[Level 1] Equity Investments

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 7: Company analysis: Forecasting

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 7 môn EQUITY của chương trình CFA level I

1. Giải thích các nguyên tắc và cách tiếp cận với dự báo kết quả tài chính và vị thế của một công ty

1.1. Đối tượng dự báo 

4 đối tượng dự báo phổ biến:

Các yếu tố tác động thuộc báo cáo tài chính

Có thể dự báo gián tiếp thông qua các yếu tố tác động của dòng báo cáo tài chính.

Ví dụ: Trong case study của Warehouse Club Inc, doanh thu thuần mỗi năm được phân tích bằng cách sử dụng hai động lực từ dưới lên: số lượng cửa hàng mở trung bình và doanh thu thuần trung bình trên mỗi cửa hàng.

Các khoản mục thuộc báo cáo tài chính

  • Dự báo trực tiếp các khoản mục thuộc báo cáo tài chính.

  • Có thể phù hợp để phân tích các khoản mục không rõ ràng về các yếu tố làm ảnh hưởng đến chúng, các khoản mục không trọng yếu, và các khoản mục mà các nhà phân tích dành ít sự quan tâm.

Ví dụ: Chi phí khấu hao (amortization) trên báo cáo thu nhập

Các thước đo 

  • Sử dụng các chỉ số như dòng tiền tự do, lợi nhuận trên cổ phiếu, và tổng tài sản.

  • Phù hợp nếu thước đo ổn định và có thể dự đoán được, hoặc nếu việc công bố thông tin của nhà phát hành bị hạn chế nghiêm trọng.

Các khoản mục đặc biệt

Tính đến các sự kiện mà báo cáo tài chính của một công ty chưa báo cáo.

Ví dụ: Các khoản nợ tiềm tàng (vd: thay đổi quy định liên quan đến các chi phí trong tương lai…) và khoản lãi hoặc lỗ tiềm ẩn (vd: lợi nhuận bất ngờ từ một chiến thắng trong một vụ kiện…)

Lựa chọn đối tượng dự báo của nhà phân tích phụ thuộc vào thông tin có sẵn, tính hiệu quả, độ chính xác, giá trị giải thích và tính có thể kiểm chứng.

Một vài lưu ý cho các đối tượng dự báo:

  • Tốt nhất nên sử dụng các đối tượng dự báo được công bố thường xuyên hoặc có thể được tính toán trực tiếp từ các đối tượng được công bố thường xuyên.

  • Các nhà phân tích nên sử dụng các phán đoán chủ quan để tập trung vào những yếu tố gây ảnh hưởng quan trọng nhất và sử dụng các báo cáo tổng hợp ngắn nhằm đưa ra những kết luận mang tính tổng quan về những thay đổi liên quan đến báo cáo dự phóng. 

  • Thông tin không được công bố thường xuyên phù hợp để đưa ra dự báo nhưng có thể gặp khó khăn khi sử dụng trực tiếp vì dự báo không thể được xác nhận một cách kịp thời.

  • Nhà phân tích nên tránh làm cho các mô hình dự báo phức tạp hơn hoặc chi tiết hơn mức cần thiết.

1.2. Các phương pháp dự báo

 

Phù hợp với

Không phù hợp với

Kết quả lịch sử (Historical results): Giả định quá khứ sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai

  • Công ty và ngành không có tính chu kỳ hoặc trong giai đoạn trưởng thành.

  • Các đối tượng dự báo không trọng yếu.

  • Công ty thuộc ngành có tính chu kỳ.

  • Công ty thay đổi chiến lược cạnh tranh của họ hoặc tái cơ cấu.

Lãi suất cơ bản lịch sử và sự hội tụ (Historical base rates and convergence): Sử dụng các thước đo trung bình ngành

  • Ngành được thành lập với nhiều đối thủ cạnh tranh đang được giao dịch công khai.

  • Các ngành dự kiến ​​có ít thay đổi về cơ cấu hoặc ít sự gián đoạn từ các yếu tố ngoại lai.

  • Ngành mới hoặc thay đổi nhanh chóng nên việc tính base rate là khó khăn và ít sự liên kết.

  • Các công ty trong ngành có tính chu kỳ.

  • Công ty chiếm ưu thế trong ngành.

Hướng dẫn quản lý (Management guidance): Sử dụng các báo cáo dự phóng của các công ty do ban quản lý đưa ra

  • Khi ban quản lý đã được chứng minh là đưa ra những ước tính hợp lý trong quá khứ.

