[Level 1] Economics

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 6: International trade

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 6 môn ECON của chương trình CFA level I

[Pre.i] So sánh giữa Tổng sản phẩm quốc nội và Tổng sản phẩm quốc dân [PREREQUISITE CONTENT]

 

Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product – GDP)

Tổng sản phẩm quốc dân
(Gross National Product – GNP)

Đối tượng
đo lường

Đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định

Đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ được sản xuất bởi người dân của một quốc gia

Bao gồm

Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi người ngoại quốc nhưng nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó

Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi người dân mang quốc tịch quốc gia đó nhưng nằm ngoài lãnh thổ quốc gia

Không bao gồm

Hàng hóa và dịch vụ sản xuất bởi người dân nước đó nhưng ở ngoài lãnh thổ

Hàng hóa và dịch vụ sản xuất bởi người nước ngoài nhưng nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

GDP thường gắn liền với các hoạt động kinh tế của một quốc gia hơn GNP.

 

[LOS 6.a] Mô tả lợi ích và chi phí của việc giao thương quốc tế

Lợi ích và chi phí của việc giao thương quốc tế được trình bày trong bảng sau:

 

Lợi ích

Chi phí

Đối với người nhập khẩu

(Importer)

Chi phí mua hàng thấp hơn cho người tiêu dùng.

Các ngành công nghiệp nội địa phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu → Lợi nhuận giảm.

Tăng nhập khẩu → Tăng thất nghiệp cơ cấu (Structural unemployment) → Người lao động cần được tái đào tạo để thích nghi với công việc mới.

Đối với người xuất khẩu

(Exporter)

Tăng việc làm, lương cho người lao động và lợi nhuận cho người xuất khẩu.

 

 

[Pre.ii] Phân biệt lợi thế cạnh tranh tuyệt đối và lợi thế cạnh tranh tương đối [PREREQUISITE CONTENT]

1. Lợi thế cạnh tranh tuyệt đối (Absolute advantage)

Lợi thế cạnh tranh tuyệt đối là khả năng của một quốc gia trong việc sản xuất một sản phẩm với chi phí thấp hoặc sử dụng ít tài nguyên hơn so với quốc gia khác.

Theo Adam Smith thì việc chuyên môn hóa vào một sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối và trao đổi với các quốc gia khác sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

2. Lợi thế cạnh tranh tương đối (Comparative advantage)

Lợi thế cạnh tranh tương đối là khả năng của một quốc gia trong việc sản xuất một sản phẩm với chi phí cơ hội thấp hơn so với quốc gia khác.

Theo David Ricardo thì việc chuyên môn hóa vào một sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế tương đối và trao đổi với các quốc gia khác sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên, dù cho có lợi thế tuyệt đối hay không.

 

[Pre.iii] So sánh giữa mô hình Ricardo và mô hình Heckscher - Ohlin và nguồn lợi thế cạnh tranh tương đối giữa hai mô hình [PREREQUISITE CONTENT]

So sánh giữa mô hình Ricardo và mô hình Heckscher – Ohlin được trình bày trong bảng sau:

 

Mô hình Ricardo

(Ricardian model)

Mô hình Heckscher-Ohlin

(Heckscher-Ohlin model)

Tập trung vào

Lợi thế cạnh tranh tương đối của mỗi quốc gia

Nhân tố sản xuất

Lao động (labor)

Lao động (labor) và vốn (capital)

Nguồn của lợi thế tương đối

Sự khác biệt về năng suất lao động bắt nguồn từ sự khác nhau về công nghệ

Sự khác biệt trong mỗi nhân tố mà mỗi quốc gia đó sở hữu

Hoạt động của các quốc gia

Các quốc gia chuyên môn hóa trong việc sản xuất sản phẩm có lợi thế tương đối

Các quốc gia chuyên môn hóa trong việc sản xuất sản phẩm đòi hỏi phải tận dụng một yếu tố có có sẵn dồi dào (Abundant) ở quốc gia đó

Giá cả

Giá của hàng nhập khẩu giảm và giá của hàng xuất khẩu tăng

 

[LOS 6.b] So sánh giữa các loại hình hạn chế thương mại, kiểm soát dòng vốn và tác động của chúng đến nền kinh tế

1. Hạn chế thương mại (trade restrictions)

1.1. Nguyên nhân của hạn chế thương mại

  • Ngành công nghiệp non trẻ (infant industry): Bảo vệ những ngành công nghiệp nội địa mới xuất hiện khỏi sự cạnh tranh quốc tế.

