Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 2 môn ECON của chương trình CFA level I
[LOS 2.a] Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế và chu kỳ tín dụng
1. Mô tả chu kỳ kinh doanh và các giai đoạn
1.1. Chu kỳ kinh doanh (Business cycle)
Chu kỳ kinh doanh được thể hiện qua những thay đổi trong hoạt động kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội thực tế (Real GDP) và tỷ lệ thất nghiệp (unemployment rate) là những biến số quan trọng được sử dụng để xác định giai đoạn hiện tại của chu kỳ. Chu kỳ kinh doanh lặp lại nhưng không đều nhau.
1.2. Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh
- Trough (giai đoạn đáy): giai đoạn suy thoái nhất của nền kinh tế, GDP thực không giảm thêm mà chuẩn bị phục hồi, tăng trưởng kinh tế bắt đầu dương và lạm phát ở mức bình thường, tỷ lệ việc làm có thể chưa tăng.
- Expansion (giai đoạn tăng trưởng): tăng trưởng ở đa số ngành trong nền kinh tế, tăng tỷ lệ việc làm, tăng chi tiêu tiêu dùng, tăng đầu tư kinh doanh.
- Peak (giai đoạn đỉnh): tốc độ tăng của chi tiêu, đầu tưu và tỷ lệ việc làm đều dương nhưng bắt đầu chậm lại, trong khi lạm phát bắt đầu tăng nhanh.
- Contraction/Recession (giai đoạn suy thoái): các ngành kinh tế đều giảm sút, lạm phát giảm.
[LOS 2.b] Chu kỳ tín dụng
Chu kỳ tín dụng (Credit cycle) là sự biến động theo chu kỳ của lãi suất và tính khả dụng của các khoản vay (tín dụng).
-
Trong thời kỳ tăng trưởng, những người cho vay sẵn sàng hơn trong việc cấp thêm tín dụng → Tín dụng nền kinh tế tăng và có giá rẻ hơn (lãi suất vay thấp).
-
Trong thời kỳ suy thoái, người cho vay thắt chặt hơn dẫn đến tín dụng bị hạn chế và đắt hơn (lãi suất vay cao).
-
Chu kỳ tín dụng có thể khuếch đại chu kỳ kinh doanh (Business cycle).
-
Thông thường chu kỳ tín dụng có thời gian kéo dài (Duration) dài hơn chu kỳ kinh doanh.
[LOS 2.c] Mô tả biến động của việc sử dụng tài nguyên, hoạt động tiêu dùng và hoạt động ngoại thương trong suốt chu kỳ kinh doanh
Sự thay đổi của các hoạt động kinh tế qua các giai đoạn của chu kỳ kinh tế được trình bày dưới đây.
1. Biến động trong việc sử dụng tài nguyên (Resource use fluctuation)
Biến động này đươc thể hiện qua doanh thu, hàng tồn kho và chỉ số về hàng tồn kho trên doanh thu (Inventory-to-sales).
|
Trough |
Expansionary (Tăng trưởng) |
Peak |
Contraction (Suy thoái) |
Sales growth (Tăng trưởng doanh thu) |
Bắt đầu tăng |
Tăng nhanh |
Bắt đầu |
Giảm nhanh |
Inventories (Hàng tồn kho) |
Giảm |
Giảm |
Tăng |
Tăng |
Inventory to sales ratio (Hàng tồn kho trên doanh thu) |
Dưới mức thông thường |
Dưới mức thông thường |
Trên mức thông thường |
Trên mức thông thường |
Firm’s reaction (Phản ứng của doanh nghiệp) |
Mở rộng |
Mở rộng |
Thu hẹp |
Thu hẹp |
2. Hoạt động trong ngành cụ thể (Business sector activity)
Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh không kéo dài
|
Expansion (Tăng trưởng) |
Peak |
Contraction (Thu hẹp) |
Trough (Đáy) |
Labor |
Tăng giờ lao động và năng suất lao động |
Giảm giờ lao động và năng suất lao động |
||
Capital |
Sử dụng vốn (máy móc nhà xưởng) với cường độ cao hơn |
Sử dụng vốn với cường độ thấp hơn |
Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh kéo dài
|
Expansion (Tăng trưởng) |
Peak |
Contraction (Thu hẹp) |
Trough (Đáy) |
Labor |
Thuê thêm nhân công |
Sa thải bớt lao động |
||
Capital |
Đầu tư thêm vào máy móc nhà xưởng |
Chi ít hơn cho việc bảo trì hoặc hạn chế việc thay thế thiết bị |
3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng (Consumer sector activity)
Chi tiêu tiêu dùng phụ thuộc vào mức độ thu nhập và sự tự tin của người tiêu dùng vào thu nhập trong tương lai. Chi tiêu cho sản phẩm của một số ngành sẽ nhạy cảm hơn đối với chu kỳ kinh doanh so với các ngành khác.
