[Level 1] Ethical & Professional Standards

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] của Module 3: Phần 3 - Chuẩn mực số III: Duties to Clients (Trách nhiệm với Khách hàng)

Tóm tắt các kiến thức quan trọng liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp số III - Trách nhiệm với Khách hàng, đây cũng là một chuẩn mực xuất hiện tương đối nhiều trong các bài thi CFA level 1

CHUẨN MỰC III: TRÁCH NHIỆM VỚI KHÁCH HÀNG - Chuẩn mực III(A): Trung thành, thận trọng, và quan tâm.

Trích dẫn gốc: Các Thành viên và Ứng viên có bổn phận trung thành với khách hàng và phải hành động với sự quan tâm hợp lý và xét đoán thận trọng. Các Thành viên và Ứng viên phải hành động vì lợi ích của khách hàng và đặt lợi ích khách hàng trên lợi ích của công ty và lợi ích riêng của các Thành viên và Ứng viên.

1. Hướng dẫn chung

Thành viên và Ứng viên cần phải:

  • Có bổn phận trung thành với khách hàng và phải hành động với sự quan tâm hợp lý và xét đoán thận trọng.

  • Phải hành động vì lợi ích của khách hàng.

  • Đặt lợi ích khách hàng trên lợi ích của công ty và lợi ích riêng của các Thành viên và Ứng viên.

2. Hướng dẫn chi tiết trong một số trường hợp chính

2.1. Áp dụng của bổn phận Trung thành, Thận trọng, và Quan tâm

Tính thận trọng: 

  • Là trách nhiệm phải hành động với sự quan tâm, kỹ năng chuyên môn, và sự cẩn thận.

  • Bám sát các chỉ tiêu đầu tư đã được khách hàng đề ra.

  • Cân bằng giữa lợi suất và rủi ro.

Trách nhiệm ủy thác: Các cá nhân hoặc tổ chức quản lý tài sản đầu tư có trách nhiệm hành động vì lợi ích của một bên khác.

Các mối quan hệ khác: Hoàn thành các nghĩa vụ được nêu hoặc ngầm thỏa thuận trong các ký kết với khách hàng bằng hết khả năng của Thành viên và Ứng viên với lòng trung thành, thận trọng và quan tâm.

2.2. Xác định khách hàng đầu tư thật sự

Khách hàng đầu tư thật sự được định nghĩa là người hưởng lợi cuối cùng, “khách hàng” có thể là toàn bộ tập thể đầu tư chứ không phải là một cơ quan hoặc một cá nhân cụ thể.

Ví dụ:

  • Nhà quản lý tài sản cá nhân → Khách hàng là cá nhân đó

  • Nhà quản lý danh mục đầu tư của một quỹ lương hưu hoặc một tổ chức ủy thác → Khách hàng là cá nhân hưởng lợi từ quỹ hoặc tổ chức đó.

2.3. Xây dựng danh mục đầu tư cho khách hàng

Thành viên và Ứng viên cần phải:

  • Đảm bảo rằng các mục tiêu đầu tư và kỳ vọng hiệu suất đầu tư của khách hàng là thực tế và phù hợp với hoàn cảnh của họ cũng như các rủi ro liên quan là hợp lý.

  • Thông báo cho khách hàng khi Thành viên và Ứng viên không thể tránh khỏi các xung đột lợi ích.

  • Phải tuân thủ các hướng dẫn đầu tư tài sản khách hàng đã đề ra 

  • Các quyết định đầu tư phải được đánh giá trong bối cảnh tổng danh mục đầu tư.

2.4. Chính sách Dollar mềm (Soft dollar)/hoa hồng mềm (soft commission)

Khách hàng = Người ủy thác

Nhà quản lý đầu tư = Người thừa hành

Nhà quản lý đầu tư có trách nhiệm được ủy thác để sử dụng dịch vụ môi giới vì lợi ích khách hàng

Lưu ý:

Vi phạm rất thường xảy ra ở bước (2) và (3) nếu chất lượng của dịch vụ nghiên cứu không tương đồng với chi phí dịch vụ môi giới.

✓ Dịch vụ môi giới được yêu cầu: khi khách hàng yêu cầu nhà quản lý đầu tư sử dụng chính dịch vụ và sản phẩm môi giới của khách hàng đó.

