[Level 1] Equity Investments

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 5: Company analysis: Past and present

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 5 môn EQUITY của chương trình CFA level I

1. Mô tả các yếu tố cần được đề cập trong một báo cáo phân tích công ty

Trong một báo cáo phân tích công ty cần thể hiện các nội dung:

  • Phân tích công ty và phân tích ngành

  • Định giá công ty

  • Khuyến nghị đầu tư

Cấu trúc, nội dung và phong cách của báo cáo tùy thuộc vào mỗi nhà phân tích.

Có hai loại báo cáo nghiên cứu: 

 

Báo cáo nghiên cứu đầu tiên (Initial company research report)

Báo cáo nghiên cứu cập nhật (Subsequent company research report)

Mục đích chính

Mô tả tổng quan về chứng khoán

  • Báo cáo ngắn hơn về các chủ đề cụ thể

  • Cập nhật khuyến nghị sau khi nhà phân tích nhận được thông tin mới

  • Tiến hành phân tích bổ sung, đặc biệt sau khi tổ chức phát hành báo cáo kết quả tài chính

Đối tượng chính

Những người chưa có hiểu biết về tổ chức phát hành hoặc về chứng khoán

Những người đã quen thuộc với tổ chức phát hành hoặc chứng khoán và yêu cầu cập nhật dựa trên thông tin và phân tích mới hoặc thay đổi trong khuyến nghị của nhà phân tích

Các yếu tố trong Initial company research report

Front Matter

  • Tên tổ chức phát hành và mã chứng khoán

  • Khuyến nghị đầu tư (mua, bán, nắm giữ) và giá mục tiêu

  • Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm và các yếu tố pháp lý khác

Khuyến nghị

  • Khuyến nghị đầu tư

Mô tả công ty

  • Chiến lược và mô hình kinh doanh của tổ chức phát hành

  • Các biểu đồ và số liệu giải thích—ví dụ: cơ cấu doanh thu và lợi nhuận theo sản phẩm, địa lý, v.v.

Tổng quan ngành & lợi thế cạnh tranh

  • Quy mô ngành, tốc độ tăng trưởng và động lực chính, xu hướng thị phần, lợi nhuận trong quá khứ và triển vọng

  • Phân tích cạnh tranh (mô hình Five Forces của Porter)

  • Phân tích các ảnh hưởng bên ngoài ngành như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp lý và môi trường (phân tích “PESTLE”)

  • Đánh giá vị thế và chiến lược của công ty trong ngành

Phân tích tài chính

  • Đánh giá các yếu tố chính thúc đẩy doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền, việc sử dụng và nguồn vốn của tổ chức phát hành

  • Dự báo các động lực chính và các yếu tố hỗ trợ

  • Báo cáo tài chính lịch sử và dự báo

Định giá

  • Ước tính giá trị công ty và chứng khoán với giá mục tiêu

  • Thường bao gồm các phương pháp tiếp cận giá trị tương đối và giá trị hiện tại

  • Mô tả về các đầu vào chính, kịch bản và phân tích độ nhạy

Yếu tố ESG

  • Đánh giá các chỉ số và rủi ro ESG

  • Cơ cấu sở hữu và cơ cấu quản lý

  • Phúc lợi điều hành

Rủi ro

  • Đánh giá các rủi ro giảm giá và rủi ro tăng giá trọng yếu và mô tả về cách chúng được xem xét trong phân tích và định giá tài chính

Các yếu tố trong Subsequent Company Research Report 

Front Matter

  • Tên nhà phân tích

  • Tên tổ chức phát hành

  • Mã chứng khoán giao dịch

  • Khuyến nghị đầu tư: mua, bán, nắm giữ

  • Giá hiện tại và giá mục tiêu

  • Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm và các yếu tố pháp lý khác

Khuyến nghị 

  • Khuyến nghị đầu tư

  • Tổng hợp các thay đổi về khuyến nghị và giải thích bổ sung

Phân tích thông tin mới

  • So sánh kết quả thực tế theo quý với kết quả kỳ vọng

  • Giải thích của nhà phân tích về thông tin mới và những thay đổi trong dự báo

  • Báo cáo tài chính lịch sử và dự báo

Định giá

  • Ước tính giá trị công ty và chứng khoán với giá mục tiêu

  • Thảo luận về những thay đổi so với báo cáo định giá trước đó

Rủi ro

  • Cập nhật các yếu tố rủi ro từ báo cáo trước đó theo những thay đổi mới

 

