Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 1 môn ECON của chương trình CFA level I
[Pre.i] Tính toán và diễn giải độ co giãn của cầu theo giá, độ co giãn của cầu theo thu nhập, độ co giãn chéo và mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến từng độ co giãn
1. Một số khái niệm cơ bản
Hàm cầu là một biểu thức toán học thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu về một loại hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định.
Lượng cầu của người tiêu dùng về một loại hàng hóa chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như giá cả của chính hàng hóa đó, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của các hàng hóa liên quan.
Chúng ta có thể tóm tắt ngắn gọn các mối quan hệ đó dưới dạng toán học như sau:
Trong đó:
: Lượng cầu của hàng hóa X.
: Giá của hàng hóa X.
I : Thu nhập của người tiêu dùng.
: Giá của hàng hóa Y.
2. Độ co giãn của cầu theo giá (own-price elasticity of demand)
Định nghĩa: Đo lường mức độ thay đổi về lượng cầu hàng hóa khi giá của chính hàng hóa đó thay đổi.
Công thức: E(Px) = %∆Qx / %∆Px
Ý nghĩa: Khi giá hàng hóa X thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hóa X thay đổi bao nhiêu phần trăm.
3. Độ co giãn của cầu theo thu nhập (income elasticity of demand)
Định nghĩa: Đo lường mức độ thay đổi về lượng cầu hàng hóa khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên.
Công thức: E(I) = %∆Qx / %∆I
Ý nghĩa: Khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hoá X sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm (giả định rằng các điều kiện khác được giữ nguyên).
Phân loại:
-
Hàng hóa thông thường (normal goods): Loại hàng hóa có nhu cầu tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng → Độ co giãn > 0.
Ví dụ: Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ dành dụm được nhiều tiền hơn để mua nội thất, quần áo, điện thoại,...
-
Hàng hóa thứ cấp (inferior goods): Loại hàng hóa có nhu cầu giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng → Độ co giãn < 0.
Ví dụ: Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ có nhiều tiền hơn, dẫn đến nhu cầu của một số loại sản phẩm như mỳ gói, thức ăn đóng hộp, quần áo second-hand,... giảm. Những loại hàng hóa này sẽ được thay thế bởi những sản phẩm có chất lượng cao hơn.
4. Độ co giãn chéo của cầu (cross-price elasticity of demand)
Định nghĩa: Đo lường mức độ thay đổi về lượng cầu của một hàng hóa khi giá của một hàng hóa khác thay đổi.
Công thức: E(Py) = %∆Qx / %∆Py
Ý nghĩa: Khi giá của một hàng hóa Y thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa X thay đổi bao nhiêu %.
Phân loại:
-
Hàng hóa thay thế (substitute goods): Hai hàng hóa được xem là hàng hóa thay thế nếu giá của một hàng hóa tăng khiến lượng cầu của hàng hóa còn lại tăng theo → Độ co giãn chéo > 0.
Ví dụ: Khi giá thịt lợn tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang loại thịt khác như thịt gà, thịt bò nên lượng cầu về mặt hàng thịt bò và thịt gà tăng.
-
Hàng hóa bổ sung (complementary goods): Hai hàng hóa được xem là hàng hóa bổ sung nếu giá của một hàng hóa tăng khiến lượng cầu của hàng hóa còn lại giảm → Độ co giãn chéo < 0.
Ví dụ: Khi giá xăng dầu tăng, nhu cầu mua xe hơi cá nhân có thể sẽ giảm do chi phí vận hành phương tiện cá nhân tăng cao. Khi đó người dân sẽ có xu hướng sử dụng các loại hình phương tiện khác.
[Pre.ii] So sánh hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập
Hiệu ứng thay thế (substitution effect): Hiệu ứng tác động lên lượng cầu khi giá thay đổi mà ở đó người mua thay thế hàng hóa có giá cao hơn bằng hàng hoá có giá thấp hơn.
Hiệu ứng thu nhập (income effect): Hiệu ứng tác động lên lượng cầu khi có sự thay đổi trong thu nhập thực tế của người tiêu dùng (sức mua).
