[Level 1] Economics

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 4: Monetary policy

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 4 môn ECON của chương trình CFA level I

[Pre.i] Mô tả chức năng và định nghĩa của tiền tệ

1. Định nghĩa tiền tệ (money)

Tiền tệ là một phương tiện trao đổi hàng hóa được chấp nhận chung bao gồm:

  • Tiền hẹp (narrow money): tiền giấy (notes), tiền xu (coins) đang lưu thông và các khoản tiền gửi có tính thanh khoản cao (highly liquid deposits).

  • Tiền rộng (broad money): tiền thu hẹp (narrow money) và toàn bộ tài sản lưu động có thể được sử dụng để mua hàng.

2. Chức năng của tiền tệ

Phương tiện thanh toán (medium of exchange/ means of payment): được chấp nhận bởi tất cả các bên tham gia giao dịch để làm công cụ thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ.

Thước đo giá trị (unit of account): tiền tệ được sử dụng để đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ được trao đổi.

Phương tiện cất trữ (store of value): cho phép mọi người giữ tiền để thanh toán các khoản mua hàng hoá và tài sản trong tương lai.

 

[Pre.ii] Giải thích quá trình tạo ra tiền

Quá trình tạo tiền là kết quả của những hoạt động cho vay, chi tiêu và gửi tiền của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Tất cả ngân hàng đều phải nắm giữ một khoản tiền gửi tối thiểu làm dự trữ (required reserve). Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tính như sau:

Trong đó:

Required reserve ratio: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Required reserves: Dự trữ bắt buộc

Total deposits: Tổng tiền gửi

 

Số nhân tiền tệ (money multiplier) là lượng tăng cung tiền được tạo ra bởi các ngân hàng thương mại và có công thức tính như sau:

Trong đó:

Money multiplier: Hệ số nhân tiền tệ

Required reserve ratio: Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc

 

[Pre.iii] Mô tả thuyết cung và cầu của tiền tệ

1. Thuyết số lượng tiền tệ (Quantity theory of money)

Thuyết số lượng tiền tệ thể hiện mối quan hệ giữa cung tiền (money supply) và mức giá (price level). Trong một khoảng thời gian, lượng tiền được dùng để trao đổi hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế (M x V) bằng tổng chi tiêu (P x Y). Mối quan hệ này được thể hiện qua công thức sau:

Money supply (M) x Velocity (V) = Price (P) x Real output (Y)

Trong đó:

Money supply: Cung tiền

Velocity: Tốc độ vòng quay đồng tiền (số lần trung bình một đơn vị tiền tệ được sử dụng để trao đổi hàng hóa)

Price: Giá

Real output: Khối lượng hàng hóa sản xuất trong nền kinh tế

Từ công thức trên đảo vế ta có: P = M x (V/Y)

Thuyết số lượng tiền tệ giả định rằng nếu tốc độ vòng quay đồng tiền (V) và khối lượng hàng hóa sản xuất (Y) không đổi thì (V/Y) cũng không đổi. Như vậy khi cung tiền (M) tăng, giá (P) cũng sẽ tăng một khoảng tương ứng. Từ đây, các nhà kinh tế học thuộc trường phái trọng tiền cho rằng lạm phát sẽ được kiểm soát bởi việc điều khiển nguồn cung tiền.

Tính trung lập của tiền (money neutrality) được xem là tồn tại khi các biến thực (real variables) bao gồm khối lượng hàng hóa (Y) và tốc độ vòng quay tiền (V) không bị ảnh hưởng bởi các biến tiền tệ bao gồm cung tiền (M) và giá (P). Như vậy Ngân hàng trung ương không thể thay đổi GDP bằng cách tác động vào cung tiền.

 

2. Cung tiền và cầu tiền

2.1. Cầu tiền (Demand for money – MD):

Cầu tiền là lượng của cải mà các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế lựa chọn nắm giữ dưới dạng tiền.

Các lý do nắm giữ tiền bao gồm:

  • Cầu tiền giao dịch (transaction demand): Tiền được nắm giữ để trả trong các giao dịch → Khi GDP tăng, khối lượng và quy mô giao dịch cũng tăng, dẫn đến nhu cầu về tiền cao hơn.

  • Cầu tiền dự phòng (precautionary demand): Tiền được giữ cho những nhu cầu không lường trước được trong tương lai → GDP tăng và khối lượng, quy mô giao dịch đều tăng khiến nhu cầu dự phòng tăng cao.

  • Cầu tiền đầu cơ (speculative demand): Giữ tiền để tận dụng cơ hội đầu tư trong tương lai → Nếu tài sản tài chính đem lại lợi nhuận cao hơn, nhà đầu tư ưu tiên đầu tư vào tài sản tài chính hơn là nắm giữ tiền thật → Cầu tiền có mối quan hệ nghịch chiều với lãi suất → Đường cầu tiền dốc xuống (downward-sloping money demand curve).

