Các vấn đề cơ bản cần chú ý khi học Module 5 trong chương trình CFA level 1
1. Lỗi nhận thức
1.1. So sánh và đối chiếu các sai lệch nhận thức và thiên lệch cảm xúc.
|
Sai lệch nhận thức (Cognitive errors) |
Thiên lệch cảm xúc (Emotional biases) |
Nguyên nhân của thiên lệch |
Chủ yếu là do lý luận lệch lạc hoặc không hợp lý: Không phân tích thống kê, lỗi xử lý thông tin, lý luận phi logic hoặc lỗi trí nhớ. |
Xuất phát từ cảm xúc, trực giác và không liên quan đến suy nghĩ có ý thức. |
Hướng giải quyết |
Giảm thiểu bằng cách nâng cao nhận thức, cải thiện quá trình đào tạo hoặc tiếp cận nhiều thông tin hơn. |
Thiên lệch này khó giải quyết hơn, nhà đầu tư chỉ có thể nhận ra và thích nghi với nó. |
Các loại thiên lệch |
|
Được chia thành 6 Loại |
2 dạng sai lệch trên là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa quyết định thực tế và lý thuyết tài chính truyền thống. Sự phân biệt về nhận thức – cảm xúc sẽ giúp chúng ta xác định khi nào và làm thế nào để điều chỉnh những hành vi thiên lệch trong việc ra quyết định tài chính.
1.2. Các hành vi thiên lệch phổ biến và ý nghĩa của chúng trong việc ra quyết định tài chính.
1.2.1. Sai lệch nhận thức (Cognitive errors)
1.2.1.1. Thiên lệch kiên trì với niềm tin (Belief perseverance bias)
Thiên lệch kiên trì với niềm tin (Belief perseverance bias) là khi các nhà đầu tư có xu hướng kiên định với những thông tin mình đã nắm giữ trước đây, bao gồm kết quả xác suất, hoặc sai lệch trong tính toán.
Thiên lệch kiên trì với niềm tin (Belief perseverance bias) có thể đến từ cảm giác không thoải mái khi luồng thông tin mới mâu thuẫn với những gì nhà đầu tư đã biết trước đây, gọi là bất hòa nhận thức (cognitive dissonance).
Để giảm cảm giác không thoải mái đó, nhà đầu tư thường có xu hướng:
-
Phớt lờ hoặc chỉnh sửa những thông tin mâu thuẫn đó.
-
Chỉ để tâm đến những thông tin trùng khớp với niềm tin trước đây của mình.
Thiên lệch kiên trì với niềm tin bao gồm: Thiên lệch bảo thủ (Conservatism bias), thiên lệch xác nhận (confirmation bias), thiên lệch do tính đại diện (representativeness bias), thiên lệch về khả năng kiểm soát (illusion of control bias), thiên lệch nhận thức muộn (hindsight bias).
1.2.1.1.1. Thiên lệch bảo thủ (Conservatism Bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch bảo thủ là một dạng thiên lệch kiên định về niềm tin khi các nhà đầu tư giữ vững quan điểm hoặc dự báo trước đây của họ bằng việc kết hợp không đầy đủ những thông tin mới hoặc mâu thuẫn với nhau. |
Hậu quả |
|
Cách |
|
1.2.1.1.2. Thiên lệch xác nhận (Confirmation Bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch xác nhận là xu hướng chỉ tiếp nhận với những thông tin nào xác nhận niềm tin trước đây của nhà đầu tư và bỏ qua hoặc đánh giá thấp bất kỳ thông tin nào mâu thuẫn với chúng |
Hậu quả |
|
Cách khắc phục |
|
1.2.1.1.3. Thiên lệch do tính đại diện (Representativeness Bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch do tính đại diện là xu hướng phân loại thông tin mới dựa trên kinh nghiệm và cách phân loại trước đó. |
Phân loại |
Lệch lạc tỷ lệ cơ sở (Base-rate neglect) xảy ra khi nhà đầu tư phân tích một mẫu trong tổng thể mà không xem xét đầy đủ xác suất của từng đặc tính trong tổng thể đấy (tỷ lệ cơ sở). |
Bỏ qua kích thước mẫu (Sample-size neglect) xảy ra khi nhà đầu tư tiến hành phân loại dựa trên một tệp mẫu nhỏ và không mang tính thực tế. → Giả định sai lầm rằng tệp mẫu nhỏ đó mang tính đại diện cho tổng thể dữ liệu |
