[Level 1] Economics

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 3: Fiscal policy

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 3 môn ECON của chương trình CFA level I

[LOS 3.b] Mô tả vai trò và mục tiêu của chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là công cụ để chính phủ quản lý nền kinh tế qua chi tiêu chính phủ và thu thuế.

  • Chính sách tài khóa mở rộng (Expansionary fiscal policy): Tăng chi tiêu chính phủ (G) và giảm thuế (T)
    → Tăng AD và tăng thâm hụt ngân sách (budget deficit)
    → Kích thích tăng trưởng kinh tế và việc làm.

  • Chính sách tài khóa thu hẹp (Contractionary fiscal policy): Giảm chi tiêu chính phủ (G) và tăng thuế (T)
    → Giảm AD và giảm thâm hụt ngân sách (budget deficit)
    → Giảm tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Thâm hụt/Thặng dư ngân sách (Budget deficit/surplus) là sự khác nhau giữa thu và chi của chính phủ (G – T) trong một khoảng thời gian.

  • G – T < 0 → Thặng dư ngân sách

  • G – T > 0 → Thâm hụt ngân sách

Mục tiêu của chính sách tài khóa

  • Tạo sự tăng trưởng kinh tế

  • Tối đa hóa việc làm

  • Phân phối lại của cải và thu nhập giữa các bộ phận dân cư

  • Phân bổ nguồn lực giữa các tác nhân kinh tế và các thành phần trong nền kinh tế

 

[LOS 3.c] Mô tả các công cụ thực hiện chính sách tài khóa, bao gồm ưu điểm và nhược điểm của từng công cụ

Các công cụ thực hiện chính sách tài khóa bao gồm công cụ chi (G) và công cụ thu (T)

1. Công cụ chi (Spending tools - G)

1.1. Chi chuyển nhượng (Transfer payments)

  • Các khoản thanh toán phúc lợi phân phối lại của cải, đánh thuế một số người và thanh toán cho những người khác.

  • Tăng chi chuyển nhượng → Tăng thu nhập cho các hộ gia đình → Tăng tiêu dùng của gia đình (C) → Kích thích AD tăng.

  • Giảm chi chuyển nhượng → Giảm AD.

  • Tác động gián tiếp vào AD qua thu nhập cá nhân và tiêu dùng.

1.2. Chi tiêu thường xuyên (Current spending)

  • Chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ định kỳ và thường xuyên.

  • Tăng chi tiêu thường xuyên → Tăng chi tiêu chính phủ (G) → Kích cầu AD.

  • Giảm chi tiêu thường xuyên → Giảm AD.

  • Tác động trực tiếp vào AD qua chi tiêu chính phủ (G).

1.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng (Capital spending)

  • Chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng → Tăng năng suất lao động trong tương lai của nền kinh tế.

  • Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng → Tăng chi tiêu chính phủ (G) → Tăng AD.

  • Giảm đầu tư cơ sở hạ tầng → Giảm AD.

  • Tác động trực tiếp vào AD qua chi tiêu chính phủ (G).

1.4. Ưu điểm và nhược điểm của công cụ chi (G)

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Cung cấp các dịch vụ mang lại lợi ích cho xã hội.

  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng để kích thích tăng trưởng kinh tế.

  • Hỗ trợ các mục tiêu tăng trưởng và giải quyết thất nghiệp của đất nước.

  • Cung cấp mức sống tối thiểu.

  • Hỗ trợ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

Chi chuyển nhượng (Transfer payment) và Đầu tư cơ sở hạ tầng (Capital spending) mất nhiều thời gian để thực hiện.

 

2. Công cụ thu (Revenue tools - T)

2.1. Thuế trực tiếp (Direct taxes)

Thuế trực tiếp (Direct taxes) được thu trên thu nhập hoặc tài sản

  • Tăng thuế trực tiếp → Giảm thu nhập khả dụng (disposable income) → Giảm chi tiêu tiêu dùng của hộ gia định (C) → Giảm AD

  • Ngược lại, giảm thuế trực tiếp → Tăng AD

2.2. Thuế gián tiếp (Indirect taxes)

Thuế gián tiếp (Indirect taxes) được thu trên hàng hoá và dịch vụ

  • Tăng thuế gián tiếp → Tăng giá hàng hoá và dịch vụ → Giảm chi tiêu tiêu dùng hộ gia định (C) → Giảm AD

  • Ngược lại, giảm thuế gián tiếp → Tăng AD

2.3. Tính chất được kỳ vọng ở công cụ thu

Tính đơn giản (Simplicity): Dễ sử dụng và thi hành.

Tính hiệu quả (Efficiency): Ít can thiệp nhất tới các lực thị trường.

Tính công bằng (Fairness):

  • Bình đẳng theo chiều ngang (Horizontal equality): Những người trong hoàn cảnh tương tự nhau thì trả thuế ngang nhau.