|
Expansion (Tăng trưởng) |
Peak (Đỉnh) |
Contraction (Suy thoái) |
Trough (Đáy) |
Durable goods |
Tăng tiêu dùng vào hàng tiêu dùng lâu bền với giá trị cao |
Giảm chi tiêu cho các mặt hàng lâu bền giá trị cao |
||
Services (Dịch vụ) |
Tăng tiêu dùng cho các dịch vụ không cần thiết (discretionary services) |
Giảm tiêu dùng cho các dịch vụ không cần thiết (discretionary services) |
||
Đối với các dịch vụ quan trọng hơn, chi tiêu giữ ở mức khá ổn định |
||||
Nondurable goods |
Giữ ở mức khá ổn định |
4. Hoạt động trong lĩnh vực nhà đất (Housing sector activity)
Các yếu tố quan trọng quyết định mức độ hoạt động kinh tế trong lĩnh vực nhà ở bao gồm:
|
Expansion (Tăng trưởng) |
Contraction (Suy thoái) |
Tỷ lệ thế chấp |
Lãi suất thấp → Vay dễ hơn |
Lãi suất cao → Vay khó hơn → Giảm mua và xây dựng nhà đất |
Chi phí nhà đất so với thu nhập |
Thu nhập cao so với giá nhà và chi phí đi vay thế chấp → Tăng mua nhà và xây dựng |
Thu nhập thấp so với nhà đất và chi phí đi vay → Giảm mua nhà và xây dựng |
Hoạt động đầu cơ (Speculative activity) |
Giá nhà cao hơn → Tăng mua nhà để thu lời trong tương lai |
Nguồn cung nhà đất thừa nhiều → Giá nhà giảm |
Các nhân tố về nhân khẩu học (Demographic factors) |
Tỷ lệ người nằm trong độ tuổi 25 đến 40 cao |
5. Hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương (External trade sector)
Các yếu tố quan trọng quyết định đến xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia bao gồm:
|
Expansion |
Contraction |
Tăng trưởng GDP trong nước |
GDP tăng → Tăng mua hàng hóa nước ngoài và tăng nhập khẩu |
GDP giảm → Tiảm mua hàng hóa nước ngoài và giảm nhập khẩu |
Tăng trưởng GDP của nước giao thương đối tác |
GDP tăng → Thúc đẩy việc bán hàng cho quốc gia đối tác và tăng xuất khẩu |
GDP giảm → Doanh thu từ việc bán hàng cho quốc gia đối tác giảm và xuất khẩu giảm |
Tỷ giá hối đoái |
|
[LOS 2.d] Các trường phái kinh tế liên quan đến chu kỳ
1. Kinh tế học tân cổ điển (Neoclassical school):
Trường phái này cho rằng sự dịch chuyển của AD và AS chủ yếu đến từ sự thay đổi của công nghệ qua thời gian. Chu kỳ kinh doanh là kết quả của sự sai lệch tạm thời so với trạng thái cân bằng dài hạn (Long-run equilibrium) → Nền kinh tế có xu hướng đi đến đến trạng thái cân bằng toàn dụng (Full-employment equilibrium).
2. Kinh tế học Keynesian (Keynesian school)
Trường phái này cho rằng sự thay đổi trong AD đến từ những thay đổi trong kỳ vọng về nền kinh tế và từ đó hình thành chu kỳ kinh doanh. Những biến động này là do sự thay đổi về mức độ lạc quan của những người điều hành doanh nghiệp.
Trường phái kinh tế học Keynesian cho rằng tiền lương được coi là cứng nhắc, khó tự động giảm xuống (Downward sticky) nên việc giảm tiền lương để tăng SRAS rất khó thực hiện. Chính vì vậy mà trường phái này đưa ra chính sách khuyến nghị để khôi phục GDP toàn dụng bao gồm việc chính phủ cần thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa để ảnh hưởng đến AD.
3. Kinh tế học Keynesian mới (New Keynesian school)
Trường phái này tương tự trường phái kinh tế học Keynesian nhưng thêm yếu tố giá đầu vào của các nhân tố khác ngoài lao động cũng mang tính chất “downward sticky”.
4. Trường phái trọng tiền (Monetarist school)
Trường phái này cho rằng sự thay đổi của tốc độ tăng cung tiền (rate of growth of money supply) dẫn đến sự thay đổi của AD và từ đó tạo nên chu kỳ kinh doanh.
Suy thoái có thể đến từ sự giảm cung tiền không phù hợp hoặc do các cú sốc bên ngoài
→ Ngân hàng trung ương nên tuân theo chính sách tăng cung tiền ổn định và có thể dự đoán được.
