Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 1 môn Fixed Income trong chương trình CFA level 2
Thị trường tài chính và lãi suất trên thị trường tài chính có mối quan hệ tác động và kiểm soát lẫn nhau. Vì vậy, việc hiểu được cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, tức là mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn (đồ thị biểu diễn lãi suất tại các kỳ hạn khác nhau) là nền tảng để hiểu được cách vận hành của một nền kinh tế. Module 1: Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất giới thiệu và diễn giải lý do và cách cấu trúc kỳ hạn thay đổi theo thời gian. Ở mức độ kiến thức nền tảng, người học cần phân biệt được lãi suất kỳ hạn và lãi suất giao ngay và mối quan hệ giữa hai loại lãi suất này.
1. Lãi suất giao ngay và lãi suất kỳ hạn
1.1. Lãi suất giao ngay
Lãi suất giao ngay (Spot rate) là lãi suất trung bình năm của một khoản thanh toán duy nhất được thực hiện trong tương lai. Giá hôm nay của một trái phiếu mệnh giá $1, không lợi tức chính là hệ số chiết khấu (Discount factor).
Công thức hệ số chiết khấu:
Trong đó:
- là hệ số chiết khấu
- là lãi suất giao ngay
- N là kỳ hạn
Đường cong lãi suất giao ngay (spot yield curve) biểu diễn lợi nhuận hằng năm của một trái phiếu không quyền chọn, phi rủi ro và không có lợi tức với một khoản thanh toán duy nhất tại thời điểm đáo hạn cho nhiều kỳ hạn khác nhau.
*Lãi suất giao ngay còn được gọi là lãi suất không lợi tức (Zero-coupon rate).
1.2. Lãi suất kỳ hạn
Lãi suất kỳ hạn (Forward rate) là lãi suất được xác định ngày hôm nay cho khoản vay sẽ được thực hiện ở tương lai.
Đường cong lãi suất kỳ hạn (Forward curve) là tập hợp lãi suất kỳ hạn cho các khoản vay có kỳ hạn khác nhau với cùng ngày bắt đầu trong tương lai.
Đây là mô hình định giá hợp đồng kỳ hạn dựa trên nguyên tắc không chênh lệch giá.
Nguyên tắc không chênh lệch giá (No-Arbitrage Principle): Các chứng khoán giao dịch được có dòng tiền giống nhau phải có cùng mức giá.
Công thức mô hình định giá kỳ hạn:
- : Hệ số chiết khấu cho j+k kỳ
- : Hệ số chiết khấu cho j kỳ
- : Giá kỳ hạn của một trái phiếu mệnh giá $1 không lợi tức bắt đầu từ năm j và số kỳ hạn là k năm
1.3. Mô hình lãi suất kỳ hạn (Forward rates model)
Mối quan hệ giữa lãi suất kỳ hạn và lãi suất giao ngay: Với một nhà đầu tư trung lập, khoản thu giữa việc đầu tư 1 trái phiếu kỳ hạn 3 năm với lãi suất sẽ bằng khoản thu đầu tư một trái phiếu kỳ hạn 1 năm với lãi suất sau đó dùng khoản tiền thu được để đầu tư tiếp một trái phiếu 2 năm với lãi suất .
*Lãi suất kỳ hạn có thể được xem như một loại lãi suất hòa vốn.
Công thức mô hình lãi suất kỳ hạn:
- : Lãi suất giao ngay cho j+k kỳ
- : Lãi suất giao ngay cho j kỳ
- : Lãi suất kỳ hạn của khoản vay bắt đầu từ năm j, số kỳ hạn là k năm
Kết luận của mô hình:
- Khi đường cong lãi suất được giao ngay dốc lên, đường cong lãi suất kỳ hạn sẽ nằm trên đường cong lãi suất giao ngay.
- Khi đường con lãi suất giao ngay dốc xuống, đường cong lãi suất kỳ hạn sẽ nằm dưới đường con lãi suất giao ngay.
2. Lãi suất mệnh giá
2.1. Lãi suất mệnh giá (Par rate)
-
Lãi suất mệnh giá là lợi tức đến ngày đáo hạn của một trái phiếu được giao dịch ở mệnh giá.
