Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 15 môn FI của chương trình CFA level I
Trình bày những điều cần lưu ý khi đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức phát hành chính phủ và tương đương chính phủ cũng như các lô phát hành tương ứng của các tổ chức này
1. Nợ của tổ chức phát hành chính phủ (Sovereign government debt)
1.1. Yếu tố định tính
Các chính sách của chính phủ tác động tới tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính bao gồm chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Các chính sách này được thực thi nhằm mục đích tạo ra môi trường kinh tế phát triển, tăng trưởng ổn định, mức lạm phát thấp và ổn định.
Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đánh giá mức độ tín nhiệm của các tổ chức phát hành chính phủ thông qua việc xem xét chính sách thuế và chi tiêu công cũng như đánh giá tình hình nền kinh tế vì nền kinh tế được xem như nguồn thu thuế đáp ứng việc thanh toán lãi vay.
Một số yếu tố định tính cần xem xét trong quá trình đánh giá trên được trình bày trong bảng dưới đây.
Tổ chức chính phủ và chính sách Government institution & policy |
Các tổ chức phải là tổ chức hoạch định chính sách thành công, ít tham nhũng, thanh toán nợ đúng hạn và có không có lịch sử vỡ nợ. |
Sự linh hoạt trong chính sách tài khóa Fiscal flexibility |
Mức độ sẵn sàng và khả năng của chính phủ trong việc tăng thu hoặc cắt giảm chi tiêu công để đảm bảo thanh toán các khoản nợ công, xu hướng nợ công theo tỷ lệ phần trăm GDP. |
Mức độ hiệu quả của chính sách tiền tệ Monetary effectiveness |
Khả năng sử dụng chính sách tiền tệ cho các mục tiêu kinh tế trong nước, độ tin cậy và hiệu quả của chính sách tiền tệ. |
Sự linh hoạt của nền kinh tế Economic flexibility |
Xu hướng tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người, đa dạng các yếu tố phát triển kinh tế. |
Yếu tố ngoại cảnh External status |
Dự trữ ngoại hối của quốc gia, nợ nước ngoài, giá trị đồng tiền của quốc gia đó trên thị trường quốc tế. |
1.2. Yếu tố định lượng
Các yếu tố định lượng trong phân tích tín dụng ước tính xác suất tổ chức phát hành có thể thực hiện các nghĩa vụ nợ của mình.
Không giống như các tổ chức phát hành doanh nghiệp phát hành báo cáo tài chính định kỳ dựa trên các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung, các nhà phân tích tín dụng tổ chức phát hành chính phủ phải dựa vào dữ liệu kinh tế của chính phủ. Nguồn dữ liệu này vốn khác nhau về chất lượng và thời gian phản ánh dữ liệu, thiếu khả năng so sánh dữ liệu giữa các quốc gia và theo thời gian phải đối mặt với sự chỉnh lý dữ liệu định cũng như các cân nhắc chính trị.
Chính vì thế, dữ liệu từ các bảng cân đối kế toán chi tiết của khu vực công không thực sự hữu dụng trong việc dự báo mức độ tín nhiệm. Thay vào đó các nhà phân tích sẽ tập trung vào cách tiếp cận từ trên xuống, xem xét các yếu tố kinh tế vĩ mô dựa trên các yếu tố định lượng được trình bày dưới đây.
1.2.1. Đánh giá về sức mạnh tài khóa (Fiscal strength)
Tỷ lệ sử dụng nợ (đòn bẩy) của quốc gia Debt burden |
Khả năng trả nợ của quốc gia Debt affordability |
|
|
Các tỷ lệ càng cao → Xếp hạng tín dụng càng thấp |
1.2.2. Đánh giá về sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế (Economic growth and stability)
Tăng trưởng và mức độ biến động kinh tế Growth and volatility |
Quy mô nền kinh tế Size and scale |
|
|
Tỷ lệ tăng trưởng thực của GDP, quy mô nền kinh tế, GDP trên đầu người càng thấp và sự biến động của tăng trưởng GDP càng cao → Xếp hạng tín dụng càng thấp |
1.2.3. Đánh giá về sự ổn định yếu tố ngoại cảnh
Dự trữ tiền tệ Currency Reserves |
Tổng nợ nước ngoài Size and scale |
|
|
Tỷ lệ dự trữ tiền tệ càng thấp và tỷ lệ nợ nước ngoài càng cao → Xếp hạng tín dụng càng thấp |
2. Nợ của tổ chức phát hành tương đương chính phủ (Non-sovereign government debt)
Nhà phát hành |
Đặc tính |
Xếp hạng tín dụng |
Cơ quan chính phủ Agencies |
Được thành lập để thực hiện một vai trò cụ thể được chính phủ tài trợ |
Tương tự như xếp hạng nợ chính phủ |
Ngân hàng nhà nước và tổ chức tài chính Government banks and financing institutions |
Được chính phủ tài trợ để thiết lập với một sứ mệnh cụ thể. Ví dụ: Phát hành trái phiếu xanh (green bonds) để huy động tài chính cho các dự án được thiết kế nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu |
Tương tự như tổ chức chính phủ |
Tổ chức đa quốc gia Supranational issuers |
Được thành lập bởi các nhóm chính phủ có chủ quyền để thực hiện các dự án với nhiều sứ mệnh khác nhau |
Phụ thuộc vào sự hỗ trợ ngầm của các chính phủ tài trợ và các tổ chức phát triển toàn cầu. |
Chính quyền địa phương Regional government |
Trái phiếu nghĩa vụ chung (General obligation bonds – GO bonds)
Trái phiếu doanh thu (Revenue bonds)
|