[Level 1] Portfolio Management

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 4: Basics of Portfolio Planning and Construction

Các vấn đề cơ bản cần chú ý khi học Module 4 trong chương trình CFA level 1

1. Tuyên bố chính sách đầu tư (IPS)

1.1. Mô tả mục đích viết IPS

Báo cáo chính sách đầu tư (Investment policy statement - IPS) là bản quy trình lập kế hoạch đầu tư, được thiết lập trước khi xây dựng danh mục đầu tư nhằm xác định mục tiêu của nhà đầu tư.

Sự cần thiết của IPS:

  • Giúp cho nhà đầu tư đưa ra mục tiêu đầu tư rõ ràng.

  • Đặt ra tiêu chuẩn đánh giá kết quả của nhà quản lý quỹ.

  • Định hướng cho nhà quản lý quỹ đi đúng với mục tiêu, yêu cầu của nhà đầu tư.

 

1.2. Mô tả nội dung chính của IPS

Nội dung

Mô tả

Giới thiệu

(Introduction)

Mô tả về điều kiện, hoàn cảnh và mục tiêu đầu tư của nhà đầu tư.

Mục tiêu

(Statement of purpose)

Mô tả mục đích đầu tư.

Nghĩa vụ và trách nhiệm

(Statements of Duties and Responsibilities)

Mô tả nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư, người quản lý tài khoản, nhà quản lý quỹ.

Quy trình

(Procedures)

Giải thích quy trình cập nhật IPS và xử lý các tình huống phát sinh.

Mục tiêu đầu tư

(Investment Objectives)

Giải thích mục tiêu lợi nhuận và rủi ro của nhà đầu tư.

Hạn chế đầu tư

(Investment Constraints)

Xác định các yếu tố hạn chế nhà đầu tư đạt được mục tiêu đầu tư.

Hướng dẫn đầu tư

(Investment Guidelines)

Cung cấp thông tin về cách thực thi chính sách, các loại tài sản được chấp nhận và đòn bẩy được sử dụng.

Đo lường và đánh giá

(Evaluation and Review)

Cung cấp tiêu chuẩn để đo lường và đánh giá hiệu quả đầu tư.

Phụ lục

(Appendices)

Trình bày các thông tin về chiến lược phân bổ tài sản (Strategic asset allocation - SAA), chiến thuật phân bổ tài sản (Tactical asset allocation - TAA) và chính sách tái cân bằng danh mục (Rebalancing Policy).

 

1.3. Mô tả mục tiêu lợi nhuận và rủi ro và cách phát triển cho khách hàng

1.3.1. Mục tiêu rủi ro

Mục tiêu rủi ro được cụ thể hóa cho danh mục dựa trên khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.

Các phương thức thể hiện mục tiêu rủi ro:

Mục tiêu tuyệt đối: Mục tiêu rủi ro là một con số xác định ngay từ đầu.

Ví dụ: Xác suất lỗ quá 7% phải thấp hơn 5% trong vòng 12 tháng.

Mục tiêu tương đối: mục tiêu rủi ro được tham chiếu đến một tiêu chuẩn so sánh nào đó.

Ví dụ: Rủi ro của việc lợi nhuận thấp hơn 4% so với lợi nhuận của MSCI là không được lớn hơn 5%/năm.

 

1.3.2. Mục tiêu lợi nhuận

Mục tiêu lợi nhuận của danh mục được xác định dựa trên tỷ suất lợi nhuận mục tiêu  của nhà đầu tư và mục tiêu rủi ro của danh mục.

Các phương thức thể hiện mục tiêu lợi nhuận:

Mục tiêu tuyệt đối: Mục tiêu lợi nhuận là một con số xác định ngay từ đầu.

Ví dụ: Tỷ suất lợi nhuận tối thiểu là 6%/năm.

Mục tiêu tương đối: Mục tiêu lợi nhuận được tham chiếu đến một tiêu chuẩn đánh giá nào đó.

Ví dụ: Lợi nhuận phải vượt trên 2% so với lợi nhuận của S&P 500.

 

1.4. Phân biệt mức sẵn lòng và khả năng chấp nhận rủi ro khi phân tích mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của nhà đầu tư

Mức độ chấp nhận rủi ro (Risk tolerance) là sự kết hợp giữa khả năng chấp nhận rủi ro và mức sẵn lòng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư.

Khả năng chấp nhận rủi ro (Ability to bear risk) của nhà đầu tư được xác định dựa trên các yếu tố khách quan như thời hạn đầu tư, chất lượng tài sản và tình hình tài chính của họ, v.v.

Ví dụ: Nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro cao khi họ có khoản đầu tư dài hạn, có nhiều tài sản hơn nợ phải trả và có nhiều khoản bảo hiểm trước những sự kiện bất ngờ.

