[Level 1] Derivatives

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 8: Pricing and valuation of options

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 8 môn DER của chương trình CFA level I

I. Giải thích giá trị thực hiện, tình trạng lời lỗ và giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn

Có 2 loại quyền chọn phổ biến:

  • Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép thực hiện tại bất cứ thời điểm nào cho đến khi hợp đồng đáo hạn.

  • Quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ cho phép thực hiện tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng.

1. Giá trị thực hiện và giá trị thời gian

Giá trị hợp đồng (giá quyền chọn) = Giá trị thực hiện + Giá trị thời gian

(Option value = Exercise value + Time value) 

1.1. Giá trị thực hiện

Chính là giá trị hợp đồng nếu hợp đồng có thể thực hiện được ngay lập tức.

 

Quyền chọn mua

Quyền chọn bán

Trong suốt thời hạn hợp đồng

Tại thời điểm đáo hạn

 

1.2. Giá trị thời gian

Giá trị thời gian khiến cho giá trị hợp đồng tăng theo sự biến động của giá tài sản và thời gian nhưng giảm dần khi càng gần ngày đáo hạn (hay còn gọi là sự suy giảm giá trị thời gian – time vlue decay).

Tại thời điểm đáo hạn, giá trị thời gian trở về 0 và do đó giá trị quyền chọn bằng với giá trị thực hiện.

 

2. Tình trạng lãi lỗ của hợp đồng quyền chọn (Moneyness) 

Tình trạng lãi lỗ của hợp đồng (moneyness) thể hiện mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá thực hiện. Tình trạng lãi lỗ hợp đồng thường được sử dụng để so sánh các hợp đồng có cùng tài sản cơ sở nhưng có các mức giá thực hiện hoặc thời điểm đáo hạn khác nhau.

Tình trạng lãi lỗ tại thời điểm đáo hạn

 

Quyền chọn mua

Quyền chọn bán

Vị thế lãi

(In the money)

Vị thế hòa vốn

(At the money)

Vị thế lỗ

(Out of the money)

  • Một quyền chọn có giá trị cao (Deep-in-the-money option) mô tả quyền chọn có nhiều khả năng được thực hiện, thể hiện sự tương ứng gần như 1-1 giữa giá quyền chọn và những thay đổi của giá tài sản cơ bản.

  • Một quyền chọn có giá trị thấp (Deep-out-of-the-money option), mô tả quyền chọn có ít/hiếm có khả năng được thực hiện, thể hiện độ nhạy cảm của giá quyền chọn với một sự thay đổi của giá tài sản cơ bản.

 

II. So sánh ứng dụng của kinh doanh chênh lệch giá và mô phỏng đầu tư trong định giá cam kết kỳ hạn và cam kết tùy chọn

 

Cam kết kỳ hạn

Cam kết tùy chọn

Ứng dụng của kinh doanh chênh lệch giá

Tại thời điểm ban đầu, giá trị của hợp đồng bằng 0 cho cả hai bên và không phát sinh dòng tiền

Giá trị của hợp đồng tại thời điểm ban đầu là dương, người mua trả phí quyền chọn cho người bán

Lãi/lỗ

Lợi nhuận không giới hạn

Lỗ không giới hạn

Lỗ (đối với người mua) và lợi nhuận (đối với người bán) được giới hạn ở giá của quyền chọn

→ Như vậy cách tiếp cận sử dụng mô hình không xuất hiện kinh doanh chênh lệch giá không được áp dụng cho cam kết tùy chọn mà chúng ta sẽ sử dụng các mô hình khác. Cụ thể tại LOS này chúng ta sử dụng bản chất của quyền chọn để thiết lập giới hạn trên và giới hạn dưới của giá quyền chọn tại thời điểm t bất kỳ.

 

1. Giới hạn dưới cho giá của quyền chọn kiểu châu Âu

1.1. Quyền chọn mua

Chúng ta cần đánh giá một quyền chọn mua tương đương với việc mua một tài sản cơ sở sử dụng một phần tiền vay.

Chúng ta có hai chiến lược đầu tư như sau:

  • Chiến lược 1: Chiến lược đòn bẩy – Mua tài sản tại thời điểm hiện tại sử dụng tiền vay và nắm giữ nó đến thời điểm T.

  • Chiến lược 2: Chiến lược mua quyền chọn mua – Mua quyền chọn mua trên tài sản tại thời điểm hiện tại và thực hiện quyền mua tại thời điểm T.

Chiến lược 1: Chiến lược đòn bẩy – Mua tài sản tại thời điểm hiện tại và nắm giữ nó đến thời điểm T.

Dưới vị thế của nhà đầu tư:

Vị thế lãi lỗ tại thời điểm 0

Kết quả tại thời điểm T

→ Giá trị này có thể âm hoặc dương.

Nhà đầu tư đạt được mục tiêu (mua tài sản tại thời điểm T với số tiền X). Nhưng nếu tài sản đó bị giảm giá tại thời điểm T, nhà đầu tư mua với giá cao hơn giá trị nội tại của tài sản đó.


Chiến lược 2: Chiến lực mua quyền chọn mua – Mua quyền chọn mua trên tài sản tại thời điểm hiện tại và thực hiện quyền mua tại thời điểm T.

