[Level 1] Financial Statement Analysis

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 3: Analyzing balance sheets

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 3 môn FSA của chương trình CFA level I

[Pre.i] Mô tả các yếu tố của bảng cân đối kế toán: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu

Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ The statement of financial position) là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tất cả tài sản và nợ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo).

Các thành phần của bảng cân đối kế toán: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

  • Tài sản: Các nguồn lực mà doanh nghiệp đang kiểm soát và có tiềm năng tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai.

  • Nợ phải trả: Các nghĩa vụ là kết quả của các sự kiện trong quá khứ, đòi hỏi doanh nghiệp phải thanh toán bằng nguồn lực kinh tế của mình.

  • Vốn chủ sở hữu: Là phần còn lại trong tài sản của đơn vị sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả.

Phương trình kế toán: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

 

[Pre.ii] Mô tả công dụng và hạn chế của bảng cân đối kế toán trong phân tích tài chính

1. Công dụng của bảng cân đối kế toán trong phân tích tài chính

  • Giúp nhà phân tích đánh giá khả năng của công ty trong việc:

  • Thanh toán cho các nhu cầu hoạt động ngắn hạn của công ty

  • Thực hiện phân phối cho chủ sở hữu

 

2. Hạn chế của bảng cân đối kế toán

Lượng vốn chủ sở hữu (tài sản, nợ phải trả ròng) trên bảng cân đối kế toán không nên được xem là thước đo phản ánh giá trị thị trường hay giá trị nội tại của vốn chủ sở hữu của một công ty bởi những lý do sau:

(1) Bảng cân đối kế toán là một mô hình hỗn hợp xét khi xét về việc đo lường giá trị của các hạng mục trong BCTC

Ví dụ một số tài sản/nợ phải trả được đo lường dựa trên cơ sở giá gốc; một số khác lại được đánh giá dựa trên cơ sở giá trị hợp lý. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng báo cáo.

(2) Các khoản mục được đo lường theo giá trị hiện tại phản ánh giá trị hiện tại vào cuối kỳ báo cáo.

Bởi vì giá trị của các khoản mục đó rõ ràng có thể thay đổi sau khi lập bảng cân đối kế toán

(3) Các khía cạnh quan trọng về khả năng tạo ra các dòng tiền trong tương lai của một công ty không được đưa vào bảng cân đối kế toán của công ty

Các khía cạnh này có thể là danh tiếng và kỹ năng quản trị công ty

 

[Pre.iii] Mô tả các hình thức trình bày bảng cân đối kế toán

1. Trình bày dựa trên sự phân loại các khoản mục ngắn hạn và dài hạn (classified BS)

Các khoản mục tài sản ngắn hạn/ nợ phải trả ngắn hạn được thanh lý hoặc sử dụng hết trong thời gian dưới 1 năm hoặc 1 chu kỳ hoạt động.

Các khoản mục tài sản dài hạn/ nợ phải trả dài hạn được thanh lý hoặc sử dụng hết trong thời gian dài hơn 1 năm hoặc 1 chu kỳ hoạt động.

 

2. Trình bày dựa trên tính thanh khoản (liquidity-based BS)

Theo hình thức trình bày này, tất cả các tài sản và nợ phải trả được trình bày theo thứ tự thanh khoản có nghĩa là các khoản mục có tính thanh khoản cao sẽ được sắp xếp trước và ngược lại, thường sử dụng trong các công ty thuộc ngành ngân hàng. Cách trình bày này không có sự tách biệt giữa các khoản mục ngắn hạn dài hạn.

 

[Pre.iv] So sánh giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn

Những ràng buộc giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn; nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn được trình bày cụ thể dưới đây.

1. Tài sản ngắn hạn:

Tiền mặt và các tài sản khác có khả năng được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc được sử dụng hết trong vòng một năm hoặc một chu kỳ hoạt động*, tùy theo thời hạn sử dụng nào lớn hơn.

*Một chu kỳ hoạt động là khoảng thời gian trung bình trôi qua giữa việc mua hàng tồn kho và thu tiền từ việc bán hàng cho khách hàng.