  • Quốc phòng (national security): Bảo vệ nhà sản xuất trong nước đối với các mặt hàng thiết yếu cho quốc phòng.

  • Bảo vệ việc làm trong nước: Bảo vệ việc làm khỏi tác động tiêu cực của thương mại tự do.

  • Bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa: Bảo vệ các doanh nghiệp trong ngành khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài bằng cách tác động chính trị.

  • Đáp trở đối với các hạn chế thương mại từ nước ngoài.

  • Chính phủ thu thuế (thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu).

  • Chống lại tác động của trợ cấp chính phủ cho các nhà sản xuất nước ngoài.

  • Ngăn cản xuất khẩu nước ngoài với giá thấp hơn giá thành sản xuất của họ, bán phá giá (dumping).

1.2. Các loại hình hạn chế thương mại

Loại hình

Đặc điểm

Thuế quan
(Tariffs)

  • Thuế do chính phủ thu trên sản phẩm

  • Áp đặt bởi nước nhập khẩu

Hạn ngạch
(Quotas)

  • Hạn chế về lượng hàng hóa được nhập khẩu

  • Áp đặt bởi nước nhập khẩu

Trợ cấp xuất khẩu
(Export subsidies)

  • Chính phủ trợ cấp cho những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa

  • Áp đặt bởi nước xuất khẩu

Hàm lượng nội địa tối thiểu
(Minimum domestic content)

  • Một lượng các thành phần được sử dụng trong sản xuất phải có nguồn gốc trong nước

  • Áp đặt bởi nước nhập khẩu

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
(Voluntary Export Retraint – VER)

  • Một quốc gia tự nguyện hạn chế số lượng hàng hóa có thể xuất khẩu, thường với hy vọng tránh được thuế quan hoặc hạn ngạch do các đối tác thương mại của họ áp đặt

  • Áp đặt bởi nước xuất khẩu

 

1.3. Tổng hợp tác động của các hạn chế thương mại

 

Thuế quan

(Tariff)

Hạn ngạch

(Quota)

Trợ cấp xuất khẩu

(Export subsidy)

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER)

Đối tượng chịu
ảnh hưởng
(Impact on)

Người

nhập khẩu

Người

nhập khẩu

Người xuất khẩu

Người nhập khẩu

Giá nội địa
(Domestic price)

Tăng

Tăng

Tăng

Tăng

Xuất nhập khẩu
(Trade)

Giảm

nhập khẩu

Giảm

nhập khẩu

Tăng xuất khẩu

Giảm nhập khẩu

Thặng dư sản xuất nội địa
(Dosmestic producer surplus)

Tăng

Tăng

Tăng

Tăng

Thặng dư tiêu dùng nội địa
(Domestic consumer surplus)

Giảm

Giảm

Giảm

Giảm

Lợi ích cho
chính phủ
(Government revenue)

Tăng

Tăng hoặc không đổi

Giảm

Không đổi

Lợi ích quốc gia
(National welfare)

Giảm đối với nước nhỏ

Tăng đối với nước lớn

Giảm

Giảm

1.4. Kiểm soát vốn (capital restrictions)

Kiểm soát vốn được định nghĩa là việc điều khiển dòng vốn tài chính qua các quốc gia.

1.4.1. Thành phần

Kiểm soát giá (price controls):

  • Các loại thuế đặc biệt áp lên lợi nhuận thu được từ đầu tư quốc tế

  • Thuế áp lên một số loại giao dịch

  • Yêu cầu dự trữ bắt buộc

Kiểm soát số lượng (quantity controls)

  • Hạn chế lượng vay tối đa từ chủ nợ nước ngoài

  • Yêu cầu ủy quyền đặc biệt (special authorization) đối với các khoản vay từ các chủ nợ nước ngoài

  • Yêu cầu sự chấp thuận của chính phủ đối với một số loại giao dịch

Nghiêm cấm hoàn toàn (outright prohibitions) thương mại quốc tế đối với tài sản

1.4.2. Ảnh hưởng của kiểm soát vốn (capital restrictions) đến lợi ích kinh tế

Lợi ích ngắn hạn: Kiểm soát vốn giúp các nước phát triển tránh khỏi ảnh hưởng của dòng vốn quốc tế chảy vào ồ ạt (trong nền kinh tế mở rộng – expansionary) và dòng vốn quốc tế rút ra đột ngột và quá nhiều (trong nền kinh tế thu hẹp – contractionary)

Chi phí dài hạn:

  • Chi phí quản lý

  • Có thể làm phát sinh nhận thức tiêu cực về thị trường và khiến quốc gia đó tốn kém hơn trong việc huy động vốn nước ngoài

  • Có thể trì hoãn các điều chỉnh chính sách cần thiết hoặc cản trở sự thích ứng của khu vực tư nhân

Từ các ý trên, ta kết luận lợi ích ngắn hạn không thể bù trừ hết cho chi phí dài hạn gây ra bởi việc kiểm soát vốn → Nhìn chung là giảm lợi ích kinh tế.