2. Mô tả mô hình kinh doanh của công ty

Nhắc lại kiến thức LOS 7.a, Module 7 - Business model, chủ đề Corporate issuers

Các đặc điểm của mô hình kinh doanh dùng để phân tích

Tuyên ngôn về giá trị

Chuỗi giá trị

Khả năng sinh lời

  • Khách hàng mục tiêu

  • Sản phẩm dịch vụ cung cấp

  • Kênh phân phối

  • Giá bán sản phẩm

  • Các hoạt động kinh doanh

  • Giá trị thặng dư và chi phí trên mỗi đơn vị 

  • Lợi thế cạnh tranh

  • Biên lợi nhuận

  • Điểm hòa vốn

  • Lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm

Nhà phân tích có thể tìm kiếm những thông tin trên thông qua 4 nguồn chính: 

  • Thông tin từ tổ chức phát hành (Issuer sources)

  • Thông tin công khai của bên thứ ba (Public third-party sources)

  • Thông tin độc quyền của bên thứ ba (Proprietary third-party sources)

  • Các nghiên cứu của chính các nhà phân tích (Proprietary primary research)

 

3. Đánh giá doanh thu và các yếu tố thúc đẩy doanh thu của công ty, bao gồm cả quyền định giá

3.1. Các yếu tố thúc đẩy doanh thu

Các nhà phân tích có thể chọn cách tiếp cận từ dưới lên (Bottom-up) hoặc từ trên xuống (Top-down) để xác định các yếu tố thúc đẩy doanh thu:

3.1.1. Tiếp cận từ trên xuống 

Phân tích thị phần (market share), quy mô thị trường (market size), tăng trưởng GDP (GDP growth)

Quy mô thị trường: Tổng doanh thu của tất cả các công ty trên thị trường.

Thị phần: Tỷ lệ doanh thu của công ty so với kích cỡ của thị trường (market size).

Tăng trưởng GDP: Tăng trưởng doanh thu của thị trường một quốc gia.

Tăng trưởng GDP và thị phần rất dễ xác định vì dữ liệu về doanh thu và tăng trưởng GDP thường có sẵn.

Thách thức nằm ở việc xác định quy mô thị trường, quy mô thị trường có thể được xác định bằng cách:

  • Xem xét các báo cáo về mức tiêu dùng của người tiêu dùng theo khu vực thị trường trong một quốc gia và điều chỉnh.

  • Bao gồm tất cả doanh số bán các sản phẩm tương tự và xem xét các sản phẩm thay thế một cách riêng biệt.

3.1.2. Tiếp cận từ dưới lên

Phân tích theo giá cả và sản lượng; doanh thu theo bộ phận; doanh thu theo địa lý.

 

3.2. Quyền định giá

Giá cả là yếu tố thúc đẩy doanh thu của mọi doanh nghiệp.

Theo lý thuyết, giá cả được quyết định bởi các đơn vị quản lý, tuy nhiên, trên thực tế, giá cả bị hạn chế bởi quyền định giá của công ty.

Quyền định giá (Pricing power) đề cập đến khả năng của công ty trong việc định giá và các điều khoản kinh tế khác với khách hàng mà không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của công ty.

Quyền định giá là một chức năng của cả cấu trúc thị trường (được đề cập trước đó trong môn Economics) và vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường của nó.

Thị trường cạnh tranh

(Quyền định giá thấp)

Thị trường không cạnh tranh

(Quyền định giá cao)

Cấu trúc thị trường: cạnh tranh hoàn hảo

Cấu trúc thị trường: cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm hoặc độc quyền.

Đặc điểm:

  • Ít hoặc gần như không có sự khác biệt về sản phẩm

  • Rào cản gia nhập thấp

  • Sản phẩm thay thế có sẵn

  • Thiếu khách hàng trung thành

  • Chi phí chuyển đổi cho khách hàng thấp

  • Doanh nghiệp không có quyền định giá, tất cả doanh nghiệp đều bán sản phẩm ở cùng mức giá

  • Về mặt dài hạn, sự cạnh tranh buộc giá giảm xuống mức chi phí biên, doanh nghiệp khó kiếm được lợi nhuận kinh tế.

Đặc điểm:

  • Có sự khác biệt về sản phẩm

  • Rào cản gia nhập cao

  • Thiếu sự thay thế

  • Tỷ lệ khách hàng trung thành cao

  • Chi phí chuyển đổi cho khách hàng cao hơn

  • Các công ty có thể tăng giá hoặc thay đổi các điều kiện kinh tế khác mà không ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng.

Ví dụ: ngành bán lẻ, xăng dầu và tài nguyên thiên nhiên, ngân hàng, bảo hiểm, thực phẩm, vận chuyển và một vài loại hình công nghệ phần cứng.

Ví dụ: hàng tiêu dùng có thương hiệu, tiện ích, dược phẩm được cấp bằng sáng chế, phần mềm, nhà hàng, mạng thanh toán, thiết bị y tế và một số loại bất động sản.

 

4. Đánh giá lợi nhuận hoạt động và vốn lưu động của công ty

4.1. Đánh giá lợi nhuận hoạt động

4.1.1. Chi phí hoạt động

Báo cáo tài chính của công ty thể hiện 3 loại chi phí:

Chi phí hoạt động (Operating cost): Chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra hoặc có liên quan đến doanh thu kỳ hiện tại: tất cả các chi phí liên quan đến việc mua, sản xuất, bán, cải tiến và giao hàng hóa, dịch vụ,…

Chi phí tài chính (Investing cost): Chi phí liên quan đến việc mua tài sản dài hạn, bao gồm tài sản hữu hình như tài sản, thiết bị và tài sản vô hình như phần mềm, nhãn hiệu và bằng sáng chế.

Chi phí tài trợ (Financing cost): Bao gồm các khoản thanh toán cho chủ nợ và chủ sở hữu như lợi tức đầu tư của họ.

Có thể phân loại chi phí hoạt động theo 3 cách:

Hành vi với đầu ra

Liệu chi phí có thay đổi theo sản lượng hay không

Bản chất

Chi phí sử dụng vào hoạt động gì

Chức năng

Mục đích của chi phí là gì

  • Chi phí biến đổi thay đổi theo sản lượng

  • Chi phí cố định không thay đổi theo sản lượng

  • Phúc lợi cho nhân viên

  • Nguyên liệu thô

  • Hàng hóa

  • Văn phòng phẩm

  • Giá vốn hàng bán

  • Sales và Marketing

  • Quản lý doanh nghiệp

  • Nghiên cứu và phát triển

4.1.2. Hành vi với đầu ra: Chi phí cố định và chi phí biến đổi

Phân biệt hai loại chi phí này rất hữu ích vì tỷ lệ chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC) trong chi phí hoạt động ảnh hưởng đến tính ổn định và khả năng dự đoán của lợi nhuận hoạt động.

Operating profit = [Q × (P −VC)] − FC

Để một công ty có lãi, từ phương trình trên có thể thấy rõ rằng: [Q × (P −VC)] phải lớn hơn FC, do đó:

  • (P − VC) phải dương (>0)

  • Q phải đủ cao

Lượng chi phí cố định trong cơ cấu chi phí hoạt động của tổ chức phát hành được gọi là đòn bẩy hoạt động (DOL).

Nếu DOL cao (chi phí hoạt động phần lớn là cố định) và tỷ suất lợi nhuận đóng góp là dương thì:

  • Khi Q tăng → Lợi nhuận hoạt động tăng mạnh

  • Khi Q giảm → Lợi nhuận hoạt động giảm mạnh

⇒ DOL thể hiện được cả lợi nhuận và rủi ro.

4.1.3. Phân loại chi phí hoạt động theo bản chất và theo chức năng; Đo lường lợi nhuận hoạt động

Thay vì phân loại theo chi phí cố định và chi phí thay đổi, IFRS và US GAAP yêu cầu các tổ chức phát hành công bố chi phí hoạt động bằng cách sử dụng phân loại chi phí theo bản chất hoặc chi phí theo chức năng.

Việc phân loại chi phí hoạt động theo chức năng được sử dụng để tính toán và phân biệt các thước đo lợi nhuận chính được sử dụng trong phân tích và dự báo, được mô tả trong biểu đồ sau.

Lợi nhuận gộp, EBITDA và EBIT là thước đo lợi nhuận hoạt động thể hiện các chi phí chức năng khác nhau trong định nghĩa của chúng.

Nói chung, phần lớn chi phí bán hàng có thể thay đổi, do đó tỷ suất lợi nhuận gộp là thước đo gần đúng về tỷ suất lợi nhuận đóng góp.

Các chi phí hoạt động khác như bán hàng và tiếp thị, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu và phát triển có xu hướng cố định phần lớn và có thể có một thành phần thay đổi như hoa hồng bán hàng.

Chi phí khấu hao được cố định trừ khi tổ chức phát hành sử dụng đơn vị sản phẩm làm phương pháp khấu hao.

Đối với hầu hết các công ty, động lực chính của chi phí hoạt động trong dài hạn là sản lượng, kể cả đối với chi phí cố định, vì tăng trưởng sản lượng thường đòi hỏi tăng trưởng về tài sản, vốn nhân lực, hàng hóa và dịch vụ mua vào.

→ Các nhà phân tích thường thể hiện chi phí hoạt động dưới dạng phần trăm doanh thu.

Ngoài chi phí hoạt động, các cân nhắc bổ sung bao gồm lợi nhuận của ngành, tính kinh tế theo quy mô và tính kinh tế theo phạm vi.

  • Lợi nhuận của ngành sẽ được thảo luận chi tiết trong Module tiếp theo. (Module 6)

  • Tính kinh tế theo quy mô xảy ra khi tăng sản lượng làm giảm chi phí đơn vị. Ý tưởng cơ bản là chi phí cố định của công ty đang được phân bổ cho lượng sản phẩm lớn hơn.

  • Tính kinh tế theo phạm vi xảy ra khi có thêm các bộ phận hoặc dòng sản phẩm dẫn đến giảm chi phí đơn vị. Điều này có thể xảy ra nếu nhiều bộ phận hoặc dòng sản phẩm chia sẻ chi phí và giảm bớt sự dư thừa.

4.2. Vốn lưu động

Nhắc lại kiến thức môn Corporate Issuers, các nhà phân tích có thể đánh giá việc quản lý vốn lưu động của công ty theo vòng quay tiền. Vòng quay tiền càng dài thì công ty càng cần tài trợ cho vốn lưu động.

Một thước đo quan trọng khác là tỷ lệ vốn lưu động ròng trên doanh thu (net working capital to sales).

  • Khi vốn lưu động ròng dương, công ty có thể tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động từ các nguồn nội bộ.

  • Khi vốn lưu động ròng âm, nguồn tài chính được cung cấp từ các nguồn bên ngoài.

 

5. Đánh giá các khoản đầu tư vốn và cơ cấu vốn của công ty

5.1. Nguồn vốn và sử dụng vốn

Nguồn vốn

Sử dụng vốn

  • Dòng tiền hoạt động, bao gồm vốn lưu động ròng (nếu vốn lưu động ròng âm)

  • Phát hành trái phiếu

  • Phát hành cổ phiếu

  • Thanh lý tài sản

  • Tiền mặt và các khoản đầu tư hiện có

  • Vốn lưu động ròng (nếu vốn lưu động ròng  dương)

  • Chi phí vốn và bổ sung vào tài sản vô hình

  • Mua lại

  • Trả nợ

  • Cổ tức và mua lại cổ phần

 

5.2. Đánh giá các khoản đầu tư vốn và cơ cấu vốn

Đánh giá các khoản đầu tư vốn của công ty liên quan đến việc xác định xem ban quản lý có sử dụng vốn của nhà đầu tư một cách hợp lý hay không bằng cách so sánh lợi tức trên vốn đầu tư (ROIC) với tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư.

Đánh giá cơ cấu vốn của công ty liên quan đến việc xác định liệu cơ hội có lớn hơn rủi ro hay không. Khi đánh giá rủi ro cơ cấu vốn, các nhà phân tích sử dụng các biện pháp như:

  • Tỷ lệ đòn bẩy

  • Tỷ lệ bao phủ

  • Đòn bẩy tài chính (DFL): là thước đo định lượng về độ nhạy cảm của những thay đổi trong thu nhập ròng (hoặc EPS) của công ty đối với những thay đổi trong thu nhập hoạt động.