-
Lãi suất trái phiếu ở mệnh giá với các kỳ hạn khác nhau tạo thành đường cong lãi suất (đường cong mệnh giá) (Par curve).
-
Một trái phiếu được định giá bằng với mệnh giá có lãi suất coupon bằng lãi suất đáo hạn.
2.2. Phương pháp bootstrapping
Đường cong lãi suất giao ngay có thể được tính từ đường cong lãi suất mệnh giá bằng phương pháp Boostrapping.
Ví dụ về phương pháp tính:
Cho đường cong mệnh giá (trả hàng năm) sau đây, hãy tính đường cong giao ngay tương ứng:
Kỳ hạn | Lãi suất mệnh giá |
1 | 1.00% |
2 | 1.25% |
3 | 1.50% |
Tìm lãi suất giao ngay kỳ hạn một năm, lãi suất giao ngay kỳ hạn hai năm, lãi suất giao ngay kỳ hạn ba năm.
Ý tưởng chung: Giải lãi suất giao ngay sao cho trái phiếu có giá bằng mệnh giá
Bước 1: Xác định
Vì trái phiếu được định giá bằng mệnh giá nên lãi suất trái phiếu kỳ hạn 1 năm = YTM = lãi suất mệnh giá 1 năm.
Theo đó, ta có par rate 1 = = 1.00%
Bước 2: Tính từ
Đối với trái phiếu có thời hạn 2 năm, lãi suất mệnh giá = lãi suất coupon = 1.25%.
Giải ta được = 1.252%.
Bước 3: Tính từ và
Đối với trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất mệnh giá = lãi suất coupon = 1.50%.
Giải ta được = 1.505%.
Chúng ta tiếp túc quá trình này khi tìm lãi suất giao ngay cho kỳ hạn dài hơn.
3. Sự phát triển của lãi suất giao ngay
3.1. Nhắc lại về lãi suất đáo hạn
Lãi suất đáo hạn (YTM) là lãi suất cân bằng sao cho tổng giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến nhận được trong tương lai của trái phiếu bằng với giá hiện tại của trái phiếu.
Công thức:
Trong đó:
- C là coupon được trả bởi bên phát hành
- YTM là lãi suất đáo hạn
- n là số năm đến ngày đáo hạn
*Lãi suất đáo hạn giống như tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của trái phiếu
3.2. Mối quan hệ giữa lãi suất giao ngay và lãi suất đáo hạn
Nguyên tắc không chênh lệch giá (arbitrage-free valuation): Giá trị trái phiếu là tổng giá trị hiện tại của các khoản thanh toán được chiết khấu theo lãi suất giao ngay tương ứng của chúng.
Công thức:
Trong đó:
- C là coupon được trả bởi bên phát hành
- là lãi suất giao ngay
Để ngăn chặn tình trang giao dịch chênh lệch giá, giá hiện tại của trái phiếu phải bằng giá trị của nó, do đó YTM của trái phiếu phải gần bằng số bình quân gia quyền của các lãi suất giao ngay được sử dụng để định giá trái phiếu.
Công thức:
YTM là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của trái phiếu nếu:
-
Trái phiếu được nắm giữ đến ngày đáo hạn
-
Tất cả các khoản thanh toán lãi và gốc đều được thực hiện đầy đủ
-
Coupon được tái đầu tư theo lãi suất đáo hạn (YTM)
YTM không phải một đại lượng phù hợp cho lợi nhuận kỳ vọng nếu:
-
Lãi suất biến động
-
Đường cong lợi suất có sự biến động.
-
Rủi ro vỡ nợ đáng kể → Chênh lệch về dòng tiền
-
Có quyền chọn đính kèm → Chênh lệch về thời gian nắm giữ
3.3. Chuyển động của đường con lợi suất và đường cong kỳ hạn
Giá hợp đồng kỳ hạn không thay đổi trong trường hợp lãi suất giao ngay trong tương lai diễn biến theo dự đoán của đường cong kỳ hạn hiện tại.