5. Trường phái kinh tế học Áo (Austrian school)
Trường phái này cho rằng chu kỳ kinh doanh là hệ quả của tác động của chính phủ vào nền kinh tế.
Khi chính phủ tiến hành can thiệp nhằm kích thích nền kinh tế thông qua việc giảm lãi suất, các công ty sẽ đầu tư quá mức so với nhu cầu thực tế → Cần giảm output, dẫn đến suy thoái.
6. Kinh tế học cổ điển mới (New classical school)
Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực (Real Business Cycle) cho rằng ảnh hưởng của các biến số kinh tế thực (thay đổi công nghệ và các cú sốc bên ngoài) tạo nên chu kỳ kinh doanh thay vì các yếu tố tiền tệ.
Thị trường mở rộng và thu hẹp là những phản ứng hiệu quả của thị trường đối với cú sốc thực sự từ bên ngoài. Vì vậy trường phái này khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách không nên cố gắng chống lại các chu kỳ kinh doanh.
[LOS 2.e] Giải thích các chỉ báo kinh tế cũng như chức năng và hạn chế của chúng
Chỉ báo kinh tế |
Cách dùng |
Một số chỉ báo phổ biến |
Chỉ báo nhanh |
Đổi chiều trước giai đoạn đỉnh hoặc đáy trong chu kỳ kinh doanh (tín hiệu đi trước biến động giá). |
|
Chỉ báo trùng (Coincident indicators) |
Đổi chiều gần trùng khớp với giai đoạn đỉnh hoặc đáy của chu kỳ kinh doanh |
|
Chỉ báo chậm (Lagging indicators) |
Đổi chiều sau giai đoạn của chu kỳ dinh doanh, cho thấy giai đoạn tăng trưởng hoặc suy thoái đang và đã xảy ra |
|
[LOS 2.f] Mô tả các loại thất nghiệp và các cách đo lường tỷ lệ thất nghiệp [PREREQUISITE CONTENT]
1. Các loại thất nghiệp
Thất nghiệp tạm thời (Frictional unemployment): gây ra bởi độ trễ thời gian cần thiết để người lao động đang thất nghiệp có thể tìm được công việc phù hợp với kỹ năng và trình độ của họ.
Thất nghiệp cơ cấu (Structural unemployment): kết quả của những thay đổi kinh tế dài hạn làm loại bỏ một số việc làm trong khi tạo ra những công việc khác mà người lao động thất nghiệp không đủ tiêu chuẩn → Đòi hỏi người lao động phải học các kỹ năng mới để đáp ứng các công việc có sẵn.
Thất nghiệp chu kỳ (Cyclical unemployment): mang giá trị dương (hoặc âm) khi nền kinh tế sản xuất ít hơn (hoặc nhiều hơn) GDP thực tiềm năng (Potential real GDP).
2. Cách đo lường thất nghiệp
Lực lượng lao động (Labor force) bao gồm tất cả những người đang có hoặc không có việc làm nhưng đang trong quá trình tìm việc (mong muốn có việc làm). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (Labor force participation ratio/ Participation ratio) được tính như sau:
Trong đó:
- Participation ratio: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
- The labor force: Lực lượng lao động
- Working-age population: Những người nằm trong độ tuổi lao động
Người thất nghiệp (Unemployed) là người nằm trong lực lượng lao động, không có việc làm nhưng đang trong quá trình tìm việc. Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate) được tính như sau:
Trong đó:
- Unemployment rate: Tỷ lệ thất nghiệp
- The unemployed in the labor force: Số người thất nghiệp trong lực lượng lao động
- The labor force: Số người trong lực lượng lao động
Người khiếm dụng lao động (Underemployed) bao gồm người lao động được tuyển vào các vị trí part time nhưng mong muốn được làm công việc full time, hoặc làm những công việc chỉ được trả lương thấp và không tận dụng hết kinh nghiệm và kỹ năng của họ.
Thất nghiệp tự nguyện (Voluntarily unemployed) bao gồm những người tự nguyện đứng ngoài nhóm lực lượng lao động.
Lao động thoái chí (Discouraged worker) bao gồm những người có khả năng làm việc nhưng không có việc làm và không chủ động tìm việc.
[Pre.ii] Giải thích lạm phát, siêu lạm phát, thiếu phát và giảm phát
Lạm phát (Inflation):
-
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá theo thời gian.
-
Lạm phát làm giảm sức mua của tiền tệ.
Siêu lạm phát (Hyperinflation):
-
Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng quá mức kiểm soát.
-
Siêu lạm phát được cho là có thể phá hủy hệ thống tiền tệ của một quốc gia và gây ra những biến động chính trị và xã hội.
Thiểu phát (Disinflation): Thiểu phát là hiện tượng tỷ lệ lạm phát giảm dần theo thời gian nhưng vẫn mang giá trị dương.
