[Level 1] Alternative Investments

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 5: Natural resources

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 5 môn AI của chương trình CFA level I

1. Giải thích các đặc điểm của đầu tư đất nền (raw land), đất lâm nghiệp (timberland) và đất nông nghiệp (farmland)

1.1. Đặc điểm của đất nền, đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp

Đặc điểm chung:

  • Riêng biệt

  • Tài sản có tính thanh khoản kém

  • Vị trí địa lý và đặc điểm riêng biệt ảnh hưởng đến giá trị của tài nguyên

Các đặc điểm riêng biệt: 

  • Hạn chế hoặc không tập trung vào cải tạo vật chất đất

  • Vị trí gần với giao thông, chợ, khả năng tiếp cận nguồn nước và chất lượng đất sẽ làm tăng giá trị của chúng.

Để đầu tư vào đất lâm nghiệp, các nhà đầu tư thiếu kiến thức chuyên môn và không có nhiều hiểu biết về lĩnh vực đất có thể dựa vào tổ chức quản lý đầu tư lâm nghiệp (TIMOs).

 

Đất nền

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Nguồn lợi nhuận

Giá đất

  • Số lượng thu hoạch

  • Giá cả hàng hóa

  • Giá đất

  • Tăng trưởng sinh học

  • Số lượng thu hoạch

  • Giá trị của gỗ

  • Giá đất

Nguồn doanh thu trực tiếp

  • Sự tăng giá của đất

  • Doanh thu cho thuê

  • Doanh thu từ bán cây trồng và các sản phẩm nông nghiệp khác

  • Sự tăng giá của đất

  • Doanh thu cho thuê

  • Doanh thu từ bán cây, gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác

  • Sự tăng giá của đất

  • Doanh thu cho thuê

Giá trị

Vị trí địa lý

  • Vị trí địa lý

  • Chu kỳ tăng trưởng

  • Chất lượng đất

  • Vị trí địa lý

  • Chất lượng gỗ

  • Giai đoạn sản xuất gỗ

Những rủi ro chính

Vì là đất trống chưa có sự khai thác nên có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau chưa được kiểm soát

  • Yếu tố thời tiết và biến đổi khí hậu

  • Yếu tố sinh học, bệnh gây hại,..

Chủ sở hữu

Chủ yếu là tổ chức, một số chủ sở hữu cá nhân

Chủ yếu là cá nhân, một số chủ sở hữu là tổ chức

Chủ yếu là tổ chức, một số chủ sở hữu cá nhân

Cấu trúc sở hữu

Quyền sở hữu trực tiếp, hình thức hợp danh

Quyền sở hữu trực tiếp, hình thức hợp danh, REIT

Quyền sở hữu trực tiếp, hình thức hợp danh, REIT, TIMO

 

1.2. Hình thức đầu tư đất nông nghiệp, lâm nghiệp

Đầu tư vào đất nông nghiệp và lâm nghiệp— sở hữu trực tiếp, sở hữu gián tiếp hoặc cho thuê tạo ra lợi nhuận từ việc bán cây trồng và gỗ.

 

Lâm nghiệp

Nông nghiệp

Nguồn lợi nhuận

Tăng trưởng sinh học của cây trồng, thay đổi về giá của gỗ trong hợp đồng tương lai và hợp đồng giao ngay, thay đổi về giá của đất.

Thay đổi về giá đất trồng, thay đổi về giá sản phẩm nông sản, chất lượng và số lượng của các loại cây trồng được sản xuất.

Linh hoạt trong sản xuất

Khá linh hoạt: không cần thu hoạch ngay, vì vậy có thể tăng lượng thu hoạch khi giá tăng và hạn chế thu hoạch khi giá giảm.

Ít linh hoạt: nông sản phải được thu hoạch khi đến vụ.

Hình thức đầu tư

Đầu tư trực tiếp: gặp nhiều hạn chế trong:

  • Sự minh bạch về giá và thông tin để đưa ra quyết định đầu tư nếu không có sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực.

  • Tính thanh khoản.

Đầu tư gián tiếp: qua hai phương pháp:

  • Chứng chỉ REITs.

  • Quản lý tư nhân thông qua liên doanh trách nhiệm hữu hạn.

Do sự hiện diện của TIMO, nó có thể được sử dụng trong đầu tư trực tiếp để lựa chọn, quản lý và bán tài sản phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư; hoặc đầu tư gián tiếp kết hợp với các công ty hợp danh hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) và REITs tư nhân.

 

2. Mô tả các đặc điểm của hàng hóa và các phương thức đầu tư vào hàng hóa

2.1. Đặc điểm của hàng hóa

Phân loại hàng hóa:

  • Hàng hóa “mềm”: bao gồm những hàng hóa nông nghiệp ví dụ như gia súc, ngũ cốc và hoa màu, chẳng hạn như cà phê.

  • Hàng hóa “cứng”: bao gồm những hàng hóa năng lượng và khai khoáng, ví dụ như dầu, khí đốt tự nhiên, điện, than đá…

  • Kim loại: 

+ Kim loại cơ bản như đồng, nhôm, kẽm, chì, thiếc, niken

+ Kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim

  • Hàng hóa khác: tín chỉ các-bon, vận chuyển hàng hóa, lâm sản…

 

2.2. Hình thức đầu tư hàng hóa

  • Đầu tư trực tiếp: giao dịch hàng hóa thực

  • Đầu tư gián tiếp: 

Phái sinh hàng hóa (commodity derivatives)

Đầu tư vào tất cả các dạng của phái sinh hàng hóa: hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

Quỹ hoán đổi danh mục (commodity ETFs)

  • Quỹ đầu tư vào hàng hóa hoặc hợp đồng tương lai chuyên về hàng hóa.