|
Hậu quả |
|
Cách |
Thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để có nhiều thông tin về tỷ lệ cơ bản hoặc mở rộng kích thước mẫu phân tích. |
1.2.1.1.4. Thiên lệch về khả năng kiểm soát (Control bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch về khả năng kiểm soát là khi nhà đầu tư nghĩ rằng họ có thể kiểm soát hoặc ảnh hưởng kết quả sự việc nào đấy nhưng thực tế họ không thể (*). (*) Thường sẽ đi kèm các thiên lệch cảm xúc:
|
Hậu quả |
|
Cách |
|
1.2.1.1.5. Thiên lệch nhận thức muộn (Hindsight Bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch nhận thức muộn là xu hướng nhà đầu tư gợi nhớ một cách có chọn lọc về các sự kiện trong quá khứ, khiến họ nghĩ rằng mọi thứ dễ đoán hơn so với thực tế. |
Hậu quả |
|
Cách |
Các nhà đầu tư nên ghi lại cẩn thận các quyết định đầu tư của họ và các lý do đưa ra quyết định bằng văn bản tại hoặc khoảng thời gian quyết định được đưa ra. |
1.2.2 Lỗi trong quá trình xử lý
1.2.2.1. Thiên lệch mỏ neo và điều chỉnh (Anchoring and adjustment bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch mỏ neo và điều chỉnh xảy ra khi nhà đầu tư phụ thuộc quá nhiều vào thông tin ban đầu để đưa ra các ước tính, đánh giá và quyết định tiếp theo. |
Hậu quả |
|
Cách |
Nhà đầu tư nên nghiên cứu cơ sở cho bất kỳ khuyến nghị đầu tư nào để kiểm tra xem nó có được neo vào các thông tin đo lường trong quá khứ hoặc những con số được cố định từ trước hay không. |
1.2.2.2. Thiên lệch kế toán nhận thức (Mental accounting bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch kế toán nhận thức là xu hướng nhà đầu tư chia tiền theo nhận thức vào các loại “tài khoản” và dựa vào đó đưa ra quyết định mặc dù tiền có thể thay thế được. |
Hậu quả |
|
Cách |
Sự thiên vị này có thể được nhận ra bằng cách xác định nhược điểm của nó. Nhà đầu tư nên tổng hợp tất cả các khoản đầu tư của họ để nghiên cứu việc phân bổ tài sản một cách toàn diện, từ đó đưa ra những chiến lược đầu tư cho toàn bộ danh mục. |
1.2.2.3. Thiên lệch đóng khung tâm lý (Framing bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch đóng khung tâm lý là việc mà những nhận thức và quyết định của chúng ta bị ảnh hưởng bởi cách mà thông tin được truyền đến để ra quyết định đó. |
Hậu quả |
|
Cách |
|
1.2.2.4. Thiên lệch về sự có sẵn (Availability bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch về sự có sẵn là thiên lệch trong quá trình xử lý thông tin mà trong đó, mọi người ước tính xác suất của một kết quả hoặc tầm quan trọng của một hiện tượng dựa trên việc thông tin được truy xuất dễ dàng như thế nào. |
Nguyên nhân dẫn đến thiên lệch |
Khả năng truy xuất (Retrievability): khi một câu trả lời hoặc ý tưởng được nảy ra trong đầu nhanh hơn câu trả lời hoặc ý tưởng khác, nó sẽ được coi là chính xác ngay dù thực tế không phải vậy. |
Tính cộng hưởng (Resonance): Thiên lệch có xu hướng dễ xảy ra hơn trong các tình huống tương tự trong quá khứ của cá nhân nhà đầu tư. |
|
Phân loại (Categorization): Khi mọi người giải quyết vấn đề, họ thu thập thông tin từ những gì họ nghĩ là liên quan đến vấn đề đó dù cho chúng không thực sự phù hợp. |
|
Vốn kinh nghiệm ít ỏi (Narrow range of experience): Khi nhà đầu tư đưa ra các ước lượng dựa trên vốn kinh nghiệm hạn hẹp của mình thay vì xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. |
