[Level 1] Financial Statement Analysis

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 9: Analysis of income taxes

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 9 môn FSA của chương trình CFA level I

[LOS 9.a] Mô tả sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, thuế thu nhập phải trả, chi phí thuế thu nhập; và trình bày ảnh hưởng của chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn đối với lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

I. Mô tả sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, thuế thu nhập phải trả, chi phí thuế thu nhập

1. Một số khái niệm liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp:

1.1. Thuật ngữ liên quan tới Báo cáo tài chính 

Lợi nhuận kế toán (Accounting profit): Phần lợi nhuận được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp kế toán doanh nghiệp sử dụng.

Chi phí thuế thu nhập (Income tax expense): Phần thu nhập bị tính thuế (một khoản nợ) hoặc phần nộp thuế có thể thu lại (một tài sản), được tính dựa trên cơ sở tỷ lệ thuế thu nhập của công ty (company’s tax rate).

Chi phí thuế hoặc lợi ích từ thuế trong trường hợp có sự thu lại (recovery) sẽ được ghi nhận trên Bảng kết quả hoạt động kinh doanh dưới khoản mục tổng thuế thu nhập phải nộp (hoặc phần thu lại trong trường hợp có lợi ích từ thuế) và các thay đổi trong Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA - Deferred Tax Asset) hoặc Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (DTL - Deferred Tax Liabilities) trên Bảng cân đối kế toán.

1.2. Thuật ngữ liên quan tới Báo cáo thuế

Thu nhập chịu thuế (Taxable income): Phần lợi nhuận phải chịu thuế theo quy định của luật thuế và các cơ quan có thẩm quyền.

Thuế thu nhập phải trả (Income tax payable/ Current tax expense): Số tiền thuế thu nhập thực tế phải trả của doanh nghiệp (dòng tiền ra thực tế). Việc trả thuế thu nhập như trên làm giảm thuế thu nhập phải trả (income tax payable) mà đang được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán như là một khoản nợ (liabilities).

Cơ sở tính thuế (Tax base): Phần tài sản/ nợ phải trả được sử dụng để tính toán mức thuế thu nhập của doanh nghiệp. 

 

2. Sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế:

Sự khác biệt giữa việc ghi nhận doanh thu và chi phí theo mục đích thuế và mục đích kế toán có thể dẫn đến thu nhập chịu thuế khác với lợi nhuận kế toán. Khi đó, số chi phí thuế thu nhập được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể khác với số thuế phải nộp cho cơ quan thuế.

 

II. Trình bày ảnh hưởng của chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn đối với lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

1. Khái niệm về chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn:

1.1. Chênh lệch tạm thời (temporary difference)

Sự chênh lệch tạm thời xảy ra khi có sự khác nhau giữa cơ sở tính thuế và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả liên quan, khoản chênh lệch này được dự kiến sẽ hoàn lại trong tương lai. Có hai kiểu chênh lệch tạm thời được trình bày cụ thể dưới đây.

Phần khác biệt tạm thời trong phần bị thu thuế (taxable temporary differences) là phần khác biệt trong thuế phải thu ở kỳ tương lai khi Bảng cân đối kế toán được thành lập. Phần này sẽ được ghi nhận trên tài khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (DTL - Deferred Tax Liabilities).

Phần khác biệt tạm thời được khấu trừ (deductible temporary differences) là phần chênh lệch trong thu nhập được giảm, miễn thuế của kỳ tương lai khi Bảng cân đối kế toán được thành lập. Phần này sẽ được ghi nhận trên tài khoản Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA - Deferred Tax Asset).

1.2. Chênh lệch vĩnh viễn (permanent difference)

Chênh lệch vĩnh viễn xảy ra khi xuất hiện sự chênh lệch về thuế với phần Thu nhập (chi phí) thuế trên BCTC, phần mà không thể phục hồi lại trong tương lai. Sự chênh lệch vĩnh viễn này không làm tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả (DTL) hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA).

Sự chênh lệch vĩnh viễn đến từ (1) thu nhập hoặc chi phí từ tài sản mà không được công nhận bởi luật thuế (tax legislation) và (2) phần nợ thuế cho các chi phí mà được giảm thuế trong kỳ đó.