Các Thành viên và Ứng viên bắt buộc phải chọn dịch vụ môi giới cung cấp giá cả và phương thức giao dịch tốt nhất. Trong trường hợp sử dụng dịch vụ không tối ưu nhất, Thành viên và Ứng viên cần phải thông báo với khách hàng.

2.5. Chính sách bỏ phiếu đại diện (Proxy voting)

Thành viên và Ứng viên cần phải:

Cập nhật thông tin và có trách nhiệm với việc bỏ phiếu đại diện của mình.

Bỏ phiếu đại diện có thể không cần thiết cho mọi trường hợp, chỉ bỏ phiếu trong trường hợp có lợi cho khách hàng sau khi phân tích lợi ích - chi phí  (cost - benefit analysis).

Công bố chính sách bỏ phiếu đại diện cho khách hàng.

Bỏ qua phiếu đại diện.

Bỏ phiếu mà không xem xét tác động của nó.

Bỏ phiếu một cách mù quáng cho ban quản lý đối với các vấn đề quản trị bất thường.

3. Các thủ tục được đề xuất tuân thủ

  • Thường xuyên thông báo thông tin tài khoản cho khách hàng.

  • Nếu không chắc chắn về tính phù hợp của hành động của mình, Thành viên và Ứng viên nên thông báo cho khách hàng về vấn đề đó.

  • Tuân thủ chính sách của công ty, cụ thể:

    • Tuân thủ tất cả luật pháp và quy định hiện hành

    • Xác định mục tiêu đầu tư của khách hàng

    • Cân nhắc tất cả thông tin trước khi hành động

    • Thường xuyên đánh giá và đa dạng hóa

    • Đối xử công bằng với tất cả khách hàng về các hoạt động đầu tư

    • Tiết lộ các xung đột lợi ích

    • Tiết lộ các thỏa thuận về thù lao

    • Chính sách bỏ phiếu đại diện

    • Duy trì tính bảo mật thông tin

    • Tìm kiếm dịch vụ có phương thức tốt nhất

    • Đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu

CHUẨN MỰC III: TRÁCH NHIỆM VỚI KHÁCH HÀNG - Chuẩn mực III(B): Đối xử công bằng.

Trích dẫn gốc: Các Thành viên và Ứng viên phải đối xử công bằng và khách quan với mọi khách hàng khi cung cấp phân tích đầu tư, đề xuất khuyến nghị đầu tư, thực hiện đầu tư, hoặc tham gia vào các hoạt động chuyên môn khác.

1. Hướng dẫn chung

Thành viên và Ứng viên phải:

  • Đối xử công bằng với tất cả khách hàng khi cung cấp đề xuất khuyến nghị đầu tư, các thay đổi trọng yếu trong đầu tư, hay khi thực hiện đầu tư.

  • Không biệt đối xử với bất kỳ khách hàng nào khi cung cấp các khuyến nghị đầu tư hoặc thực hiện các hành động đầu tư.

  • Có thể cung cấp dịch vụ cá nhân, chuyên biệt hơn cho những khách hàng sẵn sàng trả tiền phí quản lý hoặc môi giới cao hơn.

2. Hướng dẫn chi tiết trong một số trường hợp chính

2.1. Phân biệt ‘’Công bằng’’ và ‘’Bình đẳng’’

‘’Công bằng’’

‘’Bình đẳng’’

Không biệt đối xử với bất kỳ khách hàng nào khi cung cấp các khuyến nghị đầu tư hoặc thực hiện các hành động đầu tư.

  • Cung cấp các khuyến khị đầu tư cho toàn bộ khách hàng cùng lúc.

  • Chuẩn mực III(B) không yêu cầu sự ‘’Bình đẳng’’.

Ví dụ: Khi Thành viên và Ứng viên đưa ra quyết định đầu tư, anh ấy tiếp cận tất cả các khách hàng của mình mà không loại trừ bất kỳ khách hàng nào, hoặc không lấy đi cơ hội hành động của bất kỳ khách hàng nào của mình.

Ví dụ: Thành viên và Ứng viên có nghĩa vụ tiếp cận tất cả các khách hàng của mình chỉ thông qua một phương tiện liên lạc, vào cùng một thời điểm.