Sự liên quan của đường cong kỳ hạn với các nhà đầu tư trái phiếu tích chủ động:
Kỳ vọng của nhà đầu tư:
- Kỳ vọng lãi suất giao ngay trong tương lai sẽ thấp hơn lãi suất kỳ hạn hiện hành → Giá trị hợp đồng kỳ hạn dự kiến tăng → Mua hợp đồng kỳ hạn
- Kỳ vọng lãi suất giao ngay trong tương lai sẽ cao hơn lãi suất kỳ hạn hiện hành → Giá trị hợp đồng kỳ hạn dự kiến sẽ giảm → Bán hợp đồng kỳ hạn
4. Chiến lược trượt theo đường cong lợi suất
Quản lý danh mục đầu tư trái phiếu chủ động (Active bond portfolio management): có thể vượt lợi nhuận của thị trường trái phiếu bằng cách dự đoán những thay đổi về lãi suất so với diễn biến dự kiến của lãi suất giao ngay được phản ánh trong các đường cong kỳ hạn hiện tại.
3 kịch bản của đường cong lãi suất:
-
Đường cong giao ngay 1 năm kể từ hôm nay = Đường cong kỳ hạn
-
Đường cong giao ngay 1 năm kể từ hôm nay > Đường cong kỳ hạn
-
Đường cong giao ngay 1 năm kể từ hôm nay < Đường cong kỳ hạn
Nhắc lại: Khi đường cong lợi suất dốc lên (), đường cong lãi suất kỳ hạn luôn nằm trên đường cong lãi suất giao ngay ().
Nếu nhà giao dịch mong đợi đường cong lợi suất không thay đổi trong khoảng thời gian đầu tư:
→ Lợi nhuận cao hơn do giá tăng nếu nhà giao dịch nắm giữ trái phiếu trong thời gian ngắn hơn thời gian đáo hạn.
→ Đây được gọi là chiến lược trượt theo đường cong lợi suất.
Định nghĩa chiến lược trượt theo đường cong lợi suất (rolling down the yield curve): Chiến lược mà nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu có kỳ hạn dài hơn thời hạn đầu tư của họ.
Điều kiện:
- Đường cong lợi suất dốc lên (đường cong kỳ hạn nằm trên đường cong giao ngay)
- Đường cong lợi suất dự kiến sẽ duy trì ổn định trong thời gian đầu tư
Công thức lợi nhuận của trái phiếu:
Lợi nhuận trái phiếu = Lãi trái phiếu và tiền gốc + Khoản tái đầu tư vào lãi trái phiếu +/- Lãi/lỗ vốn
5. Đường cong lãi suất hoán đổi
5.1. Định nghĩa
Nhắc lại về Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest rate swap):
-
Một thỏa thuận giữa hai bên để hoán đổi một dòng thanh toán lãi cho một dòng khác, trong một khoảng thời gian nhất định.
-
Một bên thanh toán theo lãi suất cố định, bên còn lại thanh toán theo lãi suất thả nổi.
Lãi suất hoán đổi (Swap rate): Lãi suất của nhánh cố định trong hợp đồng hoán đổi lãi suất.
Đường cong lãi suất hoán đổi (Swap rate curve): Đường cong lợi suất của lãi suất hoán đổi.
*Đường cong hoán đổi là một loại đường cong mệnh giá.
5.2. Mục đích sử dụng lãi suất hoán đổi
Lãi suất hoán đổi phản ánh rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nhiều hơn là rủi ro tín dụng của chính phủ.
-
Ngân hàng bán buôn (Wholesale banks): Sử dụng đường cong hoán đổi để định giá tài sản và nợ của họ.
-
Ngân hàng bán lẻ (Retail banks): Sử dụng đường cong lãi suất trái phiếu Chính phủ để định giá tài sản và nợ của họ.
Đường cong hoán đổi thường có lãi suất được niêm yết ở nhiều kỳ hạn, trong khi đường cong lãi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ có các đợt phát hành đang được giao dịch ở một số ít kỳ hạn.
5.3. Tính lãi suất hoán đổi từ lãi suất giao ngay
Định giá hợp đồng hoán đổi (Pricing a swap): Giải phương trình lãi suất cố định sao cho giá trị hiện tại của các khoản thanh toán ở nhánh cố định bằng giá trị hiện tại của các khoản thanh toán ở nhánh thả nổi trong suốt thời hạn của hợp đồng hoán đổi.
