[Level 1] Financial Statement Analysis

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 7: Analysis of long-term assets

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 7 môn FSA của chương trình CFA level I

[Pre.i] Xác định và so sánh chi phí đã được vốn hóa và chi phí đã tiêu tốn trong kỳ phát sinh

Khi công ty thực hiện một khoản chi tiêu sẽ:

  • Thực hiện vốn hóa chi phí như một tài sản trên bảng cân đối kế toán nếu nó được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai qua nhiều kỳ kế toán.

  • Ghi nhận là chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nếu nó được kỳ vọng chỉ mang lại lợi ích kinh tế trong giai đoạn hiện tại. 

1. Cách ghi nhận chi phí 

1.1. Chi phí vốn hóa (Capitalized costs)

  • Chi phí vốn hóa được ghi nhận là một tài sản dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

  • Dòng tiền ra của chi phí được ghi nhận là Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (CFI) trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

  • Trong các kỳ tiếp theo, lượng chi phí vốn hóa được phân bổ lại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản dưới dạng chi phí khấu hao (đối với tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn).

1.2. Chi phí đã tiêu tốn (Expensed costs)

  • Thu nhập trước thuế kỳ hiện tại được ghi giảm theo chi phí chi tiêu.

  • Dòng tiền ra của chi phí được ghi nhận là Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

  • Không có tài sản liên quan nào được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán, do đó, không có chi phí khấu hao hoặc phân bổ liên quan phát sinh trong các kỳ sau.

 

2. Vốn hóa chi phí lãi vay

Hạch toán kế toán

  • Khi một công ty xây dựng một tài sản để sử dụng riêng hoặc để bán lại (trong một số trường hợp hạn chế), tiền lãi tích lũy trong thời gian xây dựng được vốn hóa như một phần nguyên giá của tài sản đó.

  • Việc hạch toán chi phí lãi vay xây dựng cũng tương tự theo US GAAP và IFRS.

Ảnh hưởng trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Khi lãi vay xây dựng được vốn hóa, chi phí lãi vay được phân bổ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thông qua chi phí khấu hao (nếu tài sản được giữ để sử dụng) hoặc giá vốn hàng bán (nếu tài sản được giữ để bán).

Ảnh hưởng đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chi phí lãi vay vốn hóa được Báo cáo trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ như Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư (CFI).

Hàm ý phân tích

  • Cả lãi suất được vốn hóa và lãi suất chi phí đều nên được sử dụng khi tính toán tỷ lệ thanh toán lãi vay.

  • Bất kỳ khoản khấu hao nào của chi phí lãi vay được vốn hóa trên Báo cáo kết quả kinh doanh phải được cộng lại khi tính toán thu nhập.

 

[Pre.ii] Giải thích và đánh giá mức độ ảnh hưởng giữa việc vốn hóa chi phí và ghi nhận chi phí trong kỳ lên các chỉ số và báo cáo tài chính

1. Ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính

Quy ước công ty A vốn hóa chi phí và công ty B ghi nhận thành chi phí trong kỳ

Ảnh hưởng đến BCĐKT

A ghi nhận nhiều tài sản hơn B.

→ Việc vốn hóa chi phí dẫn đến tài sản cao hơn so với việc ghi nhận chi phí ngay trong cùng kỳ đó và tài sản tiếp tục cao hơn trong những năm tiếp theo.

Ảnh hưởng đến BCKQKD

A phân bổ chi phí qua từng kỳ trong khi B phải ghi nhận chi phí ngay trong kỳ đầu tiên.

→ Việc vốn hóa chi phí có thể:

  • Trì hoãn việc ghi nhận một khoản chi phí vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • Làm cho thu nhập ròng cao hơn trong kỳ mà nó được vốn hóa, nhưng trong các kỳ tiếp theo sẽ có báo cáo thu nhập ròng thấp hơn so với việc ghi nhận tất cả chi phí ngay trong kỳ đầu tiên.

Ảnh hưởng đến VCSH

Việc vốn hóa chi phí sẽ làm lợi nhuận giữ lại (VCSH) cao hơn trong kỳ chi phí được vốn hóa và tiếp tục cao hơn trong những năm tiếp theo.