  • Bình đẳng theo chiều dọc (Vertical equality): Người giàu hơn thì trả nhiều thuế hơn.

Tính đầy đủ (Sufficiency): Thuế nên tạo ra đủ nguồn thu cho nhà nước để thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu.

2.4. Ưu điểm và nhược điểm của công cụ thu (T)

Ưu điểm

Nhược điểm

Thuế gián tiếp:

  • Giúp các chính sách xã hội được thực hiện nhanh hơn

  • Tăng nguồn thu cho chính phủ mà không mất nhiều chi phí

Thuế trực tiếp mất nhiều thời gian để thực hiện → Trì hoãn tác động mong muốn của chính sách tài khóa

 

[LOS 3.b] Mô tả những lập luận xung quanh mối quan hệ giữa GDP và nợ công

Lập luận ủng hộ mối quan hệ giữa GDP và nợ công (national debt)

  • Nợ công tăng → Thâm hụt ngân sách tăng → Thuế trong tương lai tăng → Người lao động mất động lực làm việc → Tăng trưởng GDP dài hạn bị hạn chế.

  • Nợ công tăng → Thâm hụt ngân sách tăng → Người dân mất niềm tin vào chính phủ → Nhà đầu tư không tái cấp vốn (refinance) cho các khoản nợ → Chính phủ vỡ nợ hoặc in thêm tiền → Tăng lạm phát.

  • Nợ công tăng → Thâm hụt ngân sách → Chính phủ đi vay nhiều hơn → Tăng lãi suất → Các doanh nghiệp ít đầu tư hơn vì lãi suất cao → Giảm AD tạo ra Hiệu ứng lấn át (Crowding-out effect).

Lập luận phản bác mối quan hệ giữa GDP và nợ công (national debt)

  • Nợ không thực sự là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế nếu nó là nợ trong nước vì chính phủ có thể in tiền để trả nợ (nhưng đi kèm với rủi ro lạm phát cao)

  • Nợ được dùng để đầu tư vào cơ sở vật chất → Trong tương lai các dự án sẽ tạo ra lợi ích kinh tế để trả nợ.

  • Thâm hụt tài khóa (Fiscal deficit) có thể thúc đẩy cải cách thuế cần thiết.

  • Thâm hụt sẽ không thành vấn đề nếu các khoản tiết kiệm của khu vực tư nhân dành cho việc đề phòng các khoản nợ thuế trong tương lai có thể bù đắp thâm hụt của chính phủ.

  • Nếu nền kinh tế vận hành ở mức ít hơn mức tối đa, thâm hụt có thể tăng GDP và việc làm.

 

[LOS 3.d] Giải thích cơ chế thực hiện chính sách tài khóa và những khó khăn trong việc thực hiện chính sách tài khóa

1. Thực hiện chính sách tài khóa

 

Chính sách tài khóa cân nhắc

(Discretionary fiscal policy)

Cơ chế tự ổn định

(Automatic stabilizers)

Giải thích

Chính phủ thay đổi thuế (T) hoặc chi tiêu chính phủ (G) để cân bằng AD

Là các yếu tố có sẵn trong nền kinh tế và có thể tự động điều chỉnh nền kinh tế

Trong nền kinh tế bùng nổ lạm phát (Inflationary economic booms)

Chính phủ giảm chi tiêu (G) và tăng thuế (T) → Giảm AD và kìm hãm nền kinh tế

Thu nhập cá nhân tăng → Thuế thu được nhiều hơn và bớt chi cho các chương trình xã hội → Giảm thâm hụt ngân sách và giảm AD

Trong nền kinh tế khủng hoảng (Recessions)

Tăng chi tiêu chính phủ (G) và giảm thuế (T) → Tăng AD → Củng cố và vực lại nền kinh tế

Thuế (T) giảm, chi tiêu chính phủ (G) cho các chương trình trợ cấp xã hội tăng → Tăng AD

 

Số nhân tài khóa (fiscal multiplier) xác định mức tăng tiềm năng của tổng cầu (AD) bắt nguồn từ việc tăng chi tiêu chính phủ (G) và có công thức tính như sau:

Trong đó:

Fiscal multiplier: Số nhân tài khóa

MPC (Marginal Propensity to Consume): Xu hướng tiêu dùng cận biên

t: thuế suất

Số nhân ngân sách cân đối (balanced budget multiplier) là hệ số nhân sao cho lượng tăng thuế đúng bằng mức tăng chi tiêu để đảm bảo cho ngân sách cân bằng.

Trong đó:

Balanced budget multiplier: Số nhân ngân sách cân đối

Fiscal multiplier: Số nhân tài khóa

MPC (Marginal Propensity to Consume) Xu hướng tiêu dùng cận biên

Định lý cân bằng Ricardo (Ricardian equivalence) cho rằng nếu tiết kiệm (S) tăng đủ để trả nợ công mà chính phủ đi vay để bù lại thâm hụt ngân sách thì sẽ không có ảnh hưởng gì đến AD.