Bước 1: Xác định giá trị của nhánh cố định
Mệnh giá = $1
Lãi suất hoán đổi cố định (Swap fixed rate) = SFR
Lãi suất giao ngay =
Bước 2: Xác định giá trị của nhánh thả nổi
Giá trị của nhánh thả nổi luôn bằng 1 ở thời điểm ban đầu.
Bước 3: Giải lãi suất hoán đổi
Vì giá trị của hợp đồng hoán đổi lúc ban đầu được đặt bằng 0 nên giá trị hiện tại của nhánh cố định và nhánh thả nổi phải bằng nhau.
5.4. Chênh lệch hoán đổi
Chênh lệch hoán đổi (Swap spread): Khoản chênh lệch do người trả lãi suất cố định trả cho một hợp đồng hoán đổi lãi suất so với lãi suất của chứng khoán chính phủ hiện hành (được phát hành gần đây nhất) có cùng kỳ hạn.
Do lãi suất hoán đổi được xây dựng từ lãi suất thị trường đối với các khoản vay ngắn hạn có rủi ro, chênh lệch này là thước đo dự báo rủi ro tín dụng mà thị trường nhận thấy so với lãi suất không có rủi ro vỡ nợ.
6. Chênh lệch lãi suất ngắn hạn
I-spread: Mức chênh lệch mà lợi tức của trái phiếu rủi ro vượt quá lợi tức của lãi suất hoán đổi có cùng kỳ hạn.
Z-spread: Mức chênh lệch làm cho giá trị hiện tại của dòng tiền trái phiếu bằng với giá trị thị trường của trái phiếu.
-
Z-spread là thước đo rủi ro thanh khoản và tín dụng của một trái phiếu cụ thể.
-
Z- spread có thể được sử dụng để so sánh trái phiếu của các tổ chức phát hành khác nhau.
TED spread: Giá trị mà MRR (lãi suất tham chiếu thị trường) vượt quá lãi suất đối với nợ ngắn hạn của chính phủ Hoa Kỳ có cùng kỳ hạn.
-
TED spread trong quá khứ đã là một chỉ báo quan trọng về rủi ro tín dụng và thanh khoản.
-
TED spread tăng báo hiệu rủi ro thanh khoản và tín dụng được nhìn nhận đang tăng lên.
MRR-OIS spread: Giá trị mà MRR (bao gồm một số rủi ro tín dụng) vượt trên lãi suất OIS (chỉ bao gồm rủi ro tín dụng tối thiểu).
-
OIS là viết tắt của lãi suất hoán đổi qua đêm và thể hiện lãi suất cho vay qua đêm không có bảo đảm giữa các ngân hàng.
-
Lãi suất OIS phản ánh gần đúng lãi suất quỹ liên bang và bao gồm rủi ro vỡ nợ tối thiểu.
-
MRR-OIS spread phản ánh mức độ rủi ro tín dụng và thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
7. Lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn
Các lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của đường cong lợi suất:
-
Lý thuyết kỳ vọng (Expectation theory)
-
Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản (Liquidity preference theory)
-
Lý thuyết thị trường phân đoạn (Segmented markets theory)
-
Lý thuyết môi trường ưu tiên (Preferred habitat theory)
7.1. Lý thuyết kỳ vọng
7.1.1. Lý thuyết kỳ vọng không thiên lệch (Unbiased/Pure expectations theory)
-
Tiên đề: Lý thuyết này cho rằng lãi suất kỳ hạn là yếu tố dự báo khách quan về lãi suất giao ngay trong tương lai; do đó, trái phiếu ở bất kỳ thời điểm đáo hạn nào cũng có thể thay thế hoàn hảo cho nhau.
→ Mọi chiến lược đáo hạn đều có lợi nhuận kỳ vọng như nhau trong một khoảng thời gian đầu tư nhất định. -
Hạn chế của lý thuyết: Giả định rủi ro trung lập (Risk neutrality assumption): Các nhà đầu tư không quan tâm tới rủi ro và chấp nhận lãi suất phi rủi ro cho kỳ hạn cụ thể đó.
→ Giả định này mâu thuẫn với bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư không thích rủi ro.
