[Level 1] Financial Statement Analysis

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 10: Financial reporting quality

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 10 môn FSA của chương trình CFA level I

[LOS 10.a] So sánh và đối chiếu chất lượng báo cáo tài chính với chất lượng kết quả được báo cáo (bao gồm chất lượng thu nhập, dòng tiền và các khoản mục trong bảng cân đối kế toán)

1. Chất lượng công tác báo cáo tài chính (Financial reporting quality)

Báo cáo tài chính chất lượng cao phải hữu ích cho việc ra quyết định. Hai đặc điểm của báo cáo tài chính hữu ích cho quyết định là tính liên quan (relevance) và tính trung thực (faithful representation).

  • Tính liên quan (Relevance): Tính liên quan đề cập đến việc thông tin được trình bày trong BCTC là hữu ích cho người sử dụng BCTC trong việc đưa ra quyết định. Các thông tin có tính liên quan trở nên trọng yếu (materiality) khi thông tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.

  • Tính trung thực (Faithful representation): BCTC có tính trung thực (faithful representation) khi nó đảm bảo được tính đầy đủ (completeness), tính khách quan (neutrality) và không có sai sót (absence of errors).

2. Chất lượng của thu nhập (Quality of earnings)

Chất lượng thu nhập có thể được đánh giá dựa trên tính bền vững (sustainability) của thu nhập cũng như mức độ thu nhập.

Tính bền vững (Sustainability): Tính bền vững có thể được đánh giá bằng cách xác định tỷ lệ thu nhập được báo cáo được dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. 

Ví dụ: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính,…

Mức độ thu nhập (Level of earnings): Tầm quan trọng của mức thu nhập là thu nhập được báo cáo phải đủ cao để duy trì hoạt động hàng ngày và sự tồn tại của công ty.

Ví dụ: ROE> Tỷ suất sinh lợi yêu cầu,…

 

Chất lượng công tác báo cáo tài chính

Thấp

Cao

Chất lượng thu nhập

Cao

 

 

Chất lượng BCTC thấp cản trở việc đánh giá chất lượng thu nhập và cản trở việc định giá.

 

 

• Chất lượng BCTC cao hỗ trợ việc đánh giá công ty.

• Chất lượng thu nhập cao làm tăng giá trị công ty.

Thấp

• Chất lượng BCTC cao hỗ trợ việc đánh giá công ty.

• Chất lượng thu nhập thấp làm giảm giá trị công ty.

 

[LOS 11.b] Mô tả một phổ để đánh giá chất lượng báo cáo tài chính

 

[LOS 10.c] Giải thích sự khác biệt giữa kế toán thận trọng và thổi phồng

1. Phân biệt giữa kế toán thận trọng (conservative) và thổi phồng (aggressive)

Lựa chọn kế toán thận trọng *

(Conservative accounting choice)

Lựa chọn kế toán thổi phồng 

(Aggressive accounting choice) 

Các lựa chọn kế toán được coi là thận trọng (conservative) nếu chúng làm giảm thu nhập được báo cáo và tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn hiện tại và tăng thu nhập trong các kỳ tương lai.

Các lựa chọn kế toán được coi là thổi phồng (aggressive) nếu chúng làm tăng thu nhập được báo cáo hoặc cải thiện tình hình tài chính trong giai đoạn hiện tại và làm giảm thu nhập trong các kỳ tương lai.

Ví dụ: Sai lệch kế toán

Thận trọng (conservative)

Thổi phồng (aggressive) 

Ghi nhận chi phí trong kỳ hiện tại

(chi phí trong kỳ tăng dẫn đến thu nhập ròng giảm)

Vốn hóa chi phí trong kỳ hiện tại

(chi phí trong kỳ giảm dẫn đến thu nhập ròng tăng)

Sử dụng phương pháp khấu hao nhanh

(chi phí khấu hao giai đoạn đầu tăng dẫn đến thu nhập ròng giảm)

Sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng

(chi phí khấu hao giai đoạn đầu giảm dẫn đến thu nhập ròng tăng)

* Lựa chọn kế toán thận trọng (conservative accounting choice) không nên được coi là “tốt” bởi sự thận trọng cũng có thể được coi là sai lệch so với tính khách quan (neutrality) hoặc tính trung thực (faithful representation).

