợi ích cho nhà đầu tư.

1.1.2. Cổ phiếu ưu đãi (preference share)

1.1.2.1. Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi:

Quyền tham gia quyết định: Cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết.

Quyền đối với tài sản công ty: Cổ đông ưu đãi có quyền sở hữu trong công ty nhưng không có quyền chia sẻ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đó → Nhận cổ tức cố định (thường cao hơn cổ tức cổ phiếu phổ thông).

Quyền hưởng lợi cuối cùng: Quyền hưởng lợi trước cổ đông phổ thông và sau chủ nợ trong trường hợp giải thể công ty.

Quyền chọn kèm theo: Cổ phiếu ưu đãi có thể được mua lại (callable) hay bán lại (putable).

1.1.2.2. Phân loại:

1.1.2.2.1. Cổ phiếu ưu đãi tích lũy và cổ phiếu ưu đãi không tích lũy

Cổ phiếu ưu đãi tích lũy (cumulative preference share): Nếu công ty không thanh toán cổ tức trong một hoặc nhiều giai đoạn thì số cổ tức chưa thanh toán sẽ được tích lũy, cộng dồn và phải được thanh toán toàn bộ trước khi trả cổ tức mới cho cổ đông.

Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy (non-cumulative preference share): Phần cổ tức chưa được thanh toán trong một hoặc nhiều kỳ trước đó sẽ không được thanh toán lại cho cổ đông.

1.1.2.2.2. Cổ phiếu ưu đãi tham dự và cổ phiếu ưu đãi không tham dự

Cổ phiếu ưu đãi tham dự (participating preference share): Ngoài phần cổ tức cố định theo quy định, cổ đông nắm giữ còn được hưởng thêm phần lợi tức phụ trội nếu lợi nhuận của công ty vượt một mức cho trước nào đó; trong trường hợp giải thể công ty có thể hưởng nhiều hơn mệnh giá cổ phiếu.

Cổ phiếu ưu đãi không tham dự (non-participating preference share): Cổ đông nắm giữ chỉ được hưởng phần cổ tức ưu đãi cố định theo quy định; trong trường hợp giải thể công ty chỉ có thể hưởng đúng mệnh giá cổ phiếu.

1.1.2.2.3. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi

Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi (convertible preference share): cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường theo một tỉ lệ chuyển đổi xác định tại thời điểm phát hành. Loại cổ phiếu này có những ưu điểm như sau:

  • Cổ tức ưu đãi chuyển dổi cao hơn cổ tức thường.

  • Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi ít rủi ro hơn cổ phiếu thường do cổ tức ưu đãi ổn định hơn và được ưu tiên trả trước cổ tức thường, kể cả trong trường hợp giải thể.

  • Nếu công ty làm ăn có lãi (cổ phiếu phổ thông tăng giá), cổ dộng nắm giữ có thể hưởng một phần lợi nhuận của công ty bằng cách chuyển đổi sang cổ phiếu phổ thông.

 

2. Cổ phiếu tư nhân chưa niêm yết và các loại hình cổ phiếu nước ngoài

2.1. Mô tả và so sánh chứng khoán vốn niêm yết và chứng khoán vốn tư nhân

2.1.1. So sánh cổ phiếu của các công ty niêm yết và cổ phiếu các công ty tư nhân chưa niêm yết

 

Cổ phiếu của công ty được niêm yết công khai

(Public equity)

Cổ phiếu công ty tư nhân chưa niêm yết

(Private equity)