7.1.2. Lý thuyết kỳ vọng tính đến thời gian nắm giữ (Local expectations theory)
-
Tiên đề: Lý thuyết này cho rằng lợi nhuận kỳ vọng của mỗi trái phiếu trong thời gian ngắn là lãi suất phi rủi ro.
Sự khác biệt với lý thuyết kỳ vọng không thiên lệch: Giả định về tính trung lập của rủi ro chỉ được bảo toàn trong thời gian nắm giữ ngắn. -
Hạn chế của lý thuyết: Nhu cầu trái phiếu ngắn hạn cao hơn do tính thanh khoản và khả năng phòng ngừa rủi ro cao hơn. Vì vậy, thực tế lợi tức nắm giữ trong thời gian ngắn của trái phiếu dài hạn phải cao hơn lợi tức của trái phiếu ngắn hạn do rủi ro cao hơn.
7.2. Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản (Liquidity preference theory)
Khi sự biến động giá của một khoản đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn sự biến động giá của một khoản đầu tư dài hạn, nhà đầu tư sẽ thích cho vay ngắn hạn.
→ Cần thêm một phần bù rủi ro để bù đắp cho việc cho vay dài hạn.
-
Tiên đề: Lý thuyết này cho rằng tồn tại phần bù thanh khoản cho các nhà đầu tư cho việc rủi ro lãi suất gia tăng khi cho vay dài hạn và phần bù này này tăng lên khi kỳ hạn tăng. Điều này hàm ý đường cong lợi suất dốc lên: Lãi suất kỳ hạn, cũng là kỳ vọng về lãi suất giao ngay trong tương lai, có thiên hướng đi lên bởi phần bù rủi ro thanh khoản.
-
Hạn chế của lý thuyết: Không đưa ra lời giải thích đầy đủ về cấu trúc kỳ hạn mà chỉ lập luận về sự tồn tại của phần bù thanh khoản.
7.3. Lý thuyết thị trường phân đoạn (Segmented market theory)
-
Tiên đề: Hình dạng của đường cong lợi suất hoàn toàn được xác định bởi cung và cầu vay vốn của các khu vực có kỳ hạn vay khác nhau (marturity sectors).
Phù hợp với các ràng buộc về quản lý tài sản/nợ: Các nhà đầu tư có thể hạn chế hoạt động đầu tư của mình vào một khu vực đáo hạn phù hợp nhất với kỳ hạn của các khoản nợ của họ.
-
Khu vực thị trường trái phiếu dài hạn: Bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí, …
-
Khu vực thị trường trái phiếu ngắn hạn: Quỹ thị trường tiền tệ, …
7.4. Lý thuyết môi trường ưu tiên
-
Tiên đề: Người đi vay và người cho vay có những ưu tiên rõ ràng đối với những kỳ hạn cụ thể, nhưng nếu lợi nhuận kỳ vọng tăng thêm đủ lớn, họ sẽ sẵn sàng đi chệch khỏi những kỳ ưa thích của mình.
-
Sự khác biệt với lý thuyết thị trường phân đoạn: Lý thuyết môi trường ưu tiên cho phép các nhà đầu tư đi chệch khỏi thời hạn đầu tư/thời gian đầu tư ưa thích của họ.
8. Rủi ro đường cong lợi suất
8.1. Mức độ rủi ro của trái phiếu (Bond's exposure) với chuyển động của đường cong lợi suất
Rủi ro định hình (Shaping risk) là độ nhạy cảm của giá trái phiếu với sự thay đổi hình dạng của đường cong lợi suất.
8.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của đường cong lợi suất
Mô hình ba yếu tố của đường cong lợi suất (Yield curve three-factor model): Sự chuyển động của đường cong lợi suất được mô tả rõ ràng trong quá khứ bằng sự kết hợp của ba chuyển động độc lập.
Mức độ (Level): Sự dịch chuyển lên/xuống (song song) của đường cong lợi suất.
Độ dốc (Steepness): Sự dịch chuyển không song song của đường cong lợi suất.
Độ cong (Curvature): Chuyển động trong ba giai đoạn khác nhau của đường cong lợi suất.
