[Level 1] Financial Statement Analysis

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 6: Analysis of inventories

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 6 môn FSA của chương trình CFA level I

[Pre.i] Phân biệt chi phí được vốn hóa và chi phí được ghi nhận là chi phí trong kỳ kế toán

1. Định nghĩa, phân loại của hàng tồn kho và chi phí

1.1. Định nghĩa:

Hàng tồn kho là những tài sản:

  • Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

  • Đang đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang

  • Nguyên liệu, vật tư để cung cấp cho quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

1.2. Phân loại:

  • Nguyên vật liệu thô (raw materials): Nguyên liệu hoặc chất được sử dụng trong quá trình sản xuất ban đầu hoặc sản xuất hàng hóa.

  • Sản phẩm dở dang (work-in-progress): Hàng tồn kho đã bắt đầu quá trình chuyển đổi từ nguyên liệu thô nhưng chưa phải là thành phẩm sẵn sàng đem bán.

  • Thành phẩm (finished goods): Hàng sẵn sàng để bán.

1.3. Chi phí:

  • Chi phí sẽ được vốn hóa (capitalized) trong tài sản hàng tồn kho.

  • Chi phí sẽ được ghi nhận vào chi phí (expensed).

 

2. Phân biệt chi phí bao gồm trong hàng tồn kho và chi phí được ghi nhận là chi phí

2.1. Chi phí được tính vào giá gốc hàng tồn kho (Capitalized costs)

Bao gồm: chi phí mua hàng, chi phí chuyển đổi và các loại chi phí khác.

  • Chi phí mua hàng 

Chi phí mua hàng

= Giá mua + Thuế nhập khẩu, thuế VAT, phí bảo hiểm

+ Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hàng hóa (vận chuyển, bốc xếp...)

- Chiết khấu thương mại

- Các khoản giảm giá khác làm giảm chi phí mua hàng

  • Chi phí chế biến

Bao gồm:

Chi phí trực tiếp: Chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất

Ví dụ: Chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí chung: Tổng chi phí sản xuất chung cố định (fixed) và tổng chi phí sản xuất chung biến đổi (variable).

  • Các loại chi phí khác

Các chi phí liên quan tới việc đưa hàng tồn kho về vị trí và tình trạng hiện tại của chúng.

2.2. Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho (Expensed costs)

Bao gồm

  • Chi phí bất thường (abnormal costs) do hao phí nguyên vật liệu.

  • Chi phí lao động hoặc chi phí sản xuất đầu vào bất thường khác.

  • Chi phí lưu kho không phải là một phần của quá trình sản xuất thông thường.

  • Chi phí quản lý, chi phí bán hàng và tiếp thị.

 

[Pre.ii] Mô tả các phương pháp định giá hàng tồn kho khác nhau

1. Các phương pháp định giá hàng tồn kho

Có 4 phương pháp định giá hàng tồn kho khác nhau được áp dụng trong IFRS và US GAAP, bao gồm:

  • Phương pháp bình quân gia quyền (WAC)

  • Phương pháp tính theo giá đích danh (Specific ID)

  • Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

  • Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Lưu ý: Chỉ US GAAP chấp nhận phương thức LIFO trong khi IFRS không chấp nhận phương thức LIFO.

  • Một công ty phải sử dụng cùng một phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cho tất cả các mặt hàng có tính chất và công dụng giống nhau.

  • Đối với các mặt hàng có tính chất hoặc mục đích sử dụng khác nhau, có thể sử dụng phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho khác nhau.

  • Thay đổi phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho là thay đổi chính sách kế toán (accounting policy) và phải được điều chỉnh hồi tố (retrospective).

 

2. Phương pháp bình quân gia quyền (WAC)

Giá vốn của một mặt hàng được tính bằng cách lấy giá trị trung bình của tất cả hàng tồn kho, phương pháp này được áp dụng cho những mặt hàng tồn kho có thể thay thế cho nhau.

 

3. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

FIFO được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. 

Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho (giá vốn hàng bán) được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

 

4. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

LIFO được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. 

Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho (giá vốn hàng bán) được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

 

5. Phương pháp tính theo giá đích danh

  • Giá vốn hàng bán và giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ phản ánh chi phí thực tế phát sinh khi mua hàng.

  • Phương pháp này áp dụng cho những hàng tồn kho có tính chất khác biệt - không thể thay thế lẫn nhau (not interchangeable) hoặc có thể được phân biệt một cách riêng lẻ (individually distinguishable) và có giá trị cao hoặc hàng hóa dịch vụ được sản xuất và tách biệt cho các dự án cụ thể.