Mặt hạn chế của tính thận trọng

(Drawbacks of conservatism) 

Lợi ích của tính thận trọng

(Benefits of conservatism)

Tính thận trọng trực tiếp xung đột với tính khách quan (neutrality), dẫn tới ước tính sai lệch về tài sản, nợ phải trả và thu nhập.

• Giảm khả năng xảy ra kiện tụng.

• Giảm nghĩa vụ thuế kỳ hiện tại.

• Bảo vệ quyền lợi của những người tiếp nhận thông tin kém đầy đủ hơn.

 

2. Ví dụ điển hình về sai lệch kế toán

Hài hòa hóa lợi nhuận

(Earnings smoothing)

Liên quan đến việc sử dụng các giả định thận trọng để đánh giá thấp tình hình hoạt động khi công ty thực sự đang hoạt động tốt và sử dụng các giả định thổi phồng khi công ty không hoạt động tốt.

Hành vi xấu

(Big bath behavior)

Điều này đề cập đến chiến lược thao túng Báo cáo kết quả kinh doanh của một công ty để làm cho kết quả kém thậm chí còn tồi tệ hơn.

 

[LOS 10.d] Mô tả các động cơ có thể khiến Ban Giám đốc phát hành các báo cáo tài chính có chất lượng không cao

Khi đánh giá chất lượng BCTC, điều quan trọng là phải xem xét trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Môi trường báo cáo có thuận lợi cho việc báo cáo sai không?

2. Liệu ban lãnh đạo của một công ty có thể có động cơ để phát hành các BCTC chất lượng thấp hay không?

Ba yếu tố thường tồn tại trong trường hợp Ban Giám đốc cung cấp BCTC chất lượng thấp là cơ hội (opportunity), động cơ (motivation) và sự hợp lý hóa hành vi (rationalization of the behavior).

 

1. Cơ hội (Opportunity)

  • Công ty có kiểm soát nội bộ yếu kém.

  • Ban giám đốc giám sát không đầy đủ.

  • Các chuẩn mực kế toán áp dụng cung cấp đa dạng các phương pháp kế toán được chấp nhận.

2. Động cơ (Motivation)

  • Che giấu tình hình hoạt động kém.

  • Thúc đẩy tăng giá cổ phiếu.

  • Tăng lương thưởng cá nhân.

  • Tránh vi phạm các giao ước nợ.

  • Tăng xác suất vượt dự báo của kỳ tiếp theo.

  • Đánh bại kỳ vọng thị trường.

3. Sự hợp lý hóa hành vi (rationalization of the behavior)

Sự hợp lý hóa của Ban Giám đốc đối với các hành động kém đạo đức là câu chuyện để biện minh cho việc phá vỡ các quy tắc.

 

[LOS 10.e] Các cơ chế kỷ luật để đảm bảo chất lượng báo cáo tài chính và những hạn chế tiềm ẩn của các cơ chế đó

1. Thị trường (Markets)

Các công ty phải cạnh tranh với nhau về nguồn vốn, bên cạnh đó chi phí gọi vốn có liên quan trực tiếp tới những nhận định về mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp phải phát hành các BCTC với chất lượng cao để tiết kiệm chi phí vốn về lâu dài.

 

2. Cơ quan quản lý (Regulatory authorities)

2.1. Yêu cầu quản lý điển hình:

  • Quy trình đăng ký phát hành mới chứng khoán đại chúng.

  • Yêu cầu công bố thông tin và các báo cáo cụ thể, bao gồm BCTC định kỳ và các thuyết minh kèm theo.

  • Báo cáo về tình hình tài chính của Ban giám đốc.

  • Tuyên bố có chữ ký của người chịu trách nhiệm về việc lập các BCTC.

  • Quy trình xem xét đối với chứng khoán mới đăng ký và đánh giá định kỳ sau khi đăng ký.

2.2. Các hành động thực thi:

  • Tiền phạt

  • Tạm ngừng tham gia

 

3. Kiểm toán viên (Auditors)

Trong khi các công ty đại chúng được yêu cầu phải kiểm toán BCTC bởi kiểm toán viên độc lập, các công ty tư nhân lấy ý kiến kiểm toán về BCTC của mình một cách tự nguyện hoặc tuân theo các yêu cầu của nhà cung cấp vốn.

(*) Ý kiến kiểm toán “unqualified” hoặc “clean” không phải là sự đảm bảo rằng không có gian lận nào xảy ra, mà chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính đó đã tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán.

 

4. Hợp đồng tư nhân (Private contract)

Bởi vì các BCTC do bên được đầu tư hoặc bên vay phát hành có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hợp đồng, điều này khiến doanh nghiệp có động lực để báo cáo sai số liệu. Vì vậy, các nhà đầu tư và bên cho vay có động cơ để giám sát các báo cáo tài chính và đảm bảo rằng chúng có chất lượng cao.

 

[LOS 10.f] Mô tả các lựa chọn trình bày báo cáo tài chính có thể được sử dụng để tác động đến ý kiến của nhà phân tích, bao gồm cả các lựa chọn không phải GAAP

1. Yêu cầu đối với các công ty báo cáo không sử dụng phương pháp kế toán GAAP (non-GAAP)

  • Phải thể hiện sự so sánh tương đương với phương pháp kế toán GAAP.

  • Đưa ra lời giải thích của ban quản lý về lý do tại sao cho rằng phương pháp kế toán non-GAAP là hữu ích.

  • Đối chiếu sự khác biệt số liệu giữa phương pháp kế toán non-GAAP và GAAP.

  • Trình bày các mục đích khác để công ty sử dụng phương pháp non-GAAP.

  • Trong bất kỳ phương pháp non-GAAP nào, phải bao gồm bất kỳ khoản mục nào có khả năng tái diễn trong tương lai, ngay cả khi những khoản mục đó được xem là không lặp lại (nonrecurring), bất thường (unusual) hoặc không thường xuyên (infrequent) trong BCTC.

 

2. Yêu cầu đối với các công ty báo cáo không sử dụng phương pháp kế toán IFRS (non-IFRS)

  • Xác định và giải thích lý do và mức độ phù hợp cho việc sử dụng các phương pháp kế toán khác không phải IFRS.

  • Đối chiếu sự khác nhau về số liệu giữa phương pháp non-IFRS và phương pháp kế toán IFRS tương đồng.

 

[LOS 10.g] Mô tả các phương pháp kế toán (lựa chọn và ước tính) có thể được sử dụng để thao túng thu nhập, dòng tiền và các mục trong Bảng cân đối kế toán

1. Ghi nhận doanh thu

Free-on-board (FOB)

  • FOB tại điểm vận chuyển → Doanh thu được ghi nhận thổi phồng và sớm hơn.

  • Doanh thu FOB tại điểm đến → Doanh thu được ghi nhận trong kỳ sau.

Nhồi kênh phân phối (Channel stuffing)

  • Trong giai đoạn thu nhập thấp, công ty đẩy vào kênh phân phối lượng hàng hóa nhiều hơn bình thường so với lượng hàng hóa bán được trong một kỳ → Doanh thu hiện tại cao hơn và doanh thu trong tương lai thấp hơn.

  • Trong giai đoạn lợi nhuận cao, công ty trì hoãn việc ghi nhận doanh thu cho kỳ tiếp theo và giữ lại hoặc trì hoãn các chuyến hàng của khách hàng → Doanh thu hiện tại thấp hơn và doanh thu trong tương lai cao hơn.

Giao dịch giữ hóa đơn (Bill-and-hold transaction)

Công ty bán hàng hóa nhưng vẫn giữ hàng tại kho → Vào cuối kỳ đó, hàng tồn kho vẫn còn cao, giá vốn hàng bán thấp → Công ty ghi nhận thu nhập ròng và tài sản cao.

2. Ước tính về tổn thất tín dụng

(Credit losses)

• Giảm khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi → Tăng các khoản phải thu ròng trên Bảng cân đối kế toán, giảm chi phí → Tăng thu nhập ròng.

• Tăng khoản dự phòng nợ khó đòi → Giảm khoản phải thu ròng trên Bảng cân đối kế toán, tăng chi phí → Giảm thu nhập ròng.

3.  Dự phòng giảm giá

(Valuation allowance)

Dự phòng giảm giá làm giảm giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại (DTA).

• Tăng dự phòng giảm giá → Giảm DTA ròng trên Bảng cân đối kế toán → Giảm thu nhập ròng trong kỳ.

• Giảm dự phòng giảm giá → Tăng DTA ròng trên Bảng cân đối kế toán → Tăng thu nhập ròng trong kỳ.

4. Phương pháp và ước tính khấu hao

Phương pháp khấu hao, ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản có thể khấu hao và giá trị thu hồi của nó khi thanh lý có thể ảnh hưởng đến chi phí và thu nhập ròng. (LOS 8.e)

5. Khấu hao và suy giảm giá trị

Bằng cách bỏ qua hoặc trì hoãn việc ghi nhận khoản suy giảm giá trị cho lợi thế thương mại (good will) Ban Giám đốc có thể tăng thu nhập trong kỳ hiện tại. (LOS 8.f )

6. Phương pháp hàng tồn kho

Phương pháp ghi nhận giá trị hàng tồn kho (FIFO, LIFO, phương pháp tính giá hàng tồn kho bình quân gia quyền) sẽ ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận gộp và thu nhập. (LOS 7.l)

7. Vốn hóa (Capitalization)

Bất kỳ khoản chi phí nào có thể được vốn hóa đều tạo ra một tài sản trên Bảng cân đối kế toán và tác động của chi phí đó lên thu nhập ròng có thể trải dài trong nhiều năm. Vốn hóa cũng ảnh hưởng đến phân loại dòng tiền. (LOS 8.b)

8. Giao dịch với bên liên quan

Nếu một công ty đại chúng kinh doanh với một nhà cung cấp tư nhân và bị kiểm soát bởi Ban giám đốc, việc điều chỉnh giá hàng hóa cung cấp có thể chuyển lợi nhuận sang hoặc từ công ty tư nhân để thao túng thu nhập của công ty đại chúng báo cáo.

9. Các tác động khác của dòng tiền

Theo IFRS, khả năng phân loại lãi suất và cổ tức được trả dưới dạng CFO hoặc CFF, lãi suất và cổ tức nhận được dưới dạng CFO hoặc CFI, mang lại cho Ban giám đốc một cách khác để thao túng dòng tiền hoạt động được báo cáo.

(LOS 5.a)

 

[LOS 10.h] Các dấu hiệu cảnh báo và phương pháp phát hiện thao túng thông tin trong BCTC

1. Dấu hiệu liên quan đến chính sách vốn hóa và chi phí hoãn lại

Các dấu hiệu cảnh báo có thể được phát hiện trong quyết định vốn hóa (capitalization decisions), phương pháp khấu hao (depreciation methods), thời gian sử dụng hữu ích (useful lives), giá trị thu hồi (salvage value) khác với các công ty tương tự cùng ngành.

 

2. Dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa dòng tiền và thu nhập

  • Thu nhập ròng không đến từ dòng tiền hoạt động (CFO).

  • Tăng trưởng doanh thu không tương ứng với các công ty tương tự cùng ngành.

  • Thay đổi phương pháp ghi nhận doanh thu hoặc thiếu minh bạch về ghi nhận doanh thu.

 

3. Các dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn khác

  • Các tỷ lệ vòng quay (khoản phải thu, hàng tồn kho, tổng tài sản) giảm theo thời gian.

  • Thu nhập quý 4 có sự thay đổi không mang tính thời vụ (seasonality).

  • Thường xuyên xuất hiện các khoản mục bất thường (nonrecurring items).

  • Giao dịch giữ hóa đơn (bill-and-hold), hàng đổi hàng (barter) hoặc giao dịch với các bên liên quan (related-party transactions).

  • Nhấn mạnh vào các phương pháp kế toán ngoài GAAP, cung cấp ít thông tin và những công bố cần thiết trong BCTC.