[Pre.iii] Phân biệt hàng hóa thường và hàng hóa thứ cấp
Khi giá hàng hóa giảm | Hàng hóa thường | Hàng hóa thứ cấp | Hàng hóa Veblen | |
Không phải hàng hóa Giffen |
Hàng hóa Giffen |
|||
---|---|---|---|---|
Hiệu ứng thay thế (Substitution effect) |
Dương |
Dương (mạnh) |
Dương (yếu) |
Giá cao hơn thể hiện địa vị cao hơn, tăng nhu cầu muốn sở hữu hàng hóa đó. VD: Hàng cao cấp |
Hiệu ứng thu nhập (Income effect) |
Dương |
Âm (yếu) |
Âm (mạnh) |
|
Hiệu ứng tổng |
Dương |
Dương |
Âm |
|
Đường cầu |
Dốc xuống |
Dốc xuống |
Dốc lên |
Dốc lên cho vài cá nhân |
Hiệu ứng dương: Giá giảm → Lượng cầu tăng.
Hiệu ứng âm: Giá giảm → Lượng cầu giảm.
[Pre.iv] Mô tả hiện tượng doanh thu cận biên giảm dần
Sản phẩm cận biên (marginal product) là lượng sản phẩm đầu ra tăng thêm khi tăng thêm 1 đơn vị đầu vào (giả sử các yếu tố đầu vào khác không thay đổi).
Marginal product of labor = ∆Total Output / ∆QL
Quy luật năng suất cận biên giảm dần (diminishing marginal productivity) là một nguyên tắc kinh tế liên quan đến việc khi tăng số lượng đầu vào thì năng suất cận biên sẽ tăng nhưng chỉ tăng tới một mức độ nhất định và kể từ điểm đó trở đi thì năng suất cận biên bắt đầu giảm dần (hình minh họa).
[LOS 1.a] Mô tả điểm hòa vốn và điểm đóng cửa; mô tả ảnh hưởng của các quy mô kinh tế đến chi phí
1. Mô tả điểm hòa vốn và điểm đóng cửa
1.1. Phân biệt chi phí kinh tế và chi phí kế toán
Chi phí kế toán (accounting cost): Một khoản thanh toán cho nhà cung cấp đối với hàng hóa mà công ty mua và không nhất thiết phải thanh toán bằng tiền mặt → Chi phí hiện (explicit cost).
Chi phí cơ hội (opportunity cost): Lợi ích mất đi do đã không lựa chọn cơ hội đầu tư khác → Chi phí ẩn (implicit cost).
Chi phí kinh tế (economic cost): Chi phí bao gồm chi phí kế toán và chi phí cơ hội.
Lợi nhuận kế toán (accounting profit): Thu nhập ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Lợi nhuận kinh tế (economic profit): Khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh tế.
Mối quan hệ giữa các đại lượng này được trình bày trong hình dưới đây.
1.2. Các loại chi phí
Chi phí cố định (fixed cost): Các khoản chi phí không thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc mức doanh số và vẫn phát sinh ngay cả khi doanh nghiệp không tiến hành sản xuất.
Ví dụ: Chi phí thuê nhà xưởng, chi phí thuế tài sản, chi phí bảo hiểm, chi phí lãi vay.
Chi phí biến đổi (variable cost): Các khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số.
Ví dụ: Chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí hành chính.
Tổng chi phí sản xuất (total cost): Chi phí bao gồm tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí cố định.
Chi phí cận biên (marginal cost): Chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Chi phí tổng |
Chi phí trung bình |
Chi phí cận biên |
---|---|---|
Tổng chi phí cố định (total fixed cost) TFC |
Chi phí cố định trung bình (average fixed cost) AFC = TFC / Q |
Chi phí cận biên (marginal cost) MC = ∆TC / ∆Q |
Tổng chi phí biến đổi (total variable cost) TVC |
Chi phí biến đổi trung bình (average variable cost) AVC = TVC / Q |
|
Tổng chi phí (total cost) TC = TFC + TVC |
Tổng chi phí trung bình (average total cost) ATC = TC / Q |
1.3. Các loại doanh thu
Doanh thu cận biên (marginal revenue): Doanh thu tăng thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm.
Doanh thu tổng (total revenue) |
Doanh thu trung bình (average revenue) |
Doanh thu cận biên (marginal revenue) |
---|---|---|
TR = Σ (Pi × Qi) |
AR = TR / Q |
MR = ∆TR / ∆Q |
Công thức liên hệ giữa doanh thu cận biên và độ co giãn của cầu theo giá:
MR = P × (1 + 1/Ed)
Trong đó:
MR (marginal revenue): Doanh thu cận biên.
P (price): Giá của sản phẩm.