Ảnh hưởng đến VCSH

Việc vốn hóa chi phí sẽ dẫn đến Dòng tiền hoạt động (CFO) cao hơn và Dòng tiền đầu tư (CFI) thấp hơn  so với ghi nhận chi phí ngay trong kỳ.

 

2. Ảnh hưởng đến chỉ số tài chính

Xét tỷ số dựa trên phương diện của một công ty vốn hóa chi phí và so sánh với một công ty ghi nhận chi phí ngay lập tức trong kỳ.

2.1. Chỉ số lợi suất

 

Năm đầu tiên

Những năm tiếp theo

Lợi nhuận ròng

Cao hơn

Thấp hơn

Tài sản

Cao hơn

Cao hơn

Vốn chủ sở hữu

Cao hơn

Cao hơn

ROE

Cao hơn

Thấp hơn

ROA

Cao hơn

Thấp hơn

2.2. Chỉ số khả năng thanh toán

 

Năm đầu tiên

Những năm tiếp theo

Nợ

Như nhau

Như nhau

Tài sản

Cao hơn

Cao hơn

Vốn chủ sở hữu

Cao hơn

Cao hơn

Nợ/ Vốn chủ sở hữu

Thấp hơn

Thấp hơn

Nợ/ Tài sản

Thấp hơn

Thấp hơn

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Cao hơn

Thấp hơn

Chi phí lãi vay

Thấp hơn

Cao hơn

Tỷ số thanh toán lãi vay

Cao hơn

Thấp hơn

2.3. Chỉ số hoạt động

 

Năm đầu tiên

Những năm tiếp theo

Doanh thu

Như nhau

Như nhau

Tài sản

Cao hơn

Cao hơn

Vòng quay tổng tài sản

Thấp hơn

Thấp hơn

 

[LOS 7.a] Định nghĩa, phân loại và ghi nhận tài sản dài hạn (Long-lived asset)

1. Tài sản hữu hình (Tangible assets)

Định nghĩa: Tài sản hữu hình là tài sản dài hạn có hình thái vật chất.

Ví dụ: Bất động sản, nhà xưởng, máy móc, thiết bị,...

1.1. Trường hợp tài sản có được thông qua trao đổi với tài sản khác

Nếu có phương pháp xác định được giá trị hợp lý cho tài sản nhận về thì loại bỏ giá trị ghi sổ của tài sản cho đi (carrying amount) và ghi nhận giá trị hợp lý của tài sản nhận về (fair value) trên BCĐKT. Sự khác biệt giữa giá trị ghi sổ của tài sản cho đi và giá trị hợp lý của tài sản nhận về sẽ được ghi nhận như phần lãi hoặc lỗ (gain or loss) trên BCKQKD.

Nếu không có phương pháp nào để xác định giá trị hợp lý cho tài sản nhận về thì loại bỏ giá trị ghi sổ của tài sản cho đighi nhận giá trị hợp lý của tài sản cho đi trên BCĐKT. Như vậy trong trường hợp này sẽ không có khoản lãi/lỗ nào được ghi nhận trên BCKQKD.

1.2. Trường hợp tài sản được mua mới

Tài sản đó được ghi nhận tại giá mua (purchase price). Giá mua của tài sản bao gồm giá mua và tất cả các khoản khác cần thiết để đưa tài sản vào sử dụng.

Ví dụ: Chi phí vận chuyển, lắp đặt và các chi phí khác cần thiết để tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Những chi phí phát sinh về sau được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn 1 năm trong tương lai sẽ được vốn hóa

Những chi phí phát sinh về sau không được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn 1 năm sẽ được ghi nhận thành chi phí ngay trong kỳ.

Ví dụ: Chi phí sửa chữa.

 

2. Tài sản vô hình (Intangible assets)

Định nghĩa: Tài sản vô hình là tài sản dài hạn không có hình thái vật chất.

2.1. Trường hợp tài sản vô hình tự hình thành trong nội bộ doanh nghiệp

2.1.1. Theo IFRS

Chi phí nghiên cứu (research cost) phải được ghi nhận là chi phí còn các chi phí phát triển khác (development costs) sẽ được vốn hóa, bao gồm việc chứng minh tính khả thi khi hoàn thiện của tài sản vô hình và việc sử dụng cũng như bán của tài sản đó.