(G – T) = (S – I) + (M – X)

 

2. Những khó khăn trong việc thực hiện chính sách tài khóa

2.1. Độ trễ giữa chính sách tài khóa và điều kiện kinh tế

Độ trễ nhận thức (Recognition lag): Khoảng thời gian các nhà hoạch định chính sách nhận ra nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề kinh tế.

Độ trễ hành động (Action lag): Khoảng thời gian chính phủ thực hiện các thủ tục thảo luận, bỏ phiếu và thực thi các thay đổi trong chính sách.

Độ trễ tác động (Impact lag): Khoảng thời gian giữa thời điểm bắt đầu thực thi chính sách tài khóa và thời điểm chính sách thực sự có tác động đến nền kinh tế.

2.2. Các vấn đề về kinh tế vĩ mô

Đọc sai số liệu thống kê kinh tế (Misreading economic statistics): Mức độ toàn dụng lao động (full employment level) khó có thể được đo lường chính xác → Lạm phát cao hơn do sử dụng sai chính sách tài khóa mở rộng.

Hiệu ứng lấn át (Crowding-out effect): Chính sách tài khóa mở rộng có thể giảm đầu tư tư nhân → Giảm AD.

Thiếu hụt nguồn cung (Supply shortages): Nếu nền kinh tế phát triển chậm do các hạn chế về nguồn cung → Chính sách tài khóa mở rộng sẽ khiến lạm phát xảy ra nhiều hơn.

Hạn chế về thâm hụt (Limits to deficits): Nguồn thâm hụt quá lớn so với GDP → Lãi suất tăng cao sẽ khiến tình hình kinh tế xấu đi.

Đa mục tiêu (Multiple targets): Chính sách tài khóa không thể giải quyết cả hai vấn đề về thất nghiệp và lạm phát cao cùng một lúc.

 

[LOS 5.r] Xác định chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tài khóa mở rộng

Thâm hụt ngân sách cơ cấu (structural budget deficit) là thâm hụt xảy ra do chính sách hiện hành nếu nền kinh tế vận hành ở mức toàn dụng lao động (full employment).

Để xác định chính sách tài khóa là mở rộng (expansionary) hay thu hẹp (contractionary), ta so sánh thâm hụt ngân sách hiện hành (current budget deficit) với thâm hụt ngân sách cơ cấu (structural budget deficit).

  • Thâm hụt ngân sách hiện hành > Thâm hụt ngân sách cơ cấu → Chính sách tài khóa mở rộng.

  • Thâm hụt ngân sách hiện hành < Thâm hụt ngân sách cơ cấu → Chính sách tài khóa thu hẹp.

 

[LOS 3.a] So sánh chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Các đặc điểm của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được trình bày trong bảng sau:

 

Chính sách tài khóa

(Fiscal policy)

Chính sách tiền tệ

(Monetary policy)

Ý nghĩa

Chính phủ sử dụng các khoản chi tiêu và thu thuế để tác động đến hoạt động kinh tế.

Ngân hàng trung ương hành động để tác động vào cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế để can thiệp vào các hoạt động kinh tế.

Điều hành bởi

Chính phủ

Ngân hàng trung ương

Đối tượng bị tác động

Thu và chi chính phủ

Cung tiền và tín dụng

Công cụ

Thuế (T) và chi tiêu chính phủ (G)

Lãi suất (i) và cung tiền (MS)

Mục tiêu

Giữ ổn định cho tăng trưởng kinh tế ở mức dương và lạm phát ở mức thấp và ổn định.

Mục tiêu của chính sách tài khóa còn bao gồm việc phân bố lại thu nhập và của cải trong xã hội.

Bao gồm

Chính sách tài khóa mở rộng: Tăng G hoặc/và giảm T

Chính sách tiền tệ mở rộng: Tăng cung tiền và tín dụng

Chính sách tài khóa thu hẹp:

Giảm G hoặc/và tăng T

Chính sách tiền tệ thu hẹp: Giảm cung tiền và tín dụng

 

[LOS 5.t] Giải thích tương tác giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Tương tác giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa được trình bày trong bảng sau:

Chính sách tiền tệ (Monetary policy)

Chính sách tài khóa

(Fiscal policy)

Lãi suất

(Interest rate)

Sản lượng

(Output)

Khu vực tư nhân

(Private sectors)

Khu vực nhà nước

(Public sectors)

Mở rộng

Mở rộng

Giảm

Tăng

Tăng

Tăng

Mở rộng

Thu hẹp

Giảm

Chưa
xác định

Tăng

Giảm

Thu hẹp

Mở rộng

Tăng

Tăng

Giảm

Tăng

Thu hẹp

Thu hẹp

Tăng

Giảm

Giảm

Giảm