[Level 1] Fixed Income Investments

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] Module 3: Fixed-income Issuance and Trading

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức về Module 3 môn FI của chương trình CFA level I

I. Mô tả về các thị trường chứng khoán thu nhập cố định, các tổ chức phát hành và nhà đầu tư

1. Phân loại thị trường chứng khoán thu nhập cố định

Thị trường chứng khoán thu nhập cố định có thể được phân loại theo các tiêu chí:

  • Đơn vị phát hành – Issuers

  • Kỳ hạn – Maturity

  • Chất lượng tín dụng – Credit quality

  • Đơn vị tiền tệ - Currency denomination

  • Vị trí địa lý nơi mà trái phiếu được phát hành và giao dịch – Geography

  • Đặc điểm ESG

a&b. Tổ chức phát hành và kỳ hạn

Tổ chức phát hành

Thị trường chứng khoán thu nhập cố định có thể được phân loại theo các tổ chức phát hành chính, bao gồm:

  • Chính phủ: Tổ chức chính phủ (sovereign), chính quyền địa phương (non-sovereign), v.v.

  • Doanh nghiệp: Tài chính hoặc phi tài chính;

  • Công ty phục vụ mục đích đặc biệt (special purpose entities – SPEs).

Kỳ hạn

Thị trường chứng khoán thu nhập cố định có thể được phân loại theo kỳ hạn, bao gồm:

  • Chứng khoán đầu tư ngắn hạn: Kỳ hạn < 1 năm (thị trường tiền tệ)

  • Chứng khoán đầu tư trung hạn: Kỳ hạn 1-10 năm (thị trường vốn)

  • Chứng khoán đầu tư dài hạn: Kỳ hạn > 10 năm (thị trường vốn)

 c. Chất lượng tín dụng

Công cụ đo lường chất lượng tín dụng phổ biến là xếp hạng tín dụng, được đánh giá bởi các cơ quan xếp hạng tín dụng.

Trái phiếu được chia thành 2 loại dựa trên chất lượng tín dụng của các đơn vị phát hành trái phiếu, tại đó đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ của tổ chức phát hành dựa trên xác suất vỡ nợ (probability of default) và tổn thất dự kiến (expected loss) trong trường hợp vỡ nợ.

Trái phiếu đầu tư

Investment grade bonds

·   Trái phiếu có chất lượng tín dụng cao

·   Dòng tiền ổn định hơn

·   Xác suất vỡ nợ thấp hơn

Trái phiếu lợi suất cao

Non-investment grade/High-yield/Junk bonds

·   Trái phiếu có chất lượng tín dụng thấp

·   Dòng tiền kém ổn định hơn

·   Xác suất vỡ nợ cao hơn

 Trái phiếu lợi suất cao thường được phát hành bởi:

  • Tổ chức phát hành mới (new issuers): Nhà đầu tư thường sẽ yêu cầu tài sản thế chấp do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các tổ chức này kém ổn định hơn.

  • Thiên thần sa ngã (fallen angles): Trước đây là các tổ chức phát hành trái phiếu đầu tư nhưng có chất lượng tín dụng đã xấu đi kể từ thời điểm phát hành.

d. Đơn vị tiền tệ

Trái phiếu có thể được phân loại theo đơn vị tiền tệ mà trái phiếu được phát hành. Khi đó mức giá của trái phiếu sẽ chịu tác động bởi biến động lãi suất tại quốc gia sở hữu đơn vị tiền tệ mà trái phiếu đang niêm yết theo.

e. Vị trí địa lý

Dựa trên địa điểm phát hành và giao dịch, trái phiếu có thể được phân loại như sau:

  • Trái phiếu thị trường nội địa (Domestic bond markets)

  • Trái phiếu thị trường nước ngoài (Foreign bond markets)

  • Trái phiếu thị trường Eurobond (Eurobond markets)

  • Trái phiếu thị trường các nước phát triển (Developed bond markets)

  • Trái phiếu thị trường các nước đang phát triển (Emerging bond markets)

 

Loại trái phiếu

Domestic bond

Foreign bond

Eurobond

Bên phát hành

Nội địa

Nội địa

Bất kì

Đơn vị tiền tệ

Nội địa

Nước ngoài

Bất kì

Thị trường phát hành và giao dịch

Nội địa

Nước ngoài

Quốc tế

Điều khoản và pháp lý

Tuân theo quy định pháp lý của quốc gia mà trái phiếu được phát hành hành.