 

6. So sánh các phương pháp định giá hàng tồn kho

 

WAC

FIFO

LIFO

Specific ID

Giá vốn
hàng bán (COGS)

Giá trung bình (Average prices)

Giá HTK nhập kho sớm nhất
(Oldest prices)

Giá HTK nhập kho muộn nhất
(Most recent prices)

Giá xác định cụ thể  cho từng đơn vị HTK (Specific units)

Hàng tồn
kho
cuối kỳ
(Ending inventory)

Giá trung bình (Average prices)

Giá HTK nhập kho muộn nhất
(Most recent prices)

Giá HTK nhập kho sớm nhất
(Oldest prices)

Giá xác định cụ thể  cho từng đơn vị HTK (Specific units)

 

[Pre.iii] Tính toán và so sánh giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ khi sử dụng các phương pháp định giá hàng tồn kho khác nhau, sử dụng phương pháp kiểm kê hàng tồn kho thường xuyên và định kỳ

1. Tính toán và so sánh giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp và giá trị HTK cuối kỳ khi sử dụng các phương pháp định giá hàng tồn kho khác nhau

Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán

Trong đó:

Doanh thu = Số lượng hàng bán x Giá bán mỗi hàng hóa

Giá vốn hàng bán = Giá trị HTK đầu kỳ + Mua hàng - Giá trị HTK cuối kỳ

Ở đây tồn tại sự khác biệt do công ty sử dụng các phương pháp định giá HTK khác nhau (4 phương pháp ở trên).

 

2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Phương pháp kê khai thường xuyên (perpetual inventory system): Giá trị hàng tồn kho cũng như giá vốn hàng bán sẽ liên tục được cập nhật sau mỗi giao dịch mua/ bán. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ có thể được so sánh với số lượng thực tế để tìm ra sự khác biệt.

Phương pháp kiểm kê định kỳ (periodic inventory system): Giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán sẽ được cập nhật vào cuối kỳ sau khi kiểm kê thực tế hàng tồn kho.

 

3. Tính toán và giải thích ảnh hưởng của lạm phát và giảm phát chi phí hàng tồn kho đối với báo cáo tài chính và chỉ số của các công ty khi sử dụng các phương pháp định giá hàng tồn kho khác nhau

Phương pháp

COGS

Giá trị HTK cuối kỳ

Lợi nhuận gộp/ ròng

Tài sản

Vốn chủ sở hữu

Trường hợp chi phí tăng (lạm phát)

FIFO

Thấp hơn

Cao hơn

Cao hơn

Cao hơn

Cao hơn

LIFO

Cao hơn

Thấp hơn

Thấp hơn

Thấp hơn

Thấp hơn

Trường hợp chi phí giảm (giảm phát)

FIFO

Cao hơn

Thấp hơn

Thấp hơn

Thấp hơn

Thấp hơn

LIFO

Thấp hơn

Cao hơn

Cao hơn

Cao hơn

Cao hơn

 

[Pre.iv] Giải thích LIFO reserve, LIFO liquidation và ảnh hưởng của chúng đến các chỉ số và báo cáo tài chính

1. LIFO reserve và cách chuyển đổi từ LIFO sang FIFO

LIFO reserve là khoảng khác biệt giữa việc ghi nhận giá trị hàng tồn kho theo phương pháp LIFO và FIFO.

Đối với các công ty sử dụng phương pháp LIFO, US GAAP yêu cầu công bố LIFO reserve trong thuyết minh báo cáo tài chính hoặc trên bảng cân đối kế toán.

Công thức cơ bản:

LIFO reserve = Giá trị hàng tồn kho theo FIFO - Giá trị hàng tồn kho theo LIFO

Một số phương trình sử dụng để so sánh hai công ty sử dụng LIFO và sử dụng FIFO:

  • FIFO Inventory = LIFO Inventory + LIFO reserve

  • FIFO COGS = LIFO COGS – Δ LIFO reserve

  • FIFO Net income = LIFO Net income + Δ LIFO reserve x (1 - Tax rate)

  • FIFO Retained earnings = LIFO Retained earnings + LIFO reserve x (1 – Tax rate)

  • FIFO DTL = LIFO DTL + (LIFO reserve x Tax rate)

  • FIFO Cash = LIFO Cash - (LIFO reserve x Tax rate)

     

2. LIFO liquidation

Định nghĩa: LIFO liquidation xảy ra khi một công ty (sử dụng phương pháp LIFO) bán nhiều hàng tồn kho hơn trong kỳ so với lượng hàng sản xuất ra → Số liệu giá vốn hàng bán không còn phản ánh đúng giá vốn hiện tại của hàng tồn kho đã bán → Lợi nhuận cao hơn nhưng không ổn định.

