[Level 1] Financial Statement Analysis

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 8: Topics in long-term liabilities and equity

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 8 môn FSA của chương trình CFA level I

[Pre.i] Xác định ghi nhận ban đầu và đo lường ban đầu của trái phiếu

1. Định nghĩa

Trái phiếu là một hợp đồng hứa hẹn giữa người đi vay (người phát hành trái phiếu) và người cho vay (trái chủ) mà ở đó người phát hành trái phiếu có nghĩa vụ thanh toán cho trái chủ trong thời hạn của trái phiếu.

Trái phiếu bao gồm hai khoản thanh toán bằng tiền trong suốt thời hạn của trái phiếu, bao gồm:

  • Khoản chi trả cho mệnh giá trái phiếu vào cuối kỳ (face value)

  • Khoản lãi phải trả định kỳ (coupon payments)

 

2. Một số thuật ngữ quan trọng cần nắm

Mệnh giá trái phiếu (Face or Par value): Số tiền gốc sẽ được trả cho trái chủ khi đáo hạn và được sử dụng để tính toán các khoản lãi phải trả định kỳ.

Lãi suất coupon (Coupon rate): Lãi suất trái phiếu được sử dụng để tính toán các khoản lãi phải trả định kỳ và thường được cố định trong kỳ hạn của trái phiếu.

Khoản lãi phải trả định kỳ (Coupon payments): Các khoản thanh toán lãi định kỳ cho trái chủ và được tính bằng cách nhân mệnh giá trái phiếu với lãi suất trái phiếu (face value x coupon rate).

Lãi suất thực tế (Effective rate of interest): Là lãi suất chiết khấu hay lãi suất thị trường tại thời điểm phát hành trái phiếu và được sử dụng để định giá trái phiếu tại thời điểm phát hành. Mức lãi suất này sẽ giữ cố định xuyên suốt kỳ hạn của trái phiếu và không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lãi suất thị trường trong suôt khoảng thời gian kỳ hạn này.

Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán (Balance sheet liability): Được gọi là giá trị sổ sách hoặc giá trị ghi sổ của trái phiếu, bằng giá trị hiện tại (PV) của các dòng tiền còn lại của nó (khoản lãi định kỳ và mệnh giá gốc), được chiết khấu theo lãi suất thị trường tại ngày phát hành. Khi đáo hạn, khoản nợ phải trả sẽ bằng mệnh giá của trái phiếu.

Chi phí lãi vay (Interest expense): Được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được tính bằng cách nhân giá trị ghi sổ của khoản nợ trái phiếu tại thời điểm đầu kỳ với lãi suất thị trường của trái phiếu lúc phát hành.

Interest expense = Beginning balance of bond liability * Coupon rate

 

3. Giá trái phiếu

Tại ngày phát hành, lãi suất thị trường có thể giống hoặc khác so với lãi suất coupon:

  • Lãi suất thị trường > Lãi suất coupon: trái phiếu được gọi là trái phiếu chiết khấu (discount bond) do giá bán thấp hơn mệnh giá.

  • Lãi suất thị trường = Lãi suất coupon: trái phiếu được gọi là trái phiếu mệnh giá (par bond) do giá bán bằng mệnh giá.

  • Lãi suất thị trường < Lãi suất coupon: trái phiếu được gọi là trái phiếu giá gia tăng (premium bond) do giá bán cao hơn mệnh giá.

 

[Pre.ii] Xác định đo lường ở những lần tiếp theo của trái phiếu bằng cách sử dụng phương pháp lãi suất thực tế: tính toán chi phí lãi vay, phân bổ các khoản gia tăng/chiết khấu trái phiếu và các khoản thanh toán lãi

1. Phương pháp lãi suất thực tế

1.1. Trái phiếu giá gia tăng (premium bond)

Lãi suất thị trường < Lãi suất coupon → Chi phí lãi vay < Khoản lãi phải trả định kỳ → Khi đó ta có:

Khấu hao gia tăng phải trả mỗi năm = Khoản lãi phải trả định kỳ - Chi phí lãi vay

(Premium amortization each year = Coupon payment - Interest expense)

1.2. Trái phiếu chiết khấu (discount bond)

Lãi suất thị trường > Lãi suất coupon → Chi phí lãi vay > Khoản lãi phải trả định kỳ → Khi đó ta có:

Khấu hao chiết khấu phải trả mỗi năm = Chi phí lãi vay - Khoản lãi phải trả định kỳ

(Discount amortization each year = Interest expense - Coupon payment)

1.3. Trái phiếu zero-coupon (zero-coupon bond)

Trái phiếu zero-coupon được gọi là trái phiếu chiết khấu thuần túy do không thanh toán các khoản lãi định kỳ. Tác động của trái phiếu zero-coupon lên BCTC cũng giống như bất kỳ trái phiếu chiết khấu nào nhưng có tác động lớn hơn do chiết khấu lớn hơn.