8.3. Quản lý rủi ro đường cong lợi suất bằng cách sử dụng thời gian đáo hạn tại 1 điểm (Key rate duration)
Chúng ta có thể phân tách rủi ro đường cong lợi suất thành độ nhạy cảm với những thay đổi ở các kỳ hạn khác nhau (Key rate duration)
Rủi ro đường cong lợi suất (Yield curve risk): Rủi ro đối với giá trị danh mục đầu tư phát sinh từ những thay đổi không lường trước được của đường cong lợi suất.
Để chống lại rủi ro lãi suất của trái phiếu, các nhà quản lý danh mục đầu tư thu nhập cố định cần xác định độ nhạy cảm của danh mục đầu tư với sự thay đổi của đường cong lợi suất.
8.3.1. Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng (Effective Duration)
Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng đo lường độ nhạy cảm của giá đối với những thay đổi nhỏ song song trong đường cong lợi suất tiêu chuẩn.
→ Đây không phải là thước đo chính xác về độ nhạy của lãi suất đối với những dịch chuyển không song song trên đường cong lợi suất.
→ Cần sử dụng Key rate duration đối với các dịch chuyển không song song trên đường cong lợi suất.
8.3.2. Key rate duration
Key rate duration đo lường độ nhạy cảm của trái phiếu đối với một thay đổi nhỏ trong đường cong lợi suất tiêu chuẩn ở một thời gian đáo hạn cụ thể.
Key rate duration được tính bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi gần đúng trong giá trị của danh mục đầu tư trái phiếu trước sự thay đổi 100 điểm cơ bản của lãi suất mệnh giá tương ứng, giữ cho các lãi suất mệnh giá khác không đổi.
Công thức:
8.4. Quản lý rủi ro đường cong lợi suất bằng mô hình 3 yếu tố
Chúng ta có thể phân tách rủi ro đường cong lợi suất thành mức độ nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố làm đường cong lợi suất chuyển động.
Yếu tố | Mức độ | Độ dốc | Độ cong |
Thay đổi của yếu tố | |||
Mức độ nhạy cảm với yếu tố (trên mỗi đơn vị thay đổi) |
Công thức % sự thay đổi trong giá trị danh mục đầu tư dựa trên mô hình 3 yếu tố:
9. Cấu trúc kỳ hạn của biến động lợi suất
Tầm quan trọng của biến động lãi suất:
-
Với các công cụ và phái sinh có thu nhập cố định có các quyền chọn đính kèm, giá trị của chúng phụ thuộc vào mức độ biến động của lãi suất.
-
Quá trình quản lý là cần thiết để kiểm soát tác động của biến động lãi suất đến danh mục đầu tư.
Biến động lãi suất (Interest rate volatility) được đo bằng độ lệch chuẩn hàng năm của sự thay đổi theo tỷ lệ của lãi suất trái phiếu trong một khoảng thời gian xác định.
Công thức biến động lãi suất:
Cấu trúc kỳ hạn của biến động lãi suất (Term structure of interest rate volatility) thể hiện sự biến động lãi suất của trái phiếu không có coupon cho mỗi kỳ hạn.
Theo các nghiên cứu thực nghiệm:
-
Sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến biến động lãi suất ngắn hạn.
-
Sự không chắc chắn về kinh tế thực và lạm phát sẽ ảnh hưởng đến biến động lãi suất dài hạn.
10. Các yếu tố kinh tế được sử dụng
10.1. Các yếu tố kinh tế quan trọng
Phần lợi nhuận vượt quá (trên lãi suất phi rủi ro kỳ hạn một năm) mà nhà đầu tư kiếm được khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ dài hạn.
10.1.1. Cách chính sách tiền tệ tác động đến đường cong lợi suất qua việc tác động đến lãi suất ngắn hạn:
-
Ngân hàng trung ương tăng lãi suất ngắn hạn để kiểm soát lạm phát
→ Đường cong lợi suất phẳng hơn theo hướng lãi suất tăng và giá trái phiếu giảm (Bearish flattening yield curve)
→ Phần bù rủi ro trái phiếu giảm → Lãi suất ngắn hạn tăng nhiều hơn lãi suất dài hạn.
-
Ngân hàng trung ương hạ lãi suất ngắn hạn để kích thích nền kinh tế
→ Đường cong lợi suất dốc hơn theo hướng lãi suất giảm và giá trái phiếu tăng (Bullish steepening yield curve)
→ Phần bù rủi ro trái phiếu tăng → Lãi suất ngắn hạn giảm nhiều hơn lãi suất dài hạn.