2.2. Cung tiền (Money supply – MS)

Cung tiền là tổng khối lượng tiền mà công chúng nắm giữ tại một thời điểm cụ thể trong nền kinh tế.

Cung tiền được quyết định bởi ngân hàng trung ương và độc lập với lãi suất → Đường cung tiền thẳng đứng (vertical money supply curve).

2.3. Lãi suất ngắn hạn (i*)

Lãi suất ngắn hạn (i*) được xác định bởi điểm cân bằng giữa cung tiền (MD) và cầu tiền (MS).

i > i*

Thừa cung tiền (excess supply of real money) → Doanh nghiệp và hộ gia đình mua chứng khoán của chính phủ → Tăng nhu cầu cho các loại chứng khoán đó → Giá cho các loại chứng khoán này tăng dẫn đến lãi suất i* giảm.

i < i*

Thừa cầu tiền (excess demand of real money) → Doanh nghiệp và hộ gia đình bán chứng khoán chính phủ → Tăng nguồn cung cho các loại chứng khoán đó → Giá chứng khoán giảm, lãi suất i* tăng.

 

2.4. Sự thay đổi của cung tiền

Ngân hàng trung ương có thể tác động vào lãi suất ngắn hạn bằng cách điều khiển cung tiền (MS).

Tăng cung tiền (MS)

Giảm cung tiền (MS)

Đường cung tiền (MS curve) dịch sang phải (từ MS0 sang MS1) → Thừa cung tiền → Doanh nghiệp và hộ gia đình mua chứng khoán → Tăng giá chứng khoán và giảm lãi suất về điểm cân bằng mới i1.

Đường cung tiền (MS curve) dịch sang trái (từ MS0 sang MS2) → Thừa cầu tiền → Doanh nghiệp và hộ gia đình bán chứng khoán → Giá chứng khoán giảm và lãi suất tăng về điểm cân bằng mới i2.

 

Mô tả hiệu ứng Fisher

Hiệu ứng Fisher (Fisher effect) nói rằng lãi suất danh nghĩa là tổng của lãi suất thực và lạm phát kỳ vọng.

Trong đó:

RNom = Lãi suất danh nghĩa (nominal interest rate)

RReal = Lãi suất thực (real interest rate)

E(I) = Lạm phát kỳ vọng (expected inflation)

Ý tưởng đằng sau hiệu ứng Fisher chính là việc lãi suất thực được giữ khá cân bằng và thay đổi trong lãi suất thường là do thay đổi trong kỳ vọng về lạm phát. Điều này cũng đồng nhất với tính trung lập của tiền (money neutrality).

 

[LOS 4.a] Mô tả vai trò và mục tiêu của ngân hàng trung ương

1. Vai trò của ngân hàng trung ương

Đơn vị phát hành tiền tệ duy nhất
(Sole supplier of currency)

  • Ngân hàng trung ương có đặc quyền phát hành tiền ra công chúng

  • Người bảo vệ giá trị của đồng tiền pháp định (Fiat currency) và duy trì niềm tin của công chúng vào đồng tiền đó.

Cơ quan quản lý và giám sát hệ thống ngân hàng
(Regulator and supervisor of the banking system)

  • Đưa ra các tiêu chuẩn về chấp nhận rủi ro và mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng

  • Đảm bảo hoạt động thông suốt cho các giao dịch trong và ngoài nước

Người cho vay cuối cùng và ngân hàng của các ngân hàng và chính phủ
(Lender of last resort and banker to government and other banks)

  • Cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho chính phủ và ngân hàng khác trong nền kinh tế

  • Cung cấp các quỹ cần thiết cho ngân hàng đang bị thiếu hụt để tránh việc ngân hàng phá sản

Thực hiện các chính sách tiền tệ

Điều khiển và tác động nguồn cung tiền và tốc độ tăng trưởng của cung tiền

Người nắm giữ vàng và dự trữ ngoại hối

Ngân hàng trung ương thường là kho vàng và dự trữ ngoại tệ của quốc gia

 

2. Mục tiêu của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương có các mục tiêu sau, bao gồm:

  • Cân bằng giá

  • Điều khiển lạm phát

  • Tối đa hóa việc làm

  • Cân bằng tỷ giá hối đoái

  • Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức bền vững

  • Duy trì lãi suất dài hạn ở mức vừa phải

Trong đó cân bằng giá và điều chỉnh lạm phát là hai mục tiêu chính của ngân hàng trung ương.