 

[LOS 6.c] Giải thích động lực và lợi thế của các khối thương mại (trading blocs), thị trường chung (common markets) và các liên minh kinh tế (economic unions)

Mức độ hội nhập

(Degrees of integration)

Khu vực thương mại tự do
(Free Trade Areas)

Liên minh thuế quan
(Customs Union)

Thị trường chung
(Common Market)

Liên minh kinh tế
(Economic Union)

Liên minh tiền tệ
(Monetary Union)

Xóa bỏ rào cản xuất nhập khẩu giữa các thành viên
(Removing barriers to import and export among members)

Các hạn chế thương mại phổ biến đối với quốc gia không phải là thành viên
(Common trade restrictions for non-member)

 

Di chuyển tự do của lao động và tư liệu sản xuất
(Free movement of labor and capital goods)

 

 

Các thể chế chung và chính sách kinh tế cho liên minh
(Common institutions and economic policy for the union)

 

 

 

Đơn vị tiền tệ chung
(Common and single currency)

 

 

 

 

 

Động lực cho các khối thương mại (trading blocs), thị trường chung (common markets) và các liên minh kinh tế (economic unions): Gỡ bỏ rào cản thương mại giữa các nước thành viên, cho phép tài nguyên tại các nước được phân bố hiệu quả hơn

Lợi thế của các khối thương mại (trading blocs), thị trường chung (common markets) và các liên minh kinh tế (economic unions):

  • Các lợi ích mà thương mại tự do mang lại: chuyên môn hóa cao, chuyển giao công nghệ, …

  • Giảm nguy cơ xung đột giữa các thành viên.

  • Cho các thành viên trong liên minh quyền thương lượng (bargaining power) lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu khi họ hình thành một nhóm thống nhất.

  • Mang lại cơ hội mới cho thương mại và đầu tư.

  • Tăng trưởng ở một quốc gia thành viên cũng có xu hướng kéo theo các thành viên khác tăng trưởng theo.

 

[Pre. iv] Mô tả cấu phần của cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán (Balance of Payments – BOP) là phương pháp các quốc gia sử dụng để giám sát tất cả các giao dịch tiền tệ quốc tế tại một thời kỳ cụ thể.

BOP bao gồm:

Tài khoản vãng lai (Current account): thể hiện dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ

  • Giao thương hàng hóa (Merchandise trade)

  • Dịch vụ (Services)

  • Thu nhập (Income receipts)

  • Chuyển nhượng đơn phương (Unilateral transfer)

Tài khoản vốn (Capital account):

  • Chuyển giao vốn (Capital transfer)

  • Mua/bán các tài sản phi sản xuất (non-produced), phi tài chính (non-financial)

Tài khoản tài chính (Financial account): ghi lại dòng tiền đầu tư

  • Các tài sản tài chính ở nước ngoài thuộc sở hữu của Chính phủ

  • Tài sản tài chính thuộc sở hữu nước ngoài

Để giữ được cán cân thanh toán cân bằng:

  • Thặng dư cán cân thanh toán (xuất khẩu > nhập khẩu) → Thâm hụt trong tài khoản vốn và tài khoản tài chính

  • Thâm hụt cán cân thanh toán (xuất khẩu < nhập khẩu) → Thặng dư trong tài khoản vốn và tài khoản tài chính

Giải thích tác động của các chủ thể trong nền kinh tế đến cán cân thanh toán

Tác động của các chủ thế trong nền kinh tế đến cán cân thanh toán (BOP):

  • Tiêu dùng của khu vực tư nhân và chính phủ tăng cao, tiết kiệm của tư nhân và chính phủ giảm → [S + (T – G)] giảm → Thâm hụt thương mại (trade deficit) → Tăng các khoản nợ trong nước mà không làm tăng sức sản xuất trong tương lai.

  • Đầu tư trong nước tăng cao → I tăng → Thâm hụt thương mại (trade deficit) → Tăng các khoản nợ trong nước đi kèm với sự gia tăng năng suất trong tương lai.