|
Hậu quả |
|
Cách khắc phục |
|
2. Thành kiến cảm xúc
2.1. Các hành vi thiên lệch phổ biến và ý nghĩa của chúng trong việc ra quyết định tài chính.
2.1.1. Thiên lệch cảm xúc (Emotional biases)
2.1.1.1. Thiên lược ám ảnh thất thoát (Loss aversion bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch ám ảnh thất thoát là xu hướng né tránh thiệt hại để đạt được lợi ích. Nhà đầu tư thường thể hiện phản ứng bất đối xứng giữa lợi nhuận và thua lỗ. → Họ sợ mất mát hơn nhiều so với họ đánh giá cao lợi nhuận. → Họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn với hy vọng tránh được thua lỗ. |
Hậu quả |
|
Cách khắc phục |
Tuân thủ các quy tắc đầu tư: phân tích các khoản đầu tư và xem xét thực tế xác suất thua lỗ và lãi trong tương lai. |
2.1.1.2. Thiên lệch tự tin thái quá (Overconfidence bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch tự tin thái quá là khi nhà đầu tư thể hiện niềm tin thái quá vào khả năng của mình. Kết hợp với Thiên lệch quy kết tự kỷ (self – attribution bias), nhà đầu tư có xu hướng nhận hết mọi kết quả tốt về mình khi mọi thứ diễn ra đúng hướng (tự nâng cao bản thân) nhưng đổ lỗi cho người khác khi mọi thứ không thuận lợi (tự bào chữa). |
Phân loại |
Dự đoán quá tự tin (Prediction overconfidence): Nhà đầu tư đánh giá thấp kết quả sai lệch và độ lệch trong dự báo của mình |
Sự chắc chắn thái quá (Certainty overconfidence): Nhà đầu tư phóng đại xác suất đúng của bản thân. |
|
Hậu quả |
|
Cách |
|
2.1.1.3. Thiên lệch tự chủ bản thân (Self-control bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch tự chủ bản thân là khi nhà đầu tư không theo đuổi mục tiêu dài hạn của họ mà tập trung thỏa mãn các mục đích ngắn hạn. |
Hậu quả |
|
Cách |
|
2.1.1.4. Thiên lệch nguyên trạng (Status quo bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch nguyên trạng là một xu hướng cảm xúc trong đó mọi người chọn duy trì “hiện trạng” thay vì thực hiện thay đổi, ngay cả khi thay đổi được đảm bảo mang đến kết quả tốt hơn. |
Hậu quả |
|
Cách |
Định lượng các lợi thế giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận của việc đa dạng hóa và phân bổ tài sản hợp lý. |
2.1.1.5. Thiên lệch sở hữu (Endowment bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch sở hữu là một thiên lệch cảm xúc khi nhà đầu tư coi trọng một tài sản hơn khi họ sở hữu nó (hay gọi là tình trạng “tiếc của”) |
Hậu quả |
|
Cách |
|
2.1.1.6. Thiên lệch hối tiếc (Regret - aversion bias)
Định nghĩa |
Thiên lệch hối tiếc à một thiên lệch cảm xúc, trong đó mọi người có xu hướng tránh đưa ra quyết định vì sợ rằng họ quyết định sai. |
Khía cạnh |
Lỗi thực hiện (Errors of commission): Làm điều gì đó hóa ra sai → Nhà đầu tư cảm thấy hối hận hơn khi mắc lỗi này. |
Lỗi không thực hiện (Errors of omission): Không làm điều đúng đắn |
|
Hậu quả |
|
Cách |
|
3. Tài chính hành vi và hành vi toàn thị trường
3.1. Mô tả cách hành vi thiên lệch của nhà đầu tư dẫn đến các đặc điểm không thể giải thích được bằng tài chính truyền thống.
3.1.1. Sự bất thường của thị trường (Market anomalies)
Những sự bất thường của thị trường những sai lệch rõ ràng so với thị trường hiệu quả, được xác định bằng việc lợi nhuận bất thường xuất hiện một cách thường xuyên và có thể dự đoán được. Tuy nhiên, không phải mọi sai lệch đều là bất thường.
Một trong những tác nhân dẫn đến sự bất thường của thị trường là hành vi của nhà đầu tư. Các hành vi này được phản ánh dựa trên phân tích các thị trường khác nhau trên thế giới và trong các kỳ khác nhau. Vì vậy, tài chính hành vi sẽ đưa ra lời giải thích bằng cách xác định những thiên lệch hành vi cơ bản.
3.1.2. Động lượng giá
Các nghiên cứu đã ghi nhận rằng động lượng hoặc hiệu ứng xu hướng trong đó hành vi giá trong tương lai tương quan với hành vi của quá khứ gần đây. Mối tương quan cùng chiều này thường kéo dài đến 2 năm trước khi hiển thị một sự đảo ngược hoặc trờ về giá trị trung bình.