Tất cả những sự chênh lệch vĩnh viễn sẽ gây ra sự khác biệt giữa thuế suất thực (effective tax rate) và mức thuế suất quy định theo luật thuế (statutory tax rate).

Chênh lệch vĩnh viễn 

(Permanent difference)

Chênh lệch tạm thời 

(Temporary difference)

Chênh lệch vĩnh viễn là khoản chênh lệch giữa thu nhập tính thuế và lợi nhuận kế toán sẽ không hoàn nhập được trong tương lai (cannot reverse).

Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa thu nhập tính thuế và lợi nhuận kế toán, dự kiến sẽ được hoàn nhập lại trong tương lai (expected to reverse).

 

2. Cách xác định chênh lệch tạm thời trên BCTC 

2.1. Cách tiếp cận Báo cáo kết quả kinh doanh

Đối với cách tiếp cận này, khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán (accounting profit) và thu nhập chịu thuế (taxable income) được gọi là chênh lệch tạm thời của lợi nhuận trước thuế (temporary difference in pre-tax income) và chênh lệch này được dự kiến sẽ hoàn lại trong tương lai.

2.2. Cách tiếp cận Bảng cân đối kế toán

Đối với cách tiếp cận này, chênh lệch giữa giá trị ghi sổ (carrying amount) và cơ sở tính thuế (tax base) của các khoản mục tài sản và nợ được gọi là chênh lệch tạm thời của khoản mục kế toán (cụ thể là DTA và DTL) và chênh lệch này được dự kiến sẽ hoàn lại trong tương lai.

 

3. Ảnh hưởng của chênh lệch vĩnh viễn đối với thu nhập tính thuế, chi phí thuế thu nhập và thuế suất thực tế.

Trái ngược với chênh lệch tạm thời, được thể hiện theo DTL/DTA và chi phí thuế thu nhập hoãn lại, chênh lệch vĩnh viễn “đánh” trực tiếp vào thu nhập chịu thuế và gây ra chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế mà không thể hoàn nhập trong tương lai.

Tất cả những sự chênh lệch vĩnh viễn sẽ gây ra sự khác biệt giữa thuế suất thực (effective tax rate) và mức thuế suất quy định theo luật thuế (statutory tax rate).

 

[LOS 9.c] Tính toán, diễn giải và so sánh thuế suất thực tế, thuế suất luật định và thuế suất bằng tiền mặt

Thuế thu nhập phải trả chủ yếu được xác định bởi thành phần địa lý của thu nhập chịu thuế và thuế suất ở từng khu vực pháp lý nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tính chất của hoạt động kinh doanh.

Thuế suất theo luật định

(Statutory tax rate)

Thuế suất thực tế 

(Effective tax rate)

Thuế suất tiền mặt

(Cash tax rate)

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại quốc gia nơi công ty đặt trụ sở chính.

Nó được tính bằng số tiền chi phí thuế thu nhập được báo cáo trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chia cho thu nhập trước thuế.

Số thuế nộp bằng tiền trong kỳ (thuế tiền mặt) chia cho thu nhập trước thuế.

Sự khác biệt giữa thuế suất theo luật định và thuế suất thực tế có thể phát sinh vì nhiều lý do:

  • Các khoản thuế tín dụng

  • Thuế khấu trừ đối với cổ tức

  • Điều chỉnh so với những năm trước

  • Các chi phí không được khấu trừ khi tính thuế

  • Các công ty đang hoạt động bên ngoài quốc gia nơi họ đặt trụ sở

 

[LOS 9.b] Giải thích cách tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được tạo ra và các yếu tố xác định cách ghi nhận chúng cho mục đích phân tích tài chính

1. Định nghĩa thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại 

1.1. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (DTL - Deferred Tax Liabilities)

DTL sẽ phát sinh khi chi phí thuế thu nhập trả cho cơ quan thuế nhỏ hơn chi phí thuế ghi nhận theo phương pháp kế toán (accounting profit) hay lợi nhuận theo phương pháp kế toán cao hơn phần lợi nhuận bị tính thuế. Một cách hiểu khác rằng thuế thu nhập hoãn lại phải trả là một khoản thuế thu nhập phải nộp trong các kỳ sau.