Mức sẵn lòng chấp nhận rủi ro (Willingness to bear risk) của nhà đầu tư được xác định dựa trên các yếu tố chủ quan như thái độ và lòng tin đối với lĩnh vực đầu tư, tính cách và khả năng tư duy độc lập, v.v.

Ví dụ: Một số nhà đầu tư có mức độ sẵn lòng chấp nhận rủi ro cao sẽ cảm thấy thoải mái với việc đón nhận rủi ro tài chính và rủi ro đầu tư, trong khi những nhà đầu tư có mức độ sẵn lòng chấp nhận rủi ro thấp lại cảm thấy căng thẳng và lo âu khi xem xét và chấp nhận thêm rủi ro đầu tư.

 

Khả năng chấp nhận rủi ro

Thấp

Cao

Mức sẵn lòng chấp nhận rủi ro

Thấp

Mức độ chấp nhận rủi ro thấp

Mức độ chấp nhận rủi ro thấp

Cao

Mức độ chấp nhận rủi ro thấp

Mức độ chấp nhận rủi ro cao

Lưu ý: Nhà quản lý danh mục phải luôn đưa ra khuyến nghị dựa trên mức thấp hơn giữa khả năng chấp nhận rủi ro mức sẵn lòng chấp nhận rủi roluôn tôn trọng ý kiến khách hàng.

 

1.5. Mô tả các hạn chế đầu tư về thanh khoản, thời hạn đầu tư, thuế, các yếu tố về pháp lý và quy định, các trường hợp đặc biệt và ý nghĩa của chúng đối với việc lựa chọn tài sản cho danh mục.

Hạn chế đầu tư

Mô tả

Ý nghĩa

Thanh khoản

(Liquidity)

Đề cập đến khả năng dễ dàng chuyển đổi các khoản đầu tư thành tiền mặt với mức giá gần với giá trị thị trường hợp lý.

Nhà đầu tư có thể cần tiền mặt sẵn sàng khi gặp những tình huống bất ngờ và có thể buộc phải bán tài sản khi chưa phải lúc. Do vậy, IPS nên nêu rõ bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến việc rút tiền ra khỏi danh mục.

Thời hạn đầu tư

(Time horizon)

Đề cập đến khoảng thời gian từ khi bỏ tiền vào quỹ đến khi lấy lại tiền.

Thời hạn đầu tư vào danh mục càng dài thì nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro càng cao và thanh khoản càng thấp.

Thuế

(Tax situation)

Đề cập đến các loại thuế mà nhà đầu tư phải chịu.

Không giống như các nhà đầu tư được miễn thuế, các nhà đầu tư chịu thuế chỉ quan tâm đến lợi nhuận sau thuế trên danh mục đầu tư của họ. Do vậy, danh mục đầu tư cần phản ánh rõ tình trạng thuế của khách hàng.

Pháp lý và quy định

(Legal and regulatory)

Đề cập đến việc nêu rõ tất cả hạn chế về mặt pháp lý và quy định hạn chế cách thức đầu tư vào danh mục.

Nhà quản lý quỹ cần hiểu biết rõ về các yếu tố pháp lý và quy định để tránh vi phạm khi giao dịch thay cho khách hàng.

Các trường hợp đặc biệt

(Unique circumstances)

Đề cập đến các hạn chế đầu tư do sở thích của nhà đầu tư (nhu cầu về đạo đức, tôn giáo và đa dạng hóa) hoặc các yếu tố khác.

IPS sẽ ghi rõ những hạn chế này nhằm tránh giao dịch trái với ý muốn của nhà đầu tư.

 

1.6. Mô tả cách thức các cân nhắc về môi trường, xã hội và quản trị có thể được đưa vào kế hoạch xây dựng danh mục đầu tư.

Trong IPS ở mục hạn chế đầu tư liên quan đến các trường hợp đặc biệt (unique circumstances), nhà đầu tư trong một số trường hợp sẽ phản đối các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan tới một số sản phẩm nhất định (ví dụ: vũ khí, thuốc lá, cờ bạc, v.v.) hay có bản chất kinh doanh mang tác động xấu (ví dụ: tác động đến môi trường, nhân quyền, tiêu chuẩn lao động, v.v.).

Khi đó, nhà đầu tư có thể loại trừ một số công ty, quốc gia hay một số loại tài sản khỏi khu vực và tiêu chuẩn đầu tư của họ. Việc đầu tư theo những cân nhắc như trên được gọi là đầu tư bền vững (ESG investing).