-
Thiên lệch về sự có sẵn (Availability bias hoặc Recently effect): các nhà giao dịch sử dụng các mô hình cũ để sử dụng cho dữ liệu hiện tại dẫn đến các quan điểm cũ được lặp lại trong tương lai.
-
Thiên lệch nhận thức muôn, thiên lệch ám ảnh thất thoát (Hindsight bias, Loss aversion): Dẫn đến cảm giác hối tiếc rằng đã bị bỏ lỡ một cơ hội → Hối tiếc vì đã không sở hữu khoản đầu tư được thực hiện tốt từ trước → Tiếp tục giao dịch quá thường xuyên trong ngắn hạn
3.1.3. Cổ phiếu giá trị
Cổ phiếu giá trị thường được đặc trưng bởi tỷ lệ lợi nhuận thu được thấp, vốn chủ sở hữu trên thị trường cao và tỷ lệ cổ tức thấp. Đặc điểm cổ phiếu tăng trưởng nói chung ngược lại với đặc điểm cổ phiếu giá trị
3.1.3.1 Bất thường đến từ bù đắp rủi ro
Theo nghiên cứu của Fama and French’s thì hiệu suất vượt trội của cổ phiếu giá trị so với cổ phiếu tăng trưởng trong thời gian dài là vì bù cho việc gia tăng rủi ro hơn là việc định giá sai cổ phiếu.
Nhà đầu tư có thể loại bỏ những bất thường trên thị trường bằng cách sử dụng mô hình định giá ba yếu tố (three-factor pricing model). Kết quả của mô hình này cho thấy các yếu tố về quy mô và giá trị sổ sách trên thị trường không được định giá sai mà thay vào đó là đại diện cho sự đền bù cho rủi ro (hai đặc điểm này mang lại cơ hội sống sót cao hơn trong
tình trạng kiệt quệ tài chính).
3.1.3.2 Bất thường đến từ định giá sai
Các nghiên cứu khác đề xuất rằng chính hành vi nhà đầu tư giải thích cho các bất thường trên thị trường, thay vì đền bù cho rủi ro. Bao gồm:
-
Hiệu ứng lan tỏa (Halo effect) đánh giá thuận lợi một số đặc điểm so với các đặc điểm khác như tăng trưởng nhanh và giá cổ phiếu tăng → định giá quá cao của các cổ phiếu tăng trưởng
-
Thiên lệch tự tin thái quá (Overconfidence bias) có thể dẫn đến việc định giá quá cao các cổ phiếu tăng trưởng.
-
Thiên lệch quê nhà (Home bias) Các nhà đầu tư tin rằng họ có quyền truy cập thông tin tốt hơn hoặc đơn giản là ưu tiên đầu tư vào các công ty "gần nhà hơn" (ví dụ: các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư mạnh vào quốc gia nội địa của họ trong danh mục đầu tư toàn cầu) → đánh giá quá thấp rủi ro hoặc đánh giá quá cao lợi nhuận trong tương lai của các công ty có sản phẩm họ sử dụng.
3.1.4. Bong bóng và khủng hoảng kinh tế
3.1.4.1 Trong tình trạng có bong bóng kinh tế
-
Thiên lệch tự tin thái quá (Overconfidence bias), thiên lệch quy kết tự kỷ (self – attribution biases) và thiên lệch xác nhận (confirmation bias): Giao dịch quá mức, đánh giá thấp rủi ro, không đa dạng hóa và từ chối tiếp nhận thông tin mâu thuẫn.
-
Thiên lệch nhận thức muộn (Hindsight bias): Sử dụng các mô hình lỗi, khiến nhà đầu tư hiểu biết sai lệch về lợi nhuận.
-
Thiên lệch hối tiếc (Regret aversion): Các nhà đầu tư tin rằng họ đang "bỏ lỡ" cơ hội lợi nhuận khi cổ phiếu tăng giá → tham gia góp phần tạo nên bong bóng kinh tế
3.1.4.2 Khi tình trạng bong bóng kinh tế bị vỡ:
Bất hòa nhận thức (Cognitive dissonance): Các nhà đầu tư có thể phản ứng thiếu sót vì không cập nhật đầy đủ hiểu biết của họ → bỏ qua các khoản lỗ và cố gắng biện minh cho các quyết định sai lầm của họ.