Giao dịch

  • Giao dịch trên thị trường thứ cấp

  • Tính thanh khoản cao

  • Cổ phiếu được giao dịch dựa vào giá thị trường

  • Chuyển nhượng không công khai

  • Tính thanh khoản thấp

  • Cổ phiếu phiếu được mua bán thông quan đàm phán

Yêu cầu về công bố thông tin

  • Công khai theo yêu cầu của chính phủ và sàn giao dịch 

  • Chi phí báo cáo cao hơn

  • Hạn chế công khai

  • Chi phí báo cáo thấp hơn

Khả năng quản trị của công ty

Thường mạnh hơn

Có thể yếu hơn

Mục tiêu của công ty

Áp lực đạt mục tiêu ngắn hạn

Tập trung hơn vào mục tiêu dài hạn

Lợi nhuận đầu tư

Thấp hơn 

Có thể có lợi nhuận cao hơn một khi công ty phát hành công khai

2.1.2. Phân loại các loại hình đầu tư vào công ty tư nhân chưa niêm yết

2.1.2.1. Vốn đầu tư mạo hiểm (venture capital)

Định nghĩa: Vốn đầu tư cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu của vòng đời kinh doanh để doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển, thường là khoản đầu tư có thể dưới hình thức vốn góp, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu chuyển đổi. Loại hình đầu tư này có rủi ro cao, nhưng lợi nhuận tiềm năng cũng rất cao. Các giai đoạn của vốn đầu tư mạo hiểm được trình bày trong hình sau:

 2.1.2.2. Mua lại dùng đòn bẩy (Leveraged Buyout – LBO)

Định nghĩa: Nhà đầu tư mua lại toàn bộ giá trị một công ty tư nhân hoặc mua tất cả cổ phiếu của một công ty đại chúng và tư nhân hóa công ty đó, với phần lớn nguồn vốn đến từ việc đi vay. Công ty là mục tiêu được mua thường có tiềm năng tăng trưởng lớn. LBO bao gồm 2 hình thức:

  • Management buyout (MBO): Khi bên mua là ban lãnh đạo hiện tại của công ty.

  • Management buy-ins (MBI): Khi bên mua là người ngoài, mua nhằm thay thế lãnh đạo hiện tại.

2.1.2.3. Cổ phiếu chưa niêm yết của công ty đại chúng (Private Investment in Public Equity – PIPE)

Hình thức này hay được thực hiện bởi các công ty đại chúng đang trong tình trạng cần bổ sung vốn gấp, các doanh nghiệp này sẵn sàng bán một lượng cổ phần đáng kể cho các nhà đầu tư tư nhân.

 

2.2. Mô tả các hình thức đầu tư đối với thị trường chứng khoán vốn nước ngoài

2.2.1. Đầu tư trực tiếp

Định nghĩa: Đầu tư trực tiếp (direct investing) vào chứng khoán của một công ty nước ngoài là việc mua và bán chứng khoán đó trực tiếp ở thị trường nước ngoài.

Nhược điểm:

  • Tất cả các giao dịch được yết giá bằng ngoại tệ.

  • Sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài có thể có tính thanh khoản kém

  • Nhà đầu tư cần nắm được các quy trình và quy định riêng của mỗi thị trường.

  • Thường kém minh bạch và biến động nhiều hơn do thông tin được kiểm toán không được cung cấp thường xuyên và thị trường kém thanh khoản hơn.

2.2.2. Chứng chỉ lưu ký (Depository Receipt – DR)

Định nghĩa: DRs là một chứng khoán được giao dịch như cổ phiếu thường ở một sàn giao dịch nội địa nhưng đại diện cho sự sở hữu tại một công ty nước ngoài.

Ngân hàng lưu ký (depository bank) là ngân hàng nhận cổ phiếu của công ty nước ngoài gửi vào, sau đó phát hành DR đại diện cho quyền sở hữu một số lượng cụ thể cổ phiếu đã gửi. Ngân hàng lưu ký có trách nhiệm giám sát (custodian) đăng ký (registrar), đóng vai trò như một đại lý chuyển nhượng của công ty nước ngoài mà chứng chỉ đó đại diện.

2.2.2.1. Phân loại dựa trên sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa công ty nước ngoài và ngân hàng lưu ký

Chứng chỉ lưu ký có bảo lãnh (sponsored DR): Công ty nước ngoài tham gia trực tiếp vào quá trình phát hành DR; nhà đầu tư có quyền biểu quyết như cổ đông phổ thông; thường yêu cầu công khai nhiều thông tin.

Chứng chỉ lưu ký không bảo lãnh (unsponsored DR): Công ty nước ngoài không tham gia vào quá trình phát hành DR; ngân hàng lưu ký nắm quyền biểu quyết.