  • Công ty trong ngành có tính chu kỳ

Dự báo tùy ý của nhà phân tích (Analyst’ discretionary forecast):
Sử dụng dự báo của các nhà phân tích

Khi các phương pháp kể trên không phù hợp

 

1.3. Khoảng thời gian dự báo

Việc lựa chọn khoảng thời gian dự báo được xác định bởi:

  • Chiến lược đầu tư đối với chứng khoán đang được xem xét.

  • Tính chu kỳ của ngành: đủ dài để bao phủ một chu kỳ kinh doanh.

  • Các yếu tố đặc thù của công ty: đủ dài để lợi ích từ sự thay đổi có thể đo lường được.

  • Sở thích của ban quản lý của nhà phân tích.

 

2. Giải thích các phương pháp dự báo doanh thu của một công ty

Phương pháp dự báo doanh thu có thể được sử dụng là phân tích Top-down hoặc Bottom-up
2.1. Các đối tượng dự báo theo phân tích Top-down

Phân tích top-down là phương pháp phân tích đi từ các yếu tố vĩ mô

Tăng trưởng so với tăng trưởng GDP

Tăng trưởng thị trường và thị phần

Dự báo mối quan hệ giữa GDP danh nghĩa và doanh số bán hàng của công ty, hoặc sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP thực để dự báo sản lượng và dự báo lạm phát để ước tính mức giá.

Bắt đầu với ước tính doanh số bán hàng của ngành (tăng trưởng thị trường), sau đó ước tính doanh thu của công ty theo tỷ lệ phần trăm doanh thu của ngành dựa trên thị phần dự kiến của công ty.

2.2. Các đối tượng dự báo theo phân tích Bottom-up

Phân tích bottom-up bắt đầu với một công ty riêng lẻ hoặc các phân khúc kinh doanh của công ty đó

Khối lượng và giá bán trung bình

Dự báo khối lượng (Q) và giá (P) riêng lẻ và nhân với nhau để dự báo doanh thu, thường được sử dụng cho các công ty công bố các yếu tố này.

Doanh thu theo dòng sản phẩm hoặc phân khúc kinh doanh

Dự báo doanh thu cho các sản phẩm, ngành nghề kinh doanh, khu vực địa lý hoặc phân khúc kinh doanh riêng biệt, sau đó kết hợp chúng thành dự báo doanh thu toàn công ty.

Đo lường dựa trên công suất 

 Dự báo tăng trưởng doanh thu cho các dựa trên công suất sản xuất hoặc công suất bán hàng cho các cửa hàng đang mở của công ty và thêm dự báo riêng cho các cửa hàng mới mở.

Đo lường dựa trên lợi nhuận hoặc năng suất

Dự báo các khoản mục trong bảng cân đối kế toán và lợi nhuận mà công ty sẽ kiếm được từ việc đầu tư vào chúng.

Chú ý: Phân biệt doanh thu thường xuyên (recurring revenue) và doanh thu không thường xuyên (non-recurring revenue) hoặc sự tăng trưởng doanh thu:

  • Các khoản mục không thường xuyên (non-recurring) nên được loại trừ khỏi đối tượng dự báo và được xem xét riêng.

  • Các khoản mục không thường xuyên được chia ra làm 2 loại:

+ Những khoản mục được công bố bởi ban quản lý của công ty: thường tập trung vào các sự kiện một lần.

+ Những khoản mục không được công bố bởi ban quản lý, đòi hỏi sự đánh giá của nhà phân tích để xác định.

 

3. Giải thích các phương pháp dự báo chi phí hoạt động và vốn lưu động của một công ty

3.1. Đối tượng dự báo các chi phí hoạt động

a. Giá vốn hàng bán (COGS) và biên lợi nhuận gộp (gross margins)

Vì giá vốn hàng bán có liên quan chặt chẽ đến doanh thu, giá vốn hàng bán dự kiến trong tương lai thường được ước tính là một tỷ lệ phần trăm doanh thu trong tương lai:

COGS dự báo = (COGS trung bình trong quá khứ/doanh thu) × (doanh thu dự kiến)

Hoặc 

COGS dự báo = (1 – biên lợi nhuận gộp) × (doanh thu dự kiến)

Giá vốn hàng bán trong tương lai có thể được ước tính là một tỷ lệ phần trăm biên lợi nhuận gộp:

  • Nếu một công ty đang mất thị phần vào tay các sản phẩm thay thế mới với giá thấp hơn, tỷ suất lợi nhuận gộp có thể sẽ giảm. 

  • Nếu công ty đang giành được thị phần vì nó ra mắt các sản phẩm khác biệt – đặc biệt là nếu công ty kết hợp với việc đạt được lợi thế chi phí – tỷ suất lợi nhuận gộp có thể sẽ tăng lên.

b. Chi phí bán hàng, chi phí hành chính và quản lý doanh nghiệp (SG&A Expenses)

So với COGS, chi phí SG&A ít nhạy cảm hơn với những thay đổi về khối lượng bán hàng.

Chi phí bán hàng và phân phối thường gồm các thành phần chi phí mang tính biến động lớn và có thể được ước tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. Chi phí hành chính và quản lý doanh nghiệp cố định hơn và có thể được ước tính tốt hơn bằng cách sử dụng tốc độ tăng trưởng cố định dựa trên lạm phát tiền lương dự kiến.

Thuyết minh báo cáo tài chính có thể sẽ không cung cấp chi tiết các thông tin của COGS và SG&A theo từng phân khúc kinh doanh. Do đó, các nhà phân tích dự báo từng phân khúc kinh doanh chỉ có thể dựa vào thông tin tóm tắt như biên lợi nhuận hoạt động theo phân khúc.

3.2. Đối tượng dự báo vốn lưu động

Ba mục trong bảng cân đối kế toán bao gồm dự báo vốn lưu động — các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả:

  • Vòng quay hàng tồn kho = COGS/Trung bình hàng tồn kho

→ DOH (Days of inventory on hand) = 365/Vòng quay hàng tồn kho

  • Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu/Trung bình các khoản phải thu

→ DSO (Days of sales outstanding) = 365/Vòng quay khoản phải thu

  • Vòng quay khoản phải trả = Mua hàng/Trung bình các khoản phải trả

→ DOP (Number of Days of Payables) = 365/Vòng quay khoản phải trả

  • Vòng quay tiền mặt = DOH + DSO – DPO

 

4. Giải thích các phương pháp dự báo vốn đầu tư và cấu trúc vốn của một công ty

4.1. Đối tượng dự báo vốn đầu tư

Dự báo vốn đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình đòi hỏi một nhà phân tích sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định việc mua lại và chuyển nhượng, và báo cáo thu nhập để xác định khấu hao và chi phí khấu hao.

4.1.1. Chi phí đầu tư tài sản cố định (Capital expenditure-CAPEX)

CAPEX có thể được chia thành hai loại: maintenance CAPEX và growth CAPEX

Maintenance CAPEX là các chi phí cần thiết để duy trì hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Dự báo dựa trên khấu hao và chi phí khấu hao trong quá khứ.

Growth CAPEX là các khoản đầu tư với mục đích tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn, giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dự báo dựa trên kế hoạch mở rộng của ban quản lý và tăng trưởng doanh thu.

4.1.2. Khấu hao tài sản cố định hữu hình (Depreciation) và khấu hao tài sản cố định vô hình (Amortization)

Dự báo dựa trên:

• Giá trị ròng của PP&E và tài sản vô hình trên bảng cân đối kế toán.

• Thời gian sử dụng hữu ích (useful lives) theo giả định của các chính sách kế toán của ban quản lý.

4.2. Đối tượng dự báo cấu trúc vốn

Dự báo cấu trúc vốn của một công ty thường dựa trên tỷ lệ đòn bẩy của nó (ví dụ: nợ trên tài sản, nợ trên vốn chủ sở hữu).

• Các yếu tố cần xem xét khi dự báo:

✓ Hoạt động của công ty trong quá khứ

✓ Chiến lược tài chính của ban quản lý

✓ Yêu cầu về vốn dựa trên các giả định chi tiêu vốn

✓ Các thông tin từ phía ban quản lý về cơ cấu vốn mục tiêu, tỷ lệ giao ước nợ…

 

5. Mô tả ứng dụng của phân tích tình huống (Scenario analysis) cho dự báo

Bước cuối cùng trong dự báo liên quan đến việc đưa ra một số kịch bản dự báo thay đổi dựa trên các kết quả khác nhau liên quan đến các yếu tố rủi ro chính, chẳng hạn như cạnh tranh, thay đổi chu kỳ kinh doanh, lạm phát hoặc giảm phát và thay đổi công nghệ.