Không tuân theo quy định pháp lý của bất kỳ quốc gia nào

Giấy chứng nhận sở hữu

Trái phiếu ghi danh (bên được ủy thác lưu giữ hồ sơ về thông tin của người sở hữu trái phiếu)

 

 

Trái phiếu thị trường

các nước phát triển

Developed bond markets

Trái phiếu thị trường

các nước đang phát triển

Emerging bond markets

Quy mô

Nhỏ hơn

Cao hơn

Rủi ro

Cao hơn

Thấp hơn

Lợi nhuận

Cao hơn

Thấp hơn

 

2. Các loại nhà đầu tư chứng khoán thu nhập cố định

Các nhà đầu tư trái phiếu tham gia các vị thế đầu tư có tín dụng và kỳ hạn phù hợp với nhu cầu rủi ro nhất định và phù hợp với dòng tiền từ các khoản thanh toán đã biết trong tương lai.

 

Ngắn hạn

< 1 năm

Trung hạn

1 năm – 10 năm

Dài hạn

> 10 năm

Phi rủi ro vỡ nợ

Trung gian tài chính

Quỹ thị trường tiền tệ

Ngân hàng trung ương

Quỹ hưu trí

Trái phiếu đầu tư

Quỹ thị trường tiền tệ

Tổ chức phát hành doanh nghiệp

Quỹ trái phiếu và ETFs

Người quản lý tài sản

Công ty bảo hiểm

Trái phiếu lợi suất cao

 

Người quản lý tài sản

Quỹ phòng hộ

Quỹ nợ xấu

 

 

Loại nhà đầu tư

Đầu tư vào

Mục tiêu đầu tư

Trung gian tài chính

Trái phiếu kho bạc trong toàn bộ kỳ hạn

Quản lý rủi ro lãi suất và thanh khoản

Ngân hàng trung ương

Trái phiếu kho bạc trung hạn

Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (open market operations) nhằm thực thi chính sách tiền tệ

Mua bán các trái phiếu nước ngoài nhằm quản lý tỷ giá hối đoái và quỹ dự trữ ngoại hối

Các nhà đầu tư tổ chức

(quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, v.v.)

Chứng khoán đầu tư dài hạn

Phù hợp với các khoản nợ dài hạn của họ (trả lương hưu và yêu cầu bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm).

Thường bị các quy định cấm sở hữu chứng khoán có lợi tức cao.

Tổ chức phát hành doanh nghiệp

Thương phiếu, repos và ABCP

Tìm kiếm lợi nhuận dựa trên thanh khoản.

Quỹ trái phiếu và ETFs

Chứng khoán đầu tư trung hạn

Thực hiện trách nhiệm

Người quản lý tài sản

Chứng khoán trung hạn, giữa trái phiếu đầu tư và trái phiếu lợi tức cao

Tìm kiếm lợi nhuận cao

Quỹ phòng hộ và quỹ nợ xấu

Chứng khoán trung hạn lợi tức cao

Tìm kiếm lợi nhuận cao

 

II. Mô tả các loại chỉ số chứng khoán thu nhập cố định

Chỉ số chứng khoán thu nhập cố định phản ánh tình hình thị trường hoặc ngành của trái phiếu đó. Vai trò của chỉ số thị trường bao gồm:

  • Theo dõi rủi ro và lợi nhuận trên diện rộng của các thị trường chứng khoán khác nhau, cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của thị trường.

  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các khoản đầu tư và các nhà quản lý quỹ.

  • Hình thành cơ sở cho các chiến lược đầu tư chỉ số.

Sự khác biệt giữa chỉ số cổ phiếu và chỉ số chứng khoán thu nhập cố định được trình bày trong bảng dưới đây:

Phân loại

Chỉ số cổ phiếu

Chỉ số chứng khoán thu nhập cố định

Số lượng chứng khoán thành phần

Ít chứng khoán thành phần hơn

Nhiều chứng khoán thành phần hơn

Các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể có nhiều loại trái phiếu khác nhau đang lưu hành.