 

2. Nợ phải trả ngắn hạn:

Nợ phải trả ngắn hạn là các nghĩa vụ sẽ được thỏa mãn trong vòng một năm hoặc một chu kỳ hoạt động, tùy theo điều kiện nào lớn hơn. Cụ thể hơn, các tiêu chí bao gồm:

  • Dự kiến thỏa mãn nghĩa vụ trong một chu kỳ hoạt động bình thường.

  • Dự kiến thỏa mãn nghĩa vụ trong vòng một năm.

  • Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích giao dịch.

  • Không có quyền vô điều kiện để hoãn thanh toán trong hơn 1 năm.

Công thức

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn

Mức vốn lưu động cung cấp thông tin về khả năng của một đơn vị trong việc đáp ứng các khoản nợ phải trả khi chúng đến hạn.

 

3. Tài sản dài hạn:

Các tài sản không được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc không được sử dụng hết trong vòng một năm hoặc một chu kỳ hoạt động. Tài sản dài hạn cung cấp thông tin về các hoạt động đầu tư của công ty, là cơ sở hình thành nền tảng mà công ty hoạt động.

 

4. Nợ phải trả dài hạn:

Nợ phải trả dài hạn không đáp ứng những tiêu chuẩn trên của nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn cung cấp thông tin về các hoạt động tài chính dài hạn của công ty.

 

[LOS 3.a,b] Mô tả các loại tài sản và nợ phải trả khác nhau và cơ sở đo lường của từng loại

1. Tài sản ngắn hạn (Current assets)

Khoản mục

Định nghĩa

Cách đo lường giá trị

Tiền và các khoản tương đương tiền (Cash and cash equivalent)

Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao và gần đến ngày đáo hạn.

Chi phí khấu hao = Chi phí giá vốn - Chi phí khấu hao - Phần suy giảm giá trị (nếu có).

Giá trị hợp lý: Giá nhận được để bán tài sản hoặc phải thanh toán để chuyển giao một khoản nợ giữa hai bên tham gia thị trường tại ngày định giá.

Chi phí khấu hao (amortised cost) và giá trị hợp lý (fair value) thường không có sự khác biệt trọng yếu (immaterially different).

Chứng khoán thương mại (Marketable securities)

Chứng khoán kinh doanh bao gồm các khoản đầu tư vào chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn được giao dịch trên thị trường đại chúng.

Giá trị thị trường của chứng khoán được xác định dựa vào thông tin về giá trên thị trường đại chúng.

Khoản phải thu khách hàng (Trade receivables/ accounts receivable)

Khoản phải thu khách hàng là khoản nợ của khách hàng đối với công ty, tương ứng với những hàng hóa và dịch vụ mà công ty đã bàn giao cho khách hàng.

Giá trị thuần có thể thực hiện được (Net realizable value) tương đương giá trị hợp lý (Fair value) = Khoản phải thu khách hàng gốc - Khoản dự phòng nợ xấu (Allowance for bad debts)

Hàng tồn kho

(Inventories)

Hàng tồn kho là những sản phẩm hiện vật được giữ với mục đích cuối cùng là bán cho khách hàng. Hàng tồn kho có thể ở dạng sản phẩm hoàn chỉnh (finished goods) hay sản phẩm đầu vào để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm nguyên vật liệu (raw materials) và sản phẩm dở dang (work-in-process).

IFRS: Chi phí hàng tồn kho được ghi nhận là giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được (net realizable value).

US GAAP: tương tự như IFRS (trừ phương pháp LIFO và bán lẻ) hoặc giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thị trường (phương pháp LIFO và bán lẻ)

Phương pháp định COGS: nhập trước xuất trước (FIFO), bình quân gia quyền (WAC), hoặc thực tế đích danh (specific identification).

Chi phí trả trước

(Prepaid expenses)

Chi phí trả trước là các chi phí vận hành được trả trước thời điểm ghi nhận chi phí phát sinh.

Chi phí trả trước được ghi nhận ở giá gốc (historical cost) trên bảng cân đối kế toán và ghi nhận giảm tại thời điểm chi phí đó thực tế phát sinh.

Các tài sản ngắn hạn khác (Other non-current assets)

Các tài sản ngắn hạn khác phản ánh các mục không đủ trọng yếu để ghi nhận thành một tài khoản riêng biệt.

 

 

2. Nợ phải trả ngắn hạn (Current liabilities)

Khoản mục

Định nghĩa

Cách đo lường giá trị

Khoản phải trả nhà cung cấp (Trade payables)

Khoản mà công ty nợ nhà cung cấp cho hàng hóa và dịch vụ đã mua.