 

[Pre.v] Phân biệt chi phí lạm phát kỳ vọng và chi phí lạm phát ngoài dự kiến

1. Chi phí của lạm phát kỳ vọng (costs of expected inflation)

Lạm phát kỳ vọng (expected inflation) là mức lạm phát mà các tổ chức kinh tế kỳ vọng sẽ xảy ra với nền kinh tế trong tương lai. Các loại chi phí của lạm phát kỳ vọng bao gồm:

  • Chi phí thực đơn (menu costs): Chi phí phát sinh khi doanh nghiệp phải thay đổi giá của hàng hóa và dịch vụ của họ.

  • Chi phí da giày (shoe leather costs): Chi phí thời gian và công sức phát sinh khi một cá nhân phải chịu các ảnh hưởng của lạm phát và cố gắng để chống lại nó.

2. Chi phí của lạm phát không dự kiến (costs of unexpected inflation)

Lạm phát không dự kiến (unexpected inflation) là lạm phát nằm ngoài mức dự báo và không được lường trước của các tổ chức kinh tế. Bên cạnh những chi phí của lạm phát kỳ vọng, lạm phát không dự kiến còn dẫn tới:

  • Phần bù rủi ro (risk premium) cao hơn trong lãi suất đi vay

  • Chuyển giao tài sản bất hợp lý (inequitable transfers of wealth) giữa người đi vay và người cho vay

  • Giảm tính tin cậy của thông tin về giá thị trường

 

[LOS 4.b] Mô tả các công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ; mô tả cơ chế chuyển động tiền tệ; giải thích mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và các yếu tố, bao gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái

1. Công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ

Các công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ được trình bày trong bảng sau:

 

Lãi suất chính sách
(Policy rate)

Dự trữ bắt buộc
(Reserve requirement)

Nghiệp vụ thị trường mở
(Open market operations)

Định nghĩa

Là lãi suất ngân hàng có thể đi vay từ ngân hàng trung ương trong trường hợp gặp phải sự thiếu hụt về tỉ lệ dự trữ bắt buộc

Tất cả các ngân hàng đều được yêu cầu phải dự trữ một khoản tiền gửi bắt buộc

Là nghiệp vụ mua bán chứng khoán thực hiện bởi ngân hàng trung ương để tác động lên mức dự trữ tại các ngân hàng

Chính sách tiền tệ thu hẹp

(Contractionary monetary policy)

Lãi suất chính sách cao → Tăng chi phí đi vay cho các ngân hàng.

→ Các ngân hàng hạn chế cho vay hơn

→ Cung tiền giảm

→ Lãi suất tăng

Tăng tỷ tệ dự trữ bắt buộc → Giảm nguồn tiền có thể cho vay.

→ Cung tiền giảm

→ Lãi suất tăng

Ngân hàng trung ương bán chứng khoán.

→ Giảm dự trữ của các ngân hàng thương mại

→ Cung tiền giảm

→ Lãi suất tăng

Chính sách tiền tệ mở rộng

(Expansionary monetary policy)

Ngược lại với chính sách thu hẹp.
Lãi suất chính sách thấp
→ Giảm lãi suất

Ngược lại trường hợp trên

Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
→ Giảm lãi suất

Ngược lại trường hợp trên

Ngân hàng trung ương mua chứng khoán
→ Giảm lãi suất

 

2. Mô tả cơ chế truyền động tiền tệ

Cơ chế truyền động tiền tệ (Monetary transmission mechanism) là quá trình mức giá và lạm phát bị ảnh hưởng do các quyết định về chính sách tiền tệ.

Các kênh trong cơ chế truyền động tiền tệ (đối với trường hợp chính sách tiền tệ thu hẹp – lãi suất tăng):

Lãi suất ngắn hạn (short-term rate)

  • Lãi suất cho vay của ngân hàng tăng.

  • Người tiêu dùng giảm chi tiêu bằng tín dụng (C) và các doanh nghiệp giảm đầu tư (I).

Giá trị tài sản (asset values)

  • Giá tài sản và giá trị của các dự án vốn giảm → Của cải của các hộ gia đình bị giảm đi.

  • Chi tiêu giảm (C).

Kỳ vọng (expectations)

  • Kỳ vọng về sự phát triển của nền kinh tế tiêu cực hơn.

  • Chi tiêu tiêu dùng giảm (C) và chi tiêu của các doanh nghiệp giảm (I).

Tỷ giá hối đoái (currency exchange rates)

  • Thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào các loại chứng khoán nợ → Đồng nội tệ lên giá.

  • Xuất khẩu ròng (X – M) giảm.

Từ các yếu tố trên, tổng cầu (AD) giảm → Mức giá giảm → Lạm phát giảm. Trường hợp ngược lại đối với chính sách tiền tệ mở rộng (lãi suất giảm).