 

2. Ghi nhận giá trị trái phiếu tại thời điểm phát hành

 

Trái phiếu mệnh giá

Trái phiếu gia tăng

Trái phiếu chiết khấu

Bảng cân đối kế toán

Tài sản và Nợ phải trả được ghi tăng theo số tiền thu được từ trái phiếu.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Không ảnh hưởng

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Số tiền thu được từ trái phiếu đã phát hành được ghi nhận trên báo cáo là dòng tiền vào từ hoạt động tài chính (CFF).

 

3. Ghi nhận định kỳ giá trị trái phiếu đã phát hành

 

Trái phiếu mệnh giá

Trái phiếu gia tăng

Trái phiếu chiết khấu

Bảng cân đối kế toán

Giá trị ghi sổ của nghĩa vụ trái phiếu sẽ không thay đổi trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.

Khoản gia tăng được phân bổ qua các kỳ → Giá trị ghi sổ giảm dần cho đến khi bằng mệnh giá.

Khoản chiết khấu được phân bổ qua các kỳ → Giá trị ghi sổ tăng dần lên cho đến khi bằng mệnh giá.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chi phí lãi vay = Lãi suất thị trường lúc phát hành × Giá trị ghi sổ của khoản nợ trái phiếu vào đầu mỗi kỳ

• Chi phí lãi vay = Khoản lãi định kỳ

• Chi phí lãi vay không đổi

•  Chi phí lãi vay < Khoản lãi định kỳ

• Chi phí lãi vay giảm dần theo thời gian

•  Chi phí lãi vay > Khoản lãi định kỳ

• Chi phí lãi vay tăng dần theo thời gian

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Theo US GAAP:

Khoản lãi định kỳ phải trả được ghi nhận là dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh (CFO)

Theo IFRS:

Khoản lãi định kỳ phải trả được ghi nhận là dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh (CFO) hoặc hoạt động tài chính (CFF).

 

4. Ghi nhận tại thời điểm đáo hạn của trái phiếu đã phát hành

 

Trái phiếu mệnh giá

Trái phiếu gia tăng

Trái phiếu chiết khấu

Bảng cân đối kế toán

Xóa sổ trái phiếu đã phát hành.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Số tiền gốc hoàn trả (mệnh giá) của trái phiếu được ghi nhận là dòng tiền ra từ hoạt động tài chính (CFF).

 

5. Chi phí phát hành (issuance cost)

Chi phí phát hành bao gồm phí pháp lý và kế toán, chi phí in ấn, phí hoa hồng và các khoản phí khác phát sinh khi trái phiếu được phát hành.

US GAAP

IFRS

• Chi phí phát hành được ghi nhận là một khoản chi phí khi tính toán giá trị của nợ phải trả → Giảm nợ trái phiếu ban đầu (initial bond liability) trên Bảng cân đối kế toán và tăng lãi suất thực tế của trái phiếu.

• Chi phí phát hành được ghi nhận dưới dạng dòng tiền ra của hoạt động tài chính (CFF).

Cho phép vốn hóa các chi phí này (phí trả chậm) và phân bổ qua các kỳ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp đường thẳng.

 

 

6. Lựa chọn báo cáo giá trị hợp lý

Theo phương pháp lãi suất thực tế (effective interest rate method), giá trị ghi sổ của trái phiếu dựa trên lãi suất thị trường lúc phát hành. Nếu lãi suất thị trường biến động, giá trị thực tế của khoản nợ của công ty sai lệch so với giá trị sổ sách được báo cáo: 

  • Trường hợp lãi suất thị trường tăng: Giá trị ghi sổ > Giá trị hợp lý của trái phiếu, làm phóng đại mức độ sử dụng đòn bẩy của công ty.

  • Trường hợp lãi suất thị trường giảm: Giá trị ghi sổ < Giá trị hợp lý của trái phiếu, đánh giá thấp mức độ sử dụng đòn bẩy của công ty.

Các công ty có quyền lựa chọn ghi nhận các khoản nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý (fair value). Khi đó, lãi/ lỗ phát sinh từ biến động lãi suất thị trường sẽ được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 

[Pre.iii] Giải thích về việc dừng ghi nhận trái phiếu

Việc ghi giảm trái phiếu (derecognition) đến từ việc công ty mua lại trái phiếu trước hạn. Khi trái phiếu được mua lại trước hạn, lãi/ lỗ được ghi nhận bằng cách trừ đi giá mua lại (redemption price) từ giá trị ghi sổ của trái phiếu tại ngày mua lại.

 

[Pre.iv] Mô tả vai trò của các giao ước về nợ trong việc bảo vệ chủ nợ

Các giao ước về nợ là những hạn chế do người cho vay áp đặt đối với người đi vay để bảo vệ vị thế của người cho vay.

Giao ước khẳng định 

(Affirmative covenants)

Giao ước phủ định 

(Negative covenants)

Bên đi vay phải:

• Thanh toán số tiền gốc và lãi đúng hạn.

• Duy trì các tỉ lệ nhất định (chẳng hạn như tỷ lệ hiện tại, nợ trên VCSH, tỷ lệ thanh toán lãi vay) phù hợp với mức quy định.

• Duy trì tài sản thế chấp (nếu có).

Bên đi vay không được:

• Tăng cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu.

• Phát hành thêm nợ.

• Tham gia vào hoạt động mua bán và sáp nhập.

Nếu người đi vay vi phạm giao ước thì họ được xem là vỡ nợ kỹ thuật (technical default). 

→ Trái chủ có thể yêu cầu hoàn trả số tiền gốc ngay lập tức theo nguyên tắc.

 

[Pre.v] Mô tả việc trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính liên quan đến nợ

Doanh nghiệp thường sẽ báo cáo tất cả các khoản nợ dài hạn chưa thanh toán của họ trên một dòng duy nhất trên Bảng cân đối kế toán. Phần nợ dài hạn có thời hạn thanh toán < 1 năm sẽ được ghi nhận thành nợ ngắn hạn. Thông tin chi tiết về khoản nợ dài hạn được trình bày trong phần chú thích, bao gồm:

  • Bản chất của các khoản nợ phải trả

  • Ngày đáo hạn

  • Lãi suất được ấn định và lãi suất thực tế

  • Điều khoản mua lại và chuyển đổi

  • Các hạn chế do chủ nợ áp đặt

  • Tài sản được cầm cố làm tài sản đảm bảo.

  • Khoản nợ đáo hạn trong mỗi 5 năm tiếp theo

 

[LOS 8.a] Giải thích báo cáo tài chính của các hợp đồng thuê từ góc nhìn của bên cho thuê và bên đi thuê

I. Giải thích động cơ của việc đi thuê thay vì mua một tài sản

1. Định nghĩa

Hợp đồng cho thuê tài sản (lease contract) là hợp đồng giữa chủ sở hữu tài sản (bên cho thuê - lessor) và một bên khác muốn sử dụng tài sản đó (bên đi thuê - lessee). Bên thuê giành được quyền sử dụng tài sản trong một thời gian và đổi lại sẽ thanh toán các khoản tiền thuê định kỳ.

 

2. Các yêu cầu của hợp đồng thuê tài sản

(1) Hợp đồng thuê phải đề cập đến một tài sản cụ thể.

(2) Hợp đồng thuê phải mang lại cho bên đi thuê một cách hiệu quả tất cả các lợi ích kinh tế của tài sản trong thời hạn của hợp đồng thuê.

(3) Hợp đồng phải cho bên đi thuê quyền quyết định cách thức sử dụng tài sản trong thời hạn của hợp đồng thuê.

 

3. Những lợi thế của việc đi thuê thay vì mua một tài sản

Dòng tiền chi ra ở thời điểm ban đầu ít hơn: Hợp đồng cho thuê chỉ yêu cầu một khoản trả trước nhỏ.

Giảm chi phí tài chính: Hợp đồng cho thuê được đảm bảo bằng tài sản thuê nếu bên đi thuê không trả được nợ. Do đó, lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê < lãi suất của khoản vay để mua tài sản trực tiếp.

Giảm rủi ro về tài sản lỗi thời: Bên đi thuê sẽ trả lại tài sản vào cuối kỳ thuê và giảm rủi ro liên quan tới giá trị thanh lý (residual value) bị giảm sâu vào cuối kỳ, rủi ro lỗi thời (risk of obsolescence) bởi vì họ không phải là người nắm giữ tài sản.

 

II. Báo cáo tài chính của các hợp đồng thuê từ góc nhìn của bên đi thuê

1. Các loại hợp đồng thuê tài sản

1.1. Hợp đồng thuê tài chính (finance lease)

Bất kỳ hợp đồng thuê tài chính nào trong đó cả lợi ích và rủi ro về quyền sở hữu được chuyển giao đáng kể cho bên đi thuê được phân loại là hợp đồng thuê tài chính.

1.2. Hợp đồng thuê hoạt động (operating lease)

Bất kỳ hợp đồng thuê tài chính nào nếu lợi ích hoặc rủi ro của quyền sở hữu về cơ bản không được chuyển giao cho bên thuê thì được phân loại là hợp đồng thuê hoạt động.

 

2. Điều kiện để được phân loại thành hợp đồng thuê tài chính

Hợp đồng thuê sẽ được phân loại là hợp đồng thuê tài chính nếu đáp ứng bất kỳ một trong các điều kiện dưới đây:

  • Quyền sở hữu tài sản thuê được chuyển giao cho bên thuê.

  • Bên thuê có quyền mua lại tài sản và được dự kiến sẽ tiến hành mua lại tài sản đó.

  • Hợp đồng cho thuê có thời hạn chiếm phần lớn thời gian hữu ích của tài sản.

  • Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê lớn hơn hoặc bằng giá trị hợp lý của tài sản.

  • Bên cho thuê không sử dụng tài sản cho mục đích nào khác.

 

3. Ghi nhận kế toán hợp đồng thuê theo chuẩn mực IFRS và US GAAP

 

Hợp đồng thuê (IFRS) và

Hợp đồng tài chính (US GAAP) 

Hợp đồng thuê hoạt động

(US GAAP)

Tài sản thuê
(Right-of-use asset) 

Tại thời điểm bắt đầu thuê: 

Tài sản thuê (ROU assets) = Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê trong tương lai.

Trong giai đoạn thuê tài sản:

Sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tài sản có quyền sử dụng.

Được ghi nhận là hợp đồng thuê tài chính. Tài sản thuê (ROU asset) không được khấu hao theo phương pháp đường thẳng mà được phân bổ theo cùng một số tiền khi giảm nợ phải trả mỗi kỳ.

Khoản nợ thuê
(Lease liability)

Tại thời điểm bắt đầu thuê:

Khoản nợ thuê = Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê trong tương lai (tại thời điểm bắt đầu thuê).

Trong giai đoạn thuê tài sản:

Khoản thanh toán tiền thuê hàng kỳ sẽ làm giảm dần dư nợ gốc.

Báo cáo kết quả kinh doanh

(Income statement)

Chi phí lãi vay được ghi nhận vào khoản nợ thuê.

Chi phí khấu hao được ghi nhận trên tài sản thuê.

Chi phí hợp đồng thuê = Khoản thanh toán tiền thuê hàng kỳ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(Cash flow statement)

 

Chi  phí lãi vay (Interest expense):

Được ghi nhận là dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh (CFO) hoặc hoạt động tài chính (CFF) theo IFRS.

Được ghi nhận là dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh (CFO) theo US GAAP.

Nợ thuê (lease liability):

Khoản giảm dần của nợ thuê được ghi nhận là dòng tiền ra từ hoạt động tài chính (CFF).

Chi phí hợp đồng thuê hoạt động (lease payment):

Được ghi nhận là dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh (CFO)

 

4. Trình bày và thuyết minh về hợp đồng thuê

Cụ thể, như được nêu trong IFRS 16, thuyết minh hợp đồng thuê phải bao gồm các số khoản mục sau trong kỳ báo cáo hiện tại:

  • Giá trị ghi sổ của quyền sử dụng tài sản và thời điểm kết thúc kỳ báo cáo theo loại tài sản cơ sở;

  • Tổng dòng tiền chi cho thuê; chi phí lãi vay của nghĩa vụ thanh toán tiền thuê;

  • Chi phí khấu hao đối với tài sản thuê theo loại tài sản cơ sở; bổ sung quyền sử dụng tài sản;

  • Tính chất hoạt động cho thuê của bên thuê;

  • Dòng tiền ra trong tương lai mà bên thuê có khả năng gặp phải nhưng không được phản ánh trong việc đo lường nghĩa vụ thanh toán tiền thuê;

  • Các hạn chế hoặc giao ước do hợp đồng thuê áp đặt;

  • Giao dịch bán và cho thuê lại.

 

III. Giải thích báo cáo tài chính của các hợp đồng thuê từ góc nhìn của bên cho thuê

1. Bảng tổng hợp ghi nhận kế toán của các hợp đồng thuê dành cho người cho thuê (theo chuẩn mực IFRS và US GAAP)

 

Hợp đồng thuê tài chính

(Finance lease)

Hợp đồng thuê hoạt động

(Operating lease)

Tài sản

(Assets)

Tại thời điểm bắt đầu hợp đồng, bên cho thuê xóa tài sản khỏi BCĐKT và ghi tăng phải thu tài sản cho thuê bằng với giá trị khoản thuê dự kiến. 

Bên cho thuê không xóa tài sản thuê khỏi BCĐKT và tiếp tục ghi nhận chi phí khấu hao trong suốt thời gian sử dụng của tài sản.

Nợ phải trả

(Liabilities)

 

 

Báo cáo kết quả  hoạt động kinh doanh 

(Income statement)

Lãi/Lỗ được ghi nhận khi khoản tiền bên cho thuê thu được tăng/giảm so với giá trị khoản thuê dự kiến.

Ghi nhận khoản thanh toán hợp đồng thuê là thu nhập. Trong khi chi phí khấu hao và các loại chi phí khác được ghi nhận là chi phí.

Báo cáo lưu chuyển  tiền tệ
(Cash flow statement)

Ghi nhận dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh (CFO).

Ghi nhận dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh (CFO).

 

2. Trình bày và thuyết minh về bên cho thuê

Tương tự như bên đi thuê, bên cho thuê phải công bố thông tin (trong thuyết minh hoặc báo cáo tài chính) cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá ảnh hưởng của hợp đồng thuê đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền của bên cho thuê.

Tối thiểu bên cho thuê phải công bố:

Đối với hợp đồng thuê tài chính:

  • Số lãi hoặc lỗ bán ra;

  • Thu nhập tài chính trên khoản đầu tư ròng cho thuê; và thu nhập liên quan đến các khoản thanh toán tiền thuê thay đổi không được tính vào hợp đồng thuê;

  • Giải thích định tính và định lượng về những thay đổi đáng kể trong giá trị ghi sổ của khoản đầu tư ròng, cùng với phân tích kỳ hạn của các khoản thanh toán tiền thuê phải thu.

Đối với hợp đồng thuê hoạt động:

  • Thu nhập cho thuê có thuyết minh riêng về thu nhập liên quan đến các khoản thanh toán tiền thuê thay đổi không dựa trên chỉ số hoặc tỷ lệ nào.

  • Thông tin được phân tách về từng loại tài sản, nhà xưởng và thiết bị cho thuê hoạt động và công bố phân tích kỳ hạn của khoản thanh toán tiền thuê.

 

[LOS 8.b] Trình bày và so sánh giữa quỹ phúc lợi có mức đóng xác định (defined contribution pension plans), quỹ phúc lợi với mức phúc lợi được xác định (defined benefit pension plans) và quỹ chi trả phúc lợi trên cơ sở cổ phiếu (share-based compensation plan)

[LOS 8.c] Trình bày và so sánh cách ghi nhận trên báo cáo tài chính giữa quỹ phúc lợi có mức đóng xác định và quỹ phúc lợi với mức phúc lợi được xác định, và cổ phiếu thưởng

1. Quỹ phúc lợi có mức đóng xác định (defined contribution pension plans), quỹ phúc lợi với mức phúc lợi được xác định (defined benefit pension plans)

 

Quỹ phúc lợi có mức đóng xác định 

(Defined contribution pension plans)

Quỹ phúc lợi với mức phúc lợi được xác định 

(Defined benefit pension plans)

Định nghĩa

Là quỹ hưu trí trong đó nhân viên và công ty được yêu cầu đóng góp và đầu tư một số tiền nhất định vào quỹ phúc lợi. Tuy nhiên, công ty không hứa hẹn với nhân viên về giá trị tương lai của tài sản quỹ.

Là quỹ hưu trí trong đó công ty đóng góp vào quỹ và hứa sẽ trả các khoản lương hưu cho nhân viên trong suốt thời gian nghỉ hưu.

Đóng góp từ người sử dụng lao động

Số tiền đóng góp được xác định mỗi kỳ.

Phụ thuộc vào ước tính giai đoạn hiện tại và hiệu suất đầu tư của tài sản.

Số tiền phúc lợi cho nhân viên trong tương lai

Phụ thuộc vào hiệu suất đầu tư của các tài sản của quỹ phúc lợi.

Dựa trên quy tắc của quỹ phúc lợi: công ty hứa sẽ thanh toán định kỳ cho nhân viên sau khi nghỉ hưu

Rủi ro đầu tư 

Nhân viên của công ty (employee)

Người sử dụng lao động (employer)

Ví dụ

Định kỳ một người lao động đóng góp 5% lương cơ bản, số tiền này được người sử dụng lao động thông qua. Nhưng lợi ích tương lai của nhân viên không được nêu rõ.

Công ty đóng góp vào quỹ phúc lợi và cam kết rằng nhân viên có thể kiếm được khoản trợ cấp hưu trí bằng 2% mức lương cuối cùng của họ cho mỗi năm làm việc.

1.1. Kế toán quỹ phúc lợi có mức đóng xác định

Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)

  • Ghi nhận giảm tiền mặt.

  • Nếu số tiền đã thỏa thuận không được gửi vào quỹ phúc lợi trong một khoảng thời gian cụ thể → Số tiền còn nợ được ghi nhận là một khoản nợ phải trả.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income statement)

Số tiền đóng góp của người sử dụng lao động được ghi nhận là chi phí lương hưu (pension expense).

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement)

Số tiền đóng góp của người sử dụng lao động được ghi nhận là dòng tiền ra của hoạt động kinh doanh (CFO).