  • Phù hợp với các NĐT bị hạn chế giao dịch cổ phiếu thông thường.

Cố vấn giao dịch hàng hóa (Commodity Trading Advisors – CTAs)

(được phân tích chi tiết ở Module 6-Hedge funds)

  • Hình thức này đầu tư vào hợp đồng tương lai với đa dạng tài sản cơ sở (hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu…)

  • Một vài CTA có thể tập trung vào một hàng hóa nhất định (ví dự như ngũ cốc) hoặc có thể đa dạng hóa.

  • Các nhà đầu tư cá nhân có thể thiết lập các tài khoản được quản lý riêng (SMA) được quản lý theo sở thích đầu tư cụ thể và khả năng chấp nhận rủi ro của họ.

Quỹ chuyên biệt (Specialized funds)

  • Đầu tư vào các lĩnh vực hàng hóa cụ thể.

  • Có thể được cấu trúc theo những loại ở trên.

  • Tập trung vào hàng hóa nhất định (dầu, khí đốt, …).

 

2.3. Định giá hàng hóa

Hợp đồng tương lai là cơ sở cho phần lớn đầu tư hàng hóa. Phần này sẽ trình bày ngắn gọn lý do cho những thay đổi về giá tương lai mà cuối cùng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các khoản đầu tư hàng hóa. (Chi tiết hơn về việc định giá các công cụ phái sinh và các lý thuyết về hàng hóa giá được đề cập trong topic Derivatives)

Nhu cầu đối với hàng hóa bị ảnh hưởng bởi giá trị của hàng hóa đối với người dùng cuối và điều kiện kinh tế toàn cầu. Nguồn cung bị ảnh hưởng bởi sản xuất, chi phí lưu trữ và hàng tồn kho hiện có.

Giá của hàng hóa trong hợp đồng tương lai được tính như sau:

Trong đó:

Future price: Giá của hàng hóa trong hợp đồng tương lai

Spot price: Giá hàng hóa giao ngay (thường được quyết định bởi tương quan cung cầu hiện tại)

Risk-free rate: Lãi suất phi rủi ro (thường là lợi suất trái phiếu chính phủ)

Storage cost: Chi phí lưu kho hàng hóa

Convenience yield: Lợi tức tiện ích mà người có hàng hóa được hưởng khi nắm giữ hàng hóa

Có 2 trường hợp có thể xảy ra:

Futures prices > Spot prices

Xảy ra khi convenience yield rất nhỏ hoặc bằng 0 và/hoặc storage cost cao.

→ Đường cong kỳ hạn hàng hóa (commodity forward curve) dốc lên.

→ Trạng thái của thị trường lúc này được gọi là Bù hoãn mua (Contango).

Futures prices < Spot prices

Xảy ra khi convenience yield rất lớn và/hoặc storage cost rất nhỏ hoặc bằng 0.

→ Đường cong kỳ hạn hàng hóa (commodity forward curve) dốc xuống.

→ Trạng thái của thị trường lúc này được gọi là Bù hoãn bán (Backwardation).

 

3. Phân tích nguồn rủi ro, lợi nhuận, đa dạng hóa giữa các khoản đầu tư tài nguyên thiên nhiên

3.1. Rủi ro và lợi nhuận của đầu tư tài nguyên thiên nhiên

 

Hàng hóa

Nông nghiệp/Lâm nghiệp

Rủi ro

Rủi ro cao hơn đầu tư vào cổ phiếu hoặc trái phiếu: Mức cầu tổng thể bị ảnh hưởng bởi động lực sản xuất toàn cầu và tăng trưởng kinh tế. Khi mức cầu và lệnh mua và bán của nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định thay đổi nhanh chóng, kết quả là sự không phù hợp của cung và cầu có thể dẫn đến biến động giá.

Rủi ro cao: Thanh khoản thấp, chi phí sản xuất cố định cao, dòng tiền biến đổi phụ thuộc vào thời tiết, tổn thất từ thiên tai.

Lợi nhuận

Lợi nhuận thấp hơn lợi nhuận của cổ phiếu hoặc trái phiếu: Kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn khi kỳ vọng về biến động giá là chính xác.

Giá hàng hóa có xu hướng biến động theo tỉ lệ lạm phát.

→ phòng ngừa rủi ro lạm phát

→ Lợi nhuận thực theo thời gian=0

Nông nghiệp có lợi nhuận cao hơn lâm nghiệp, tuy nhiên, không thể kết luận rằng đất nông nghiệp hấp dẫn hơn do tiềm ẩn rủi ro.

 

3.2.  Lợi ích đa dạng hóa của đầu tư tài nguyên thiên nhiên

Ngoài những lợi ích nói chung của công cụ đầu tư thay thế, tài nguyên thiên nhiên sở hữu một vài lợi ích đặc biệt:

  • Phòng vệ lạm phát: Tài nguyên thiên nhiên có mối tương quan thuận với lạm phát.

  • Lợi ích đa dạng hóa đến từ tiêu chuẩn ESG ngày càng phổ biến trong kinh tế:

+ Các nhà đầu tư có thể tuân thủ các nguyên tắc Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) về đầu tư để có trách nhiệm với môi trường và khoản đầu tư có tính bền vững.

+ Đất nông nghiệp và lâm nghiệp tiêu thụ carbon như một phần của vòng đời thực vật và giá trị của chúng không chỉ đến từ việc thu hoạch mà còn từ việc tiêu thụ carbon mà đến từ hoạt động của con người.