10.1.2. Thay đổi lãi suất dài hạn do kỳ vọng về lạm phát:
-
Kỳ vọng lạm phát gia tăng dẫn đến lãi suất dài hạn cao hơn
→ Đường cong lợi suất dốc hơn theo hướng lãi suất tăng và giá trái phiếu giảm (Bearish steepening yield curve)
→ Lãi suất dài hạn tăng nhiều hơn lãi suất ngắn hạn
-
Kỳ vọng lạm phát thấp hơn dẫn đến lãi suất dài hạn thấp hơn
→ Đường cong lợi suất phẳng hơn theo hướng lãi suất giảm và giá trái phiếu tăng (Bullish flattening yield curve)
→ Lãi suất dài hạn giảm nhiều hơn lãi suất ngắn hạn
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trái phiếu, lợi suất và phần bù rủi ro trái phiếu:
-
Chính sách tài khóa:
-
Chính sách tài khóa mở rộng → Tăng lợi suất
-
Chính sách tài khóa hạn chế → Giảm lợi suất
-
-
Cấu trúc kỳ hạn:
-
Việc lựa chọn kỳ hạn của chính phủ khi phát hành trái phiếu ảnh hưởng đến cung của trái phiếu ở những phân khúc kỳ hạn đó.
-
Sự gia tăng sản phẩm trong một phân khúc thị trường cụ thể sẽ dẫn đến tăng nguồn cung và lãi suất ở phân khúc đó (Lý thuyết thị trường phân đoạn).
-
-
Nhu cầu của nhà đầu tư: Nhu cầu và sở thích của nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với các phân khúc kỳ hạn cụ thể ảnh hưởng đến lợi suất ở phân khúc đó.
Ví dụ: Trong thời kỳ thị trường không chắc chắn, nhà đầu tư bán khoản đầu tư có rủi ro cao hơn và mua khoản đầu tư an toàn hơn (flight to safety).
→ Giá trái phiếu tăng và lãi suất dài hạn có thể bị giảm xuống.
→ Đường cong lợi suất phẳng hơn theo hướng lãi suất giảm và giá trái phiếu tăng.
10.2. Quản lý trái phiếu chủ động
Các giao dịch thu nhập cố định dựa trên dự báo lãi suất có thể có nhiều hình thức khác nhau, thường sử dụng hợp đồng tương lai trái phiếu.
10.2.1. Dựa trên kỳ vọng về sự thay đổi lãi suất
-
Kỳ vọng lãi suất giảm → Giá trái phiếu dự kiến tăng → Nhà đầu tư muốn tăng mức độ nhạy cảm khi giá trái phiếu tăng → Kéo dài thời hạn danh mục đầu tư so với tiêu chuẩn.
-
Kỳ vọng lãi suất tăng → Giá trái phiếu dự kiến giảm → Nhà đầu tư muốn giảm mức độ nhạy cảm khi giá trái phiếu giảm → Rút ngắn thời hạn danh mục đầu tư so với tiêu chuẩn.
10.2.2. Dựa trên kỳ vọng về sự thay đổi của đường cong lợi suất
-
Kỳ vọng đường cong lợi suất ngày càng dốc → Lãi suất dài hạn tăng so với lãi suất ngắn hạn → Giá trái phiếu dài hạn giảm so với giá trái phiếu ngắn hạn → Mua trái phiếu ngắn hạn + Bán trái phiếu dài hạn
-
Kỳ vọng đường cong lợi suất ngày càng phẳng → Lãi suất ngắn hạn tăng so với lãi suất dài hạn → Giá trái phiếu ngắn hạn giảm so với giá trái phiếu dài hạn → Mua trái phiếu dài hạn + Bán trái phiếu ngắn hạn
10.2.3. Đối với nhà đầu tư chỉ mua (Long-only investor)
-
Bullet portfolio: Danh mục đầu tư tập trung vào một kỳ hạn duy nhất
-
Barbell portfolio: Danh mục đầu tư bao gồm cả kỳ hạn ngắn và dài
Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi: