[Level II] Alternative Investments

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 1: Giới thiệu về hàng hóa và các công cụ phái sinh dựa trên hàng hóa (Introduction to Commodities and Commodities Derivative)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 1 môn Alternative Investments trong chương trình CFA level 2

1. Giá trị của hàng hóa

Hàng hóa (commodities) là loại tài sản khác biệt với tài sản tài chính truyền thống.

  • Tài sản tài chính truyền thống: ví dụ như cổ phiếu, khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận, các cổ đông nhận được giá trị tương ứng với số cổ phiếu nắm giữ

  • Hàng hóa: giá trị của hàng hóa xuất phát từ công dụng của chúng trong tiêu dùng hoặc là đầu vào cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ

2. Đầu tư vào hàng hóa

Hàng hóa được giao dịch trong thị trường giao ngay hoặc thị trường tương lai và thị trường kỳ hạn.

Thị trường giao ngay (spot market)

  • Thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán

  • Giá cả phản ánh nguồn cung và cầu hiện tại trên thị trường

  • Xoay quanh việc trao đổi hàng hóa trực tiếp

Thị trường tương lai và kỳ hạn (futures and forward market)

  • Xảy ra trên các sàn giao dịch

  • Giá cả được thống nhất trong hợp đồng cho một ngày thực hiện giao dịch trong tương lai

  • Có thể được thực hiện bằng tiền hoặc bằng hàng hóa

3. Phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản là quá trình áp dụng trong việc dự đoán các biến động ảnh hưởng tới cung và cầu hàng hóa, từ đó ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa.

Các công cụ và đầu vào được sử dụng trong phân tích cơ bản:

  • Các bản công bố (announcements): Dự báo được công bố bởi chính phủ hoặc các tổ chức tư nhân, có thể được sử dụng để dự báo nguồn cung

  • Phân tích cấu phần (component analysis): Một số hàng hóa có thể được phân tách ra thành các cấu phần. Phân tích dự báo cung cầu về các cấu phần có thể bổ sung và hoàn thiện hơn cho các phân tích tổng thể

  • Các vấn đề về thời gian (timing issues): Tích hợp các yếu tố mùa vụ và các vấn đề về phân phối hàng hóa cũng có thể bổ sung cho các dự báo về cung cầu

  • Các yếu tố vĩ mô (macro): Các yếu tố vĩ mô ví dụ như lạm phát có thể tăng nhu cầu về hàng hóa

4. Các ngành hàng hóa

Hàng hóa có thể được định nghĩa và phân chia thành các ngành riêng biệt.

Mục đích của việc phân chia ngành hàng hóa là để phân tách các đặc điểm quan trọng trong cung và cầu của mỗi nhóm.

Các ngành hàng được nhắc đến là: năng lượng (energy), lương thực (grains), kim loại nặng (industrial/base metals), động vật chăn nuôi (livestock), kim loại quý (precious metals), và nông sản hàng hóa (softs/cash crops).

4.1. Năng lượng

Các mặt hàng chủ yếu: dầu thô, khí tự nhiên, than, các sản phẩm tinh chế…

Các ảnh hưởng chính tới:

  • Cung: Việc phát hiện và khai thác cạn kiệt các mỏ mới, chi phí kinh tế và chính trị/sự chắc chắn trong việc tiếp cận các mỏ đó, công nghệ và bảo trì nhà máy lọc dầu, các loại và việc xây dựng nhà máy điện, quy mô nền kinh tế (GDP)

  • Cầu: Chất lượng của đường ống và tàu chở dầu, tính thời vụ (mùa hè/mùa đông), thời tiết bất lợi (lạnh, bão), doanh số bán ô tô/xe tải vận chuyển, bất ổn địa chính trị, yêu cầu về môi trường, tăng trưởng kinh tế (GDP)

4.2. Kim loại nặng

Các mặt hàng chủ yếu: đồng, nhôm, ni-ken, kẽm, chì, thiếc và sắt

Các ảnh hưởng chính tới:

  • Cung: Vùng khai thác, công suất nhà máy luyện kim, giai đoạn phát triển công nghiệp/tiêu dùng của nền kinh tế (GDP).

  • Cầu: Chính sách công nghiệp và môi trường của chính phủ, tăng trưởng kinh tế (GDP), doanh số bán ô tô/xe tải, đầu tư cơ sở hạ tầng.

4.3. Lương thực

Các mặt hàng chủ yếu: ngô, đậu nành, lúa mì, gạo

Các ảnh hưởng chính tới:

  • Cung: Đất nông nghiệp có thể canh tác, cơ sở lưu trữ, quy mô dân số và động vật.