Ghi nhận toàn bộ giá trị thuần của hợp đồng vào nợ phải trả.

Khoản nợ phải trả tài chính (Financial liabilities)

Khoản nợ tài chính của công ty với chủ nợ, bao gồm chủ nợ thương mại và ngân hàng, thông qua thỏa thuận chính thức.

Chi phí dồn tích

(Accrued expenses)

Chi phí đã được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty nhưng chưa được thanh toán tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.

Chi phí dồn tích chưa được thanh toán được ghi nhận là nợ ngắn hạn. Khoản nợ này được ghi nhận giảm khi chi phí đó được thanh toán.

Thu nhập hoãn lại/ doanh thu chưa thực hiện (Deferred income/

Unearned revenue)

Thu nhập hoãn lại phát sinh khi công ty được thanh toán số tiền tương ứng trước khi bàn giao hàng hóa và dịch vụ.

Thu nhập hoãn lại được ghi nhận là nợ cho tới khi hàng hóa/dịch vụ được bàn giao. Sau khi bàn giao, công ty ghi nhận giảm thu nhập hoãn lại và tăng doanh thu ứng với giá trị của hàng hóa/dịch vụ đó.

 

3. Tài sản dài hạn (Non-current assets)

Khoản mục

Định nghĩa

Cách đo lường giá trị

Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị

(Property, plant and equipment – PPE)

Các tài sản hữu hình được sử dụng trong quá trình vận hành của công ty và có thời gian sử dụng ước tính lớn hơn một năm tài chính.

Mô hình giá gốc - Cost model (IFRS và GAAP):

Giá trị ghi sổ (CA) = Giá gốc – Khấu hao lũy kế - Phần suy giảm giá trị (nếu có)

Mô hình đánh giá lại - Revaluation model (IFRS): Giá trị hợp lý

Bất động sản đầu tư

(Investment property)

Bất động sản sử dụng cho mục đích thu lời từ việc cho thuê, tăng giá hoặc cả hai.

GAAP không có định nghĩa cụ thể về bất động sản đầu tư.

Mô hình giá gốc - Cost model:

Giá trị ghi sổ (CA) = Giá gốc – Khấu hao/Lỗ lũy kế - Phần suy giảm giá trị (nếu có)

Mô hình giá trị hợp lý - Fair value model:

Giá trị hợp lý nhưng chênh lệch giữa CA và Giá trị hợp lý được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh (P/L) chứ không phải OCI như PPE

Tài sản vô hình

(Intangible assets)

Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ không có hình thái vật chất.

Ví dụ: Bằng sáng chế, giấy phép, nhãn hiệu, …

Mô hình giá gốc (IFRS và GAAP)

Mô hình đánh giá lại (IFRS): ghi nhận giá trị hợp lý, chỉ áp dụng khi có một thị trường hoạt động để giao dịch tài sản vô hình đó.

Lợi thế thương mại

(Goodwill)

Lợi thế thương mại là một loại tài sản vô hình đặc biệt, phát sinh trong giao dịch hợp nhất kinh doanh khi giá mua lớn hơn giá trị ròng theo sổ sách của tài sản.

Lợi thế thương mại = Chi phí mua lại – Giá trị hợp lý ròng của tài sản có thể xác định được (tài sản có thể xác định được – nợ phải trả) của công ty được mua.

Lợi thế thương mại không được khấu hao nhưng được đánh giá sự suy giảm giá trị tài sản hàng năm.

Tài sản tài chính *

(Financial assets)

Các hợp đồng làm phát sinh một tài sản tài chính của một đơn vị và một khoản nợ tài chính hoặc công cụ vốn của một đơn vị khác.

Tài sản tài chính được chia thành ba loại:

• Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn.

• Chứng khoán nợ sẵn sàng để bán.

• Chứng khoán nợ dùng để giao dịch.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

(Deferred tax assets)

Số thuế thu nhập doanh nghiệp có thể thu hồi được trong các kỳ tương lai liên quan đến các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.

Công thức:

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại = Khoản thuế phải trả - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

(*) Tài sản tài chính là loại tài sản dài hạn quan trọng. Có 3 loại tài sản tài chính:

  • Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn.