2.1.2. Theo US GAAP

Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) được ghi nhận là chi phí nếu tính khả thi về công nghệ của sản phẩm (technical feasibility) chưa được thiết lập, còn trong trường hợp tính khả thi về công nghệ của sản phẩm đã được thiết lập thì sẽ được ghi nhận vào vốn hóa.

Đặc biệt, trong trường hợp riêng biệt về phát triển phần mềm (software development), khi dự án có khả năng sẽ hoàn thành và phần mềm sẽ được sử dụng như dự định thì chi phí sẽ được vốn hóa. Ngược lại, khi không có khả năng hoàn thành dự án và phần mềm không được sử dụng như dự định thì chi phí sẽ được ghi nhận ngay trong kỳ.

2.2. Trường hợp tài sản vô hình được hình thành từ việc mua bán 

Nếu tài sản vô hình được mua riêng lẻ, tài sản được ghi nhận trên BCĐKT theo giá gốc (thường là giá trị hợp lý của tài sản tại thời điểm mua).

Nếu tài sản vô hình được mua theo nhóm, tài sản được ghi nhận trên BCĐKT sau khi phân bổ giá mua cho mỗi tài sản trên cơ sở giá trị hợp lý của mỗi tài sản đó.

2.3. Trường hợp tài sản vô hình được hình thành từ việc sáp nhập kinh doanh

Phương pháp mua lại (acquisition method) được sử dụng để ghi nhận giá trị của tài sản vô hình. Theo phương pháp này thì khoảng khác biệt giữa giá mua được trả bởi người mua và giá trị hợp lý (fair value) của tài sản ròng sẽ chính là lợi thế thương mại (goodwill).

Những tài sản vô hình có thể xác định được (identifiable intangible assets) thì được ghi nhận riêng so với goodwill, trong khi những tài sản vô hình còn lại sẽ được ghi nhận như goodwill.

Theo IFRS, tài sản vô hình phải đáp ứng đủ định nghĩa và quy chuẩn nhận biết. Theo US GAAP, tài sản vô hình là những phần phát sinh từ hợp đồng hoặc các quyền pháp lý hoặc có thể chia tách từ công ty được mua lại.

 

[Pre.iii] Các mô hình đo lường tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn được đo lường thông qua 2 mô hình chính sau đây:

1. Mô hình định giá gốc (Cost model)

Mô hình định giá gốc là mô hình được yêu cầu theo chuẩn mực IFRS và US GAAP. Theo mô hình này, giá trị ghi sổ của tài sản được tính như sau: 

Carrying amount = Original cost - Accumulated depreciation - Impairment charges

(Giá trị ghi sổ = Nguyên giá - Khấu hao lũy kế - Suy giảm giá trị)

 

2. Mô hình đánh giá lại (Revaluation model)

Mô hình đánh giá lại là mô hình được cho phép sử dụng bởi IFRS nhưng nhưng không được cho phép sử dụng bởi US GAAP. Theo mô hình này, giá trị ghi sổ được tính như sau:

Carrying amount = Fair value - Accumulated depreciation - Impairment charges

(Giá trị ghi sổ = Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại - Khấu hao lũy kế - Suy giảm giá trị)

 

Phương pháp ghi nhận trong mô hình định giá lại được trình bày trong bảng sau.

Trường hợp định giá lại và ghi nhận giảm

giá trị ghi sổ của tài sản

Trường hợp định giá lại và ghi nhận tăng

giá trị ghi sổ của tài sản

- Phần giảm trong giá trị tài sản sẽ được ghi nhận là chi phí trong BCKQKD.

- Sau đó, nếu giá trị tài sản tăng lên, phần tăng lên đó sẽ được ghi nhận trong BCKQKD tới khi hoàn lại đủ phần giá trị đã ghi nhận giảm trước đây của tài sản đó (reversal amount).

- Phần tăng thêm nào lớn hơn phần giá trị đã ghi nhận giảm trước đây sẽ được ghi nhận vào Thu nhập toàn diện khác (OCI) và được đưa vào VCSH dưới mục lợi ích đánh giá lại (Revaluation surplus).

- Phần tăng thêm trong giá trị sẽ được ghi nhận trong Thu nhập toàn diện khác (OCI)  và được đưa vào VCSH dưới khoản mục lợi ích đánh giá lại (Revaluation surplus).

- Sau đó, nếu giá trị của tài sản giảm xuống, phần giảm xuống đó sẽ làm giảm phần VCSH đã ghi nhận tăng trước đây trong mục lợi ích đánh giá lại.

- Phần giá trị giảm vượt qua lợi ích đánh giá lại trước đó sẽ được ghi nhận như một chi phí trong BCKQKD.

 

[Pre.iv] Các phương pháp khấu hao đối với tài sản dài hạn

1. Các phương pháp khấu hao và cách tính khấu hao

Các phương pháp xác định chi phí khấu hao của tài sản cố định bao gồm:

  • Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

  • Phương pháp khấu hao nhanh

  • Phương pháp khấu hao theo sản lượng

1.1. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (Straight-line method)

Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, nguyên giá của tài sản được phân bổ đồng đều trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của nó.

Trong đó:

Giá trị hữu ích còn lại (Residual value/ Salvage value): số tiền ước tính sẽ nhận được từ việc thanh lý tài sản vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của nó.

1.2. Phương pháp khấu hao nhanh (Accelerated methods)

Theo phương pháp khấu hao nhanh, chi phí khấu hao được phân bổ nhiều hơn vào các năm đầu tiên.

Một phương pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là phương pháp số dư giảm dần (Double-declining balance method). Chi phí khấu hao được ghi nhận với tốc độ gấp 2 lần so với phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight-line method).

Lưu ý:

  • Giá trị hữu ích còn lại (salvage value) không có trong công thức tính khấu hao số dư giảm dần (double-declining balance method).

  • Khi giá trị ghi sổ của tài sản đạt đến giá trị hữu ích còn lại thì không có chi phí khấu hao bổ sung nào được ghi nhận.

1.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Units-of-production method)

Phương pháp khấu hao này dựa trên mức độ sử dụng tài sản thay vì thời gian sử dụng tài sản, trong đó chi phí được phân bổ chính xác theo thời gian sử dụng của một tài sản trong một thời kỳ nhất định.

1.4. Khấu hao cho từng cấu phần (Component depreciation)

IFRS yêu cầu các công ty khấu hao các bộ phận của tài sản một cách riêng biệt, do đó yêu cầu ước tính thời gian sử dụng hữu ích cho từng bộ phận.

Ví dụ: Đối với một tòa nhà bao gồm mái, tường, sàn, hệ thống điện,… công ty phải ước tính tuổi thọ hữu ích của từng bộ phận và chi phí khấu hao được tính riêng cho từng bộ phận.

 

2. Phương pháp khấu hao đối với tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn và cách tính khấu hao

2.1. Trường hợp tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn

Thực hiện khấu hao tương tự như khấu hao tài sản hữu hình bằng các phương pháp đã nêu trên: phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao nhanh, phương pháp khấu hao theo sản lượng.

2.2. Trường hợp tài sản vô hình có thời gian sử dụng vô hạn

Không thực hiện phân bổ khấu hao tài sản.

Lưu ý:

Một tài sản vô hình được coi là có thời gian sử dụng vô hạn khi “không xác định được khoảng thời gian mà tài sản đó dự kiến tạo ra dòng tiền ròng” cho công ty.

 

[LOS 7.b] Giải thích và định giá việc suy giảm giá trị và dừng ghi nhận các tài sản, nhà máy và thiết bị) và các tài sản vô hình ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính

1. Suy giảm giá trị của tài sản dài hạn

1.1. Định nghĩa về sự suy giảm giá trị và ảnh hưởng của nó đến BCTC

Định nghĩa: Sự suy giảm giá trị (impairment) của tài sản dài hạn được thực hiện để phản ánh sự sụt giảm không ước tính trước về giá trị hợp lý của tài sản.

Ảnh hưởng đến BCTC của công ty:

  • Giá trị ghi sổ của tài sản giảm.

  • Thu nhập ròng giảm ứng với giá trị suy giảm (impairment loss).

  • Suy giảm giá trị không ảnh hưởng đến dòng tiền vì đây là một khoản chi phí không phải trả bằng tiền (noncash charge).

1.2. Sự suy giảm giá trị của tài sản cố định PPE

Thực hiện đánh giá định kỳ để kiểm tra xem tài sản có bị suy giảm giá trị hay không.

  • Nếu không có dấu hiệu của sự suy giảm giá trị thì không thực hiện đánh giá suy giảm giá trị.

  • Nếu có dấu hiệu của sự suy giảm giá trị thì thực hiện đánh giá suy giảm giá trị. 

Các dấu hiệu về sự suy giảm giá trị bao gồm bằng chứng về sự lỗi thời, giảm nhu cầu đối với sản phẩm do tài sản máy móc sản xuất ra, …

Lỗ do suy giảm giá trị (Impairment loss)

Theo IFRS

Theo US GAAP

Thời điểm ghi nhận

Được ghi nhận khi:

Giá trị ghi sổ của tài sản (Carrying amount) > Giá trị có thể thu hồi (Recoverable amount)

Được ghi nhận khi:

Giá trị ghi sổ của tài sản > Tổng giá trị các dòng tiền không chiết khấu của tài sản đó (Undiscounted expected future CFs)

Giá trị ghi nhận

Phần suy giảm giá trị đó được ghi nhận bằng sự chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị thu hồi.

Phần suy giảm đó được ghi nhận bằng:

Sự chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý (fair value), hoặc;

Tổng các dòng tiền đã chiết khấu của tài sản (nếu giá trị hợp lý không có sẵn)

Giá trị có thể thu hồi (recoverable amount) được tính như sau:

Max (Fair value - Costs to sell; Value in use)

Trong đó:

Fair value: Giá trị hợp lý

Costs to sell: Chi phí thanh lý 

Value in use: Giá trị sử dụng, được tính bằng cách chiết khẩu tất cả dòng tiền mà tài sản đó tạo ra trong tương lai về thời điểm tính toán.

1.3. Sự suy giảm giá trị của tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn (tương tự PPE)

Tài sản vô hình với thời gian sử dụng hữu hạn (finite useful life) thì được phân bổ theo thời gian. Nó sẽ được đánh giá khi có một sự kiện quan trọng xảy ra. Phương pháp ghi nhận kế toán cho tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu hạn tương tự với phương pháp ghi nhận của tài sản hữu hình PPE.

Tài sản vô hình với thời gian sử dụng không xác định (indefinite life) sẽ được kiểm tra suy giảm giá trị hàng năm. Sự giảm giá trị xảy ra khi giá trị ghi sổ vượt giá trị hợp lý của tài sản.

1.4. Sự suy giảm giá trị của tài sản dài hạn giữ để bán (tương tự PPE)

Một tài sản dài hạn được phân loại thành tài sản giữ để bán (held-for-sale) thay vì giữ để sử dụng (held-for-use) khi ban quản lý có ý định bán và khả năng bán tài sản là rất cao. 

Tài sản dài hạn được kiểm tra suy giảm giá trị khi nó được phân loại lại thành tài sản giữ để bán. Tài sản dài hạn sau khi được phân loại thành tài sản giữ để bán sẽ không bị tiếp tục khấu hao hoặc phân bổ.

1.5. Ghi nhận tăng lại các khoản suy giảm giá trị (Reversals of impairments)

Theo IFRS: 

  • Việc ghi nhận tăng lại các khoản suy giảm giá trị được cho phép nếu giá trị có thể thu hồi của tài sản (recoverable amount) tăng, kể cả khi tài sản được xếp vào phân loại tài sản giữ để sử dụng (held-for-use) và giữ để bán (held-for-sale).

  • Việc ghi nhận tăng lại các khoản suy giảm giá trị làm tăng lợi nhuận báo cáo.

  • Giá trị của tài sản không được ghi tăng thành giá trị lớn hơn giá trị ghi sổ trước đó.