  • Cầu: Thời tiết (độ ẩm, nhiệt độ), bệnh dịch, sở thích của người tiêu dùng, biến đổi gen, thay thế nhiên liệu sinh học, tăng trưởng dân số

4.4. Nông sản hàng hóa

Các mặt hàng chủ yếu: bông, ca cao, đường, cà phê

Các ảnh hưởng chính tới:

  • Cung: Đất nông nghiệp có thể canh tác, cơ sở lưu trữ, quy mô dân số và động vật.

  • Cầu: Thời tiết (độ ẩm, nhiệt độ), bệnh dịch, sở thích của người tiêu dùng, biến đổi gen, thay thế nhiên liệu sinh học, tăng trưởng dân số

4.5. Động vật chăn nuôi

Các mặt hàng chủ yếu: Heo, gia súc, cừu và gia cầm

Các ảnh hưởng chính tới:

  • Cung: Quy mô đàn, công suất nhà máy chế biến, sở thích của người tiêu dùng, nguồn thức ăn sẵn có/chi phí.

  • Cầu: Tốc độ trưởng thành theo trọng lượng giết mổ, tăng trưởng kinh tế (GDP)/thu nhập của người tiêu dùng, dịch bệnh, thời tiết bất lợi

4.6. Các kim loại quý

Các mặt hàng chủ yếu: vàng, bạc, bạch kim

Các yếu tố ảnh hưởng tới:

  • Cung: Diện tích khai thác, công suất nhà máy luyện kim, cung tiền pháp định/phát triển ngân hàng

  • Cầu: Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, địa chính trị, tăng trưởng kinh tế (GDP).

5. Vòng đời của ngành hàng hóa

Định nghĩa: Vòng đời sản xuất hàng hóa phản ánh và khuếch đại những thay đổi về lưu trữ, thời tiết và các sự kiện chính trị/kinh tế làm thay đổi cung và cầu.

Thời điểm/tính thời vụ cũng là yếu tố ảnh hưởng các yếu tố cung/cầu cơ bản.

  • Vòng đời ngắn: thay đổi tức thời theo các yếu tố bên ngoài

  • Vòng đời dài: khả năng thay đổi cung và cầu để thích ứng với các điều kiện mới có phần hạn chế hơn

→ Ảnh hưởng tới việc định giá tài sản, hình dạng đường cung cầu hàng hóa, độ co giãn của cung cầu với giá cả

5.2. Vòng đời ngành năng lượng

Chi phí đáng kể trong vòng đời của ngành năng lượng bao gồm:

  • Việc xây dựng các nhà máy lọc dầu cực kỳ tốn kém, tùy thuộc vào các quy trình cần thiết để lọc và chưng cất dầu.

  • Đường ống cũng rất tốn kém để xây dựng nhưng thường bị phá hủy hoặc cắt đứt.

  • Chi phí và rủi ro của việc thăm dò dầu khí.

5.3. Vòng đời ngành kim loại

Tính kinh tế theo quy mô được xuất phát từ các nhà máy luyện kim và chế biến quặng (nơi hàm lượng kim loại tăng lên nhiều nhất). Đây là những cơ sở lớn, có chi phí cận biên giảm đáng kể theo quy mô của cơ sở và mức độ sử dụng của nó.

Tình trạng sản xuất thừa: Các nhà cung cấp khó có thể cắt giảm sản xuất hoặc dừng hoàn toàn. Việc sản xuất quá mức thường tiếp tục cho đến khi các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn hoặc yếu hơn về mặt tài chính buộc phải đóng cửa.

5.4. Vòng đời ngành lương thực

  • Do nhu cầu về lương thực diễn ra quanh năm nên chúng thường xuyên được lưu trữ trong các kho chứa trên toàn cầu.

  • Tiêu chuẩn vệ sinh và vận chuyển kém có thể dẫn đến việc lương thực giảm giá trị và khối lượng do nấm mốc hoặc côn trùng/động vật phá hoại.

  • Nông dân và người tiêu dùng có thể giao dịch hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro với cây trồng.

  • Các tháng giao hàng theo hợp đồng phản ánh các thời điểm khác nhau của chu kỳ phát triển đã nêu trước đó.

5.5. Vòng đời ngành chăn nuôi

  • Các cải tiến trong công nghệ trữ đông → sản phẩm từ chăn nuôi có thể được vận chuyển tới các nơi trên thế giới.