2.2. Khuyến nghị đầu tư

Chuẩn mực III(B) đề cập cách thức phổ biến khuyến nghị đầu tư hoặc thay đổi trong khuyến nghị trước đó cho khách hàng. Thành viên và Ứng viên cần phải:

Đảm bảo rằng thông tin được phổ biến một cách công bằng cho tất cả khách hàng đều có cơ hội hành động đầu tư.

Thông báo các thay đổi trọng yếu trong khuyến cho khách hàng hiện tại, đặc biệt khách hàng nào đã hành động hoặc bị tác động bởi khuyến nghị trước đó.

Nếu khách hàng vẫn đặt lệnh ngược lại với khuyến nghị hiện tại → Khuyên nhủ khách hàng về thay đổi trong khuyến nghị trước khi chấp nhận hành động theo lệnh khách hàng.

2.3. Hành động đầu tư

Thành viên và Ứng viên phải đối xử công bằng với tất cả khách hàng đối với mục tiêu đầu tư và hoàn cảnh của họ. 

Trong trường hợp đầu tư chứng khoán chào bán mới, Thành viên và Ứng viên phải phân phối các đợt phát hành nhất quán với chính sách phân bổ cổ phiếu lô lớn. Nếu đợt phát hành mới xuất hiện tình trạng quá mua, Thành viên và Ứng viên cần phải:

  • Phân bổ lô chứng khoán theo tỷ lệ (Pro-rata): Các cổ phiếu được phân bổ cho từng khách hàng theo tỷ lệ dựa trên một số tiêu chí nhất định, ví dụ như số lượng cổ phiếu khách hàng đăng ký mua cho đợt phát hành đó.

  • Không được đăng ký mua cho tài khoản cá nhân hoặc Thành viên gia đình, ngoại trừ trường hợp các tài khoản của Thành viên gia đình vẫn được quản lý như các tài khoản khác trong danh mục.

Ngoài ra, Thành viên và Ứng viên cần phải:

Không đối xử thiên vị giữa khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.

Công bố cho khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng về quy trình phân bổ tài sản của công ty.

Trách nhiệm trung thành và công bằng của Thành viên và Ứng viên đối với khách hàng không bao giờ được thay thế bởi sự chấp thuận của khách hàng cho các chính sách phân bổ không công bằng.

Không được lợi dụng vị thế của mình trong ngành để gây bất lợi cho khách hàng.

3. Các thủ tục được đề xuất tuân thủ

  • Giới hạn số người biết rằng sẽ có thay đổi trong khuyến nghị đầu tư.

  • Rút ngắn thời gian giữa việc đưa ra quyết định thay đổi và công bố thông tin thay đổi.

  • Thông báo các hướng dẫn nhân sự về việc công bố thay đổi thông tin - Áp dụng các chính sách ngăn cấm nhân viên đã biết trước về một khuyến nghị được thảo luận về nó hoặc thực hiện hành động đối với các khuyến nghị đang chờ xử lý.

  • Đồng thời công bố khuyến nghị đầu tư mới hoặc những sự thay đổi trong khuyến nghị cũ cho tất cả các khách hàng quan tâm hoặc phù hợp với khuyến nghị đó.

  • Lưu giữ một danh sách các khách hàng và khoản đầu tư của họ - được dùng để đảm bảo rằng tất cả khách hàng được đối xử công bằng.

  • Soạn thảo chính sách phân bổ giao dịch - đảm bảo công bằng cho khách hàng, đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả của phương thức giao dịch, và tính chính xác của vị thế đầu tư.

  • Thông báo các quy trình phân bổ giao dịch đến khách hàng.

  • Thiết lập việc xem xét tài khoản đầu tư một cách có hệ thống - đảm bảo rằng không khách hàng nào được đối xử ưu tiên hơn và các hành động đầu tư nhất quán với mục tiêu của tài khoản.

  • Thông báo với khách hàng về từng mức độ dịch vụ cung cấp.

CHUẨN MỰC III: TRÁCH NHIỆM VỚI KHÁCH HÀNG - Chuẩn mực III(C): Sự phù hợp.