Theo US GAAP:

Đối với tài sản giữ để sử dụng: không cho phép ghi nhận tăng lại đối với các khoản suy giảm giá trị.

Đối với tài sản được giữ để bán: nếu giá trị hợp lý của tài sản tăng sau khi có sự giảm giá trị xảy ra, phần suy giảm đó được cho phép ghi nhận tăng lại.

1.6. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của suy giảm giá trị  đến BCTC và các tỷ số

Giai đoạn xảy ra sự suy giảm giá trị:

  • Ghi nhận lỗ trên BCKQKD dẫn tới Lợi nhuận giảm → ROE, ROA giảm.

  • Giá trị ghi sổ của tài sản giảm dẫn đến TS và VCSH giảm → ROE, ROA giảm.

Giai đoạn sau khi xảy ra sự suy giảm giá trị:

  • Chi phí khấu hao giảm làm tăng lợi nhuận → ROE, ROA tăng.

  • Giá trị ghi sổ của tài sản giảm dẫn đến TS và VCSH giảm → ROE, ROA giảm.

 

2. Dừng ghi nhận khi thanh lý, nhượng bán lại tài sản (Derecognition)

Một công ty không ghi nhận hoặc loại bỏ một tài sản khỏi BCTC của mình khi tài sản đó được đánh giá không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế nào trong tương lai từ việc sử dụng nó. Việc dừng ghi nhận xảy ra khi tài sản được thanh lý, trao đổi hoặc bỏ đi.

2.1. Khi một tài sản được thanh lý

Trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

  • Tài sản được xóa khỏi Bảng cân đối kế toán và lãi/ lỗ được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • Lãi/ Lỗ từ việc thanh lý tài sản = Giá bán - Giá trị ghi sổ của tài sản tại thời điểm bán.

  • Lãi/ Lỗ thường được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như một phần của các khoản lãi/ lỗ khác, hoặc được báo cáo riêng nếu nó trọng yếu.

Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

  • Lãi/ Lỗ do thanh lý tài sản cố định cũng có thể được tìm thấy trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nếu được lập theo phương pháp gián tiếp.

  • Số tiền thu được từ việc bán tài sản được ghi nhận vào Dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

2.2. Khi một tài sản đã bị bỏ đi

Trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

  • Giá trị ghi sổ của tài sản được xóa khỏi Bảng cân đối kế toán.

  • Khoản lỗ của số tiền đó được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

  • Công ty không nhận bất kỳ khoản tiền mặt nào.

2.3. Khi một tài sản được sử dụng để trao đổi

Khi một tài sản được sử dụng để trao đổi với tài sản khác, phương pháp kế toán cho tài sản này bao gồm hai trường hợp sau:

(1) Nếu có phương pháp xác định được giá trị hợp lý cho tài sản nhận về thì loại bỏ giá trị ghi sổ của tài sản cho đi (carrying amount) và ghi nhận giá trị hợp lý của tài sản nhận về (fair value) trên BCĐKT. Sự khác biệt giữa giá trị ghi sổ của tài sản cho đi và giá trị hợp lý của tài sản nhận về sẽ được ghi nhận như phần lãi hoặc lỗ (gain or loss) trên BCKQKD

(2) Nếu không có phương pháp nào để xác định giá trị hợp lý cho tài sản nhận về thì loại bỏ giá trị ghi sổ của tài sản cho đighi nhận giá trị hợp lý của tài sản cho đi trên BCĐKT. Như vậy trong trường hợp này sẽ không có khoản lãi/lỗ nào được ghi nhận trên BCKQKD.

 

[LOS 7.c] Mô tả việc trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính liên quan đến tài sản, nhà máy, thiết bị và các tài sản vô hình

1. Trình bày và thuyết minh BCTC liên quan đến PPE

IFRS

US GAAP

Trình bày cơ bản

  • Các cơ sở đo lường được sử dụng.

  • Phương pháp khấu hao đã sử dụng.

  • Thời gian sử dụng hữu ích (hoặc tỷ lệ khấu hao).

  • Giá trị hao mòn lũy kế đầu kỳ và cuối kỳ.

  • Tài sản được sử dụng để thế chấp.