Chỉ báo: LIFO reserve giảm so với kỳ trước có thể là dấu hiệu của LIFO liquidation.

Lý do dẫn đến LIFO liquidation:

(1) Nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của ban lãnh đạo.

Ví dụ: Lao động đình công tại nhà cung cấp dẫn đến công ty giảm lượng hàng tồn kho.

(2) Nguyên nhân phát sinh từ việc kiểm soát của ban lãnh đạo:

Ví dụ 1: Do suy thoái kinh tế hoặc nhu cầu khách hàng giảm nên công ty chọn giảm lượng hàng tồn kho hiện có hơn là đầu tư vào hàng tồn kho mới.

Ví dụ 2: Do công ty cố ý giảm số lượng hàng tồn kho và thanh lý các lớp tồn kho LIFO cũ hơn để tăng thu nhập (sử dụng LIFO liquidation cho mục đích quản trị lợi nhuận).

Phân tích: Nếu hàng tồn kho tính theo LIFO tạm thời bị cạn kiệt và không được thay thế vào cuối năm tài chính, LIFO liquidation sẽ xảy ra dẫn đến lợi nhuận gộp cao hơn nhưng không bền vững. Do đó chúng ta nên xem xét các chú thích về LIFO reserve trong footnotes để xác định LIFO liquidation đã xảy ra hay chưa.

 

3. Ảnh hưởng lên các chỉ số

Trong trường hợp tăng giá:

  • COGS (FIFO)  < COGS (LIFO)

  • Inventory (FIFO) > Inventory (LIFO)

Điều này dẫn đến sự ảnh hưởng lên các tỷ số khả năng sinh lời, tính thanh khoản, khả năng hoạt động và khả năng thanh toán.

Chỉ số

Ảnh hưởng

Chỉ số lợi suất

COGS (FIFO)  < COGS (LIFO) 

→ Biên lợi nhuận cao hơn theo phương pháp FIFO.

Chỉ số thanh khoản

Inventory (FIFO) > Inventory (LIFO) 

→ Tỷ số thanh toán hiện hành cao hơn.

→ Working capital cao hơn theo phương pháp FIFO.

Chỉ số hoạt động

COGS (FIFO)  < COGS (LIFO) và Inventory (FIFO) > Inventory (LIFO)  

→ Vòng quay hàng tồn kho (COGS / average inventory) thấp hơn và DOH (365 / inventory turnover) cao hơn theo phương pháp FIFO.

Chỉ số thanh toán

Inventory (FIFO) > Inventory (LIFO) 

→ Tổng tài sản cao hơn, VCSH cao hơn 

→ Tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ trên VCSH thấp hơn theo phương pháp FIFO.

 

4. Cách chuyển đổi các báo cáo tài chính của một công ty từ LIFO sang FIFO nhằm mục đích so sánh

Nguyên tắc chuyển đổi giữa các phương pháp định giá hàng tồn kho khác nhau (theo IFRS và US GAAP) như sau:

IFRS

US GAAP

Thực hiện phương pháp điều chỉnh hồi tố (retrospectively) những thay đổi trong phương pháp định giá hàng tồn kho.

  • Thực hiện phương pháp điều chỉnh hồi tố (retrospectively) những thay đổi từ LIFO sang các phương pháp khác.

  • Thực hiện phương pháp điều chỉnh phi hồi tố (prospectively) cho những  thay đổi từ các phương pháp khác sang LIFO.

Sự khác biệt trong các phương pháp định giá hàng tồn kho là yếu tố cần được xem xét khi so sánh hiệu quả hoạt động của một công ty với hiệu quả hoạt động của ngành hoặc của các đối thủ cạnh tranh.