Trích dẫn gốc: Khi tham gia vào mối quan hệ tư vấn với khách hàng, các Thành viên và Ứng viên có trách nhiệm:

  • Tiến hành điều tra hợp lý kinh nghiệm đầu tư, mục tiêu rủi ro và lợi nhuận, và khó khăn tài chính của khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng trước khi đưa ra các khuyến nghị đầu tư hoặc thực hiện đầu tư và phải đánh giá lại và cập nhật các thông tin này một cách thường xuyên.

  • Xác định xem tài sản đầu tư có phù hợp với tình hình tài chính của khách hàng và theo đúng các mục tiêu, ủy nhiệm đầu tư và hạn chế đã xác định của khách hàng hay không khi đưa ra khuyến nghị đầu tư hoặc thực hiện đầu tư.

  • Đánh giá sự phù hợp của các tài sản đầu tư trên phương diện tổng danh mục đầu tư của khách hàng.

Khi chịu trách nhiệm quản lý một danh mục đầu tư theo ủy nhiệm đầu tư, chiến lược hoặc phong cách cụ thể, các Thành viên viên và Ứng viên chỉ được đưa ra các khuyến nghị đầu tư hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư phù hợp với các mục tiêu và hạn chế đã được xác định của danh mục đầu tư.

1. Hướng dẫn chung

Thành viên và Ứng viên cần phải:

  • Điều tra cẩn thận kinh nghiệm đầu tư, mục tiêu rủi ro và lợi nhuận, và khó khăn tài chính của khách hàng khi tham gia vào mối quan hệ tư vấn với họ.

  • Trước khi đưa ra các khuyến nghị đầu tư hoặc tiến hành đầu tư, cần cẩn trọng cân nhắc tính phù hợp của quyết định đó dựa trên tất cả những thông tin đã được đề cập phía trên.

  • Khi Thành viên và ứng chịu trách nhiệm quản lý danh mục đầu tư theo một nhiệm vụ, chiến lược hoặc phong cách cụ thể: họ phải nhất quán tuân theo các tiêu chí đó.

  • Trách nhiệm của Thành viên và Ứng viên trong việc trong việc thu thập thông tin và phân tích tính phù hợp trước khi đưa ra khuyến nghị hoặc thực hiện đầu tư không bắt buộc khi Thành viên và Ứng viên chỉ đang hướng dẫn khách hàng cá nhân giao dịch chứng khoán.

2. Hướng dẫn chi tiết trong một số trường hợp chính

2.1. Phát triển Chính sách đầu tư

Thành viên và Ứng viên cần phải:

  • Thu thập thông tin về tình hình tài chính của khách hàng và dữ liệu cá nhân của họ.

  • Soạn thảo IPS, bao gồm thông tin về: khả năng chịu rủi ro, yêu cầu hiệu suất, hạn chế đầu tư, lịch trình cho việc rà soát và đánh giá, vai trò và trách nhiệm các bên.

2.2. Hiểu rõ về hồ sơ rủi ro của khách hàng

Đánh giá các khả năng thay đổi nhanh chóng của môi trường đầu tư và tác động của chúng.

Ví dụ: Một số sự kiện chính trị có thể tác động lớn đến mức thu nhập của lực lượng lao động. Thành viên và Ứng viên nên chú ý cẩn thận đến sự thay đổi trong thu nhập của khách hàng để có thể đánh giá lại hồ sơ rủi ro của những khách hàng đó.

Đặt biệt chú ý đến mức độ đòn bẩy đi kèm trong các sản phẩm đầu tư tổng hợp khi xem xét thêm chúng vào danh mục đầu tư của khách hàng.

Ví  dụ: Các sản phẩm có mức độ đòn bẩy cao, chẳng hạn như một số loại công cụ phái sinh, nên được cân nhắc cẩn thận đối với những khách hàng có mức độ chấp nhận rủi ro tương đối thấp.

Phân tích và định lượng trước các rủi ro có thể có trong chiến lược đầu tư.

2.3. Cập nhật Chính sách Đầu tư

Cập nhật IPS ít nhất hàng năm và cả trước khi có những thay đổi trọng yếu trong các khuyến nghị đầu tư hoặc các quyết định đầu tư thay cho khách hàng.  Đối với khách hàng cá nhân, thay đổi trọng yếu có thể bao gồm: Số người phụ thuộc, tình trạng thuế cá nhân, sức khỏe, nhu cầu thanh khoản, khả năng chịu đựng rủi ro.