1.2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA - Deferred Tax Assets)

DTA phát sinh khi chi phí thuế thu nhập trả cho cơ quan thuế lớn hơn chi phí thuế ghi nhận theo phương pháp kế toán (accounting profit) hay lợi nhuận theo phương pháp kế toán nhỏ hơn phần lợi nhuận bị tính thuế. Một cách hiểu khác rằng tài sản thuế thu nhập hoãn lại là phần thuế thu nhập có thể thu được trong các kỳ tương lai.

 

2. Sự hình thành của DTA/ DTL

2.1. DTA/ DTL phát sinh từ chênh lệch tạm thời xảy ra trên một tài sản

Cơ sở tính thuế (tax base) của tài sản là số tiền sẽ được khấu trừ trên tờ khai thuế trong tương lai khi lợi ích kinh tế của tài sản được thực hiện.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (DTL)

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA)

Chi phí được trừ trong tương lai để tính vào lợi nhuận kế toán > Chi phí được trừ trong tương lai để tính vào thu nhập chịu thuế

Chi phí được trừ trong tương lai để tính vào lợi nhuận kế toán < Chi phí được trừ trong tương lai để tính vào thu nhập chịu thuế

→ Lợi nhuận kế toán trong tương lai < Thu nhập chịu thuế trong tương lai

→ Lợi nhuận kế toán trong tương lai > Thu nhập chịu thuế trong tương lai

→ Chi phí thuế trong tương lai < Số thuế phải nộp trong tương lai

→ Phải trả thuế nhiều hơn trong tương lai

→ DTL

→ Chi phí thuế trong tương lai > Số thuế phải nộp trong tương lai

→ Phải trả thuế ít hơn trong tương lai

→ DTA

2.2. DTA/ DTL phát sinh từ chênh lệch tạm thời xảy ra đối với một khoản nợ phải trả

Cơ sở tính thuế (tax base) của các khoản nợ phải trả = Giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả - Số tiền sẽ được khấu trừ trên tờ khai thuế trong tương lai.

Cơ sở tính thuế (tax base) của doanh thu nhận tiền trước = Giá trị ghi sổ - Số doanh thu sẽ không bị đánh thuế trong tương lai

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA)

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (DTL)

Chi phí được trừ trong tương lai để tính vào lợi nhuận kế toán < Chi phí được trừ trong tương lai để tính vào thu nhập chịu thuế

Chi phí được trừ trong tương lai để tính vào lợi nhuận kế toán > Chi phí được trừ trong tương lai để tính vào thu nhập chịu thuế

Lợi nhuận kế toán trong tương lai > Thu nhập chịu thuế trong tương lai

Lợi nhuận kế toán trong tương lai < Thu nhập chịu thuế trong tương lai

Chi phí thuế trong tương lai > Số thuế phải nộp trong tương lai

→ Phải trả thuế ít hơn trong tương lai

→ DTA

Chi phí thuế trong tương lai < Số thuế phải nộp trong tương lai

→ Phải trả thuế nhiều hơn trong tương lai

→ DTL

 

Từ những phân tích ở trên, chúng tôi có thể tóm tắt cách DTL/ DTA được tạo như sau:

Chênh lệch tạm thời

Chênh lệch tạm thời chịu thuế

(Taxable temporary differences)

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ

(Deductible temporary differences)

Tài sản: Giá trị ghi sổ > Cơ sở tính thuế

Nợ phải trả: Giá trị ghi sổ < Cơ sở tính thuế

Tài sản: Giá trị ghi sổ < Cơ sở tính thuế

Nợ phải trả: Giá trị ghi sổ > Cơ sở tính thuế

Dự kiến sẽ dẫn đến thu nhập chịu thuế trong tương lai

Dự kiến sẽ cung cấp các khoản khấu trừ thuế trong tương lai

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (DTL)

Phải nộp thuế trong tương lai

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA)

Tiết kiệm thuế trong tương lai

 

3. Tính toán chi phí thuế thu nhập, thuế thu nhập phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Cách tính toán chi phí thuế thu nhập, thuế thu nhập phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được trình bày cụ thể dưới đây.