Giảm phát (Deflation):
-
Giảm phát xảy ra khi mức giá giảm liên tục (tức là tỷ lệ lạm phát âm).
-
Giảm phát thường đi cùng với suy thoái.
[Pre.iii] Giải thích các chỉ số đo lường lạm phát
1. Các loại chỉ số giá
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI) dùng để so sánh giá của rổ hàng hóa hôm nay với giá của rổ hàng hóa ở giai đoạn trước, được tạo ra bằng cách khảo sát người tiêu dùng.
Trong đó:
- Cost of basket at current price: Giá hiện tại của rổ hàng hóa
- Cost of basket at base period price: Giá gốc của rổ hàng hóa
Chỉ số giá cả của chi phí tiêu dùng cá nhân (Personal consumption expenditure) tương tự như CPI nhưng chỉ số này được tạo ra bằng cách khảo sát các doanh nghiệp.
Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index - PPI) hay Chỉ số giá bán buôn (Wholesale Price Index - WPI) theo dõi những thay đổi về giá mà các nhà sản xuất trong nước phải chi trả cho các mặt hàng như nhiên liệu, nông sản, máy móc và thiết bị. PPI là một chỉ báo tốt về những thay đổi trong tương lai của chỉ số CPI.
Lạm phát toàn phần (Headline inflation) là các chỉ số giá cho rổ bao gồm tất cả các loại hàng hóa.
Lạm phát cơ bản (Core inflation) là các chỉ số giá cho rổ hàng hóa sau khi loại trừ các mặt hàng thực phẩm và năng lượng vì giá của những mặt hàng này thường biến động nhiều.
2. Các phương pháp tính lạm phát
Chỉ số Laspeyres (Laspeyres index): Sử dụng một rổ hàng hóa và dịch vụ của năm gốc (base) để tính chỉ số giá.
Chỉ số Paasche (Paasche index): Sử dụng rổ hàng hóa hiện tại (current) để tính chỉ số giá.
Chỉ số Fisher (Fisher index): Là trung bình nhân của chỉ số Laspeyres và chỉ số Paasche.
[Pre.iv] So sánh các biện pháp đo lường lạm phát, bao gồm chúc năng và hạn chế
Các nhân tố khiến chỉ số Laspeyres ước lượng lệch lên trên bao gồm:
Thiên lệch sản phẩm mới (new products bias): Sản phẩm mới không được tính đến trong chỉ số Laspeyres vì chỉ số này dùng một rổ hàng hóa cố định.
Thiên lệch chất lượng (quality bias): Nếu giá của hàng hóa tăng vì chất lượng của chúng được cải tiến, chỉ số giá vẫn tăng nhưng không phải do lạm phát à Giải quyết bằng phương pháp định giá hưởng thụ (hedonic pricing).
Thiên lệch hàng hóa thay thế (substitution bias): Người tiêu dùng sẽ thay thế các hàng hóa đắt bằng các mặt hàng rẻ hơn trong khi rổ hàng hóa của chỉ số vẫn giữ nguyên à Giải quyết bằng chỉ số giá tiêu dùng theo chuỗi (ví dụ như chỉ số Fisher).
[Pre.v] Phân biệt lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát do cầu kéo
1. Lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation)
Định nghĩa: Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi tổng cung giảm do chi phí sản xuất tăng (ví dụ như lương hoặc nguyên liệu đầu vào).
Dấu hiệu: Tiền lương tăng nhanh hơn mức tăng của ULC à Giá đầu vào bị tăng lên à SRAS giảm à Giá thành phẩm tăng dẫn đến hiện tượng lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation).
Trong đó:
- Unit labor cost: Chi phí nhân công theo đơn vị sản phẩm
- Total labor compensation per hour: Tổng số tiền lương thưởng lao động mỗi giờ
- Output per hour: Sản lượng trong một giờ
Hướng dịch chuyển của AD và SRAS:
2. Lạm phát do cầu kéo (Demand-pull inflation)
Định nghĩa: Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng do cung tiền tăng, chi tiêu chính phủ tăng hoặc các thay đổi khác cũng làm tăng tổng cầu.
Dấu hiệu: Tỷ lệ công suất hiệu dụng cao (high rate of capacity utilization) → Nền kinh tế đang ở mức bằng hoặc cao hơn áp lực lạm phát GDP tiềm ẩn.
Hướng dịch chuyển của AD và SRAS:
3. Sự khác nhau giữa lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát do cầu kéo
Hiệu ứng chi phí đẩy (Cost-push inflation) |
Hiệu ứng cầu kéo (Demand-pull inflation) |
Bắt nguồn từ sự giảm của tổng cung → Giảm GDP xuống dưới GDP tiềm năng |
Bắt nguồn từ sự tăng của tổng cầu → Tăng GDP lên trên GDP tiềm năng |