1.2. Kế toán quỹ phúc lợi với mức phúc lợi được xác định

Trợ cấp hưu trí (Khoản lương hưu) = a% × Mức lương cuối cùng khi nghỉ hưu × Số năm làm việc

a. Giả định để xác định nghĩa vụ lương hưu

Nghĩa vụ lương hưu (pension obligation) được xác định dựa trên các giả định sau:

  • Mức lương mong muốn tại ngày nghỉ hưu

  • Số năm mà người nhân viên dự kiến sẽ sống sau khi nghỉ hưu

  • Tỷ lệ chiết khấu (thường được giả định là lợi tức trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao)

b. Sự thay đổi trong nghĩa vụ lương hưu

Giá trị bắt đầu của nghĩa vụ lương hưu

Theo chuẩn mực IFRS

Theo chuẩn mực US GAAP

+ Chi phí dịch vụ hiện tại

+ Chi phí dịch vụ hiện tại

+ Chi phí lãi vay ròng

+ Chi phí lãi vay 

+ Tổn thất thực tế

+ Tổn thất thực tế

- Thu nhập lãi thuần

+ Chi phí dịch vụ trong quá khứ

- Lợi nhuận thực tế

- Lợi nhuận thực tế

- Lợi tức thực tế của tài sản quỹ 

- Lợi tức kỳ vọng của tài sản quỹ 

Giá trị kết thúc của nghĩa vụ lương hưu

 

Ghi nhận

Theo chuẩn mực IFRS

Theo chuẩn mực US GAAP

 

Chi phí lương hưu trên BCKQKD 

Chi phí dịch vụ hiện tại = Giá trị hiện tại của phần tăng thêm khoản lương hưu mà nhân viên nhận được do cung cấp thêm một năm phục vụ cho công ty

Thu nhập/chi phí lãi vay ròng: nợ/tài sản lương hưu ròng ban đầu × tỷ lệ chiết khấu được sử dụng để ước tính nghĩa vụ lương hưu.

Chi phí lãi vay: công ty không thanh toán chi phí dịch vụ mà nhân viên nhận được trong năm cho đến khi nghỉ hưu.

 

Lợi tức kỳ vọng trên tài sản quỹ phúc lợi: Đây là một giả định cho tỷ suất lợi nhuận dài hạn kỳ vọng trên tài sản quỹ phúc lợi.

Thu nhập toàn diện khác (OCI)

Lãi/Lỗ thực tế: phát sinh khi các thay đổi được thực hiện trong bất kỳ giả định nào được sử dụng để ước tính nghĩa vụ lương hưu của công ty (ví dụ: tỷ lệ tử vong, tuổi thọ, tỷ lệ tăng bồi thường và tuổi nghỉ hưu).

Lợi tức thực tế của tài sản quỹ trừ đi bất kỳ khoản lợi tức nào được bao gồm trong chi phí lãi vay hoặc thu nhập ròng.

Chi phí dịch vụ trong quá khứ: lợi ích hồi tố được trao cho nhân viên khi một kế hoạch được bắt đầu hoặc sửa đổi.

Công thức:

Giá trị hợp lý của tài sản quỹ - Nghĩa vụ hưu trí = TS/NPT lương hưu ròng

(Fair value of plan asset - Pension obligation = Net pension asset/liab.

Bảng cân đối kế toán

(Balance sheet)

• Giá trị hợp lý của tài sản quỹ > Nghĩa vụ hưu trí

→ Quỹ hưu trí có một khoản thặng dư

→ Phản ảnh trên Tài sản lương hưu ròng (Net Pension Asset - NPA)

• Giá trị hợp lý của tài sản quỹ < Nghĩa vụ hưu trí

→ Quỹ hưu trí có một khoản thâm hụt

→ Phản ảnh trên Nợ phải trả lương hưu ròng (Net Pension Liability - NPL)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(Income statement)

Sự thay đổi trong TS/NPT lương hưu ròng được ghi nhận vào lãi/lỗ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc vào Thu nhập toàn diện khác (OCI) trong VCSH.

1.3. Trình bày và thuyết minh về quỹ Phúc lợi sau khi nghỉ việc

IAS 19 xác định các yêu cầu sau đây đối với việc thuyết minh của quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định:

  • Giải thích các đặc điểm của Quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định và rủi ro liên quan đến chúng;

  • Xác định và giải thích các khoản tiền trong báo cáo tài chính phát sinh từ Quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định (tức là nợ phải trả (tài sản) lương hưu ròng);

  • Mô tả các Quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định có thể ảnh hưởng như thế nào đến giá trị, thời gian và tính không chắc chắn của dòng tiền trong tương lai.