Ed (elasticity of demand): Độ co giãn của cầu theo giá.
1.4. Tối đa hóa lợi nhuận
Tối đa hóa lợi nhuận (profit maximization) xảy ra khi công ty đạt lượng đầu ra sao cho ở đó MR = MC.
1.5. Điểm hòa vốn và điểm đóng cửa của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Mức giá |
Mối quan hệ doanh thu - chi phí |
Quyết định của doanh nghiệp |
---|---|---|
P ≥ P1 |
P = AR ≥ ATC → Lợi nhuận kinh tế ≥ 0 |
Tiếp tục hoạt động |
P = AR = min ATC → Lợi nhuận kinh tế = 0 |
Điểm hòa vốn |
|
P2 ≤ P < P1 |
AVC ≤ P < ATC → AVC ≤ AR < ATC → Lỗ kinh tế |
Trong ngắn hạn: Tiếp tục hoạt động |
Trong dài hạn: Đóng cửa |
||
P < P2 |
P = AR < AVC → Lỗ kinh tế |
Đóng cửa |
P = AR = min AVC |
Điểm đóng cửa |
1.6. Điểm hòa vốn và điểm đóng cửa của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Mối quan hệ doanh thu - chi phí |
Quyết định trong ngắn hạn |
Quyết định trong dài hạn |
---|---|---|
P = AR ≥ ATC |
Tiếp tục hoạt động |
Tiếp tục hoạt động |
P = AR = ATC |
Điểm hòa vốn |
|
AVC ≤ P = AR < ATC |
Tiếp tục hoạt động |
Đóng cửa |
P = AR < AVC |
Đóng cửa |
Đóng cửa |
2. Mô tả ảnh hưởng của các quy mô kinh tế đến chi phí
2.1. Tính kinh tế theo quy mô (economies of scale)
Tính kinh tế theo quy mô xảy ra khi sản lượng sản xuất tăng mà chi phí bình quân giảm. Điều này có thể xảy ra từ 2 yếu tố:
-
Yếu tố bên trong: Sự chuyên môn hoá của người lao động, các công cụ sản xuất tốt hơn.
-
Yếu tố bên ngoài: Thoả thuận được giá đầu vào tốt hơn với nhà cung cấp.
2.2. Tính phi kinh tế theo quy mô (diseconomies of scale)
Tính phi kinh tế theo quy mô xảy ra khi sản lượng sản xuất tăng mà chi phí bình quân cũng tăng theo do doanh nghiệp phát triển quá nhanh và trở nên quá lớn. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này có thể từ một số vấn đề sau:
-
Công ty trở nên lớn đến mức không thể quản lý hiệu quả.
-
Sự chồng chéo và trùng lặp của các chức năng kinh doanh và dòng sản phẩm.
-
Giá của các yếu tố sản xuất tăng cao hơn do thiếu nguồn cung khi mua với số lượng lớn.
2.3. Lợi nhuận không đổi theo quy mô (constant returns to scale)
Lợi nhuận không đổi theo quy mô xảy ra tại phần đáy của đường LRATC mà ở đó tại nhiều mức sản lượng sản xuất khác nhau thì chi phí bình quân không đổi.
Ví dụ: Làm thêm 2 tiếng thì số sản phẩm tạo ra gấp đôi so với làm thêm 1 tiếng với mức chi phí bình quân không đổi.
[LOS 1.b] Mô tả đặc điểm của các thị trường: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm và độc quyền
Tổng quan đặc điểm các thị trường
Đặc điểm |
Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect competition) |
Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic competition) |
Độc quyền nhóm (Oligopoly) |
Độc quyền (Monopoly) |
---|---|---|---|---|
Số lượng người bán |
Nhiều công ty |
Nhiều công ty |
Một vài công ty |
Chỉ một công ty |
Rào cản gia nhập |
Rất thấp |
Thấp |
Tương đối cao |
Rất cao |
Đặc tính sản phẩm |
Rất dễ bị thay thế |
Có thể bị thay thế nhưng có sự khác nhau giữa các sản phẩm |
Rất dễ bị thay thế hoặc phân biệt |
Khó bị thay thế |
Tính cạnh tranh |
Chỉ cạnh tranh về giá |
Cạnh tranh nhờ giá, marketing, các tính chất khác của sản phẩm |
Cạnh tranh nhờ giá, marketing, các đặc tính khác của sản phẩm (phụ thuộc vào chiến lược của đối thủ) |
Rất ít cạnh tranh |
Vị thế định giá sản phẩm |
Không có |
Hạn chế |
Tương đối đáng kể |
Đáng kể |
Ví dụ |
Gạo, đường |
Kem đánh răng, đồ uống |
Xi măng, thép |
Điện |
[Pre.v] Trình bày đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Đặc điểm |
Mô tả |
---|---|
Số lượng người bán |
Nhiều công ty |
Rào cản gia nhập |
Rất thấp |
Đặc tính sản phẩm |
Giống nhau và rất dễ bị thay thế |
Tính cạnh tranh |
Chỉ cạnh tranh về giá |
Vị thế định giá sản phẩm |
Không có |
Đường cầu của công ty |
Nằm ngang |
Đường cung của công ty |
Chính là đường MC (phân đoạn từ AVC trở lên) |
1. Đường cầu của thị trường và đường cầu của công ty riêng lẻ
Đường cầu của thị trường dốc xuống do hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế (hình trái).