Tỷ lệ thay mới chứng khoán thành phần

Cổ phiếu có kỳ hạn vô hạn

Tần suất phát hành mới ít hơn

→ Chứng khoán thành phần thay đổi ít hơn

Tỷ lệ turnover thấp hơn

Chứng khoán thu nhập cố định có kỳ hạn hữu hạn

Tần suất phát hành mới cao hơn

→ Chứng khoán thành phần thay đổi liên tục

Tỷ lệ turnover cao hơn

Phương pháp tính tỷ trọng

Phương pháp tính tỷ trọng đa dạng

Phương pháp phổ biến là dựa trên vốn hóa thị trường của tổ chức phát hành

Phương pháp phổ biến là dựa trên giá trị thị trường của trái phiếu đang lưu hành

 

Phân loại chỉ số chứng khoán thu nhập cố định:

Aggregate indexes

Narrowed indexes

Bao gồm nhiều tiêu chí lựa chọn trái phiếu thành phần

Tập trung vào một số tiêu chí nhất định như ngành, chất lượng tín dụng, kỳ hạn, ESG, v.v.

Ví dụ: Chỉ số tổng hợp toàn cầu của Bloomberg Barclays

Ví dụ: Chỉ số trái phiếu của thị trường mới nổi J.P. Morgan (EMBI+), Chỉ số SRI doanh nghiệp bền vững của Bloomberg Barclays MSCI Euro

 → Chỉ số được chọn để đánh giá một nhà quản lý đầu tư hoặc quản lý quỹ phải tương ứng với chiến lược đầu tư của nhà quản lý hoặc quỹ đó.

 

III. So sánh thị trường trái phiếu sơ cấp và thứ cấp với thị trường cổ phiếu

 

Thị trường trái phiếu sơ cấp

Primary market

Thị trường trái phiếu thứ cấp

Secondary market

Đặc điểm

Thị trường cho các chứng khoán được phát hành lần đầu. Tổ chức phát hành ban đầu bán trái phiếu cho các nhà đầu tư nhằm tăng vốn.

Thị trường nơi các nhà đầu tư mua bán và trao đổi chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.

Cơ chế phát hành và giao dịch trái phiếu

Phát hành đại chúng (public offerings)

·         Phát hành có bảo lãnh (underwritten offerings)

·         Phát hành không bảo lãnh (best-efforts offerings)

·         Đăng ký phát hành từng phần (shelf registration)

·         Đấu giá (auction)

Phát hành riêng lẻ (private placement)

Thị trường giao dịch khớp giá (quote-driven markets)

Thị trường chứng khoán phi tập trung (over-the-counter hay OTC markets)

 

 

1. Thị trường trái phiếu sơ cấp

1.1. Phát hành đại chúng (Public offerings)

a. Phát hành có bảo lãnh (Underwritten offerings)

Ngân hàng đầu tư đảm bảo bán chứng khoán ở mức giá chào bán đã được thỏa thuận với công ty phát hành; nếu khối lượng chứng khoán được nhận mua ít hơn khối lượng đã phát hành thì ngân hàng đầu tư phải mua lượng chứng khoán còn lại ở mức giá đã chào bán.

→ Ngân hàng đầu tư (underwriter) chịu rủi ro liên quan đến việc bán trái phiếu.

b. Phát hành không bảo lãnh (Best-efforts offerings)

So sánh phát hành có bảo lãnh và phát hành không bảo lãnh:

 

Phát hành không bảo lãnh

Phát hành có bảo lãnh

Cơ chế

Ngân hàng đầu tư chỉ đóng vai trò môi giới và cố gắng bán trái phiếu tại mức giá chào bán đã thương lượng để nhận được hoa hồng.

Nếu khối lượng chứng khoán được nhận mua ít hơn khối lượng đã phát hành thì ngân hàng đầu tư không có nghĩa vụ phải mua số còn lại.

Ngân hàng đầu tư đảm bảo bán trái phiếu tại mức giá chào bán đã thương lượng với tổ chức phát hành.

Nếu khối lượng chứng khoán được nhận mua ít hơn khối lượng đã phát hành thì ngân hàng đầu tư phải mua lượng chứng khoán còn lại ở mức giá đã chào bán

Rủi ro

Ngân hàng dầu tư chịu ít rủi ro hơn và có ít động lực để bán trái phiếu hơn.

Ngân hàng đầu tư chịu nhiều rủi ro hơn.

Việc chào bán này phổ biến hơn đối với trái phiếu có chất lượng tín dụng thấp hơn, trung gian tài chính không đảm bảo việc bán mà chỉ có thể đóng vai trò là môi giới.

c. Đăng ký phát hành từng phần (Shelf registration)

Cơ chế

Công ty công bố cáo bạch như thường lệ khi chào bán, nhưng không phát hành toàn bộ khối lượng chứng khoán đã đăng ký ngay mà phát hành từng phần theo thời gian, khi cần huy động vốn hoặc khi có ưu thế trên thị trường.

Yêu cầu

Tổ chức phát hành chuẩn bị một tài liệu cung cấp đầy đủ các đợt phát hành trái phiếu trong tương lai, tất cả đều nằm trong cùng một tài liệu gọi là bản cáo bạch (master prospectus).

Mỗi đợt phát hành phải kèm theo văn bản thông báo mô tả những thay đổi về tình hình tài chính của tổ chức phát hành (nếu có) kể từ khi nộp bản cáo bạch.

Hạn chế

Chỉ được sử dụng bởi các tổ chức phát hành có uy tín với khả năng tài chính đã được chứng minh.

Ở một số khu vực pháp lý, chỉ những nhà đầu tư chuyên nghiệp (qualified investors) mới có thể mua.

d. Đấu giá (Auction)

Trái phiếu được bán cho các nhà đầu tư thông qua quy trình đấu giá, giúp xác định giá và tỷ lệ phân bổ chứng khoán.

Việc phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp thường được thực hiện dưới hình thức đấu giá công khai do Kho bạc quốc gia hoặc Bộ tài chính chủ trì.

1.2. Phát hành riêng lẻ (Private placement)

Phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành đại chúng

 

Phát hành riêng lẻ

Phát hành đại chúng

Thành viên tham gia

Chỉ một nhóm các nhà đầu tư đủ điều kiện được lựa chọn (thường là các nhà đầu tư tổ chức lớn) mới được phép

Bất kỳ thành viên nào của công chúng đều có thể mua trái phiếu

Trung gian

Có thể theo hình thức:

  • Trực tiếp giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư

  • Thông qua ngân hàng đầu tư

Ngân hàng đầu tư (cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính)

Tính thanh khoản

Thanh khoản thấp hơn

Thanh khoản cao hơn

Hạn chế

Có các giao ước được tùy chỉnh và hạn chế

Có các giao ước chuẩn hóa và ít hạn chế hơn

 

2.      Thị trường trái phiếu thứ cấp

Nền tảng giao dịch

Thị trường giao dịch khớp giá

Quote-driven markets

Thị trường chứng khoán phi tập trung

Over-the-counter markets (OTC)

Nhà đầu tư giao dịch với dealers. Các dealer niêm yết giá bao gồm giá chào mua và giá chào bán cho các đợt phát hành trái phiếu khác nhau, trong đó:

  • Giá chào mua (bid price): Mức giá mua mà người mua sẵn sàng trả

  • Giá chào bán (ask price): Mức giá bán mà người bán chấp nhận bán đi

Lệnh giao dịch được khớp thông qua hệ thống mạng điện tử trung gian.

 

Distressed debt

Định nghĩa: Distressed debt là tên gọi cho trái phiếu của các tổ chức phát hành đang hoặc dự kiến ​​sẽ nộp đơn xin phá sản.

Nền tảng giao dịch: Thị trường thứ cấp tại mức giá thấp hơn mệnh giá khá nhiều.

Nhà đầu tư: Các quỹ phòng hộ và các nhà đầu tư cơ hội tìm kiếm lợi nhuận giống như vốn chủ sở hữu.

Đặc điểm:

  • Distressed debt được giao dịch cho đến khi tổ chức phát hành doanh nghiệp thanh lý tài sản hoặc trái phiếu hiện hành được tái cơ cấu.

  • Vào thời điểm khoản nợ của tổ chức phát hành được xem là distressed debt, cổ phiếu của tổ chức phát hành đó có thể đã bị hủy niêm yết.