Khoản mục

Công thức tính

Thuế thu nhập phải trả

(Income tax payable)

= Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN

(Taxable income x Tax rate)

Chi phí thuế thu nhập

(Income tax expense)

= Thuế thu nhập phải trả + Chi phí thuế hoãn lại

(Taxes payable + Deferred tax expense)

= Thuế thu nhập phải trả + ΔDTL - ΔDTA

DTA/ DTL

= Chênh lệch tạm thời x Thuế suất thuế TNDN

(Temporary difference x Tax rate)

= [Giá trị ghi số - Cơ sở tính thuế] x Thuế suất 

([Carrying amount - Tax base] x Tax rate)

Trong đó:

  • DTA: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

  • DTL: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

  • ΔDTL: Giá trị ghi sổ của DTL cuối kỳ trừ đi DTL đầu kỳ

  • ΔDTA: Giá trị ghi sổ của DTA cuối kỳ trừ đi DTA đầu kỳ

 

[Pre.i] Đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi thuế suất đối với các chỉ số và báo cáo tài chính của một công ty

1. Đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi thuế suất đối với BCTC

Ta sẽ xem xét sự ảnh hưởng của BCTC trong trường hợp thuế suất giảm và áp dụng suy luận tương tự trong trường hợp thuế suất tăng.

Trường hợp thuế suất giảm

→ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA) giảm

→ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (DTL) giảm

→ Chi phí thuế thu nhập tăng

→ Chi phí thuế thu nhập giảm

→ Thu nhập ròng giảm

→ Thu nhập ròng tăng

→ Lợi nhuận giữ lại giảm

→ Lợi nhuận giữ lại tăng

→ VCSH giảm

→ VCSH tăng

Trong đó:

Chi phí thuế thu nhập = Thuế phải trả + ΔDTL - ΔDTA

(Income tax expense = Taxes payable + ΔDTL - ΔDTA)

 

2. Đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi thuế suất đối với các chỉ số của công ty

Một lần nữa, chúng ta giả định rằng trong trường hợp thuế suất giảm, các chỉ số sau đây sẽ bị ảnh hưởng như sau.

Chỉ số

Ảnh hưởng

Nợ dài hạn/ VCSH

  • Giảm DTA → Giảm VCSH → Tăng Nợ dài hạn/ VCSH

  • Giảm DTL → Tăng VCSH → Giảm Nợ dài hạn/ VCSH

Tổng nợ vay/ VCSH

  • Giảm DTA → Giảm VCSH → Tăng Nợ vay/ VCSH

  • Giảm DTL → Tăng VCSH → Giảm Nợ vay/ VCSH

Tổng nợ vay/ Tổng tài sản

  • Giảm DTA → Giảm tài sản → Tổng nợ vay/ Tổng TS tăng

  • Giảm DTL → Tăng VCSH và giảm tổng nợ → Tổng nợ vay/ Tổng TS giảm không thay đổi

Tổng tài sản bình quân/ Tổng VCSH bình quân

(Đòn bẩy tài chính)

  • Giảm DTA → Giảm tài sản và VCSH → Tăng đòn bẩy tài chính

  • Giảm DTL → Tăng VCSH → Giảm đòn bẩy tài chính

 

[Pre.ii] Mô tả dự phòng giảm giá đối với tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính

1. Dự phòng giảm giá (Valuation allowance)

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA) phát sinh khi chi phí thuế thu nhập trả cho cơ quan thuế nhỏ hơn chi phí thuế ghi nhận trong phương pháp kế toán (accounting profit) hay lợi nhuận theo phương pháp kế toán nhỏ hơn phần lợi nhuận bị tính thuế.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được đánh giá vào mỗi ngày của bảng cân đối kế toán để xác định khả năng có đủ thu nhập chịu thuế trong tương lai để thu hồi tài sản thuế. Nếu có khả năng không thu hồi được toàn bộ hoặc một phần, giá trị ghi sổ của DTA đó nên được ghi nhận giảm.

Theo US GAAP, DTA được ghi nhận giảm bằng cách tại ra khoản mục Dự phòng giảm giá (valuation allowance). Việc thiết lập một phần dự phòng  giảm giá sẽ làm giảm DTA trong kỳ và thu nhập trong kỳ bằng với phần Dự phòng  giảm giá được thiết lập.