  • Chứng khoán nợ sẵn sàng để bán.

  • Chứng khoán nợ dùng để giao dịch.

Phân loại theo IFRS

Chi phí khấu hao

Giá trị hợp lý thông qua OCI

Giá trị hợp lý thông qua P&L

Phân loại theo US GAAP

Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn
(Held-to-maturity securities)

Chứng khoán nợ sẵn sàng để bán

(Available-for-sale securities)

Chứng khoán nợ dùng để giao dịch (Trading securities)

Cơ sở đo lường

Chi phí khấu hao

Giá trị hợp lý

Giá trị hợp lý

Đánh giá lần đầu

Giá trị hợp lý + Chi phí giao dịch

Giá trị hợp lý + Chi phí giao dịch

Giá trị hợp lý

Lãi lỗ đã thực hiện

Hạch toán trên P/L

Hạch toán trên P/L

Hạch toán trên P/L

Lãi lỗ chưa thực hiện

N/A

Hạch toán trên OCI

Hạch toán trên P/L

 

4. Nợ phải trả dài hạn (Non-current liabilities)

Khoản mục

Định nghĩa

Cách đo lường giá trị

Khoản nợ tài chính dài hạn (Long-term financial liabilities)

Nợ tài chính dài hạn bao gồm các khoản vay (vay ngân hàng) và trái phiếu hay thương phiếu phải trả (trái phiếu phát hành cho nhà đầu tư)

Giá trị hợp lý hoặc giá phí phân bổ

Trái phiếu: Tại ngày đáo hạn, giá phí phân bổ của trái phiếu (giá trị sổ sách) sẽ bằng mệnh giá của trái phiếu đó.

Một số trường hợp sẽ được định giá theo giá trị hợp lý.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả

(Deferred tax liabilities)

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong các kỳ tương lai liên quan đến chênh lệch tạm thời giữa thời gian công ty ghi nhận thu nhập cho mục đích khai thuế (thu nhập chịu thuế) và ghi nhận thu nhập cho mục đích báo cáo tài chính (thu nhập được báo cáo).

Công thức:

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả

= Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Khoản thuế phải trả

 

[Pre.v] Tìm hiểu về các thành phần trong vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

1. Vốn góp của chủ sở hữu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu quỹ

Nội dung trình bày về định nghĩa, phương pháp đo lường và các yếu tố tác động đến vốn góp của chủ sở hữu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu quỹ.

Tiêu chí

Vốn góp của chủ sở hữu

(Capital contributed)

Cổ phiếu ưu đãi

(Preferred shares)

Cổ phiếu quỹ

(Treasury shares)

Định nghĩa

Là khoản vốn góp vào công ty bởi chủ sở hữu

Cổ phiếu ưu đãi có một số quyền và đặc quyền mà cổ phiếu phổ thông không có; có thể được coi là nợ hay vốn chủ sở hữu, tùy thuộc vào điều khoản của từng loại cổ phiếu.

Cổ phiếu được chính công ty phát hành mua lại và nắm giữ nhưng chưa bị hủy bỏ.

Đầu tư vào công ty

Không

Tác động

Tăng vốn chủ sở hữu

Tăng hoặc không thay đổi vốn chủ sở hữu

Giảm vốn chủ sở hữu

Quyền biểu quyết và cổ tức

Có quyền biểu quyết và nhận cổ tức

Không có quyền biểu quyết và nhận cổ tức tại tỉ lệ xác định trước

Không có quyền biểu quyết và không nhận cổ tức

Đo lường

Vốn cổ phần (theo mệnh giá) số vốn góp tính theo mệnh giá cổ phiếu phổ thông (giá trị công bố hoặc giá trị pháp lý).

Thặng dư vốn cổ phần (vốn góp bổ sung)

= Giá trị hợp lý của cổ phiếu thường - Mệnh giá của cổ phiếu thường

Cổ phiếu ưu đãi không chuyển đổi (Non-redeemable): Là loại cổ phiếu ưu đãi không bao gồm đặc điểm của cổ phiếu có thể mua lại và được xem như vốn chủ sở hữu.

Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi (Redeemable)

Là loại cổ phiếu ưu đãi bao gồm đặc điểm của cổ phiếu có thể mua lại Và được xem như nợ phải trả tài chính.