Dưới vị thế của nhà đầu tư:

Vị thế lãi lỗ tại thời điểm 0

Kết quả tại thời điểm T

Nhà đầu tư đạt được mục tiêu (mua tài sản tại thời điểm T với số tiền X) mà không sợ ảnh hưởng của việc tài sản bị giảm giá.

 

So sánh 2 chiến lược tại thời điểm T:

Chiến lược 1 – Chiến lược đòn bẩy

Chiến lược 2  – Chiến lực mua quyền chọn mua

→ Giá trị này có thể âm hoặc dương.

→ Quyền chọn không được thực hiện

→ Quyền chọn được thực hiện

Mang lại kết quả lợi nhuận tốt hơn

→ Như vậy chiến lược 2 mang lại kết quả lợi nhuận tốt hơn chiến lược 1. Bất kỳ chiến lược nào chiếm ưu thế hơn thì giá trị của chiến lược chiếm ưu thế hơn không thể thấp hơn giá trị của chiến lược còn lại. Do đó tại thời điểm hiện tại, giới hạn dưới của giá quyền chọn mua là:

Thêm nữa, giá quyền chọn không thể là giá trị âm nên giới hạn dưới của giá quyền chọn mua được mô tả như sau:

1.2. Quyền chọn bán

Tương tự với quyền chọn mua, chúng ta cũng có hai chiến lược đầu tư như sau:

  • Chiến lược 1: Chiến lược bán khống và công cụ trái phiếu.

  • Chiến lược 2: Chiến lực mua quyền chọn bán.

Chiến lược 1: Chiến lược kết hợp bán khống và công cụ trái phiếu.

Dưới vị thế của nhà đầu tư:

Vị thế lãi lỗ tại thời điểm 0

Kết quả tại thời điểm T

→ Giá trị này có thể âm hoặc dương.

Nhà đầu tư đạt được mục tiêu (bán tài sản tại thời điểm T với số tiền X). Nhưng nếu tài sản đó tăng giá tại thời điểm T, nhà đầu tư phải mua với giá cao hơn giá trị nội tại của tài sản đó để kết thúc vị thế bán khống của mình.

 

Chiến lược 2: Chiến lực mua quyền chọn bán.

Dưới vị thế của nhà đầu tư:

Vị thế lãi lỗ tại thời điểm 0

Kết quả tại thời điểm T

Nhà đầu tư đạt được mục tiêu (mua tài sản tại thời điểm T với số tiền X) mà không sợ ảnh hưởng của việc tài sản bị tăng giá.

 

So sánh 2 chiến lược tại thời điểm T:

Chiến lược 1 – Chiến lược kết hợp bán khống và trái phiếu

Chiến lược 2  – Chiến lực mua quyền chọn bán

→ Giá trị này có thể âm hoặc dương.

→ Quyền chọn được thực hiện

→ Quyền chọn không được thực hiện

Mang lại kết quả lợi nhuận tốt hơn

→ Như vậy chiến lược 2 mang lại kết quả lợi nhuận tốt hơn chiến lược 1. Bất kỳ chiến lược nào chiếm ưu thế hơn thì giá trị của chiến lược chiếm ưu thế hơn không thể thấp hơn giá trị của chiến lược còn lại. Do đó tại thời điểm hiện tại, giới hạn dưới của giá quyền chọn bán là:

Thêm nữa, giá quyền chọn không thể là giá trị âm nên giới hạn dưới của giá quyền chọn bán được mô tả như sau:

 

2. Giới hạn trên cho giá của quyền chọn kiểu châu Âu

2.1. Quyền chọn mua

Nếu giá của quyền chọn mua lớn hơn giá của tài sản cơ sở, thay vì mua quyền chọn tại giá đắt hơn thì người mua sẽ trực tiếp mua tài sản cơ sở. Do đó giá của tài sản cơ sở đại diện cho giới hạn trên của quyền chọn mua.

2.2. Quyền chọn bán

Người mua quyền chọn bán sẽ chỉ thực hiện quyền nếu giá của tài sản cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện quyền tại thời điểm T. Tuy nhiên, do quyền chọn kiểu châu Âu chỉ có thể thực hiện quyền chọn tại thời điểm đáo hạn hợp đồng nên giá trị tối đa của hợp đồng chính là giá trị hiện tại của giá thực hiện quyền chiết khấu với lãi suất phi rủi ro.


3. Kết luận về giới hạn trên và dưới của giá quyền chọn kiểu châu Âu tại thời điểm t bất kỳ

Quyền chọn mua

Quyền chọn bán

 

II. Xác định các yếu tố quyết định giá trị vị thế của hợp đồng quyền chọn và giải thích cách chúng tác động lên giá trị của hợp đồng

Có 6 yếu tố chủ yếu sẽ tác động lên giá trị của một hợp đồng quyền chọn, cụ thể như sau:

Khi các yếu tố sau tăng (↑)

Quyền chọn mua

Quyền chọn bán

Giá trị của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn

(cùng chiều)

(ngược chiều)

Giá thực hiện quyền

Kỳ hạn

↓ hoặc ↑

Lãi suất phi rủi ro

Mức độ biến động của giá tài sản cơ sở

Chi phí/Lợi ích phát sinh từ tài sản cơ sở

Chi phí

Lợi ích