Tác động của đầu tư bền vững đến hiệu quả danh mục đầu tư bao gồm:

  • Tác động tích cực: Đầu tư bền vững có thể làm tăng lợi nhuận của danh mục nhờ vào việc tránh đầu tư vào các công ty đối mặt với rủi ro liên quan đến ESG hay các công ty có tình hình quản trị kém.

  • Tác động tiêu cực: Đầu tư bền vững có thể làm giảm lợi nhuận của danh mục do sự hạn chế trong các lựa chọn đầu tư và phát sinh chi phí khi xem xét các yếu tố ESG.

 

2. Việc phân bổ tài sản và các nguyên tắc xây dựng danh mục đầu tư

2.1. Giải thích đặc tính của các loại tài sản liên quan đến phân bổ tài sản.

Nhóm tài sản (Asset class) là một phân lớp tập hợp các tài sản có đặc điểm, thuộc tính và mối quan hệ lợi nhuận - rủi ro tương tự nhau. Việc xác định các nhóm tài sản là rất quan trọng bởi vì SAA được xây dựng bởi các loại tài sản.

Các nhóm tài sản bao gồm tiền mặt, vốn chủ sở hữu, trái phiếu, bất động sản, tài sản thay thế, v.v.

Các bước xây dựng chiến lược đầu tư (SAA):

 

Tương quan (Correlations) giữa các tài sản cùng nhóm và giữa các nhóm tài sản với nhau cũng cần phải cân nhắc khi xác định nhóm tài sản.

  • Các tài sản cùng nhóm nên có tương quan cao với nhau và có mức kỳ vọng về lợi nhuận và rủi ro tương đương nhau.

  • Các nhóm tài sản trong danh mục nên có tương quan thấp với nhau và nên có sự đa dạng hóa về lợi nhuận kỳ vọng.

 

2.2. Mô tả các nguyên tắc xây dựng danh mục đầu tư và vai trò của phân bổ tài sản đối với IPS.

2.2.1. Chính sách phân bổ tài sản (Strategic Asset Allocation)

Xác định danh mục đầu tư tối ưu theo mục tiêu lợi nhuận - rủi ro được thể hiện trong IPS.

2.2.2. Chiến thuật phân bổ tài sản (Tactical Asset Allocation)

Điều chỉnh tỷ trọng các loại tài sản trong danh mục tối ưu để tận dụng các cơ hội đầu tư trong ngắn hạn. Sự thành công của chiến thuật này phụ thuộc vào: sự xuất hiện các cơ hội đầu tư ngắn hạn và khả năng nắm bắt cơ hội của nhà quản lý quỹ.

2.2.3. Lựa chọn tài sản (Security Selection)

Điều chỉnh tỷ trọng các tài sản riêng lẻ trong cùng loại tài sản. Sự thành công của chiến thuật này cũng phụ thuộc vào kỹ năng của nhà quản lý quỹ và sự xuất hiện các cơ hội.

2.2.4. Dự phòng rủi ro (Risk Budgeting)

2.2.4.1. Nguyên lý

2.2.4.2. Tầm quan trọng của dự phòng rủi ro

Chiến thuật phân bổ tài sản (TAA) và lựa chọn tài sản chủ động có thể mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng đồng thời cũng làm tăng rủi ro của danh mục so với danh mục đầu tư thụ động. Vì vậy, cần phải lập dự phòng rủi ro.

2.2.4.3. Điều chỉnh lại tỷ trọng (Rebalancing policy)

2.2.5. Các vấn đề về quản lý chủ động

Nhà quản lý quỹ có quan điểm trái chiều về cùng một loại tài sản (Benchmark Overlap): Một nhà đầu tư có thể thuê nhiều nhà quản lý quỹ cho cùng một nhóm tài sản và các nhà quản lý quỹ đó có quan điểm trái chiều và đưa ra quyết định trái ngược nhau, khi đó, hiệu quả đầu tư sẽ bị các quyết định trái ngược này triệt tiêu lẫn nhau.

Giao dịch quá mức (Excessive Trading): Khi nhà quản lý danh mục đầu tư chủ động giao dịch quá mức có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực về thuế (thuế trên thặng dư vốn tăng).

Phương pháp Lõi - Vệ tinh (Core-satellite) là một phương pháp được sử dụng để giải quyết các vấn đề trên, cụ thể:

  • Quỹ lõi (Core): Được định hướng đầu tư thụ động, nhà đầu tư sẽ phân bổ phần lớn nguồn vốn vào quỹ này và nắm bắt phần bù rủi ro hệ thống dài hạn trên cơ sở tối ưu về thuế.

  • Quỹ vệ tinh (Satellite): Được định hướng đầu tư chủ động, nhà đầu tư sẽ phân bổ phần vốn nhỏ còn lại vào quỹ này và kiếm được lợi nhuận chủ động cao hơn.