  • Sự phát triển của tầng lớp trung lưu → tăng tiêu thụ thịt trong bữa ăn hàng ngày.

→ Gia tăng đầu tư vào ngành chăn nuôi và đóng gói thịt

5.6. Vòng đời nông sản hàng hóa

  • Các hợp đồng tương lai liên quan đến cà phê dành cho cà phê chưa rang hoặc cà phê “xanh”.

  • Nông dân và nhà phân phối muốn phòng vệ giá cà phê giảm → vào vị thế bán hợp đồng tương lai

  • Các cửa hàng nhập cà phê muốn phòng vệ giá đầu vào cà phê tăng → vào vị thế mua hợp đồng tương lai

6. Định giá hàng hóa và định giá cổ phiếu và trái phiếu

Cổ phiếu và trái phiếu

Hàng hóa

  • Đại diện cho tài sản tài chính

  • Là những phần nhà đầu tư nhận dựa trên lợi nhuận một doanh nghiệp, một chính phủ hoặc một cá nhân.

Hầu hết là hàng hóa vật chất ngoại trừ điện và thời tiết

Thu nhập hàng kỳ

Thu được dòng tiền từ mua bán, phát sinh chi phí vận chuyển và lưu trữ

Thanh toán tiền mặt

Giao hàng thực tế hoặc thanh toán tiền mặt

Định giá dựa trên ước tính lợi nhuận trong tương lai và dòng tiền

Định giá dựa trên chiết khấu của dự báo về mức giá có thể có trong tương lai

7. Các thành phần tham gia thị trường hàng hóa

7.1. Khái quát về các thành phần tham gia thị trường tương lai hàng hóa

Thị trường hàng hóa niêm yết được gọi là thị trường tương lai – sàn giao dịch tập trung có các bên tham gia vào các hợp đồng chuẩn hóa phục vụ mục đích mua và giao hàng tại một thời điểm định sẵn trong tương lai.

Những bên tham gia vào thị trường tương lai hàng hóa bao gồm:

  • Người phòng vệ (hedgers)

  • Nhà giao dịch và nhà đầu tư (traders and investors)

  • Sàn giao dịch (clearing houses)

  • Nhà phân tích (analysts)

  • Cơ quan quản lý (regulators)

7.2. Người phòng vệ

Định nghĩa: Hedgers là những người giao dịch trong thị trường hàng hóa với mục đích phòng vệ rủi ro vị thế đối với một mặt hàng nào đó. Đây là những người có hiểu biết trong thị trường, nhưng vẫn có thể đưa ra những dự đoán không chính xác về cung và cầu trong tương lai cho mặt hàng của họ.

Ví dụ: Một người sản xuất bánh mì tham gia vào hợp đồng tương lai, có thể xảy ra 2 trường hợp:

image

Ví dụ phân biệt giữa hedging và speculating:

 

Vị thế long

Vị thế short

Hedging

Nhà sản xuất đồ ăn vặt muốn phòng vệ giá ngô cần sử dụng trong sản xuất snacks.

Người nông dân muốn phòng vệ giá ngô bán ra bị giảm.

Speculating

Công ty dầu khí muốn tận dụng kiến thức về thị trường dầu bằng cách đặt cược vào biến động giá trong tương lai.

Cố vấn giao dịch hàng hóa (CTA) muốn kiếm lợi nhuận cho khách hàng thông qua quỹ đầu tư hàng hóa vĩ mô.

Lưu ý: Hedging và speculating có thể khó phân biệt, tuy nhiên ta có thể nhìn vào động cơ tham gia futures để đánh giá xem nhà đầu tư đó thuộc nhóm nào.

7.3. Nhà giao dịch hàng hóa và nhà đầu tư

Định nghĩa: Là những người suy đoán về hướng hoặc sự biến động của thị trường, từ đó cung cấp tính thanh khoản và đem lại sự cân bằng giá cho thị trường với kỳ vọng kiếm được lợi nhuận.

Các loại nhà giao dịch:

  • Nhà đầu tư có kiến thức (informed investors): Có thể là hedgers và speculators

  • Người cung cấp thanh khoản (liquidity providers): Đây chủ yếu bao gồm những speculators

  • Người kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs): Chủ yếu kiếm lợi từ việc hàng hóa được định giá chênh lệch so với giá hợp đồng tương lai, họ có thể sở hữu những cơ sở vật chất phục vụ mục đích lưu trữ hàng hóa

7.4. Sàn giao dịch

Định nghĩa: Sàn giao dịch (clearing houses hoặc exchanges) đưa ra các quy định giao dịch và cung cấp cơ sở vật chất để truyền tải giá thị trường cũng như thực hiện thanh toán.