 

[LOS 6.a] Mô tả việc đo lường giá trị hàng tồn kho và ảnh hưởng của việc ghi tăng/giảm giá trị hàng tồn kho

1. Đo lường giá trị hàng tồn kho theo IFRS và US GAAP

1.1. Theo IFRS và US GAAP (ngoại trừ phương pháp LIFO và Retail inventory method)

Giá trị HTK = Mức giá thấp hơn (Giá gốc HTK; NRV)

Trong đó: 

NRV (Net Realizable Value) =  Giá bán - Chi phí hoàn thiện và Chi phí bán hàng

1.2. Theo US GAAP (đối với phương pháp LIFO và Retail inventory method)

Giá trị HTK = Mức giá thấp hơn (Giá gốc HTK; Giá trị thị trường)

Trong đó:

Giá trị thị trường = Giá trị giữa (NRV - Tỷ suất lợi nhuận bình thường; Chi phí thay thế; NRV)

Lưu ý: Khi giá trị HTK thấp hơn giá gốc HTK, chúng ta gọi là HTK được “ghi giảm” (written down). Khoản ghi giảm này được ghi nhận thành chi phí trên BCKQKD và có giá trị như sau:

Khoản ghi giảm = Giá gốc HTK - NRV (hoặc Giá trị thị trường) 

 

2. Ghi nhận tăng lại giá trị HTK (reversal)

NRV được đánh giá lại trong các kỳ kế toán và tùy vào chuẩn mực  kế toán mà có cho phép việc ghi nhận tăng lại giá trị HTK hay không.

Theo IFRS: Khi giá trị của HTK tăng lên, công ty bắt buộc phải ghi nhận tăng lại giá trị HTK. Phần giá trị tăng lên (Không vượt quá giá trị ghi giảm) được ghi nhận như một khoản lợi nhuận trên báo cáo kết quả HĐKD.

Theo US GAAP: Không cho phép ghi nhận tăng lại.

Lưu ý: Chỉ được ghi tăng lại ở mức tối đa bằng với tổng giá trị ghi giảm đã được ghi nhận trước đó.

 

Ghi giảm (Write-down)

Ghi nhận tăng lại (Reversal)

Giá trị cuối kỳ hàng tồn kho

Thấp hơn

Cao hơn

Tài sản

Thấp hơn

Cao hơn

Giá vốn hàng bán

Cao hơn

Thấp hơn

Lợi nhuận gộp/ ròng

Thấp hơn

Cao hơn

Lợi nhuận giữ lại

Thấp hơn

Cao hơn

 

3. Định giá hàng tồn kho theo giá trị thuần có thể thực hiện được đối với các báo cáo tài chính và các chỉ số

 

Tác động từ giá trị HTK

Tác động lên chỉ số

Biên lợi nhuận ròng

(Lợi nhuận ròng/ Doanh thu)

• Biên lợi nhuận gộp

(Lợi nhuận gộp/ Doanh thu)

• Giá vốn hàng bán tăng 

→ Lợi nhuận giảm

• Doanh thu không đổi

Thấp hơn

D/E

(Tổng nợ/ Tổng VCSH)

Tỷ lệ nợ

(Tổng nợ/ Tổng TS)

• Lợi nhuận giảm → VCSH giảm

• Hàng tồn kho giảm 

→ Tài sản giảm

• Nợ không đổi

Cao hơn

Chỉ số thanh toán hiện hành 

(TS ngắn hạn/ NPT ngắn hạn)

• Hàng tồn kho giảm 

→ TS ngắn hạn giảm

• Nợ phải trả ngắn hạn không đổi

Thấp hơn

Vòng quay hàng tồn kho 

(GVHB/ Trung bình hàng tồn kho)

• Giá vốn hàng bán tăng

• Trung bình hàng tồn kho giảm

Cao hơn

Vòng quay tổng tài sản 

(Doanh thu/ Tổng tài sản)

• Doanh thu không đổi

• Tổng tài sản giảm

Cao hơn

 

[LOS 6.c] Mô tả việc trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính liên quan đến hàng tồn kho; giải thích các vấn đề mà nhà phân tích nên xem xét đối với các thuyết minh về hàng tồn kho của một công ty và các nguồn thông tin khác

1. Mô tả việc trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh liên quan đến hàng tồn kho

Theo IFRS, BCTC trình bày và thuyết minh các yếu tố liên quan đến hàng tồn kho như sau:

  • Các chính sách kế toán được áp dụng

  • Giá trị ghi sổ, được phân loại thành các thành phần riêng biệt

  • Giá trị ghi sổ của các khoản mục được ghi nhận tại NRV

  • Khoản ghi giảm được ghi nhận là chi phí trong kỳ

  • Các trường hợp hoặc sự kiện dẫn đến sự ghi nhận tăng lại số tiền ghi giảm trước đó trong kỳ

  • Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho được thế chấp cho các khoản nợ phải trả

  • Giá gốc hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí (COGS)

Theo US GAAP, việc trình bày tương tự với tiêu chuẩn ở trên, ngoại trừ việc không có ghi nhận tăng lại (reversal) và trình bày thêm các ước tính và số lượng vật chất đáng kể.

