[Level 1] Derivatives

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 6: Pricing and valuation of futures contracts

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 6 môn DER của chương trình CFA level I

I. So sánh giữa giá trị vị thế và giá của hợp đồng kỳ hạn (forward price) và hợp đồng tương lai (future price)

1. Định giá hợp đồng tương lai tại thời điểm phát sinh hợp đồng ban đầu

Tại thời điểm phát sinh hợp đồng ban đầu, giá trị vị thế và giá của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là như nhau.

Giá trị vị thế

V0(T) = 0

Giá của hợp đồng

(tài sản cơ sở không phát sinh lợi ích/chi phí)

Giá của hợp đồng

(tài sản cơ sở phát sinh lợi ích/chi phí)

 

2. Định giá hợp đồng tương lai trong suốt thời hạn hợp đồng

 

Hợp đồng tương lai (Futures)

Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)

Giá hợp đồng

Cả giá hợp đồng và giá trị vị thế đều thay đổi khi lãi và lỗ theo giá trị thị trường hàng ngày (mark-to-market) được thanh toán

Cố định qua thời gian

Giá trị vị thế

Biến động theo sự thay đổi về giá trị của tài sản cơ sở theo thời gian

 

Giá trị MTM (Mark-to-market) của hợp đồng kỳ hạn thay đổi sẽ không được thanh toán cho đến thời điểm đáo hạn hợp đồng.

→ Không có tiền mặt nào được trao đổi từ khi bắt đầu hợp đồng cho đến đáo hạn.

→ Phát sinh rủi ro tín dụng của đối tác (counterparty risk) theo thời gian.

Giá trị MTM (Mark-to-market) của hợp đồng tương lai thay đổi được phản ánh thông qua cơ chế thanh toán hàng ngày, thiết lập lại giá trị MTM về 0 tại các mốc thanh toán.

→ Biên độ biến động được trao đổi để hai bên thanh toán phần chênh lệch.

→ Giảm rủi ro tín dụng của đối tác.

 

3. Thanh toán hợp đồng lãi suất tương lai (interest rate futures)

Mục 1 và 2 mô tả sự khác nhau tổng quan về giá trị vị thế và giá hợp đồng giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn, tại mục 3 chúng ta sẽ đánh giá sự khác nhau giữa hợp đồng lãi suất của hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn.

Tương tự với hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA), hợp đồng lãi suất tương lai được hình thành cũng cho phép hai bên tham gia vào hợp đồng xác định một khoản vay trong tương lai theo một lãi suất được xác định tại thời điểm hiện tại.

Khác với hợp đồng lãi suất kỳ hạn với tài sản cơ sở là lãi suất, hợp đồng lãi suất tương lai giao dịch dựa trên giá của hợp đồng, có mức giá được tính toán như sau: Giá hợp đồng tương lai = 100 – yield, với công thức:

Trong đó:

  • : Giá hợp đồng tương lai 

  • : Lãi suất tham chiếu trong kỳ hạn (B – A) bắt đầu từ thời điểm A

Các hợp đồng lãi suất tương lai được tất toán lãi, lỗ hàng ngày. Giá trị hợp đồng thay đổi trên mỗi 0,01% (= 1 bp) thay đổi của mXức lãi suất MRR được gọi là giá trị điểm cơ bản (Basis point value - BPV). Với công thức như sau:

BPV = Mệnh giá × 0.01% × Kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn

 

4. Thanh toán hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA)

Khoảng thanh toán ròng đối với hợp đồng FRA được tính dựa trên chênh lệch giữa MRR và lãi suất được xác định trong hợp đồng (IFR):

Tuy nhiên, khoản thanh toán này thực tế lại xảy ra tại thời điểm bắt đầu khoản vay, do đó, ta cần tính giá trị hiện tại của nó, bằng cách chiết khấu về hiện tại với mức lãi suất MRR:

 

5. So sánh hợp đồng lãi suất tương lai và hợp đồng lãi suất kỳ hạn

Loại hợp đồng

Để có lãi khi MRR tăng

Để có lãi khi MRR giảm

Hợp đồng lãi suất tương lai

Vào vị thế bán hợp đồng lãi suất tương lai (trả mức giá trên MRR)

Vào vị thế mua hợp đồng lãi suất tương lai (nhận mức giá trên MRR) 

Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRAs)

Vào vị thế mua hợp đồng lãi suất kỳ hạn (trả lãi suất cố định, nhận lãi suất thả nổi)

Vào vị thế bán hợp đồng lãi suất kỳ hạn (trả lãi suất thả nổi, nhận lãi suất cố định)

 

II. Giải thích sự khác nhau giữa giá hợp đồng kỳ hạn và giá hợp đồng tương lai

1. Sự khác nhau giữa giá hợp đồng kỳ hạn và giá hợp đồng tương lai

Sự khác biệt chính là do các mô hình dòng tiền khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai:

Hợp đồng tương lai

Lãi/lỗ của hợp đồng được thanh toán theo giá trị thị trường hàng ngày (mark-to-market)

Hợp đồng kỳ hạn

Lãi/lỗ của hợp đồng được thanh toán tại thời điểm đáo hạn hợp đồng

Sự khác biệt về giá của hợp đồng kỳ hạn so với hợp đồng tương lai xảy ra khi:

  • Lãi suất không thể dự đoán trước.

  • Giá tài sản cơ bản và lãi suất có tương quan với nhau (Đề cập chi tiết bên dưới).

1.1. Giá tài sản cơ bản và lãi suất có tương quan dương với nhau

Giá tài sản cơ bản và lãi suất cùng tăng

Khi giá tài sản cơ bản tăng: Vị thế mua có lãi khi được mua với giá hợp đồng thấp hơn giá thị trường. 

  • Đối với hợp đồng tương lai: Lãi được thanh toán theo giá trị thị trường hàng ngày.

  • Đối với hợp đồng kỳ hạn: Lãi được thanh toán tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.

Khi lãi suất tăng: Vị thế mua hợp đồng tương lai sau khi nhận được lãi thanh toán hàng ngày có thể tái đầu tư với mức lãi suất cao.

Giá tài sản cơ bản và lãi suất cùng giảm

Khi giá tài sản cơ bản giảm: Vị thế mua bị lỗ khi phải mua với giá hợp đồng cao hơn giá thị trường. 

  • Đối với hợp đồng tương lai: Lỗ phải thanh toán theo giá trị thị trường hàng ngày.

  • Đối với hợp đồng kỳ hạn: Lỗ phải thanh toán tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.

Khi lãi suất giảm: Vị thế mua hợp đồng tương lai phải thanh toán khoản tiền lỗ bằng tiền vốn chủ sở hữu hoặc tiền đi vay, khoản tiền đi vay có thể được vay với lãi suất thấp.

 

1.2. Giá tài sản cơ bản và lãi suất có tương quan âm với nhau

Giá tài sản cơ bản tăng và lãi suất giảm

Khi giá tài sản cơ bản tăng: Vị thế mua có lãi khi được mua với giá hợp đồng thấp hơn giá thị trường. 

  • Đối với hợp đồng tương lai: Lãi được thanh toán theo giá trị thị trường hàng ngày.

  • Đối với hợp đồng kỳ hạn: Lãi được thanh toán tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.

Khi lãi suất tăng: Vị thế mua hợp đồng tương lai sau khi nhận được lãi thanh toán hàng ngày có thể tái đầu tư nhưng với mức lãi suất thấp.

Giá tài sản cơ bản giảm và lãi suất tăng

Khi giá tài sản cơ bản giảm: Vị thế mua bị lỗ khi phải mua với giá hợp đồng cao hơn giá thị trường. 

  • Đối với hợp đồng tương lai: Lỗ phải thanh toán theo giá trị thị trường hàng ngày.

  • Đối với hợp đồng kỳ hạn: Lỗ phải thanh toán tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.

Khi lãi suất tăng: Vị thế mua hợp đồng tương lai phải thanh toán khoản tiền lỗ bằng tiền vốn chủ sở hữu hoặc tiền đi vay, khoản tiền đi vay phải vay với lãi suất cao.


2. Sự khác nhau giữa lãi suất của hợp đồng kỳ hạn và lãi suất của hợp đồng tương lai

Hợp đồng lãi suất tương lai có thể được coi là tương đương với một hợp đồng FRA, nhưng được giao dịch trên sàn. Tuy nhiên, mức giá của hợp đồng lãi suất tương lai và kỳ hạn vẫn tồn tại một số khác biệt nhất định do thiên lệch về độ lồi (convexity bias) tồn tại.

Hiện tượng này xảy ra một cách khá tương tự như convexity của các công cụ trái phiếu và được minh họa qua hình ảnh dưới đây:

A black and red background with text

Description automatically generated