Một số sàn giao dịch trên thế giới: CME và ICE (US), B3 (Brazil), Sàn giao dịch kim loại London (Europe), Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc, Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải và Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo của Nhật Bản (Châu Á),…

7.5. Nhà phân tích thị trường hàng hóa

Định nghĩa: Đây là những người dùng thông tin nhưng không dành cho mục đích giao dịch, mà cho các mục đích như đánh giá, tạo ra các sản phẩm dựa trên hợp đồng tương lai hàng hóa, đưa ra các quyết định về chính sách cho thị trường,…

Chính phủ trong vai trò nhà phân tích: Giá hàng hóa là một trong những yếu tố chính tạo nên lạm phát. Các chính phủ kiểm soát việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc đánh thuế khai thác hàng hóa có thể muốn thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tư và/hoặc tăng doanh thu. Vì vậy chính phủ cũng cần nắm được những thông tin về thị trường tương lai.

7.6. Cơ quan quản lý

Định nghĩa: Những cơ quan này tồn tại để điều hành và giám sát thị trường, điều tra hành vi sai trái và là nơi tiếp nhận những khiếu nại.

8. Thị trường contango và backwardation

8.1. Giá hàng hóa trên thị trường

Giá giao ngay (spot market) là giá hiện tại để thực hiện giao dịch hàng hóa tại một địa điểm hoặc mua và vận chuyển tới một địa điểm khác nào đó.

Giá tương lai (futures price) là giá được thỏa thuận để giao hoặc nhận hàng hóa vào một thời điểm trong tương lai.

Calendar spread là sự khác biệt giữa giá của hợp đồng tương lai kỳ hạn ngắn và hợp đồng tương lai kỳ hạn dài

Ta có các công thức sau:

Basis = Spot price – Futures price

Calendar spread = Near-term futures price – Longer-term futures price

8.2. Thị trường contango và thị trường backwardation

image

Thị trường contango:

  • Giá giao ngay < Giá tương lai

  • Giá hợp đồng kỳ hạn ngắn < Giá hợp đồng kỳ hạn dài

→ Calendar spread và Basis đều âm

Thị trường backwardation:

  • Giá giao ngay > Giá tương lai

  • Giá hợp đồng kỳ hạn ngắn > Giá hợp đồng kỳ hạn dài

→ Calendar spread và Basis đều dương

9. Lý thuyết lợi suất từ hợp đồng tương lai hàng hóa

9.1. Thuyết bảo hiểm

Phát biểu: Một người sản xuất hàng hóa sử dụng hợp đồng tương lai hàng hóa như một loại bảo hiểm bằng cách chốt một giá giao dịch từ đó khiến doanh thu của họ dễ dự đoán hơn.

9.2. Thuyết về sức ép phòng vệ

Áp lực phòng ngừa rủi ro đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích lợi nhuận tương lai.

  • Nếu phòng vệ bên short chiếm phần lớn → Thị trường backwardation
  • Nếu phòng vệ bên long chiếm phần lớn → Thị trường contango
  • Nếu hai bên có tỷ trọng cân bằng và đều tìm kiếm cơ hội phòng vệ giá thì đường giá hàng hóa có thể được coi là phẳng (flat commodity curve).

9.3. Thuyết lưu trữ hàng hóa

Thuyết lưu trữ hàng hóa sử dụng tương quan giữa cung và cầu để suy ra giá tương lai.

  • Cầu < Cung: Hàng hóa thường xuyên được lưu kho → Chi phí lưu kho cao → Giá tương lai cao → Thị trường contango

  • Cầu > Cung: Hàng hóa được giao và sử dụng ngay → Hàng hóa lưu kho thấp → Giá tương lai thấp → Thị trường backwardation

Ngoài ra, hàng hóa vật chất đem lại giá trị tiện tích (convenience yield). Đây là lợi ích có được từ việc sở hữu trong tay hàng hóa vật chất, tạo nên lợi thế trong trường hợp gián đoạn nguồn cung xảy ra trên thị trường.