     

[UPDATE 2024] 2. Chi trả phúc lợi trên cơ sở cổ phiếu

2.1. Đặc điểm

  • Chi trả phúc lợi trên cơ sở cổ phiếu nhằm mục đích gắn kết lợi ích của nhân viên với lợi ích của cổ đông và là một hình thức trả phúc lợi trả sau phổ biến khác.

  • Không giống như các kế hoạch lương hưu, chi trả phúc lợi trên cơ sở cổ phiếu có xu hướng tập trung nhiều vào những nhân viên cấp cao hơn như giám đốc điều hành cũng như giám đốc.

  • Chi trả phúc lợi trên cơ sở cổ phiếu được coi là một khoản chi phí, do đó được coi là một khoản giảm thu nhập ngay cả khi không có tiền mặt được trao tay.

Ưu điểm

Nhược điểm

Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông

Phát hành cổ phiếu cho nhân viên làm pha loãng cổ đông hiện hữu

Chấp nhận rủi ro cao, cũng có thể xảy ra với việc trao quyền chọn mua cổ phiếu

Việc tăng quyền sở hữu có thể khiến các nhà quản lý e ngại rủi ro

 

Có thể không cung cấp các phúc lợi mong muốn và có thể khen thưởng hoặc phạt không phù hợp với hiệu suất của nhân viên.

2.2. Hai hình thức thanh toán của chi trả phúc lợi dựa trên cơ sở cổ phiếu

Tài trợ cổ phiếu

Quyền chọn đối với cổ phiếu

Theo IFRS và US GAAP

  • Chi phí phúc lợi được tính bằng giá trị hợp lý (thường là giá trị thị trường) của cổ phiếu phát hành tại ngày cam kết quyền (grant date).

  • Chi phí phúc lợi được phân bổ theo thời gian làm việc của nhân viên.

Chi phí phúc lợi được xác định bằng giá trị hợp lý ước tính, bằng cách sử dụng mô hình định giá phù hợp. Chuẩn mực kế toán không quy định một mô hình cụ thể mà nhìn chung:

  • Phù hợp với việc định giá giá trị hợp lý

  • Dựa trên các nguyên tắc đã được thiết lập của lý thuyết kinh tế tài chính

  • Phản ánh các đặc tính quan trọng của phúc lợi.

  • Chi phí phúc lợi được phân bổ theo thời gian làm việc của nhân viên.

Khi tính toán quyền chọn cổ phiếu, yêu cầu cơ bản là giá trị quyền chọn được cấp cho nhân viên dưới dạng phúc lợi phải được tính vào chi phí theo tỷ lệ trong khoảng thời gian làm việc. Một số ngày quan trọng ảnh hưởng đến kế toán, bao gồm ngày cam kết quyền, ngày trao quyền chọn, ngày thực hiện và ngày hết hạn.

  • Ngày cam kết quyền là ngày mà doanh nghiệp đồng ý một thỏa thuận cấp quyền chọn cho nhân viên. Thời gian làm việc thường là khoảng thời gian giữa ngày cấp và ngày trao quyền chọn.

  • Ngày trao quyền chọn là ngày đầu tiên nhân viên có thể thực hiện quyền mua cổ phiếu. Việc trao quyền có thể thực hiện ngay lập tức hoặc trong một khoảng thời gian trong tương lai.

  • Ngày thực hiện quyền chọn là ngày nhân viên thực hiện quyền chọn và chuyển chúng thành cổ phiếu. Nếu quyền chọn không được thực hiện, quyền có thể hết hạn vào một ngày được xác định trong tương lai, thường là 5 hoặc 10 năm kể từ ngày cam kết quyền.

Nếu khoản thanh toán dựa trên cổ phiếu được cấp ngay lập tức (tức là không cần thêm thời gian làm việc) thì chi phí sẽ được ghi nhận vào ngày cam kết quyền.

Nếu phúc lợi dựa trên cổ phần không được trao cho đến khi hoàn thành một khoảng thời gian làm việc xác định thì chi phí phúc lợi sẽ được ghi nhận và phân bổ trong suốt thời gian làm việc.

Ngày cam kết quyền cũng là ngày tính toán chi phí phúc lợi nếu biết cả số lượng cổ phiếu và giá quyền chọn. Nếu các thông tin thực tế ảnh hưởng đến giá trị của các quyền chọn phụ thuộc vào các sự kiện sau ngày cam kết quyền thì chi phí phúc lợi sẽ được tính toán khi biết được các thông tin đó.

2.3. Các loại khác của Chi trả phúc lợi trên cơ sở cổ phiếu

Các loại chi trả phúc lợi trên cơ sở cổ phiếu khác, chẳng hạn như quyền hưởng lợi khi cổ phiếu tăng giá (SAR) hoặc cổ phiếu ảo, tức là chi trả phúc lợi cho nhân viên trên cơ sở thay đổi giá trị cổ phiếu mà không yêu cầu nhân viên phải nắm giữ cổ phiếu.