Các công ty không có vị thế định giá sản phẩm và giá thị trường được xác định bởi mức cung cầu của thị trường → Họ chấp nhận bán sản phẩm theo giá thị trường tại bất kỳ mức sản lượng đầu ra nào → Đường cầu của công ty riêng lẻ có tính chất co giãn hoàn toàn (E = ∞) và nằm ngang (hình phải).
Giá sản phẩm là giá thị trường và cũng chính bằng giá trị doanh thu cận biên.
2. Giá và sản lượng đầu ra tối ưu
Các công ty tối đa hóa được lợi nhuận tại mức sản lượng đầu ra Q* mà tại đó P = MR = MC = ATC min.
Trong ngắn hạn, lợi nhuận của các công ty rơi vào ba trường hợp sau:
-
Thu được lợi nhuận kinh tế (TR > TC) khi P = AR = MR = MC > ATC.
-
Thu được lợi nhuận thông thường (TR = TC) khi P = AR = MR = MC = ATC.
-
Nhận lỗ kinh tế (TR < TC) khi P = MR = MC < ATC.
Trong dài hạn, lợi nhuận của công ty sẽ luôn là lợi nhuận thông thường và công ty không thu được lợi nhuận kinh tế. Mỗi công ty sẽ sản xuất tại mức tổng chi phía bình quân thấp nhất (min ATC) (hình dưới).
3. Đường cung của công ty riêng lẻ
Đường cung ngắn hạn của công ty riêng lẻ chính là một phần đường MC, đoạn từ AVC trở lên (hình trái). Điều này là do các công ty cố gắng tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất theo đường MC để đạt được P = MR = MC.
Đường cung ngắn hạn của thị trường là tổng hợp của tất cả các đường cung (hay cũng chính là đường MC) của các công ty riêng lẻ trong thị trường.
4. Thay đổi cân bằng cung cầu
4.1. Điều chỉnh khi cầu tăng tạm thời
(1) Cầu thị trường tăng (đường cầu của thị trường dịch từ D1 → D2), khi đó:
Mức giá thị trường cân bằng tăng từ P1 → P2.
Mức sản lượng thị trường cân bằng tăng từ Q1 → Q2.
Lợi nhuận kinh tế > 0.
(2) Cầu của công ty riêng lẻ tăng theo (đường cầu của công ty dịch từ D1 → D2), khi đó:
Mỗi công ty tăng quy mô sản xuất nhằm tăng sản lượng đầu ra (Q1 → Q2) do nhu cầu thị trường tăng.
Thu hút thêm công ty mới gia nhập thị trường do thu được lợi nhuận kinh tế → Nguồn cung thị trường tăng → Giá thị trường giảm → Mỗi công ty giảm sản lượng đầu ra trong dài hạn.
4.2. Điều chỉnh khi cầu tăng lâu dài
(1) Cầu thị trường tăng (đường cầu của thị trường dịch từ D1 → D2), khi đó:
Mức giá thị trường cân bằng tăng từ P1 → P2.
Mức sản lượng thị trường cân bằng tăng từ Q1 → Q2.
(2) Cầu của công ty riêng lẻ tăng, khi đó:
Mỗi công ty tăng quy mô sản xuất nhằm tăng sản lượng đầu ra (Q1 → Q2) do nhu cầu thị trường tăng.
Lợi nhuận kinh tế dương, thu hút nhiều công ty gia nhập thị trường, làm tăng tổng nguồn cung thị trường tăng.