  • Nếu cung trên thị trường dồi dào → convenience yield thấp

  • Nếu cung trên thị trường thiết hụt → convenience yield cao

Giá tương lai của hàng hóa có thể được viết dưới dạng:

Futures price = Spot price + Direct storage costs – Convenience yield

10. Lợi suất tổng cho hợp đồng tương lai hàng hóa

Lưu ý: Lợi suất tổng cho hợp đồng tương lai khác với lợi suất tổng của hàng hóa vật chất

Total return = Price return (or Spot yield) + Roll return (or Roll yield) + Collateral return (or Collateral yield)

10.1. Price return

Định nghĩa: Là sự thay đổi về giá hợp đồng tương lai hàng hóa của tháng sau so với tháng trước đó

10.2. Roll return

Định nghĩa: Là lợi suất từ việc thoát vị thế từ một hợp đồng sắp đáo hạn và tham gia vị thế đó với hợp đồng mới với kỳ hạn dài hơn → Quay vòng rủi ro (roll the exposure)

  • Đối với thị trường contango: Giá giao ngay < Giá tương lai → Cần nhiều tiền hơn để tham gia lại vào đúng số hợp đồng trước đó → Roll yield âm
  • Đối với thị trường backwardation: Giá giao ngay > Giá tương lai → Cần ít tiền hơn để tham gia lại vào đúng số hợp đồng trước đó → Roll yield dương

10.3. Collateral return

Định nghĩa: Lợi suất của số tiền được ký quỹ để giữ vị thế trong hợp đồng tương lai. Khoản tiền ký quỹ này được sử dụng như một cách để sàn giao dịch bảo đảm rằng nhà đầu tư có thể chi trả cho các khoản lỗ.

11. Hợp đồng hóa đổi hàng hóa

11.1. Định nghĩa

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (commodity swap) là một hợp đồng xoay quanh việc trao đổi những khoản thanh toán trong nhiều kỳ, đã được định trước so với một mức giá tham chiếu hoặc một chỉ số liên quan tới hàng hóa.

Hợp đồng hoán đổi có thể được sử dụng để gia tăng hoặc giảm thiểu rủi ro của nhà đầu tư với hàng hóa:

  • Nếu NĐT chưa có rủi ro → tham gia hợp đồng hoán đổi → mang lại rủi ro với hàng hóa

  • Nếu NĐT đã có rủi ro long/short → tham gia hợp đồng hoán đổi với vị thế ngược lại ban đầu → phòng vệ rủi ro với hàng hóa

11.2. Các loại hợp đồng hoán đổi hàng hóa

Đối với các loại phái sinh, bên long và short sẽ lời dựa trên sự tăng giảm của tài sản cơ sở. Mỗi loại hợp đồng hoán đổi đều có tài sản cơ sở và khoản thanh toán của bên long hoặc short sẽ dựa trên sự tăng và giảm của tài sản cơ sở dưới đây:

Loại hợp đồng hoán đổi

Tài sản cơ sở

Hợp đồng hoán đổi lợi suất tổng (Total return swap)

Thay đổi của chỉ số (Total return) = Thay đổi của giá tương lai + Lợi suất tiền ký quỹ

Hợp đồng hoán đổi lợi suất vượt mức (Excess return swap)

Thay đổi ròng trong giá tương lai (Lợi nhuận vượt mức)

Hợp đồng hoán đổi cơ sở (Basis swap)

Sự khác biệt trong giá của 2 tài sản, thường là 1 tài sản có thanh khoản cao, 1 tài sản có thanh khoản thấp

Hợp đồng hoán đổi phương sai (Variance swap)

Sự khác biệt giữa phương sai của giá một hàng hóa theo thực tế so với phương sai cố định trước

Hợp đồng hoán đổi biến động giá (Volatility swap)

Sự khác biệt giữa biến động giá quan sát được so với biến động giá dự kiến

12. Xây dựng chỉ số hàng hóa

Vai trò của chỉ số hàng hóa:

  • Sử dụng để tham chiếu và đánh giá sự biến động về giá hàng hóa

  • Sử dụng trong kinh tế vĩ mô hoặc mục đích dự báo

  • Đóng vai trò là cơ sở cho một công cụ đầu tư hoặc hợp đồng đầu tư

Các đặc điểm chính của chỉ số hàng hóa:

  • Độ bao phủ (breadth of coverage): số hàng hóa và ngành hàng

  • Tỷ trọng (relative weighting): tỷ trọng cho mỗi cấu phần và cách tính tỷ trọng

  • Phương thức quay vòng (rolling methodology): có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận quay vòng, có thể là phương thức chủ động hoặc bị động

  • Phương thức và tần suất tái cân bằng tỷ trọng (methodology and frequency of rebalancing the weights)

  • Cách quản trị chỉ số (governance of indexes)

Một chỉ số nên có tính đầu tư được (có thể mô phỏng chỉ số với các hợp đồng tương lai có sẵn).

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn