[Level 1] Economics

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 1: Topics in demand and supply analysis

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 1 môn Economics của chương trình CFA level I

1. Độ co giãn

1.1. Một số khái niệm cơ bản

Hàm cầu là một biểu thức toán học thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu về một loại hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định.

Lượng cầu của người tiêu dùng về một loại hàng hóa chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như giá cả của chính hàng hóa đó, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của các hàng hóa liên quan.

Chúng ta có thể tóm tắt ngắn gọn các mối quan hệ đó dưới dạng toán học như sau:

Trong đó:

: Lượng cầu của hàng hóa X.

: Giá của hàng hóa X.

I : Thu nhập của người tiêu dùng.

: Giá của hàng hóa Y.

 

1.2. Độ co giãn của cầu theo giá (own-price elasticity of demand)

Định nghĩa: Đo lường mức độ thay đổi về lượng cầu hàng hóa khi giá của chính hàng hóa đó thay đổi.

Công thức: E(Px) = %∆Qx / %∆Px

Ý nghĩa: Khi giá hàng hóa X thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hóa X thay đổi bao nhiêu phần trăm.

 

1.3. Độ co giãn của cầu theo thu nhập (income elasticity of demand)

Định nghĩa: Đo lường mức độ thay đổi về lượng cầu hàng hóa khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên.

Công thức: E(I) = %∆Qx / %∆I

Ý nghĩa: Khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hoá X sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm (giả định rằng các điều kiện khác được giữ nguyên).

Phân loại:

  • Hàng hóa thông thường (normal goods): Loại hàng hóa có nhu cầu tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng → Độ co giãn > 0.

    Ví dụ: Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ dành dụm được nhiều tiền hơn để mua nội thất, quần áo, điện thoại,...

  • Hàng hóa thứ cấp (inferior goods): Loại hàng hóa có nhu cầu giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng → Độ co giãn < 0.

    Ví dụ: Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ có nhiều tiền hơn, dẫn đến nhu cầu của một số loại sản phẩm như mỳ gói, thức ăn đóng hộp, quần áo second-hand,... giảm. Những loại hàng hóa này sẽ được thay thế bởi những sản phẩm có chất lượng cao hơn.

 

1.4. Độ co giãn chéo của cầu (cross-price elasticity of demand)

Định nghĩa: Đo lường mức độ thay đổi về lượng cầu của một hàng hóa khi giá của một hàng hóa khác thay đổi.

Công thức: E(Py) = %∆Qx / %∆Py

Ý nghĩa: Khi giá của một hàng hóa Y thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa X thay đổi bao nhiêu %.

Phân loại:

  • Hàng hóa thay thế (substitute goods): Hai hàng hóa được xem là hàng hóa thay thế nếu giá của một hàng hóa tăng khiến lượng cầu của hàng hóa còn lại tăng theo → Độ co giãn chéo > 0.

    Ví dụ: Khi giá thịt lợn tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang loại thịt khác như thịt gà, thịt bò nên lượng cầu về mặt hàng thịt bò và thịt gà tăng.

  • Hàng hóa bổ sung (complementary goods): Hai hàng hóa được xem là hàng hóa bổ sung nếu giá của một hàng hóa tăng khiến lượng cầu của hàng hóa còn lại giảm → Độ co giãn chéo < 0.

    Ví dụ: Khi giá xăng dầu tăng, nhu cầu mua xe hơi cá nhân có thể sẽ giảm do chi phí vận hành phương tiện cá nhân tăng cao. Khi đó người dân sẽ có xu hướng sử dụng các loại hình phương tiện khác.

2. Hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế; Hàng hóa bình thường và hàng hóa thứ cấp

2.1. Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập

Hiệu ứng thay thế (substitution effect): Hiệu ứng tác động lên lượng cầu khi giá thay đổi mà ở đó người mua thay thế hàng hóa có giá cao hơn bằng hàng hoá có giá thấp hơn.

Hiệu ứng thu nhập (income effect): Hiệu ứng tác động lên lượng cầu khi có sự thay đổi trong thu nhập thực tế của người tiêu dùng (sức mua).

 

2.2. Phân biệt hàng hóa thường và hàng hóa thứ cấp

Khi giá
hàng hóa giảm

Hàng hóa thường

Hàng hóa
thứ cấp

Hàng hóa
Veblen

Không phải
hàng hóa Giffen

Hàng hóa
Giffen

Hiệu ứng thay thế

(Substitution effect)

Dương

Dương (mạnh)

Dương (yếu)

Giá cao hơn thể hiện địa vị cao hơn, tăng nhu cầu muốn sở hữu hàng hóa đó.

 

VD: Hàng cao cấp

Hiệu ứng thu nhập

(Income effect)

Dương

Âm (yếu)

Âm (mạnh)

Hiệu ứng tổng

Dương

Dương

Âm

Đường cầu

Dốc xuống

Dốc xuống

Dốc lên

Dốc lên cho vài
cá nhân

Hiệu ứng dương: Giá giảm → Lượng cầu tăng.

Hiệu ứng âm: Giá giảm → Lượng cầu giảm.

3. Phân tích doanh thu và chi phí

3.1. Hiện tượng doanh thu cận biên giảm dần

Sản phẩm cận biên (marginal product) là lượng sản phẩm đầu ra tăng thêm khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (giả sử các yếu tố đầu vào khác không thay đổi).

Marginal product of labor = ∆Total Output / ∆QL

Quy luật năng suất cận biên giảm dần (diminishing marginal productivity) là một nguyên tắc kinh tế liên quan đến việc khi tăng số lượng đầu vào thì năng suất cận biên sẽ tăng nhưng chỉ tăng tới một mức độ nhất định và kể từ điểm đó trở đi thì năng suất cận biên bắt đầu giảm dần (hình minh họa).

3.2. Mô tả điểm hòa vốn và điểm đóng cửa

3.2.1. Phân biệt chi phí kinh tế và chi phí kế toán

Chi phí kế toán (accounting cost): Một khoản thanh toán cho nhà cung cấp đối với hàng hóa mà công ty mua và không nhất thiết phải thanh toán bằng tiền mặt → Chi phí hiện (explicit cost).
Chi phí cơ hội (opportunity cost): Lợi ích mất đi do đã không lựa chọn cơ hội đầu tư khác → Chi phí ẩn (implicit cost).
Chi phí kinh tế (economic cost): Chi phí bao gồm chi phí kế toán và chi phí cơ hội.
Lợi nhuận kế toán (accounting profit): Thu nhập ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Lợi nhuận kinh tế (economic profit): Khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh tế.

Mối quan hệ giữa các đại lượng này được trình bày trong hình dưới đây.

3.2.2. Các loại chi phí

Chi phí cố định (fixed cost): Các khoản chi phí không thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc mức doanh số và vẫn phát sinh ngay cả khi doanh nghiệp không tiến hành sản xuất.

Ví dụ: Chi phí thuê nhà xưởng, chi phí thuế tài sản, chi phí bảo hiểm, chi phí lãi vay.

Chi phí biến đổi (variable cost): Các khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số.

Ví dụ: Chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí hành chính.

Tổng chi phí sản xuất (total cost): Chi phí bao gồm tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí cố định.

Chi phí cận biên (marginal cost): Chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Chi phí tổng

Chi phí trung bình

Chi phí cận biên

Tổng chi phí cố định

(total fixed cost)

TFC

Chi phí cố định trung bình

(average fixed cost)

AFC = TFC / Q

Chi phí cận biên

(marginal cost)

MC = ∆TC / ∆Q

Tổng chi phí biến đổi

(total variable cost)

TVC

Chi phí biến đổi trung bình

(average variable cost)

AVC = TVC / Q

Tổng chi phí

(total cost)

TC = TFC + TVC

Tổng chi phí trung bình

(average total cost)

ATC = TC / Q

 

3.3. Các loại doanh thu

Doanh thu cận biên (marginal revenue): Doanh thu tăng thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm.

Doanh thu tổng

(total revenue)

Doanh thu trung bình

(average fixed cost)

Doanh thu cận biên

(marginal cost)

TR = Σ (Pi × Qi)

AR = TR / Q

MR = ∆TR / ∆Q

Công thức liên hệ giữa doanh thu cận biên và độ co giãn của cầu theo giá:

MR = P × (1 + 1/Ed)

Trong đó:

  • MR (marginal revenue): Doanh thu cận biên.
  • P (price): Giá của sản phẩm.
  • Ed (elasticity of demand): Độ co giãn của cầu theo giá.

3.4. Tối đa hóa lợi nhuận

Tối đa hóa lợi nhuận (profit maximization) xảy ra khi công ty đạt lượng đầu ra sao cho ở đó MR = MC.

 

3.5. Điểm hòa vốn và điểm đóng cửa của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Mức giá

Mối quan hệ doanh thu - chi phí

Quyết định của doanh nghiệp

P ≥ P1

P = AR ≥ ATC

  → Lợi nhuận kinh tế ≥ 0

Tiếp tục hoạt động

P = AR = min ATC

  → Lợi nhuận kinh tế = 0

Điểm hòa vốn

P2 ≤ P < P1

AVC ≤ P < ATC

  → AVC ≤ AR < ATC

  → Lỗ kinh tế

Trong ngắn hạn: Tiếp tục hoạt động

Trong dài hạn: Đóng cửa

P < P2

P = AR < AVC

  → Lỗ kinh tế

Đóng cửa

P = AR = min AVC

Điểm đóng cửa

 

3.6. Điểm hòa vốn và điểm đóng cửa của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Mối quan hệ doanh thu - chi phí

Quyết định trong ngắn hạn

Quyết định trong dài hạn

P = AR ≥ ATC

Tiếp tục hoạt động

Tiếp tục hoạt động

P = AR = ATC

Điểm hòa vốn

AVC ≤ P = AR < ATC

Tiếp tục hoạt động

Đóng cửa

P = AR < AVC

Đóng cửa

Đóng cửa


4. Mô tả ảnh hưởng của các quy mô kinh tế đến chi phí

4.1. Tính kinh tế theo quy mô (economies of scale)

Tính kinh tế theo quy mô xảy ra khi sản lượng sản xuất tăng mà chi phí bình quân giảm. Điều này có thể xảy ra từ 2 yếu tố:

  • Yếu tố bên trong: Sự chuyên môn hoá của người lao động, các công cụ sản xuất tốt hơn.

  • Yếu tố bên ngoài: Thoả thuận được giá đầu vào tốt hơn với nhà cung cấp.

4.2. Tính phi kinh tế theo quy mô (diseconomies of scale)

Tính phi kinh tế theo quy mô xảy ra khi sản lượng sản xuất tăng mà chi phí bình quân cũng tăng theo do doanh nghiệp phát triển quá nhanh và trở nên quá lớn. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này có thể từ một số vấn đề sau:

  • Công ty trở nên lớn đến mức không thể quản lý hiệu quả.

  • Sự chồng chéo và trùng lặp của các chức năng kinh doanh và dòng sản phẩm.

  • Giá của các yếu tố sản xuất tăng cao hơn do thiếu nguồn cung khi mua với số lượng lớn.

4.3. Lợi nhuận không đổi theo quy mô (constant returns to scale)

Lợi nhuận không đổi theo quy mô xảy ra tại phần đáy của đường LRATC mà ở đó tại nhiều mức sản lượng sản xuất khác nhau thì chi phí bình quân không đổi.

Ví dụ: Làm thêm 2 tiếng thì số sản phẩm tạo ra gấp đôi so với làm thêm 1 tiếng với mức chi phí bình quân không đổi.