 

3. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thu hẹp (contractionary monetary policy)

  • Lãi suất (Interest rate): Giảm nguồn tiền có thể cho vay và cung tiền → Tăng lãi suất

  • Tỷ giá hối đoái (Exchange rates): Đồng nội tệ tăng giá → Tỷ giá hối đoái giảm

  • Tăng trưởng kinh tế (Economic growth): Giảm tổng cầu (AD) → Giảm output trong ngắn hạn → Giảm mức độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn

  • Tỷ lệ lạm phát (Inflation rates): Giảm mức giá → Giảm tỷ lệ lạm phát

 

[LOS 4.c] Mô tả đặc điểm của một ngân hàng trung ương hiệu quả; phân biệt các loại mục tiêu của ngân hàng trung ương; xác định chính sách tiền thu hẹp và chính sách tiền tệ mở rộng; mô tả hạn chế của chính sách tiền tệ

1. Ba yếu tố cần thiết để ngân hàng trung ương thực hiện chính sách thành công bao gồm:

Độc lập (Independence):

  • Độc lập về hoạt động: Ngân hàng trung ương được phép xác định một cách độc lập lãi suất chính sách.

  • Độc lập về mục tiêu: Ngân hàng trung ương xác định cách tính lạm phát, mức lạm phát mục tiêu, khoảng thời gian cần thiết để thực hiện mục tiêu.

Tín nhiệm (Credibility): Ngân hàng trung ương cần theo sát những kế hoạch đã được đề ra.

Minh bạch (Transparency): Ngân hàng trung ương cần thông báo về tình hình kinh tế hàng kỳ bằng việc phát hành các báo cáo lạm phát.

 

2. Các loại mục tiêu (targets) của ngân hàng trung ương

 

Giải thích

Nếu tăng trên mức mục tiêu

Nếu giảm dưới mức mục tiêu

Lãi suất mục tiêu

(Interest rate targeting)

Ngân hàng nhà nước đặt mục tiêu cho lãi suất, những kỳ vọng về lãi suất cũng sẽ được kiểm soát.

Tăng cung tiền
→ Giảm lãi suất

Giảm cung tiền
→ Tăng lãi suất

Lạm phát mục tiêu
(Inflation targeting)

Ngân hàng trung ương đặt ra mục tiêu về lạm phát, cố gắng duy trì lạm phát trong khoảng cho phép.

Giảm cung tiền
→ Giảm lạm phát

Tăng cung tiền
→ Tăng lạm phát

Tỷ giá mục tiêu
(Exchange rate targeting)

Ngân hàng trung ương đặt ra mục tiêu về tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng của một quốc gia khác.

Mua đồng nội tệ để tăng giá trị

Bán đồng nội tệ để giảm giá trị

 

3. Xác định chính sách tiền thu hẹp và chính sách tiền tệ mở rộng

Lãi suất xu hướng (trend rate) là tốc độ tăng trưởng thực bền vững trong dài hạn của nền kinh tế và có thể thay đổi qua thời gian khi những điều kiện kinh tế thay đổi.

Lãi suất trung lập (neutral interest rate) là tốc độ tăng trưởng cung tiền mà không làm tăng hoặc giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Neutral interest rate = Trend rate + Inflation target

Trong đó:

Neutral interest rate: Lãi suất trung lập

Trend rate: Lãi suất xu hướng

Inflation target: Lạm phát mục tiêu

 

Phần lớn các ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh cung tiền thông qua việc điều chỉnh lãi suất chính sách. Cách xác định chính sách tiền tệ đang hiện hành như sau:

  • Chính sách tiền tệ được xem là thu hẹp khi: Lãi suất chính sách (policy rate) > Lãi suất trung lập (neutral rate).

  • Chính sách tiền tệ được xem là mở rộng khi: Lãi suất chính sách (policy rate) < Lãi suất trung lập (neutral rate).

Ngân hàng nhà nước cần xác định nguyên nhân của lạm phát trước khi đưa ra chính sách để phản ứng:

  • Lạm phát do cú sốc về cầu → Sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp để giảm lạm phát.

  • Lạm phát do cú sốc về cung → Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng sâu hơn.

 

4. Mô tả hạn chế của chính sách tiền tệ

Hạn chế của chính sách tiền tệ bao gồm:

  • Lạm phát kỳ vọng khiến lãi suất dài hạn không chuyển động cùng chiều với lãi suất ngắn hạn.

  • Bẫy thanh khoản (liquidity trap).

  • Đội tự kiểm trái phiếu (bond market vigilantes) đi ngược lại chính sách tiền tệ.

  • Ngân hàng không muốn cho vay kể cả khi lượng dự trữ thừa nhiều.

Các rủi ro liên quan tới việc thực hiện nới lỏng định lượng (quantitative easing).