Nếu khách hàng từ chối cung cấp thông tin về danh mục đầu tư tài chính của họ, Thành viên và Ứng viên chỉ phân tích tính phù hợp phải dựa trên thông tin được cung cấp và không phải chịu trách nhiệm về các thông tin chưa được cung cấp còn lại.

2.4. Nhu cầu đa dạng hóa danh mục

Một mức độ đa dạng hóa hợp lý là tiêu chuẩn cho nhiều danh mục đầu tư. Một khoản đầu tư tuy có rủi ro tương đối cao nhưng vẫn có thể phù hợp với khách hàng vì: (1) Bối cảnh toàn bộ danh mục (đa dạng hóa); hoặc (2) Khả năng chịu rủi ro của khách hàng tương đối cao.

2.5. Quản lý danh mục theo một chỉ số hoặc tiêu chí đầu tư

Các Thành viên và Ứng viên có trách nhiệm quản lý quỹ theo một chỉ số chứng khoán hoặc một tiêu chí đã thỏa thuận cần phải tuân thủ các tiêu chí hoặc chỉ số đó khi thực hiện đầu tư.

Ví dụ: A là một nhà quản lý danh mục với tiêu chí theo dõi chỉ số VN30 → A bắt buộc phải tuân thủ việc theo dõi chỉ số VN30 và sẽ bị xem là vi phạm chuẩn mực III(C) nếu A đầu tư vào cổ phiếu nằm ngoài chỉ số VN30.

2.6. Xử lý các yêu cầu giao dịch tự nguyện

3. Các thủ tục được đề xuất tuân thủ

  • Khi soạn thảo IPS nên bao gồm các thông tin về nhu cầu, hoàn cảnh, và mục tiêu đầu tư của khách hàng.

  • Xem xét từng loại khách hàng và liệu có những người thụ hưởng riêng biệt hay không, mục tiêu của nhà đầu tư (lợi nhuận và rủi ro), các ràng buộc của nhà đầu tư (nhu cầu thanh khoản, dòng tiền dự kiến, thời gian, thuế, và các tình trạng pháp lý và quy định) và các tiêu chuẩn đo lường hiệu suất.

  • Định kỳ xem xét các mục tiêu và hạn chế tài chính của nhà đầu tư để phản ánh bất kỳ thay đổi nào trong hoàn cảnh của khách hàng.

CHUẨN MỰC III: TRÁCH NHIỆM VỚI KHÁCH HÀNG - Chuẩn mực III(D): Trình bày kết quả đầu tư

Trích dẫn gốc: Khi trao đổi về các thông tin liên quan đến kết quả của quá trình đầu tư, các thành viên và ứng viên phải đảm bảo có các nỗ lực hợp lý để đảm bảo tính công bằng, chính xác và đầy đủ của các thông tin được đưa ra. 

1. Hướng dẫn chung

  • Cung cấp các thông tin đáng tin cậy cho khách hàng và khách hàng tiềm năng tránh việc phát biểu sai về kết quả đầu tư, hoặc khiến khách hàng và khách hàng tiềm năng hiểu sai về kết quả đầu tư của chính thành viên và ứng viên, và của tổ chức mà họ đang công tác. 

  • Không khẳng định hoặc đưa ra các phát biểu có tính  tương đương về việc trong tương lai,  khách hàng sẽ có được hoặc hưởng lợi từ một kết quả đầu tư đã được tạo ra trong quá khứ. 

  • Nếu phần kết quả đầu tư đang được trình bày theo dạng  tóm tắt lại, cần phải làm rõ với khách hàng hoặc đối tác rằng  luôn có sẵn các thông tin chi tiết để bổ trợ cho phần nội dung tóm tắt đó (sẵn sàng cung cấp cho đối tác/khách hàng bất kỳ khi nào khách có nhu cầu). 

  • Khi đưa ra các thông tin truyền thông về thành công hay tính chính xác của các khuyến nghị đầu tư, cần đảm bảo rằng các khuyến nghị đầu tư là công bằng, chính xác và đầy đủ. 

2. Các thủ tục được đề xuất tuân thủ

  • Cân nhắc đến sự phức tạp của đối tượng người tiếp nhận khi đưa ra các thông tin về kết quả đầu tư. 