2.2.2.2. Phân loại dựa trên nơi phát hành và giao dịch:

2.2.2.2.1. Chứng chỉ lưu ký toàn cầu (Global Depository Receipt – GDR)

Định nghĩa: GDR là loại hình chứng chỉ lưu ký được phát hành ngoài quốc gia của công ty có cổ phiếu cơ sở và ngoài nước Mỹ nhưng phần lớn được yết giá bằng USD.
Ưu điểm: GDR thường không bị ràng buộc bởi các quy định liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hay các quy định về kiểm soát dòng vốn của các quốc gia nơi các công ty phát hành cổ phiếu đóng trụ sở bởi nó được phát hành ở nước ngoài.

2.2.2.2.2. Chứng chỉ lưu ký tại Mỹ (American Depository Receipt – ADR)

Định nghĩa: ADR là loại hình chứng chỉ lưu ký được yết giá bằng USD và giao dịch như cổ phiếu thường trên các sàn giao dịch tại Mỹ. Cổ phiếu mà chứng chỉ lưu ký này đại diện được gọi là cổ phiếu lưu ký tại Mỹ (American depositary share – ADS), được giao dịch ở thị trường nội địa của công ty phát hành. ADR là một dạng GDR nhưng không phải tất cả GDR đều là ADR, do GDR không thể giao dịch công khai tại Mỹ. 

Phân loại:

  • Level I sponsored ADRs (không niêm yết)

  • Level II sponsored ADRs (niêm yết)

  • Level III sponsored ADRs (niêm yết)

  • Rule 144A (không niêm yết)

2.2.3. Cổ phiếu đăng ký toàn cầu (Global Registered Shares – GRS)

GRS là loại cổ phiếu được giao dịch ở nhiều sàn giao dịch khác nhau trên khắp thế giới, yết giá bằng nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau, do đó không cần chuyển đổi đơn vị tiền tệ.

2.2.4. Giỏ chứng chỉ lưu ký đã niêm yết (Basket of Listed Depository Receipts – BLDR)

BLDR là một quỹ hoán đổi danh mục (ETF) – đại diện cho một danh mục chứng chỉ lưu ký. Cổ phiếu của ETF được giao dịch như cổ phiếu thường trên thị trường.

 

3. Lợi nhuận và rủi ro cổ phiếu và giá trị công ty

3.1. So sánh lợi suất và rủi ro của các loại chứng khoán vốn khác nhau

3.1.1. Lợi nhuận của cổ phiếu

Lợi nhuận của cổ phiếu bao gồm:

(1) Lãi vốn do thay đổi giá cả 

(2) Cổ tức

(3) Lãi lỗ từ tỷ giá hối đoái

(4) Tác động kép của cổ tức được tái đầu tư

3.1.1.1. Lãi vốn do thay đổi giá cả và cổ tức

Equity_M4

3.1.1.2. Thay đổi tỷ giá hối đoái

Phát sinh khi đầu tư vào chứng chỉ lưu ký và cổ phiếu nước ngoài. Nguyên nhân là do những lãi lỗ này phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, cụ thể như sau:

  • Tăng giá ngoại tệ (đồng nội tệ mất giá) → Lãi.

  • Giảm giá ngoại tệ (đồng nội tệ tăng giá) → Lỗ.

3.1.1.3. Tác động kép của cổ tức được tái đầu tư

Cổ tức được tái đầu tư là cổ tức bằng tiền mặt mà nhà đầu tư sử dụng để mua thêm cổ phần trong công ty.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động kép của cổ tức được tái đầu tư đã ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận dài hạn của chứng khoán vốn.

 

3.2.  Rủi ro của cổ phiếu

Rủi ro của cổ phiếu phụ thuộc vào độ không chắc chắn của dòng tiền kỳ vọng của cổ phiếu đó hoặc lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu; thường được đo bằng độ lệch chuẩn của tổng lợi nhuận kỳ vọng (σ). So sánh lợi nhuận và rủi ro của các loại cổ phiếu sẽ được trình bày trong bảng dưới đây.

So sánh

Nguyên nhân

Cổ phiếu ưu đãi ít rủi ro hơn và có tỷ suất lợi nhuận trung bình thấp hơn cổ phiếu thường.

Cổ tức ưu đãi cố định, cổ đông ưu đãi có thứ tự ưu tiên cao hơn trong việc chia cổ tức và tài sản công ty.