Giảm vốn chủ sở hữu của cổ đông bằng khoản chi phí bỏ ra để mua lại

 

2. Lợi nhuận giữ lại (Retained earnings) và Thu nhập toàn diện khác (OCI)

Lợi nhuận giữ lại (Retained earnings) là số thu nhập tích lũy được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty mà chưa được trả cho chủ sở hữu công ty dưới dạng cổ tức.

Thu nhập toàn diện khác lũy kế (Accumulated other comprehensive income) bao gồm tất cả những thay đổi trong vốn chủ sở hữu cổ phiếu ngoại trừ thu nhập ròng và các giao dịch với cổ đông, chẳng hạn như phát hành cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, trả cổ tức.

 

3. Lợi ích cổ đông không kiểm soát (Non-controlling interest/ minority interest))

  • Lợi ích cổ đông không kiểm soát (hoặc lợi ích thiểu số) chỉ xuất hiện trong báo cáo tài chính hợp nhất với tư cách là vốn chủ sở hữu của tập đoàn.

  • Lợi ích cổ đông không kiểm soát của công ty con do công ty mẹ kiểm soát nhưng không thuộc sở hữu toàn bộ của công ty mẹ.

 

[LOS 3.e] Trình bày việc chuyển đổi bảng cân đối kế toán sang bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng và giải thích bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng; Tính toán và giải thích các chỉ số liên quan

1. Phân tích bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng và ý nghĩa của nó

Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng/ theo chiều dọc (vertical common- size balance sheet) báo cáo số liệu của mỗi khoản mục theo phần trăm của tổng tài sản.

Định dạng chung chuẩn hóa bảng cân đối kế toán đã làm giảm sự ảnh hưởng của quy mô công ty. Điều này cho phép nhà phân tích có thể so sánh số liệu của bảng cân đối kế toán giữa các năm (time-series analysis) hoặc giữa các công ty trong cùng một ngành (cross-sectional analysis).

 

2. Trình bày về các chỉ số đánh giá của bảng cân đối kế toán

2.1. Chỉ số thanh khoản (Liquidity ratio)

Chỉ số thanh khoản đo lường khả năng của một công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn trong tương lai từ tài sản lưu động và dòng tiền. Chỉ số thanh khoản cao nghĩa là đơn vị có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và ngược lại.

Chỉ số

Công thức

Ý nghĩa

Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio)

Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

Phản ánh số lần mà công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình.

Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio)

(Tiền + Chứng khoán kinh doanh + Phải thu khách hàng)/  Nợ ngắn hạn

Phản ánh số lần mà công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho của công ty.

Tỷ số thanh toán tiền mặt (Cash ratio)

(Tiền + Chứng khoán kinh doanh)/ Nợ ngắn hạn

Phản ánh số lần mà công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu của công ty.

 

2.2. Chỉ số khả năng thanh toán dài hạn (Solvency ratios)

Chỉ số khả năng thanh toán dài hạn đo lường khả năng của một công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ dài hạn và các nghĩa vụ khác.

Chỉ số

Công thức

Ý nghĩa

Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Long-term debt-to-equity)

Tổng nợ dài hạn/ Tổng VCSH

Đo lường mức độ mà một công ty đang tài trợ cho các hoạt động của mình thông qua nợ dài hạn so với VCSH.

Nếu chỉ số này tương đối cao, điều đó ngụ ý rằng công ty có nguy cơ phá sản cao hơn.

Nợ trên vốn chủ sở hữu

Tổng nợ/ Tổng VCSH

Đo lường mức độ mà một công ty đang tài trợ cho các hoạt động của mình thông qua nợ so với VCSH.

Chỉ số này thường thấp hơn 1. Nếu chỉ số này ở mức 2.0 hoặc cao hơn thường được xem là rủi ro.

Tổng nợ

Tổng nợ/ Tổng tài sản

Đo lường gánh nặng nợ nần mà một công ty phải gánh chịu. Khi một công ty có tỷ lệ nợ cao thì công ty có rủi ro tài chính cao và có thể mất khả năng thanh khoản.

Đòn bẩy tài chính

Tổng tài sản/ Tổng VCSH

Cho biết phần tài sản của công ty được tài trợ bằng VCSH chứ không phải bằng nợ. Nếu tỷ lệ này thấp, điều đó có nghĩa là công ty không phải gánh quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản của mình.