Trong một số trường hợp thay đổi mà DTA và dự phòng giảm giá có thể giảm, việc phục hồi lại giá trị (reversal) của tài sản sẽ làm tăng DTA và lợi nhuận hoạt động (Operating income).

2. Ảnh hưởng của dự phòng giảm giá lên báo cáo tài chính

Trường hợp dự phòng giảm giá tăng

Trường hợp dự phòng giảm giá giảm

→ DTA giảm

→ DTA tăng

→ ΔDTA giảm

→ ΔDTA tăng

→ Chi phí thuế thu nhập tăng

→ Chi phí thuế thu nhập giảm

→ Thu nhập ròng giảm

→ Thu nhập ròng tăng

→ Lợi nhuận giữ lại giảm

→ Lợi nhuận giữ lại tăng

→ VCSH của cổ đông giảm

→ VCSH của cổ đông tăng

 

[Pre.iii] Giải thích việc ghi nhận và đo lường các khoản mục thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại

1. Ghi nhận các khoản lỗ và tín dụng thuế chưa sử dụng

Các khoản lỗ về thuế (Tax losses): Một khoản lỗ thuế (lỗ thuế chuyển tiếp - tax loss carryforward) là một khoản dự phòng cho phép người nộp thuế chuyển khoản lỗ thuế sang các năm trong tương lai để bù đắp lợi nhuận.

Tín dụng thuế  (Tax credit): Tín dụng thuế là một khoản tiền mà người nộp thuế có thể trừ trực tiếp vào các khoản thuế mà họ phải trả cho chính phủ.

IFRS và US GAAP cho phép tạo DTA trong trường hợp lỗ thuế và tín dụng thuế. Việc ghi nhận được quy định cụ thể dưới đây:

  • IFRS chỉ cho phép ghi nhận các khoản lỗ và khoản tín dụng thuế chưa sử dụng trong trường hợp chắc chắn có thu nhập chịu thuế trong tương lai mà tại đấy các khoản lỗ và khoản tín dụng thuế này có thể được áp dụng.

  • US GAAP cho phép ghi nhận toàn bộ DTA nhưng sau đó sẽ được giảm trừ một khoản dự phòng giảm giá (valuation allowance) nếu có khả năng cao rằng một phần hoặc toàn bộ DTA sẽ không được thực hiện.

 

2. Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trực tiếp vào VCSH

Ghi nhận khoản mục thuế thu nhập hoãn lại

Ghi nhận khoản mục thuế thu nhập hoãn lại vào lãi hoặc lỗ.

→ Thuế thu nhập hoãn lại ảnh hưởng đến VCSH thông qua ảnh hưởng đến thu nhập ròng.

Ghi nhận các khoản mục thuế thu nhập hoãn lại vào thu nhập toàn diện khác (OCI) và không ảnh hưởng đến thu nhập thuần.

→ Thuế thu nhập hoãn lại ảnh hưởng trực tiếp tới VCSH.

 

[LOS 9.d] Phân tích các thuyết minh liên quan đến các khoản mục thuế thu nhập hoãn lại và đối chiếu thuế suất hiệu quả; giải thích cách thông tin trong các thuyết minh này ảnh hưởng đến các chỉ số và báo cáo tài chính của công ty

1. Phân tích các thuyết minh liên quan đến các khoản mục thuế thu nhập hoãn lại và đối chiếu thuế suất hiệu quả

1.1. Phân tích các thuyết minh liên quan đến khoản mục thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Nhà phân tích sẽ đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc của các chênh lệch tạm thời, gây ra tài sản thuế thu nhập hoãn lại  và thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Thông thường, thông tin thuế thu nhập hoãn lại sau đây được tiết lộ:

  • DTA, DTL, bất kỳ khoản dự phòng giảm giá (valuation allowance) nào và sự thay đổi thuần của khoản dự phòng giảm giá trong kỳ.

  • Mọi khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả chưa được ghi nhận đối với thu nhập chưa phân phối của các công ty con và công ty liên doanh.