 

2. Giải thích các vấn đề mà nhà phân tích nên xem xét khi kiểm tra các tiết lộ về hàng tồn kho của một công ty và các nguồn thông tin khác

Hàng tồn kho là tài sản quan trọng của một công ty, các nhà phân tích nên xem xét các chỉ số sau đây khi kiểm tra các trình bày về hàng tồn kho của một công ty:

a. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ HTK trung bình

b. Số ngày lưu trữ HTK = (HTK trung bình/ Giá vốn hàng bán) × Số ngày

Nếu một công ty có tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho cao hơn và số ngày lưu trữ hàng tồn kho thấp hơn mức trung bình của ngành, điều đó là dấu hiệu cho một trong ba điều sau:

  • Công ty quản lý HTK hiệu quả hơn vì ít nguồn lực bị ràng buộc trong HTK hơn.

  • Công ty không có đủ HTK tại bất kỳ thời điểm nào và điều này có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

  • Công ty có thể đã ghi giảm giá trị HTK của mình.

c. Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu bán hàng

  • Các công ty trong các ngành tương đối cạnh tranh có biên lợi nhuận gộp thấp hơn.

  • Các công ty bán sản phẩm xa xỉ có xu hướng có doanh số bán hàng thấp hơn và biên lợi nhuận gộp cao hơn.

  • Các công ty bán các sản phẩm xa xỉ có tỷ lệ vòng quay HTK hơn.

 

[LOS 6.b] Tính toán và giải thích ảnh hưởng của lạm phát và giảm phát chi phí hàng tồn kho đối với báo cáo tài chính và chỉ số của các công ty khi sử dụng các phương pháp định giá hàng tồn kho khác nhau

1. Tính toán và so sánh chỉ số của các công ty, bao gồm cả các công ty sử dụng các phương pháp kiểm kê khác nhau

Nội dung so sánh giữa LIFO và FIFO khi giá tăng và mức tồn kho ổn định được trình bày cụ thể ở bảng sau:

Tỷ số

Ảnh hưởng lên tử số

Ảnh hưởng lên mẫu số

Ảnh hưởng tới tỷ số

Biên lợi nhuận gộp/ ròng

Thu nhập thấp hơn (theo LIFO) vì GVHB cao hơn

Doanh thu bán hàng không đổi

Thấp hơn (theo  LIFO)

D/E và tỷ lệ nợ

Cùng mức nợ như nhau

VCSH và TS thấp hơn (theo LIFO)

Cao hơn (theo  LIFO)

Chỉ số thanh toán hiện hành

TS ngắn hạn thấp hơn (theo LIFO) vì giá trị HTK cuối kỳ thấp hơn

Cùng mức nợ phải trả ngắn hạn như nhau

Thấp hơn (theo LIFO)

Chỉ số thanh toán nhanh

Tài sản nhanh cao hơn (theo LIFO) do thuế phải trả thấp hơn

Cùng mức nợ phải trả ngắn hạn như nhau

Cao hơn (theo LIFO)

Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán cao hơn (theo LIFO)

Hàng tồn kho trung bình thấp hơn (theo  LIFO)

Cao hơn (theo LIFO)

Vòng quay tổng tài sản

Cùng mức doanh thu bán hàng như nhau

Tổng TS thấp hơn (theo LIFO)

Cao hơn (theo LIFO)

 

2. Phân tích và so sánh các báo cáo tài chính của các công ty, kể cả các công ty sử dụng các phương pháp kiểm kê hàng tồn kho khác nhau

2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phương pháp

SOCI

SOCF

Lợi nhuận gộp

Chi phí thuế

Lợi nhuận ròng

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

LIFO

Thấp hơn

Thấp hơn

Thấp hơn

Cao hơn

FIFO

Cao hơn

Cao hơn

Cao hơn

Thấp hơn

 

2.2. Bảng cân đối kế toán

Phương pháp

SOFP

Giá trị HTK cuối kỳ

Vốn lưu động

Tổng tài sản

Lợi nhuận giữ lại

Vốn chủ sở hữu

LIFO

Thấp hơn

Thấp hơn

Thấp hơn

Thấp hơn

Thấp hơn

FIFO

Cao hơn

Cao hơn

Cao hơn

Cao hơn

Cao hơn