(3) Cung thị trường dịch chuyển từ S1 → S2, khi đó:
Mức sản lượng thị trường cân bằng tăng từ Q2 → Q3.
Mức giá thị trường cân bằng giảm từ P2 → P1 do sản lượng tăng → P=MR=ATC → lợi nhuận kinh tế không còn → Nền kinh tế quay lại điểm cân bằng trong dài hạn
[LOS 1.c] Trình bày đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền
Đặc điểm |
Mô tả |
---|---|
Số lượng người bán |
Lớn và hoạt động độc lập với nhau |
Rào cản gia nhập |
Thấp |
Đặc tính sản phẩm |
Dễ bị thay thế nhưng khác nhau |
Tính cạnh tranh |
Cạnh tranh về giá cả, chất lượng và tiếp thị |
Đường cầu của công ty |
Dốc xuống |
Đường cung của công ty |
Không xác định được đường cung |
Số lượng người bán lớn và hoạt động độc lập với nhau
-
Sản phẩm có tính khác biệt nhưng vẫn có thể thay thế cho nhau (close substitution)
-
Các công ty cạnh tranh về giá cả, chất lượng và tiếp thị
-
Rào cản gia nhập thấp
Chiến lược giá luôn là MR = MC, khi đó giá và output đều ở mức P* và Q*. Các doanh nghiệp có thể có được lợi nhuận hoặc thua lỗ trong ngắn hạn, tuy nhiên không thể duy trì trong dài hạn, do rào cản gia nhập thấp.
So với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, trong thị trường cạnh tranh độc quyền:
-
Một công ty thường tạo ra sản lượng thấp hơn và tính giá cao hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.
-
P > MC, (P - MC) = markup (1)
-
Mỗi công ty sản xuất ra sản lượng mà ATC không phải là nhỏ nhất → dư thừa công suất (2) hoặc quy mô sản xuất kém hiệu quả.
Điểm cân bằng dài hạn của thị trường cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo
[LOS 1.d] Trình bày đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm
Đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm (oligopoly):
Thị trường độc quyền nhóm có rào cản gia nhập cao hơn và ít công ty tham gia hơn. Điểm khác biệt trọng yếu của thị trường này chính là quyết định và chiến lược của các công ty sẽ phụ thuộc lẫn nhau. Khi giá bán của một công ty thay đổi thì công ty đối thủ cũng sẽ phải thay đổi giá theo. Chính vì sự phức tạp này mà các mô hình của thị trường độc quyền nhóm sử dụng nhiều giả định quan trọng.
Trong module này sẽ giới thiệu về 4 mô hình chính để xác định giá và sản lượng trong thị trường độc quyền nhóm:
1. Kinked demand curve model
Đây là mô hình truyền thống của thị trường độc quyền nhóm. Mô hình này dựa trên giả định rằng quyết định của các công ty phụ thuộc lẫn nhau (interdependent). Khi đó, các đối thủ cạnh tranh sẽ không thay đổi giá bán khi một công ty tăng giá nhưng sẽ thay đổi giá bán nếu một công ty giảm giá, từ đó tạo nên đường cầu gãy khúc (kinked demand curve) mà ở đó khi sản phẩm có:
P < : đường cầu của sản phẩm trở nên ít co giãn hơn (inelastic demand)
P > : đường cầu của sản phẩm trở nên co giãn hơn (elastic demand)
2. Cournot duopoly model
-
Giả định: chỉ có 2 doanh nghiệp hoạt động trên thị trường và 2 doanh nghiệp này có cấu trúc chi phí (MC) giống nhau.
-
Sản phẩm giống nhau và cạnh tranh về số lượng sản phẩm sản xuất một cách độc lập và đồng thời.
-
Mỗi doanh nghiệp sẽ tiếp tục tối đa hóa lợi nhuận với giả định doanh nghiệp còn lại sẽ không thay đổi output trong tương lai
→ Cuối cùng P và Q sẽ cân bằng trong dài hạn và kết quả là 2 doanh nghiệp chia đôi thị phần.
3. Nash equilibrium model (prisoner’s dilemma)
Cân bằng Nash (Nash equilibrium) giả định rằng không bên nào trong số các nhóm độc quyền có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách đơn phương thay đổi chiến lược giá. Cân bằng Nash gắn liền với Lý thuyết trò chơi (Game Theory). Lý thuyết trò chơi sẽ áp dụng khi mỗi công ty trong thị trường độc quyền nhóm phải dự đoán quyết định của công ty đối thủ.