  • Các thỏa thuận hợp đồng để mua PPE.

Trình bày cơ bản

  • Số dư của các loại tài sản khấu hao chủ yếu.

  • Mô tả chung về các phương pháp khấu hao được sử dụng.

  • Chi phí khấu hao trong kỳ.

  • Khấu hao lũy kế theo từng loại tài sản chính hoặc theo tổng giá trị khấu hao.

Đối với tài sản bị suy giảm

  • Các khoản tổn thất và hoàn nhập theo loại tài sản.

  • Vị trí các khoản lỗ và hoàn nhập lỗ được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

  • Các trường hợp gây ra sự mất mát hoặc hoàn nhập suy giảm.

Đối với tài sản bị suy giảm

  • Mô tả về tài sản bị suy giảm.

  • Các hoàn cảnh gây ra sự suy giảm.

  • Cách xác định giá trị hợp lý.

  • Lượng hao hụt do suy giảm giá trị.

  • Vị trí ghi nhận các khoản lỗ (nếu có) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Nếu mô hình đánh giá lại được sử dụng

  • Ngày đánh giá lại

  • Chi tiết cách xác định giá trị hợp lý.

  • Giá trị ghi sổ theo mô hình định giá gốc (cost model).

 

 

2. Trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính liên quan đến các tài sản vô hình

IFRS

US GAAP

  • Tương tự như PPE.

  • Bên cạnh đó, công ty phải công bố thời gian sử dụng của tài sản là hữu hạn hay vô thời hạn.

  • Tương tự như PPE.

  • Bên cạnh đó, công ty phải cung cấp ước tính chi phí khấu hao trong 5 năm tới.

 

3. Tính toán và giải thích ý nghĩa của các tính toán liên quan đến PP&E và tài sản vô hình

3.1. Công thức tính nguyên giá tổng tài sản cố định

Gross fixed assets (Cost) = Accumulated depreciation + Net fixed assets (BV)

(Nguyên giá tổng TSCĐ = Giá trị hao mòn lũy kế + Giá trị ghi sổ TSCĐ)

3.2. Công thức tính thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản

Estimated useful life = Average age of asset + Remaining useful life

(Thời gian sử dụng hữu ích ước tính = Thời gian trung bình của tài sản + Thời gian hữu ích còn lại)

 

[Pre.v] So sánh báo cáo tài chính của bất động sản đầu tư với tài sản, nhà máy và thiết bị

1. Định nghĩa

IFRS định nghĩa bất động sản đầu tư là bất động sản được sở hữu (hoặc cho thuê theo hợp đồng thuê tài chính) nhằm mục đích kiếm tiền cho thuê hoặc tăng giá vốn hoặc cả hai. BĐS đầu tư không được chủ sở hữu sử dụng, cũng như không được sử dụng để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của công ty.

US GAAP không phân biệt BĐS đầu tư với các loại tài sản dài hạn khác.

 

2. Định giá

Theo mô hình định giá gốc (Cost model): Tương tự như mô hình định giá gốc được sử dụng cho PPE.

Theo mô hình giá trị hợp lý (Fair value model): Tương tự với mô hình đánh giá lại ngoại trừ cách thu nhập ròng bị ảnh hưởng. Cụ thể khi Giá trị hợp lý > Giá trị ghi sổ, công ty sẽ ghi nhận lãi trên Báo cáo kết quả kinh doanh thay vì ghi nhận thặng dư đánh giá lại (revaluation surplus) trong mô hình đánh giá lại.

 

3. Trình bày trên Báo cáo tài chính

Công ty phải trình bày mô hình họ đã sử dụng (mô hình định giá gốc hoặc mô hình giá trị hợp lý) để định giá tài sản.

Theo mô hình định giá gốc (Cost model): Tương tự như những yêu cầu đối với PPE. Ngoài ra, giá trị hợp lý của tài sản cũng cần được công bố.

Theo mô hình giá trị hợp lý (Fair value model): Công ty phải trình bày bổ sung về cách xác định giá trị hợp lý và điều chỉnh giá trị ghi sổ đầu kỳ và cuối kỳ của BĐS đầu tư.