  • Trình bày kết quả đầu tư của các tổ hợp tài sản (composite) thay vì các tài khoản đơn lẻ

  • Không loại trừ các tài khoản đã ngừng hoạt động ra khỏi kết quả đầu tư,  nêu rõ thời gian ngừng hoạt động của các tài khoản đó. 

  • Đưa ra tất cả các giả định và thông tin đã được sử dụng trong quá trình  tính toán ra kết quả cuối cùng để kết quả được giải thích một cách chi tiết nhất (kết quả mô hình, kết quả là gross hay net of fees, …)

  • Lưu giữ lại các dữ liệu được sử dụng trong quá trình tính toán kết quả đầu tư. 

CHUẨN MỰC III: TRÁCH NHIỆM VỚI KHÁCH HÀNG - Chuẩn mực III(E): Bảo mật thông tin

Trích dẫn gốc: Thành viên và ứng viên cần phải bảo mật thông tin về khách hàng cũ, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trừ khi:

  • Các thông tin liên quan đến hành vi phi pháp của khách hàng

  • Việc cung cấp thông tin được pháp luật yêu cầu

  • Khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng cho phép cung cấp thông tin. 

1. Hướng dẫn chung

  • Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tình huống sau:

    • Thông tin được cung cấp cho thành viên và ứng viên vì năng lực nghề nghiệp của Thành viên và ứng viên có thể hỗ trợ khách hàng trong một số phạm vi nghiệp vụ nhất định. 

    • Thông tin phát sinh từ quá trình hợp tác của thành viên và ứng viên với khách hàng. 

  • Nếu pháp luật yêu cầu cung cấp thông tin, hoặc thông tin của khách hàng có liên quan đến các đến các hành vi phi pháp do khách hàng thực hiện; lúc này thành viên và ứng viên có trách nhiệm phải báo cáo thông tin cho các bên liên quan có thẩm quyền. 

  • Thành viên và ứng viên được cho phép cung cấp thông tin cho các đồng nghiệp trong phòng ban hoặc tổ chức đang hỗ trợ thành viên và ứng viên trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. 

2. Hướng dẫn chi tiết trong một số trường hợp chính

2.1. Trạng thái hợp tác của khách hàng

Bảo mật thông tin cho khách hàng ngay cả khi đã kết thúc hợp đồng với khách hàng

Chỉ cung cấp thông tin khi chính khách hàng yêu cầu/cho phép. 

2.2. Tuân phủ pháp luật

Nếu pháp luật hiện hành yêu cầu cung cấp thông tin trong một số trường hợp được quy định, thành viên và ứng viên cần tuân theo pháp luật. 

Nếu pháp luật hiện hành yêu cầu bảo mật thông tin kể cả trong tình huống thông tin liên quan đến hành vi phi pháp; thành viên và ứng viên không được tiết lộ thông tin. 

Tìm kiếm sự hỗ trợ của bộ phận tuân thủ trong doanh nghiệp hoặc cố vấn pháp luật trong các tình huống cần thiết. 

2.3. Bảo mật thông tin bằng hệ thống công nghệ thông tin

  • Chuẩn mực không yêu cầu thành viên và ứng viên trở thành chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ bảo mật thông tin, nhưng thành viên và ứng viên cần hiểu rõ chi tiết các chính sách của doanh nghiệp liên quan đến chủ đề này. 

  • Nên khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các chương trình đào tạo thường xuyên về các quy trình bảo mật cho toàn bộ nhân sự. 

2.4. Chương trình tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp thực hiện bởi viện CFA

Chuẩn mực III(E) không ngăn cấm thành viên và ứng viên về việc hợp tác với viện CFA để thưhjc hiện các cuộc điều qua liên quan đến vi phạm chuẩn mực hành nghề trong khuôn khổ các chương trình tuân thủ. 

3. Các thủ tục được đề xuất tuân thủ

  • Không tiết lộ các thông tin liên quan đến khách hàng trừ phạm vi các đồng nghiệp trong cùng phòng ban đang phối hợp cùng thành viên và ứng viên để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. 

  • Tuân thủ các chính sách của doanh nghiệp về lưu trữ thông tin trên hệ thống công nghệ và khuyến khích doanh nghiệp thiết lập các chính sách nếu như các chính sách trên chưa có sẵn tại doanh nghiệp đó.