Cổ phiếu ưu đãi tích lũy (cummulative) ít rủi ro hơn cổ phiếu ưu đãi không tích lũy (non-cummulative).

Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi tích lũy được tích lũy, cộng dồn và trả trước cổ tức của cổ đông thường.

Cổ phiếu có thể bán (putable) ít rủi ro hơn và có tỷ lệ cổ tức thấp hơn cổ phiếu không thể bán (non-putable).

Khi giá thị trường giảm, nhà đầu tư có thể bán lại cho doanh nghiệp với mức giá định trước.

Cổ phiếu có thể mua (callable) rủi ro hơn và có tỷ lệ cổ tức cao hơn cổ phiếu không thể mua (non-callable).

Khi giá thị trường tăng, doanh nghiệp có thể mua lại, do đó giảm cơ hội kiếm lời của nhà đầu tư.

 

3.3. Giải thích vai trò của chứng khoán vốn trong việc tài trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp

Mục đích của việc phát hành cổ phiếu đối với công ty bao gồm:

  • Huy động vốn: Để mua tài sản dài hạn, thiết bị máy móc, đầu tư nghiên cứu và phát triển, mở rộng kinh doanh, thực hiện các thương vụ mua lại hoặc thưởng cho người lao động

  • Tăng tính thanh khoản: Để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo quy định, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ thanh khoản

     

3.4. So sánh giá trị thị trường và giá trị sổ sách của chứng khoán vốn

Mục tiêu cuối cùng của Ban quản trị đó là tăng giá trị sổ sách của vốn cổ phần và tối đa hoá giá trị thị trường của cổ phiếu. Các quyết định và hành động của ban quản trị có thể tác động đến giá trị sổ sách và giá trị thị trường của vốn chủ theo những cách trực tiếp hoặc gián tiếp khác nhau, vì vậy trên thực tế các số liệu này sẽ có những sự sai khác nhất định.

Giá trị sổ sách (book value) của VCSH là giá trị tài sản của công ty trừ đi giá trị nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán. Giá trị sổ sách của công ty tăng khi thu nhập ròng và lợi nhuận giữ lại dương làm tăng tài khoản vốn chủ sở hữu.

Giá trị thị trường (market value) của VCSH là tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành của công ty dựa trên giá thị trường. Giá trị thị trường phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về kết quả hoạt động của công ty trong tương lai.

Price-to-book ratio (market-to-book ratio): Kỳ vọng của nhà đầu tư được phản ánh qua chỉ số P/B, công thức cụ thể như sau:

Các nhà đầu tư càng lạc quan về sự tăng trưởng trong tương lai của công ty, thì tỷ lệ giá thị trường trên sổ sách (P/B) của công ty càng lớn.

Thông thường, các công ty có P/B thấp được xem là cổ phiếu giá trị (value stock), trong khi các công ty có P/B cao được xem là cổ phiếu tăng trưởng (growth stock).

 

3.5. So sánh chi phí vốn, ROE và lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư

3.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (Return On Equity – ROE)

Định nghĩa: ROE là thước đo chính mà các nhà đầu tư cổ phiếu sử dụng để xác định xem ban quản lý công ty có đang sử dụng hiệu quả và hiệu quả nguồn vốn mà họ đã cung cấp để tạo ra lợi nhuận hay không.

Công thức:

Nhận xét:

  • ROE tăng không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu tích cực đối với công ty.

  • ROE tăng có thể là kết quả của việc thu nhập ròng giảm với tốc độ chậm hơn so với vốn chủ sở hữu của cổ đông.

  • Việc tăng ROE có thể là kết quả của việc tiền phát hành nợ được sử dụng để mua lại cổ phiếu → Tăng đòn bẩy tài chính (rủi ro) của công ty.

3.5.2. Chi phí vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi yêu cầu

Chi phí vốn chủ sở hữu (cost of equity) là tổng lợi nhuận kỳ vọng tại điểm cân bằng (bao gồm cả cổ tức) của cổ phiếu trên thị trường, thường được ước lượng bằng mô hình chiết khấu cổ tức (Dividend Discount Model – DDM) hoặc mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model – CAPM).

Chi phí vốn chủ sở hữu có thể được xem như lợi suất tối thiểu theo yêu cầu của nhà đầu tư (minimum required rates of return).