4. Stackelberg dominant firm model
Mô hình Stackelberg (Stackelberg model) giả định rằng có 1 công ty nắm ưu thế hoàn toàn về thị phần và quy mô (dominant firm). Công ty này sẽ quyết định giá bán trên thị trường và các công ty cạnh tranh (competitive firm) phải chấp nhận mức giá chung được định sẵn này.
[Pre.vi] Trình bày đặc điểm của thị trường độc quyền [PREREQUISITE CONTENT]
Đặc điểm của thị trường độc quyền (monopoly):
-
Nhà độc quyền có quyền lực lớn trong việc định giá (high pricing power)
-
Sản phẩm có mức độ khác biệt cao, không có sản phẩm thay thế gần (no close substitutes)
-
Rào cản gia nhập cao
-
Hãng độc quyền có vị trí đặc biệt trên thị trường bởi nếu nhà độc quyền quyết định nâng giá bán sản phẩm, hãng sẽ không phải lo về việc đối thủ cạnh tranh sử dụng mức giá thấp hơn để giành thị phần.
-
Các chiến lược giá thường được sử dụng bởi nhà độc quyền:
-
Chiến lược 1 giá: Để tối đa hóa lợi nhuận, các hãng độc quyền thường sản xuất giới hạn tới điểm tối đa hóa lợi nhuận MR = MC
-
Phân biệt giá (Price discrimination): Nhà độc quyền bán cho các khách hàng khác nhau với giá khác nhau trên cùng 1 sản phẩm/dịch vụ. Chiến lược này giúp các công ty độc quyền thu được nhiều thặng dư tiêu dùng hơn so với việc dùng chính sách 1 giá.
-
Ví dụ: Giá vé xem phim tùy theo độ tuổi
-
Độc quyền tự nhiên (Natural monopoly): Nhà độc quyền có lợi thế về các yếu tố đầu vào cho phép họ có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó cách thức tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là khi chỉ cần một chủ thể như vậy.
Ví dụ: Chính phủ thường cho phép 1 đơn vị kinh doanh điện, nước
Đường cung trong 4 dạng thị trường
Dạng thị trường |
Đặc điểm đường cung |
Cạnh tranh hoàn hảo |
- Đường cung ngắn hạn cho thị trường được tạo ra từ việc tổng lại toàn bộ sản lượng cung trên thị trường tại mỗi mức giá. - Đường cung ngắn hạn cho công ty đơn lẻ chính là đường MC. |
Cạnh tranh không hoàn hảo (3 thị trường còn lại) |
Không tồn tại một đường cung rõ ràng do đường cầu dốc xuống. Chính vì thế, cách để xác định sản lượng đầu ra tối ưu là thông qua điểm giao mà tại đó có lợi nhuận tối đa (MR=MC) và từ điểm giao đó chiếu lên đường cầu để tìm giá bán tương ứng. |
Chiến lược giá trong 4 dạng thị trường
Dạng thị trường |
Chiến lược giá (pricing strategy) |
Cạnh tranh hoàn hảo |
Tối đa hóa lợi nhuận khi MC = P = AR = MR |
Cạnh tranh độc quyền |
Tối đa hóa lợi nhuận khi MR = MC Đường cầu dốc xuống nên P > MR, MC |
Độc quyền nhóm |
Chiến lược giá tối ưu phụ thuộc vào các giả định về phản ứng của các công ty đối thủ đối với hành động của một công ty (4 mô hình với giả định khác nhau) |
Độc quyền |
Tối đa hóa lợi nhuận khi MR = MC Đường cầu dốc xuống nên P > MR, MC |
[LOS 1.e] Trình bày ưu điểm và hạn chế của chỉ số đo lường mức độ tập trung của thị trường
Chỉ số đo lường mức độ tập trung của thị trường | ||
|
N-firm concentration ratio |
Herfindahl – Hirschman Index (HHI) |
Cách tính |
Là tổng thị phần của N công ty có thị phần lớn nhất |
Là tổng các bình phương thị phần của từng công ty |
Ưu điểm |
Tính toán đơn giản và dễ hiểu |
Đánh giá được tác động của các thương vụ sáp nhập tiềm năng |
Hạn chế |
|
Không xem xét yếu tố rào cản gia nhập |