  • Hiệu lực tính thuế năm hiện hành của từng loại chênh lệch tạm thời.

  • Các yếu tố cấu thành chi phí thuế thu nhập (income tax expense)

  • Đối chiếu giữa chi phí thuế thu nhập đã báo cáo và chi phí thuế theo luật định.

  • Khoản lỗ thuế chuyển tiếp và các khoản tín dụng thuế.

1.2. Đối chiếu thuế suất hiệu quả

Chi phí thuế thu nhập được báo cáo của một số công ty khác với số tiền dựa trên thuế suất thuế thu nhập theo luật định. Do đó, công ty cần giải thích sự khác biệt giữa:

  • Thuế suất theo luật định (statutory tax rate): thuế suất của khu vực pháp lý nơi công ty hoạt động

  • Thuế suất thực tế (effective tax rate): Chi phí thuế thu nhập/ Thu nhập trước thuế

Sự khác biệt nhìn chung là kết quả của:

  • Các mức thuế suất khác nhau ở các khu vực pháp lý khác nhau (quốc gia).

  • Chênh lệch thuế vĩnh viễn: tín dụng thuế, thu nhập được miễn thuế, chi phí không được khấu trừ và chênh lệch thuế giữa lãi vốn và thu nhập hoạt động.

  • Thay đổi về thuế suất và luật pháp.

  • Thuế hoãn lại phải trả đối với thu nhập được tái đầu tư của các công ty liên kết trong nước và nước ngoài chưa hợp nhất.

  • Ngày nghỉ thuế (tax holiday) ở một số quốc gia (chú ý các điều kiện đặc biệt như ngày kết thúc kỳ nghỉ lễ hoặc yêu cầu nộp thuế tích lũy tại một số thời điểm trong tương lai).

 

[Pre.iv] Xác định sự khác biệt giữa kế toán thuế thu nhập theo IFRS và US. GAAP

Việc tính thuế thu nhập theo US GAAP và IFRS hầu hết tương tự nhau về các khía cạnh. Tuy nhiên, có một số khác biệt. Bảng sau đây là tóm tắt về một số điểm khác biệt quan trọng hơn.

 

IFRS

US GAAP

Đánh giá lại tài sản cố định và tài sản vô hình

Thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận vào VCSH.

Không cho phép đánh giá lại.

Lợi nhuận chưa phân phối từ khoản đầu tư vào công ty con (subsidiary)

Thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trừ khi công ty mẹ có thể kiểm soát việc phân phối lợi nhuận và có khả năng chênh lệch tạm thời sẽ hoàn nhập trong tương lai.

• Không có thuế thu nhập hoãn lại đối với công ty con nước ngoài đáp ứng tiêu chí hoàn nhập vô thời hạn.

• Không có thuế hoãn lại cho công ty con trong nước nếu các khoản này được miễn thuế.

Lợi nhuận chưa phân phối từ khoản đầu tư vào công ty liên doanh (joint venture)

Thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trừ khi công ty mẹ có thể kiểm soát việc phân phối lợi nhuận và có khả năng chênh lệch tạm thời sẽ hoàn nhập trong tương lai.

Không có thuế thu nhập hoãn lại đối với công ty liên doanh đáp ứng tiêu chí hoàn nhập vô thời hạn.

Lợi nhuận chưa phân phối từ khoản đầu tư vào công ty liên kết (associate firm)

DTA được ghi nhận trừ khi nhà đầu tư có thể kiểm soát việc phân chia lợi nhuận và có thể khoản chênh lệch tạm thời sẽ không hoàn nhập trong tương lai.

Thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận từ các khoản chênh lệch tạm thời

Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA)

Được ghi nhận nếu có khả năng có đủ lợi nhuận chịu thuế để thu hồi DTA.

Được ghi nhận toàn bộ và sau đó được giảm trừ nếu “có nhiều khả năng hơn là không” rằng một số hoặc tất cả tài sản thuế sẽ không được thực hiện

Thuế suất dùng để tính thuế hoãn lại

Thuế suất được ban hành hoặc ban hành về cơ bản (both enacted and substantively enacted tax rate) 

Chỉ thuế suất được ban hành (only enacted tax rate)