→ Được gọi là phúc lợi trên cơ sở cổ phiếu được thanh toán bằng tiền mặt.

Với SAR, khoản phúc lợi của nhân viên dựa trên việc tăng giá cổ phiếu của công ty.

Hai ưu điểm bổ sung của SAR:

  • Hạn chế mức e ngại rủi ro vì nhân viên có thể hạn chế rủi ro giảm giá và không giới hạn tiềm năng tăng trưởng, tương tự như quyền chọn mua cổ phiếu của nhân viên.

  • Quyền sở hữu của cổ đông không bị pha loãng.

Kế toán đối với SAR: SAR được định giá theo giá trị hợp lý và chi phí phúc lợi được phân bổ trong thời gian làm việc của nhân viên.

2.4. Trình bày và thuyết minh về quỹ chi trả phúc lợi trên cơ sở cổ phiếu

Như được quy định trong IFRS 2, các công bố thông tin bắt buộc bao gồm:

Mô tả về từng loại thỏa thuận thanh toán dựa trên cổ phiếu, bao gồm các điều khoản và điều kiện chung, chẳng hạn như yêu cầu về quyền, thời hạn tối đa của các quyền chọn được cấp và phương thức thanh toán (ví dụ: tiền mặt hoặc vốn chủ sở hữu)

Chi tiết về số lượng và giá thực hiện bình quân gia quyền của các quyền chọn, bao gồm:

  • Số tồn đọng đầu kỳ,

  • Được cấp trong kỳ,

  • Bị mất trong kỳ,

  • Được thực hiện trong kỳ,

  • Hết hạn trong kỳ,

  • Còn tồn đọng vào cuối kỳ và

  • Có thể thực hiện được vào cuối kỳ.

Đối với các công cụ vốn khác được cấp trong kỳ (không phải quyền chọn cổ phiếu), số lượng và giá trị hợp lý bình quân gia quyền của các công cụ vốn đó tại ngày đo lường và thông tin về cách đo lường giá trị hợp lý đó.

 

[Pre.vi] Tính toán và giải thích tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ khả năng thanh toán

Tỷ lệ đòn bẩy 

(Leverage ratios)

Tỷ lệ bao phủ 

(Coverage ratios)

  • Tập trung vào Bảng cân đối kế toán (BS).

  • Đo lường lượng nợ tương đối trong nguồn vốn của công ty

  • Tập trung vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (IS).

  • Đo lường mức thu nhập đủ để trả lãi và các khoản phí cố định khác khi đến hạn.

 

1. Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage ratios)

1.1. Tỷ lệ nợ trên tài sản = Tổng nợ / Tổng tài sản

Đo lường phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Tỷ số càng cao thì rủi ro tài chính càng cao và khả năng thanh toán càng yếu.

1.2. Tỷ lệ nợ trên vốn = Tổng nợ / (Tổng nợ + Tổng VCSH)

Đo lường tỷ lệ phần trăm tổng vốn được tài trợ bằng nợ. Nó khác với tỷ lệ nợ trên tài sản ở chỗ các khoản nợ không phải trả lãi. Tỷ số càng cao thì khả năng thanh toán càng yếu.

1.3. Tỷ lệ nợ trên VCSH = Tổng nợ / Tổng VCSH

Đo lường mức tài trợ bằng nợ so với lượng VCSH của công ty. Tỷ số càng cao thì khả năng thanh toán càng yếu.

1.4. Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản bình quân / Tổng VCSH bình quân

Đo lường đòn bẩy được sử dụng trong công thức DuPont. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao thì công ty sử dụng đòn bẩy tài chính càng nhiều, cụ thể là việc sử dụng nợ và các khoản nợ phải trả khác để tài trợ cho tài sản.

 

2. Tỷ lệ khả năng thanh toán (Coverage ratios)

2.1. Tỷ lệ thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay

Đo lường với khoản lợi nhuận trước thuế và lãi vay của một công ty có thể trang trải bao nhiêu lần các khoản thanh toán lãi vay. Tỷ lệ bao phủ lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán càng mạnh và một sự đảm bảo cao hơn rằng công ty có thể trả nợ từ thu nhập hoạt động.

2.2. Tỷ lệ thanh toán chi phí cố định = (EBIT + Chi phí tiền thuê) / (Chi phí lãi vay + Chi phí tiền thuê)

Đo lường với khoản lợi nhuận trước thuế, lãi vay và tiền thuê của một công ty có thể trang trải bao nhiêu lần các khoản thanh toán lãi vay và tiền thuê của công ty đó. Tỷ lệ bao phủ chi phí cố định có ý nghĩa hơn đối với các công ty tham gia vào các hợp đồng thuê hoạt động (operating lease) đáng kể.